
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2015. ISBN: 978-604-82-1710-5
53
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KẾT CẤU TƯỜNG KÉP
BÊ TÔNG CỐT THÉP TRONG CÔNG TRÌNH THỦY CÔNG -
CÓ XÉT ĐẾN ĐIỀU KIỆN ỨNG XỬ PHI TUYẾN HÌNH HỌC
TRONG KẾT CẤU
Nguyễn Cảnh Thái1, Nguyễn Ngọc Thắng1, Nguyễn Văn Xuân2
1Đại học Thủy lợi, email: nnthang@tlu.edu.vn
2TT tư vấn & CGCN Thủy lợi, Tổng cục Thủy lợi, email:bantotmr@yahoo.com
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Năm 1892, François Hennebique tạo ra
vật liệu bê tông cốt thép (BTCT), từ đó, vật
liệu này đã được áp dụng rộng rãi trong các
kết cấu công trình xây dựng nói chung và
công trình thủy công nói riêng. Đồng thời,
các kết cấu này cũng liên tục được điều chỉnh
và bổ sung để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu từ
thực tế cuộc sống. Ngày nay, yêu cầu đặt ra
đối với các công trình thủy công không chỉ là
đáp ứng yêu cầu về độ bền, hoàn thành các
công năng bảo vệ cơ bản, mà còn đáp ứng
các đòi hỏi riêng đặc thù từng địa phương.
Đó là các yêu cầu đặc biệt như: diện tích
chiếm đất nhỏ để việc xây dựng mở rộng
trong khu dân cư giảm thiểu giải phóng mặt
bằng; Tận dụng tối đa nguồn vật liệu địa
phương để đáp ứng kinh phí; Sử dụng được
nhiều không gian công trình kết hợp phục vụ
dân sinh kinh tế... Bài viết nghiên cứu về kết
cấu tường chắn BTCT kép của hệ thống đê
sông đã đáp ứng yêu cầu từ thực tế này, đồng
thời phân tích ưu điểm làm việc, có xét đến
điều kiện ứng xử phi tuyến hình học.
Tại Việt Nam, đê điều giữ một vai trò
quan trọng trong dân sinh kinh tế và có lịch
sử từ lâu đời. Theo thời gian, nhu cầu tu bổ
xây mới nâng cao chất lượng các tuyến đê
trở nên cấp bách, dẫn tới các yêu cầu mới
cần đáp ứng.
Yêu cầu quan trọng hàng đầu là giữ ổn
định trong điều kiện mực nước thiết kế
(MNTK) và mực nước kiểm tra (MNKT),
đảm bảo không bị trượt phẳng, trượt hỗn hợp
và trượt sâu. Ngoài ra, mặt đê cần đáp ứng
yêu cầu phục vụ giao thông, phần mái và
chân đê khi nâng cao trình đê và mở rộng mặt
đê không phạm vào khu vực không gian khu
dân cư sát đê.
Hình 1: Không gian giới hạn
phạm vi đê điển hình
Do yêu cầu đặc biệt của quỹ đất xây dựng
và yêu cầu sử dụng, một số phương án được
lựa chọn như: kết cấu kiểu đập bản tựa, kết
cấu kiểu tường đơn, mặt cắt đê đất đầm nén
hình thang,.. Tuy nhiên, với kết cấu kiểu bản
tựa, phần bản chống không tận dụng được
làm đường giao thông; với kết cấu tường
đơn, độ ổn định nhỏ, phải đóng cọc liên kết
nền dẫn đến chi phí lớn; với mặt cắt hình
thang, không đủ không gian để đắp mái...
Kết cấu BTCT tường kép đáp ứng yêu cầu
này, là một kết cấu thủy công đã được áp
dụng mới thành công tại Việt Nam
[HYPERLINK \l "Tổn13" 1 ].
Kết cấu sử dụng đồng thời 2 tường chắn
BTCT với liên kết dầm giữa hai tường. Đáy
tường có khoảng trống tận dụng lực dính của
đất, tăng cường ổn định và giảm khối lượng
vật liệu.
Bài viết trình bày các nghiên cứu về thấm,
ổn định nền, ứng suất trong thân tường khi