intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên nhân Rối loạn giấc ngủ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

96
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới do nhiều nguyên nhân khác nhau, + bệnh biểu hiện dưới ba hình thái chủ yếu là - mất ngủ, - ngủ nhiều và - rối loạn nhịp thức ngủ. 1.Chứng mất ngủ - Ở những người này, việc đi vào giấc ngủ và duy trì nó trở nên khó khăn, làm cho thời gian ngủ ít đi và chập chờn không sâu. - Chứng mất ngủ đa phần liên quan đến tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm và các bệnh rối loạn tâm thần khác, đôi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên nhân Rối loạn giấc ngủ

  1. Rối loạn giấc ngủ I.Rối loạn giấc ngủ + là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới do nhiều nguyên nhân khác nhau, + bệnh biểu hiện dưới ba hình thái chủ yếu là - mất ngủ, - ngủ nhiều và - rối loạn nhịp thức ngủ. 1.Chứng mất ngủ - Ở những người này, việc đi vào giấc ngủ và duy trì nó trở nên khó khăn, làm cho thời gian ngủ ít đi và chập chờn không sâu. - Chứng mất ngủ đa phần liên quan đến tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm và các bệnh rối loạn tâm thần khác, đôi khi là triệu chứng của một bệnh thực thể. - Một số bệnh nhân mất ngủ có cảm giác tê bì, căng cứng chân tay như có dòi bò, rất khó chịu.
  2. - Các biểu hiện này tăng rõ lên vào chiều tối và trước khi đi ngủ làm người bệnh không thể ngon giấc. - Tuy nhiên, nếu chỉ mất ngủ thoảng qua một vài hôm thì không thể coi là rối loạn giấc ngủ, - Chỉ khẳng định bệnh khi mất ngủ xảy ra ít nhất 3 lần/tuần, trong thời gian ít nhất là một tháng. - Tình trạng mất ngủ kéo dài làm bệnh nhân lo lắng, sợ hãi thậm chí trầm cảm và hậu quả là càng mất ngủ hơn. 2.Chứng ngủ nhiều - Một số người ngủ gật nhiều ban ngày hoặc kéo dài thời gian ngủ ban đêm, - Ngủ nhiều được chia làm ba loại chính là ngủ nhiều nguyên phát, ngủ rũ và hội chứng ngừng thở khi ngủ. a.Ngủ rũ Là một tình trạng bệnh lý thần kinh mạn tính, có đặc điểm là bệnh nhân đi vào giấc ngủ không thể cưỡng lại được trong khi đang nghỉ ngơi hoặc hoạt động. Các cơn ngủ rũ thường ngắn và hay phối hợp với ngã khuỵu (mất trương lực cơ đột ngột), kèm theo đó là các ảo giác nửa thức nửa ngủ và hiện tượng liệt khi ngủ. b.Chứng ngủ nhiều nguyên phát,
  3. - ban đêm bệnh nhân ngủ nhiều, nhưng ban ngày lại rất buồn ngủ và hay ngủ gật. - Tuy nhiên, người bệnh vẫn có khả năng chống lại những cơn buồn ngủ này. - Tình trạng ngủ nhiều tồn tại ít nhất từ một tháng trở lên và ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày. c. Hội chứng ngừng thở khi ngủ - có biểu hiện là ngừng hô hấp khoảng 20-40 giây trong khi ngủ, - nguyên nhân là tắc nghẽn đường lưu thông khí hoặc tổn thương ở não (u thân não); có khi phối hợp cả hai loại trên. - Hội chứng ngừng thở gây giảm bão hòa oxy và tăng nồng độ carbonic trong máu, làm bệnh nhân có nhiều lúc tỉnh giấc ngắn trong đêm. 3. Rối loạn nhịp thức ngủ - Là hiện tượng mất đồng bộ nhịp thức ngủ của người bệnh và của người thường. - Quá trình bệnh lý này thường gây những thời điểm tỉnh giấc bất thường trong giấc ngủ, kèm theo những hành vi tự động, lú lẫn tâm thần và quên. - Chính vì vậy mà giấc ngủ ngắn, không sâu, bệnh nhân cảm thấy không thỏa mãn.
