intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhiệt miệng ở phụ nữ đang cho con bú

Chia sẻ: Sinh To | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

222
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, tôi thường xuyên bị nhiệt miệng, hầu như tháng nào cũng bị một lần, ăn không được, nói không được. Hiện tại tôi đang cho con bú, nhiệt miệng làm tôi không ăn uống được, tôi sợ sẽ ảnh hưởng đến bé. Tôi nghe mọi người uống bột sắn, nước chanh, ăn trái cây, ăn rau, chấm thuốc bôi ngoài liên tục mà không khỏi bệnh. Bác sĩ có thể cho tôi biết nguyên nhân bệnh này là gì và điều trị thế nào không? Có cách nào để dứt điểm được bệnh không? Trả...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhiệt miệng ở phụ nữ đang cho con bú

  1. Nhiệt miệng ở phụ nữ đang cho con bú Câu hỏi: Thưa bác sĩ, tôi thường xuyên bị nhiệt miệng, hầu như tháng nào cũng bị một lần, ăn không được, nói không được. Hiện tại tôi đang cho con bú, nhiệt miệng làm tôi không ăn uống được, tôi sợ sẽ ảnh hưởng đến bé. Tôi nghe mọi người uống bột sắn, nước chanh, ăn trái cây, ăn rau, chấm thuốc bôi ngoài liên tục mà không khỏi bệnh. Bác sĩ có thể cho tôi biết nguyên nhân bệnh này là gì và điều trị thế nào không? Có cách nào để dứt điểm được bệnh không? Trả lời: Nhiệt miệng là bệnh rất dễ gặp, hầu như ai cũng mắc phải ít nhất một lần trong đời, có đến 20% dân số thường xuyên bị nhiệt miệng. Bệnh thường biểu hiện với những vết loét hình tròn, bờ rõ, đáy thường có màu vàng, chung quanh có viền
  2. màu đỏ tươi. Bệnh không nguy hiểm nhưng hay tái phát. Mỗi đợt tái phát thường xuất hiện 1-3 vết loét nhưng cũng có thể nhiều hơn, vết loét thường ở niêm mạc má, miệng, bờ và mặt dưới lưỡi, lợi, sàn miệng… Khi không chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, tấy đỏ, rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch dưới hàm, ăn uống mất ngon, thậm chí gây mất ngủ, rối loạn tiêu hóa. Người ta nhận thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh bệnh như: áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm; cắn hoặc bị kích thích bên ngoài làm tổn thương niêm mạc; rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt; dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm hoặc do vi khuẩn, siêu vi đặc thù gây nên. Theo Đông y là do lượng hỏa dư tăng mạnh. Nhiều chuyên gia cho rằng bệnh viêm loét miệng có liên quan đến suy giảm chức năng miễn dịch. Hiện tại để chữa bệnh nhiệt miệng có thuốc dùng tại chỗ và thuốc dùng toàn thân. Những thuốc dùng tại chỗ có tác dụng giảm đau, giảm viêm nhưng không có tác dụng vào căn nguyên bệnh nên bệnh vẫn thường xuyên tái phát.
  3. Những thuốc bôi ngoài mà bạn dùng thường chứa Lidocain hoặc Corticoid có tác dụng giảm viêm, gây tê, giảm đau, không có tác dụng chữa căn nguyên vì vậy bệnh rất hay tái phát. Để chữa bệnh tận gốc bạn có thể dùng Khẩu Viêm Thanh. Đây là thuốc uống, có tác dụng điều trị tận gốc nhiệt miệng vì giúp cơ thể tăng sản sinh các tế bào Lympho B, Lympho T do đó giúp tăng cường sức đề kháng. Đồng thời thuốc cũng có tác dụng chống viêm và tiêu viêm rõ rệt, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh ở miệng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2