Những câu hỏi kinh điển về tiêm phòng cho trẻ
lượt xem 4
download
Khi trẻ bị sốt, tiêm chủng cần phải được hoãn lại. Tuy nhiên, nếu con bạn bị cảm lạnh thông thường và nhiệt độ của trẻ vẫn bình thường thì vẫn khá an toàn để tiêm vắc-xin.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những câu hỏi kinh điển về tiêm phòng cho trẻ
- Physiolac sưu tầm Những câu hỏi kinh điển về tiêm phòng cho trẻ Tiêm phòng có thể ngăn ngừa con bạn không bị những bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. 1. Nếu con tôi bị sốt thì có nên đi tiêm phòng? Khi trẻ bị sốt, tiêm chủng cần phải được hoãn lại. Tuy nhiên, nếu con bạn bị cảm lạnh thông thường và nhiệt độ của trẻ vẫn bình thường thì vẫn khá an toàn để tiêm vắc-xin. 2. Tác dụng phụ của việc tiêm chủng là gì? Không có loại vắc-xin nào lại không có các phản ứng phụ. Tuy nhiên bạn không nên quá để ý tới những tác dụng phụ của vắc xin mà không cho con bạn đi tiêm chủng. Thay vào đó hãy tiêm chủng cho con để con bạn được bảo vệ trước các bệnh truyền nhiễm. Bạn cũng nên biết rằng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng từ các loại vắc-xin luôn luôn thấp hơn nhiều so với nguy cơ nếu con bạn bị ngã bệnh với một trong những bệnh nghiêm trọng do không được tiêm phòng ngăn ngừa. - Dị ứng với vắc-xin (hiếm gặp) Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 1
- Physiolac sưu tầm - Các loại vắc-xin phòng chống bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt... có thể gây ra đỏ và sưng tại chỗ tiêm. Điều này sẽ biến mất trong vòng vài ngày. Trẻ có thể bị sốt nhẹ từ lúc tiêm vắc xin cho đến 10 ngày sau đó. - Những tác dụng phụ của chủng ngừa phế cầu khuẩn thường phổ biến nhất với những phản ứng tại chỗ tiêm (như đau, tấy đỏ hoặc sưng), sốt và khó chịu. Con bạn cũng có thể buồn ngủ. - Thuốc chủng ngừa MMR có thể gây ra một phản ứng ngắn mà có thể bắt đầu từ vài ngày đến 3 tuần sau khi tiêm chủng ngừa. Con bạn có thể gặp các triệu chứng nhẹ khi tiêm phòng vắc xin như cảm lạnh, da phản ứng, sốt hoặc tuyến nước bọt bị sưng. 3. Các vắc-xin viêm màng não C có thể có những tác động sau đây: - Trẻ em: có thể bị sưng và tấy đỏ ở nơi tiêm. - Trẻ em trên 12 tháng: sưng và tấy đỏ nơi tiêm. Cứ 4 trẻ tiêm phòng thì có 1 trẻ có thể có thể bị khó ngủ. Khoảng 1 trong 20 trẻ có thể bị sốt nhẹ. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 2
- Physiolac sưu tầm - Trẻ em mẫu giáo: khoảng 1 trong 20 trẻ có thể bị sưng tại chỗ khi tiêm. Khoảng 1 trong 50 trẻ có thể bị sốt nhẹ trong vòng một vài ngày tiêm phòng. - Trẻ em và thanh thiếu niên: khoảng 1 trong 4 trẻ có thể bị sưng và tấy đỏ tại chỗ tiêm. Khoảng 1 trong 50 trẻ có thể bị sốt nhẹ. Khoảng 1 trong 100 trẻ có thể bị một cánh tay rất đau khi tiêm và hiện tượng này có thể kéo một ngày hoặc lâu hơn. 4. Những tác dụng phụ phổ biến nhất khi tiêm chủng ngừa HPV là đau, tấy đỏ và sưng tại chỗ tiêm? Các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm: - Đau đầu - Đau bắp thịt hoặc khớp - Tấy đỏ và sưng tại chỗ tiêm - Sốt - Chóng mặt - Kích thích da, chẳng hạn như ngứa và phát ban - Rối loạn ruột, chẳng hạn như buồn nôn và ói mửa, tiêu chảy, đau bụng. 5. Trẻ sẽ được các mũi tiêm chủng bảo vệ bệnh tật bao lâu sau khi tiêm? Sau khi hoàn thành các mũi tiêm chủng, con bạn sẽ được bảo vệ trong thời gian sau tiêm là: Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 3