  4. - Nguyên nhân gây bệnh thường là yếu tố tâm lý, nhưng cũng có thể là bệnh thực thể hoặc di truyền. II. Hình thức lâm sàng Từ thực tế, các nhà nghiên cứu thống kê được 3 hình thức cơ bản của mất ngủ: 1.Khó bắt đầu giấc ngủ. - Với người khoẻ mạnh cần 10 – 15 phút để bắt đầu ngủ. - Nhiều người do đi ngủ sớm, hoặc nghĩ là cần ngủ 8 tiếng, nhưng thực sự cơ thể không cần đến mức như vậy, hoặc do cơ thể thích nghi, phù hợp và thoải mái với một thời gian ngủ muộn và dậy muọn hơn so với thời gian biểu đã chọn. 2.Khó duy trì giấc ngủ - thường bị tỉnh giấc trong đêm và khó ngủ lại. - Đa số mọi người đều tỉnh giấc trong đêm và thường không nhận biết được. - Một vài rối loạn ngủ, đó là: ngừng thở khi ngủ, cử động chân định kỳ, người ngủ có thể tỉnh giấc 400 – 500 lần/1 đêm, mà có lẽ cũng không nhận biết được. - Những cơn ác mộng làm người ngủ hoàn toàn nhận biết được là mình bị tỉnh ngủ.
  5. - Tuy nhiên, nếu thường xuyên có ác mộng thì gây ảnh hưởng đến chất lượng nghỉ ngơi của giấc ngủ và làm khó bắt đầu giấc ngủ bởi lo sợ rằng các cơn ác mộng sẽ lại đến. - Nhiều người tỉnh giấc vào giữa đêm vì những cảm giác đầy lo âu hành hạ, vì tiếng ồn hoặc cũng có thể tỉnh giấc mà không có lý do rõ ràng nào. +Sự rối loạn về giấc ngủ trong các trường hợp này có thể dưới nhiều hình thức: - Đó là một vấn đề mất ngủ thực sự, mất đi nhiều phút, nhiều giờ trong tổng số thời gian ngủ; - Người bị tỉnh giấc mất đi giai đoạn ngủ sâu và thư thái nhất (giấc ngủ không mơ có 4 giai đoạn, giai đoạn sau sâu hơn giai đoạn trước, nó tạo thành vòng luân phiên suốt đêm); - Rối loạn giấc ngủ là một rối loạn tâm lý, người ngủ cảm thấy bị xáo trộn vì tỉnh giấc, và cũng cảm thấy rất bất ổn. - Tuy nhiên về phương diện sinh học, có thể là họ đã nhận đủ giấc ngủ tương xứng rồi. 3. Tỉnh dậy sớm. - Người ngủ không có vấn đề gì về ngủ, song họ tỉnh dạy rất sớm hơn là họ mong muốn. * Cả 3 hình thức mất ngủ nêu trên đây đều liên quan đến cảm giác lo âu hoặc trầm cảm.
  6. ví dụ, khó bắt đầu giấc ngủ đem đến cảm giác lo âu, trong khi khó d uy trì giấc ngủ dẫn đến trạng thái trầm cảm. III.Các nguyên nhân khác 1.Mất ngủ do bệnh tật: - Đau nhức xương khớp, thoái hoá đốt sống, thoái hoá khớp, loãng xương gây đau nhức về đêm .br> - Các bệnh về tim mạch: Cao huyết áp, thiếu máu cơ tim ( thiểu năng mạch vành), suy tim gây đau tức ngực, khó thở. - Các bệnh đường hô hấp: Các bệnh giãn phế quản, hen phế quản gây ho nhiều, khó thở. - Các bệnh đường tiêu hoá: Bệnh dạ dày, viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hoá. - Các bệnh đường tiết niệu, sỏi tiết niệu (sỏi thận , sỏi bàng quang...), u xơ tuyến tiền liệt, đái tháo đường, thường gây đi tiểu nhiều lần trong đêm. 2.Mất ngủ do ảnh hưởng xấu của môi trường: Các yếu tố hay gặp như: Nhà chật chội, đông người, nơi nhiều tiếng ồn ào, mất vệ sinh hay gặp ở vùng đô thị làm người bệnh càng thêm khó ngủ. 3.Mất ngủ do ăn uống không điều độ: Nếu ăn quá no, uống nhiều nước trước khi ngủ hoặc uống rượu, bia, ăn nhiều chất kích thích ( cà phê, trà, thuốc lá ... ) cũng ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ.
