intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên nhân Sốt cao co giật

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

161
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sốt cao co giật là một loại co giật hay xảy ra ở trẻ nhỏ khi sốt cao. Sốt cao co giật điển hình kéo dài 5 phút hoặc ít hơn, mặc dù một số có thể kéo dài hơn. Hầu hết trẻ bị sốt cao co giật đều từ 6 tháng - 5 tuổi. Mặc dù sốt cao co giật có thể khiến bạn hoảng sợ, song nó thường vô hại và không báo hiệu một vấn đề đang hoặc sẽ diễn ra. Song sốt cao co giật luôn cần sự chú ý về y tế, đặc biệt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên nhân Sốt cao co giật

  1. Sốt cao co giật Sốt cao co giật là một loại co giật hay xảy ra ở trẻ nhỏ khi sốt cao. Sốt cao co giật điển hình kéo dài 5 phút hoặc ít hơn, mặc dù một số có thể kéo dài hơn. Hầu hết trẻ bị sốt cao co giật đều từ 6 tháng - 5 tuổi. Mặc dù sốt cao co giật có thể khiến bạn hoảng sợ, song nó thường vô hại và không báo hiệu một vấn đề đang hoặc sẽ diễn ra. Song sốt cao co giật luôn cần sự chú ý về y tế, đặc biệt là xác định nguyên nhân gây sốt. Sốt cao co giật là dạng co giật phổ biến nhất ở trẻ em. Bệnh xảy ra trong khoảng 4% số trẻ dưới 4 tuổi. Nhiều trẻ không bao giờ bị lại. Một số trẻ lại thừa hưởng xu hướng bị co giật khi sốt cao. Sốt cao co giật thường hết khi trẻ được 5-6 tuổi. Dấu hiệu và triệu chứng Những dấu hiệu của sốt cao co giật gồm: Co giật liên tục hoặc co cứng cứng tay và chân -
  2. Mắt trợn ngược - Mất ý thức - Sốt cao co giật thường là do nhiệt độ trẻ tăng nhanh, nhưng những dấu hiệu trên không nhất thiết phản ánh mức độ sốt. Hầu hết các cơn co giật do sốt cao rất ngắn, với những dấu hiệu thường kéo dài 5 phút hoặc ít hơn. Sau khi co giật, trẻ có thể khóc hoặc ngủ yên. Nguyên nhân Sốt cao co giật thường do sốt tăng nhanh, có thể do nhiễm tr ùng một bộ phận nào đó của cơ thể. Sốt thường bắt nguồn từ một bệnh điển hình của trẻ em như nhiễm trùng tai giữa. Một nguyên nhân ít phố biến nhưng rất nguy hiểm của co giật là nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương (não và tuỷ sống). Một nhiễm trùng loại này là viêm màng não. Một bệnh nữa là viêm não. Yếu tố nguy cơ Tuổi nhỏ là yếu tố nguy cơ cao nhất. Hầu hết các cơn sốt cao co giật xảy ra ở trẻ từ 6 tháng-5 tuổi và lứa tuổi dễ bị sốt cao co giật nhất là từ 12-18
  3. tháng tuổi. Một số trẻ được thừa hưởng khuynh hướng co giật khi sốt cao từ gia đình. Khi nào cần đi khám Ðưa trẻ tới bác sỹ ngay khi trẻ bị co giật, kèm cứng cổ, trở lên lẫn lộn hoặc mê sảng, khó tỉnh dậy hoặc trông rất yếu. Trẻ nên được kiểm tra ngay khi có cơn sốt co giật đầu tiên. Khám sàng lọc và chẩn đoán Bác sỹ sẽ phải khám sức khỏe cho trẻ để xác định nguyên nhân của sốt hoặc sốt cao co giật. Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra nước tiểu hoặc máu để phát hiện nhiễm trùng. Nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, cần phải chọc dò tủy sống. Trong thủ thuật này, khoảng một nửa thìa cà phê dịch não tủy được rút ra bằng kim từ vùng thắt lưng trẻ. Xét nghiệm có thể cho thấy bằng chứng của nhiễm trùng trong dịch não tủy. Biến chứng Mặc dù sốt cao co giật khiến các bậc phụ huynh rất lo sợ, nhưng đại đa số các cơn sốt cao co giật không gây ra hậu quả kéo dài.
