intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

94
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là một thể viêm dạ dày và ruột cấp tính gây nên bởi một số vi khuẩn, phổ biến nhất là trực khuẩn Salmonella. 1. Triệu chứng: - Xảy ra sau bữa ăn 6 – 12 giờ. - Xuất hiện đột ngột với các triệu chứng: + Sốt cao 38 – 390c, rét run, đau mỏi toàn thân. + Đầy bụng, đau quặn bụng, đau thượng vị rồi đi ngoài, phân lỏng, nhiều nước lổn nhổn thức ăn chưa tiêu, ngày đi 3 – 10 lần hoặc hơn. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn

  1. Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn Là một thể viêm dạ dày và ruột cấp tính gây nên bởi một số vi khuẩn, phổ biến nhất là trực khuẩn Salmonella. 1. Triệu chứng: - Xảy ra sau bữa ăn 6 – 12 giờ. - Xuất hiện đột ngột với các triệu chứng: + Sốt cao 38 – 390c, rét run, đau mỏi toàn thân. + Đầy bụng, đau quặn bụng, đau thượng vị rồi đi ngoài, phân lỏng, nhiều nước lổn nhổn thức ăn chưa tiêu, ngày đi 3 – 10 lần hoặc hơn. + Nôn sau 1 – 2 lần ỉa lỏng; nôn thốc, nôn tháo những thức ăn ch ưa xuống ruột, chua, nhiều nước, ngày 2 – 3 lần hoặc hơn làm bệnh nhân càng bị mất nước và điện giải. Chú ý có một số bệnh nhân chỉ có nôn m à không có ỉa lỏng. + Với thể nặng, mất nước nhiều: Huyết áp thấp, mạch nhanh, dể có truỵ tim mạch. 2. Xử trí:
  2. - Cách ly bệnh nhân, dụng cụ ăn uống riêng. - Tẩy uế phân, chất nôn trước khi đổ vào hố xí. - Bổ sung nước và điện giải ngay: + Uống dung dịch điện giải 1 – 2 lít/ngày. + Uống nước gạo rang + muối ăn hoặc ORESOL (gồm muối ăn 3,5g + Natri bicarbonat 2,5 g + Kaliclorua 1,5g + glucose 20g) pha tron g 1 lít nước ấm. + Truyền dịch nếu bệnh nhân nôn nhiều, uống được rất ít hoặc khi mất nước nhiều. Truyền tĩnh mạch dung dịch Natri clorua 9%o hoặc dung dịch ringer, dung dịch glucose 5%x0,5-1lít/ngày. + Nếu bệnh nhân mất nước nặng (mất ≥ 10% trọng lượng cơ thể, tức là tương đương với > 100ml/kg), huyết áp có thể = 0, cần phải bù nhanh một lượng dịch lớn trong thời gian ngắn. Cụ thể trong 30 phút đầu cần đạt được 30ml/kg; sau khi kết thúc nếu mạch quay bắt được thì chuyển sang 70ml/kg trong 2,5 giờ, nếu sau 30 phút đầu truyền 30ml/kg mà vẫn không bắt được mạch quay thì phải nhắc lại lần 2 cũng như vậy; cùng với truyền dịch, khi bệnh nhân bắt đầu uống được, cho dùng dung dịch ORESOL ít một và dần đần.
  3. - Nếu có truỵ tim mạch cho Noradrenalin hoặc Dopamin vào trong dung dịch truyền để nâng huyết áp lên (nhưng phải bảo đảm lượng dịch đã truyền là tương đối đầy đủ). - Kháng sinh chống nhiễm khuẩn: + Amoxicillin viên 0,25g, cho 1,5 – 2g/ngày, chia 3 – 4 lần. + Hoặc Co-trimoxasol (biseptol, Bactrim) viên 0,48g x 4 viên/ngày chia 2 lần, dùng trong 5 ngày. + Nếu 2 thuốc trên không có hiệu quả, có thể dùng nhóm Quinolon (Ofloxacin, Pefloxacin …) - Nhịn ăn ngày đầu, thay bằng nước chè đặc pha ít glucose và vài miếng bánh mì nướng. Ngày thứ hai ăn cháo, ngày thứ ba ăn đặc dần. - Có thể dùng thêm: + Chống đau bụng: tiêm Atropin. + Cầm ỉa chảy: Loperamid 2mg 2 viên/lần đầu, sau đó uống 1 viên sau mỗi lần đi ngoài, tối đa 6 viên/24 giờ. + Các Vitamin nhóm B, C. 3. Điều kiện chuyển tuyến sau:
  4. - Bệnh nhân tạm thời ổn định: mạch đều rõ, huyết áp tối đa >90mmHg có thể chuyển bệnh nhân về tuyến sau. Vừa hồi sức vừa chuyển. - Nếu bệnh nhân vẫn còn nặng, điều kiện vận chuyển khó khăn, phải mời tuyến sau lên chi viện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2