  7. 4.Mất ngủ do rối loạn tâm sinh lý: Bệnh trầm cảm, tức giận, buồn rầu, ghen tị, lo âu quá mức ( lo lắng trong công việc, về tài chính, về bệnh tật ...), stress kéo dài, tâm thần phân liệt ... 5.Mất ngủ do suy giảm các chức năng của cơ thể, suy giảm hàm lượng hormon: Đây là một nguyên nhân rất khó tránh khỏi, tuổi tác càng cao thì mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm, trong đó chức năng của hệ thần kinh trung ương là rất nhạy cảm. Tế bào thần kinh trung ương phát triển từ lúc phôi thai đến khi 25 tuổi là hoàn chỉnh, sau lứa tuổi này mỗi ngày có 3.000 tế bào nơron thần kinh bị huỷ hoại mà không tái tạo dẫn đến mất ngủ và sự suy giảm các chức năng khác. * Theo một nghiên cứu mới, những người bị rối loạn giấc ngủ có nguy cơ cao bị mắc bệnh sa sút trí tuệ hoặc bệnh liệt rung (Parkinson). * Thuốc mới chữa mất ngủ Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng việc bổ sung chất kích thích tiết ra hormone tăng trưởng có thể hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân bị mất ngủ do nguyên nhân này. Hormone tăng trưởng HGH là một loại hormon peptide do thùy trước tuyến yên tiết ra, là hormone chính kiểm soát các cơ quan và chức năng trong cơ thể, chịu trách nhiệm trực tiếp tái tạo mô, thay thế tế bào, cải thiện chức năng não và chức năng enzym, thiết lập lại giấc ngủ sinh lý.
  8. Tỉ lệ sản xuất hormone tăng trưởng HGH ở người sẽ giảm xuống 80% từ tuổi 21 đến 61, do vậy sẽ dẫn đến mất ngủ và các triệu chứng khác của tuổi già. Chất kích thích tiết ra hormone tăng trưởng có tên biệt dược là Nu- HGH, sản xuất tại Mỹ và đã được cấp giấy phép của Bộ Y tế. Nu-HGH không phải là hormone, nó được chiết xuất từ các loại thảo dược và có tác dụng kích thích tiết ra hormone tăng trưởng ở người một cách tự nhiên, hoàn toàn không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Sản phẩm này có thể hỗ trợ làm tăng hàm lượng hormone tăng trưởng từ 10- 50%, do đó giúp bệnh nhân tái tạo lại giấc ngủ sinh lý, làm giảm thiểu hoặc mất hẳn triệu chứng mất ngủ, khó ngủ. Ngoài ra, việc bổ sung chất kích thích tiết ra hormone tăng trưởng còn giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu liên quan đến tuổi già như: đau mỏi xương khớp, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, suy giảm chức năng tình dục, suy giảm trí nhớ và thị giác, suy nhược thần kinh và thể lực … Thông thường những người sử dụng Nu-HGH nói rằng sau 7 ngày dùng thuốc có giấc ngủ rất sâu, sáng thức dậy cảm thấy sảng khoái hơn, hầu hết những triệu chứng mất ngủ đã được cải thiện sau chai thứ 2. Được đóng gói dưới dạng xịt nên Nu- HGH rất dễ dùng và tiện lợi mang theo khi đi xa. Mỗi ngày bạn có thể xịt 2 lần, mỗi lần 2 xịt vào dưới lưỡi, Nu-HGH sẽ ngấm trực tiếp vào máu .
  9. Đặc biệt đối với những bệnh nhân mất ngủ do các nguyên nhân bệnh lý trên thì việc phối hợp các loại thuốc điều trị cùng với các liệu pháp điều trị tâm lý là rất cần thiết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2