  4. Sốt co giật được phân loại là đơn giản và phức tạp. Sốt cao co giật đơn giản không gây ra tỷ lệ động kinh, bại não hoặc chậm phát triển trí tuệ cao hơn. Sốt cao co giật phức tạp kéo dài hơn 15 phút, xảy ra hơn một lần trong vòng 24 giờ hoặc chỉ khu trú ở một nửa người. Sốt cao co giật phức tạp có thể gây nguy cơ cao bị co giật sau đó. Nếu con bạn bị sốt cao co giật, bạn thường lo lắng không biết bé có bị một rối loạn nào đó tiềm ẩn, như động kinh hay không. Tuy nhiên, động kinh ở trẻ em được định nghĩa là những cơn co giật tái diễn khi không có sốt. Tỷ lệ trẻ bị động kinh sau khi bị sốt cao co giật là rất nhỏ. Khoảng 95- 98% số trẻ bị sốt cao co giật đơn giản không bao giờ bị động kinh. Tuy nhiên, trẻ bị động kinh dễ bị co giật khi sốt hơn vì sốt làm giảm ngưỡng co giật. Ðiều trị Hầu hết các cơn co giật do sốt cao đều tự hết trong vòng 5 phút. Tuy nhiên, nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút hoặc nếu trẻ bị hai hoặc nhiều cơn co giật thì phải đi khám ngay. Nếu cơn co giật vẫn xảy ra khi trẻ tới phòng cấp cứu, bác sỹ có thể cho thuốc đặt trực tràng hoặc tiêm tĩnh mạch để cắt cơn co giật.
  5. Có thể bác sỹ sẽ yêu cầu trẻ lưu lại bệnh viện trong một thời gian ngắn để theo dõi thêm. Nhưng không phải lúc nào cũng cần nằm viện. Phòng ngừa Nếu trẻ dễ bị sốt cao co giật thì có thể phòng ngừa tai biến này bằng cách nhanh chống hạ sốt khi trẻ bị ốm. Sốt cao co giật xảy ra hầu hết vào ngày ốm đầu tiên. Có thể làm giảm khả năng sốt cao co giật bằng cách cho trẻ dùng acetaminophen (Tylenol, các biệt dược khác) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin, các biệt dược khác) ngay khi có báo hiệu đầu tiên của sốt. Nhưng không dùng aspirin cho trẻ. Aspirin có thể gây ra một rối loạn hiếm gặp nhưng nguy hiểm là hội chứng Reye. Không đắp cho trẻ quá nhiều vào ban đêm và cho trẻ uống nhiều nước. Cũng có thể ngăn ngừa sốt cao co giật bằng cách cho trẻ d ùng thuốc chống co giật theo đơn tới khi trẻ lên 3-4 tuổi. Tuy nhiên, bác sỹ hiếm khi kê đơn những thuốc này vì hầu hết các cơn sốt cao co giật là vô hại và hầu hết trẻ đều tự khỏi mà không có di chứng gì. Những thuốc ngăn ngừa co giật đều có mặt hạn chế. Những thuốc chống co giật như acid valproic (Depakene) và divalproex (Depakote) có hiệu quả trong ngăn ngừa sốt cao co giật nhưng có nguy cơ gây tác dụng phụ
  6. nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Trẻ bị sốt cao co giật thường xuyên hoặc kéo dài có thể được lợi từ điều trị phòng ngừa bằng diazepam (Valium, Diastat) đặt trực tràng hoặc uống. Tự chăm sóc Mặc dù sốt cao co giật thường là vô hại, những bước dưới đây có thể giúp bé tránh chấn thương khi co giật: Ðặt bé nằm nghiêng ở nơi an toàn  Ngồi cạnh để theo dõi và vỗ về bé  Cất tất cả các vật cứng hoặc nhọn ở gần bé  Nới lỏng quần áo cho bé  Không giữ chặt hoặc cản trở cử động của bé  Không cố nhét bất cứ vật gì vào miệng bé  Trong vòng 1-2 giờ đồng hồ sau khi bị sốt cao co giật, nhiều trẻ đã chạy nhảy nô đùa khắp phòng khám hoặc tự chơi ở nhà. Giữ bình tĩnh, theo dõi bé và biết khi nào cần gọi bác sỹ là tất cả những gì bạn cần làm để chăm sóc cho bé yêu của bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1