- Physiolac sưu tầm - Bạch hầu, uốn ván: tối thiểu là 10 năm, hoặc có thể lâu hơn. - Ho gà: ít nhất là 3 năm. Tuy nhiên, điều này vẫn còn đang được nghiên cứu. - Viêm màng não: bảo vệ dài hạn. - Bại liệt: bảo vệ suốt đời. - Bệnh sởi, quai bị và rubella (sởi Đức): bảo vệ lâu dài hoặc có thể suốt đời. - Viêm màng não C: bảo vệ lâu dài và có thể suốt đời. - Ung thư cổ tử cung: nghiên cứu cho thấy rằng vắc xin ung thư cổ tư cung có thể bảo vệ ít nhất năm năm. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 4
- Physiolac sưu tầm Tiêm gì cho mẹ để con khỏe mạnh, thông minh? Có mang lần đầu, mẹ Linh Chi (Minh Khai - Hà Nội) ngớ người ra khi bác sỹ nhắc cô đi tiêm phòng: “Em khỏe mạnh, có bệnh tật gì đâu mà phải tiêm ạ”? Tiêm phòng trước và trong khi mang bầu - không thể bỏ qua Rất nhiều mẹ như Linh Chi, không biết tầm quan trọng của việc tiêm chủng khi mang thai hoặc phớt lờ đi. Có người cho rằng tiêm chủng tốn tiền và mất thời gian. Một số khác lại nghĩ: “Các cụ đẻ cả chục con, có tiêm phòng gì đâu mà vẫn lớn khỏe hết”. Thực tế, đã không ít mẹ quên tiêm phòng một số bệnh. Nếu chẳng may mẹ mắc bệnh tron thời gian mang bầu, người chịu nhiều “hậu quả” lớn nhất lại là con cái. Một người mẹ (xin được giấu tên) khi mang bầu đã tạm thời bỏ qua việc tiêm phòng Rubella. Đến tuần thứ 4 mang thai, mẹ bị sốt cao, phát ban dày khắp người. Xét nghiệm cho thấy mẹ bị nhiễm Rubella. Hậu quả, con sinh ra bị dị tật não, kém phát triển, đục thủy tinh thể, điếc và suy nhược nặng. Rubella là một bệnh hoàn toàn có thể tiêm phòng. Giá như, người mẹ đó biết sớm và tiêm phòng... Mẹ đừng quên tiêm phòng trước và trong khi mang bầu nhé! Mẹ cần tiêm phòng những bệnh gì? Rubella Đây là bệnh lành tính, khỏi trong thời gian ngắn và hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 5
- Physiolac sưu tầm hoặc em bé ra đời có dị tật. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm Rubella. Ngay cả người khỏe mạnh nhất cũng không nên thờ ơ với bệnh này. Trước khi tiêm phòng Rubella, bạn cần nhớ chính xác xem mình đã tiêm chủng bao giờ chưa, có thể làm xét nghiệm và cần sự tư vấn của bác sỹ. Viêm gan B Ở Việt Nam, rất nhiều người bị nhiễm virus viêm gan B. Trước khi có bầu, bạn cũng nên làm xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B. Vì bệnh này rất dễ tới bệnh ung thư gan. Thủy đậu Thủy đậu có thể gây sốt và vùng da nổi ban ngứa ngáy. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở. Trước khi chuẩn bị có bầu, bạn cũng nên tiêm phòng bệnh thủy đậu và ít nhất sau 2 tháng mới nên có em bé. Uốn ván Mẹ có thể tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai hoặc trong lúc mang thai mà hoàn toàn vô hại với em bé. Uốn ván là một chứng bệnh tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây cứng cơ và mất nhận thức. Vi khuẩn gây uốn ván có thể được tìm thấy trong đất hay chất thải của động vật. Chúng sẽ xâm nhập vào mạch máu qua vết thương hở trên da; vì thế, thai phụ cần đi khám ngay khi có vết thương sâu hoặc vết thương nhiễm bẩn. Chứng uốn ván có thể gây nên tình trạng thai chết lưu. Lịch tiêm vacxin uốn ván cho phụ nữ: Mũi 1: Càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ cao. Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau mũi 1. Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong kỳ có thai sau. Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc trong kỳ có thai sau. Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc trong kỳ có thai sau. Không có khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm uốn ván. Tiêm phòng cúm Bạn cũng nên tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang bầu để phòng tránh những bị hắt hơi, sổ mũi, cúm trong thời gian mang thai. Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, bà bầu nên tiêm phòng cúm trong mùa cúm, từ tháng 11 đến tháng 3. Văcxin phòng cúm được coi là an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Thời điểm tiêm phòng cúm tốt nhất là tháng 10 hoặc tháng 11 - giai đoạn cúm bùng phát mạnh. Với trường hợp chưa tiêm phòng mà nhiễm cúm, bạn cần đi khám sớm, nghỉ ngơi và uống đủ nước. Hãy đi khám ngay nếu xuất hiện triệu chứng cúm như hắt hơi, ho hay chảy nước mũi, khó thở. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 6
- Physiolac sưu tầm Khi có bầu, mẹ nên đi khám thai thường xuyên Lưu ý cực kỳ quan trọng: Sau khi tiêm phòng các bệnh trên, bạn cần áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn trong khoảng 3 – 6 tháng. Nếu trong khoảng thời gian đó, chẳng may có vỡ kế hoạch, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ và theo dõi quá trình phát triển của em bé một cách chặt chẽ. Trong thời gian mang bầu, mẹ chỉ tiêm 2 mũi uốn ván. Mũi đầu từ tuần 22 trở đi, mũi 2 cách 1 tháng. Lưu ý mũi thứ 2 cách ngày đẻ ít nhất 1 tháng, vì thế phòng sinh non thường là tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 tuần 30 Nếu bạn đang bị sốt cao, bị các bệnh khớp, thận,... cần phải hỏi ý kiến bác sỹ trước khi tiêm phòng các bệnh trên. Ngoài việc tiêm phòng, bạn cũng nên: Kiểm tra sức khỏe tổng thể trước khi có bầu, để xác định mình có bệnh gì không. Chẳng may có bệnh lý gì cần phải điều trị, bạn nên cân nhắc có bầu hay điều trị bệnh trước. Kiểm tra vợ hay chồng hoặc họ hàng cả hai bên có ai mắc bệnh di truyền gì không. Nếu cần thiết, có thể hỏi ý kiến của bác sỹ để xác định mức độ nguy hiểm của mức độ bệnh di truyền đối với em bé. Nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt: bỏ rượu bia, thuốc lá, làm việc quá khuya, không chịu vận động. Nên khám phụ khoa trước khi có thai vì một số bệnh phụ khoa có khả năng làm ảnh hưởng tới việc có thai hoặc làm giảm/ảnh hưởng tới khả năng có thai. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thu hoạch "Điền kinh và sức khỏe"
8 p | 250 | 45
-
Chăm sóc sức khỏe người già không đơn thuần là chữa bệnh
3 p | 254 | 31
-
Stress và cách phòng chống
5 p | 170 | 27
-
ẢNH HƯỞNG CỦA GIÀY DÉP ĐỐI VỚI SỨC KHỎE BÀN CHÂN
5 p | 110 | 10
-
Phân biệt nhồi máu cơ tim và suy tim
5 p | 114 | 5
-
Những chuyện đáng giật mình về tai biến thuốc
5 p | 63 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn