intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Niên luận CHIA CẮT ẤN ĐỘ - PAKISTAN 1947

Chia sẻ: Pham Ngoc Linhdan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

232
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng nằm trên tiểu lục địa Nam Á, gối đầu lên dãy núi Himalaya và cùng có sông Ấn chảy qua, hai nước Pakistan và Ấn Độ những năm gần đây đang nổi lên là hai quốc gia đáng lưu tâm tại Châu Á. Ấn Độ là một trong hai cường quốc của Châu Á, còn đặc biệt với Pakistan là một quốc gia mới hình thành được 60 năm nhưng dân số đông thứ 6 thế giới và là một trong chín nước sở hữu vũ khí hạt nhân và bom nguyên tử… Vậy mà hai nước láng giềng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Niên luận CHIA CẮT ẤN ĐỘ - PAKISTAN 1947

  1. ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI -----KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC----- Niên luận CHIA CẮT ẤN ĐỘ - PAKISTAN 1947 Họ tên sinh viên: Trần Hoàng Loan Lớp: Ấn Độ K50 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Quốc Anh 1
  2. I. Dẫn nhập: Cùng nằm trên tiểu lục địa Nam Á, gối đầu lên dãy núi Himalaya và cùng có sông Ấn chảy qua, hai nước Pakistan và Ấn Độ những năm gần đây đang nổi lên là hai quốc gia đáng lưu tâm tại Châu Á. Ấn Độ là một trong hai cường quốc của Châu Á, còn đặc biệt với Pakistan là một quốc gia mới hình thành được 60 năm nhưng dân số đông thứ 6 thế giới1 và là một trong chín nước sở hữu vũ khí hạt nhân và bom nguyên tử… Vậy mà hai nước láng giềng này hàng năm vẫn có sự tranh chấp đất đai tại đường biên giới và các khu tự trị, xung đột sắc tộc và tôn giáo diễn ra gay gắt, chạy đua vũ trang liên tục… khiến nhiều người phải thắc mắc: Tại sao và từ bao giờ mối quan hệ giữa hai nước lại mâu thuẫn như vậy? Trả lời cho câu hỏi này chính là đi tìm ngọn nguồn dẫn đến sự chia cắt Ấn Độ thành hai quốc gia Ấn Độ và Pakistan vào giao thời ngày 14 và 15 tháng 8 năm 1947. Nguyên nhân của sự chia cắt bi thảm này hiện vẫn đang gây tranh cãi lớn trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử trên thế giới, với các tên tuổi lớn như David Gilmartin, Mushirul Hasan, R.J.Moore, Ayesha Jalal, Anita Inder Singh, Paul Brass... Trong đó có hai trường phái nghiên cứu chính. Thứ nhất là theo lịch sử chính thức của đất nước Pakistan, họ tán thành nguyên nhân về lý thuyết “hai quốc gia”2, người Hồi giáo tại Ấn Độ luôn là một cộng đồng khác biệt và tách rời, chống lại sự đồng hóa trong môi trường Ấn Độ. Thứ hai là quan niệm của những nhà sử học theo khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ, đây cũng là lý thuyết cổ điển. Họ đổ lỗi cho chủ nghĩa đế quốc đã xé rời hai cộng đồng có chung một lịch sử và truyền thống với chính sách “chia và trị” của thực dân Anh. Vậy Ấn Độ bị chia cắt như thế nào vẫn thực sự là một vấn đề gây tranh cãi đáng lưu tâm. 1 Atlat địa lý thế giới (NXB GD-ĐT, 2003). 2 Nguyên nghĩa tiếng anh là: The “two nation” theory. Sugata Bose and Ayesha Jalal, Chapter 16: The partition of India and the creation of Pakistan. Modern South Asia (Oxford, 2001), p167. 2
  3. Gần đây, nhiều tranh luận và bằng chứng lịch sử cho rằng những người đạo Hồi tại Ấn Độ trên thực tế là sản phẩm trong chính sách chia để trị của thực dân Anh3. Kết hợp với bối cảnh chính trị xã hội rối ren trong thập niên trước khi Ấn Độ thuộc địa bị chia cắt, nên họ dễ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lý thuyết hai quốc gia của Mohammad Ali Jinnah, lãnh đạo của Liên đoàn Hồi giáo toàn Ấn Độ, tạo nên phong trào Pakistan4 và hình thành nhà nước. Hiện nay, lịch sử bị chính trị hóa cao nên việc nghiên cứu lịch sử cần nhất là yếu tố khách quan5. Mà xét cho cùng thì nghiên cứu lịch sử lại là để phục vụ cho những mục đích trong thực tại và tương lai. Mặt khác, trong thời đại toàn cầu hóa, các học giả còn đưa ra quan điểm về việc phân chia các quốc gia trong tương lai sẽ dựa theo phương diện tôn giáo, khác với thời cổ đại là dựa trên tiêu chí huyết thống, và hiện nay là tiêu chí lãnh thổ. Nên mâu thuẫn về tôn giáo hiện đang là vấn đề cấp bách nhất cần xoa dịu. Vì thế mà việc lý giải nguyên nhân dẫn đến chia cắt chính là đi giải đáp để tìm cách giải quyết cho xung đột giữa hai tôn giáo lớn là Hindu giáo và Hồi giáo; cũng như những tranh chấp tại các khu tự trị, đường biên giới tại Ấn Độ và Pakistan. Câu trả lời cuối cùng là không hề có mâu thuẫn thù hằn về bản chất của hai tôn giáo này, nhưng do kết hợp với bối cảnh xã hội Ấn Độ đầu thế kỷ 20 và tính chính trị hóa cao các sự kiện đã gây những xung đột dai dẳng cho đến bây giờ. Hoặc sẽ có một cách lý giải khác khi ta tiếp cận vấn đề dưới một quan điểm và góc độ hoàn toàn khác. II. Khái quát chung: Có thể nói rằng Ấn Độ là một trong những chiếc nôi lâu đời của nền văn minh nhân loại với nền văn minh đô thị đầu tiên cách đây hơn 4500 năm 3 Sugata Bose and Ayesha Jalal, Chapter 16: The partition of India and the creation of Pakistan. Modern South Asia (Oxford, 2001) 4 Sugata Bose and Ayesha Jalal, Modern South Asia (Oxford, 2001), p105. 5 Alun Munslow, Objectivity and the writing of history, History of European Ideas 28 (2002) 43-50 3
  4. trên lưu vực sông Ấn, Hằng. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển rực rỡ, Ấn Độ đã khẳng định vị trí của mình. Đặc biệt dưới triều đại Mughal (1550-1750), Ấn Độ được đánh giá là một trong những đế chế hùng mạnh nhất thế giới. Vào năm 1611, một nhóm thương gia trẻ người Anh đến Ấn Độ để buôn bán. Dần dà, họ thành lập Công Ty Đông Ấn Anh, cùng thời kỳ phát triển với công ty Đông Ấn Pháp, Hà Lan… Nhưng do thắng thế trong quá trình cạnh tranh, Công ty Đông Ấn Anh đã chiếm lĩnh được thị trường buôn bán, thương nghiệp tại một số bang và tiểu quốc.6 Công ty Đông Ấn Anh càng phát triển mạnh lên thì càng gây nên nhiều mâu thuẫn với người dân bản địa, do đó đã dẫn đến cuộc nổi dậy năm 1857 của nông dân, binh lính, chủ đất và các thành phần khác ở Ấn Độ. Vì thế mà ngay sau đấy, Hoàng gia Anh đã gạt Công ty Đông Ấn Anh sang một bên để tiến hành việc bóc lột Ấn Độ như một thuộc địa nghiễm nhiên của mình, đánh dấu cho sự cai trị chính thức của Thực dân Anh trên đất Ấn Độ. Trong những năm sau đó, Anh bành trướng phạm vi cai trị của mình để biến hầu hết tiểu lục địa trở thành Nhà nước thuộc địa Ấn Độ. Nhưng sự chia cắt Ấn Độ không phải là ý niệm hình thành từ lúc đó, mà chỉ nhen nhóm trong khoảng bốn thập niên trước khi nó diễn ra, mà cao điểm là thập niên cuối cùng. Việc chia cắt thực sự là một tấn bi kịch của cả Ấn Độ. Kết cục của nó ảnh hưởng sâu sắc đến tận bây giờ. Chính sự kiện chia cắt quốc gia này đã đặt nền móng cho những hằn thù, xung đột hiện nay giữa hai quốc gia Ấn Độ và Pakistan, giữa người theo Hindu giáo và người Hồi giáo… Khi mà vết sẹo về hình ảnh của hàng triệu người phải di cư sang một đất nước mới trong một tương lai mù mịt cùng với những chết chóc, cưỡng đoạt và thương tổn không bao giờ lành lại được. Như Saadat Hasan Manto, một nhà văn thời đó đã thể 6 Lúc bấy giờ có gần 600 tiểu quốc trên lục địa Nam Á. Vì cái chết của Vua Aurangzeb năm 1707 được xem như là kỷ nguyên chia cắt Đại Mughal thành các Mughal nhỏ hơn. Nguyên văn tiếng Anh là: “The death of Aurangzeb in 1707 is generally seen to separate the era of the great Mughals form that of the lesser Mughals.”_Sugata Bose and Ayesha Jalal, Modern South Asia (Oxford, 2001), p48. 4
  5. hiện trong tác phẩm của ông: Bạo loạn đi kèm với chia cắt như một tập hợp điên rồ.7 Quá trình dẫn đến chia cắt là hàng loạt những sự kiện mang tính chính trị cao. Vấn đề chia cắt quốc gia không đơn giản là sự mâu thuẫn của hai tôn giáo, Hindu giáo và Hồi giáo, do những khác biệt nên không thể chung sống, vì hai cộng đồng người này vẫn chung sống hoà bình trong một giai đoạn lịch sử dài. Hay không hoàn toàn do một phía Thực dân Anh thực hiện mưu đồ chia rẽ. Vì vào cuối những năm 30 trở đi, sự tác động và ảnh hưởng của Anh tại Ấn Độ đã không còn mạnh mẽ. Mà việc chia cắt còn diễn ra dưới tác động của các nhân vật, sự kiện lịch sử và các hội nghị, các cuộc đàm phán, thương lượng giữa ba bên: Thực dân Anh, Đảng Quốc Đại Ấn Độ và Liên đoàn Hồi giáo, với các nhân vật mang tầm ảnh hưởng như M.Gandhi, J.Nehru, M.A.Jinnah v.v… đặc biệt trong thập niên cuối trước khi chia cắt (1937- 1947). Trong giai đoạn này, hiềm khích do Liên Đoàn Hồi Giáo với Đảng Quốc Đại bắt đầu hình thành vì thất bại tại chính quyền trung ương Ấn Độ sau cuộc bầu cử năm 1937. Viện cớ Đảng Quốc Đại không tham khảo ý kiến của mình trong việc chấp nhận cho Thực dân Anh đưa quân lính Ấn Độ đến chiến đấu tại Đức năm 1939, Liên Đoàn Hồi Giáo đã tuyên bố tách ra khỏi Ấn Độ thuộc Anh. Thông qua bản nghị định Lahore tháng 3 năm 1940 và những tuyên ngôn sau đó, M.A.Jinnah, chủ tịch Liên Đoàn Hồi giáo, đã chính thức lên tiếng đòi quyền lợi cho người Hồi giáo tại Ấn Độ, đưa ra lý thuyết hai quốc gia, muốn chia tách đất nước ra thành hai quốc gia trong một liên bang, trên cơ sở cộng đồng tôn giáo dù chưa nhắc đến Pakistan và lãnh thổ riêng. Bằng một loạt chiêu bài chính trị của mình, Jinnah đã lợi dụng các mâu thuẫn địa phương và đẩy xung đột tôn giáo lên cao trào, phát động phong trào 7 Stephen Alter, Madnessand Partition: The short stories of Saadat Hasan Manto, Alif: Journal of Comparative Poetics, No. 14, Madness and Civilization/al-Junun waal-Hadarah (1994), 91-100. 5
  6. Pakistan, gieo rắc vào lòng người dân hình ảnh một thiên đàng Hồi giáo trên mặt đất. Với sự ủng hộ và một vị thế quan trọng tại các tỉnh có người Hồi giáo chiếm đa số, Jinnah và các nhà lãnh đạo Liên Đoàn Hồi giáo đã gây sức ép cho Thực dân Anh và Đảng Quốc Đại để tiến hành việc phân chia hai quốc gia về mặt lãnh thổ. Cuối cùng, qua nhiều cuộc họp và thương lượng, Ấn Độ đã bị chia cắt thành hai quốc gia có độc lập chủ quyền riêng, liệu đó có phải là chiến thắng của Jinnah và phong trào Pakistan với chủ nghĩa dân tộc phi tôn giáo của Đảng Quốc Đại do Nehru đứng đầu? Thật khó có thể đổ lỗi hay khiển trách một nguyên nhân cụ thể nào. Nhưng hi vọng rằng câu chuyện lịch sử của tôi dưới đây có thể đề cập đến sự tác động của một số nhân tố quan trọng theo một cách nhìn nhất định: 1. Bối cảnh xã hội Ấn Độ dưới các tác động: 1.1. Thực dân Anh 1.2. Hindu giáo và Hồi giáo tại Ấn Độ: a. Phương giáo. b. Cộng đồng người Hồi giáo thiểu số và Đảng Quốc Đại. 2. Người thúc đẩy các tác nhân gây chia cắt trong thập niên cuối cùng của Ấn Độ thuộc địa: M.A.Jinnah hay J.Nehru? III. Quá trình chia cắt Ấn Độ - Pakistan: 1. Bối cảnh xã hội Ấn Độ dưới các tác động : 1.1. Thực dân Anh. Dựa trên chủ nghĩa xét lại trong nghiên cứu lịch sử Nam Á, các học giả cho rằng truyền thống của xã hội Ấn Độ như ta biết hiện nay là sản phẩm do thực dân Anh sáng tạo vào thế kỷ 19.8 Và Đạo Hồi với cộng đồng Hồi giáo tại 8 Sugata Bose and Ayesha Jalal, Chapter 16: The partition of India and the creation of Pakistan. Modern South Asia (Oxford, 2001), p167. 6
  7. Ấn Độ, cho dù thực tế ngày nay là một quốc gia, thì cũng là một sản phẩm tưởng tượng do thực dân Anh hun đúc nên.9 Thực dân Anh chính là những người đầu tiên đặt nền móng hình thành nên tư tưởng Đa số và Thiểu số10 ở Ấn Độ khi tiến hành cuộc điều tra xã hội vào cuối thế kỷ 19 về tôn giáo. Cuộc điều tra này đã phân định về số lượng giữa hai tôn giáo lớn, Hindu giáo và Hồi giáo, và hình thành một khoảng cách mập mờ cho những người dân không có ý niệm nào về việc phân chia tôn giáo trên vùng tiểu lục địa này. Bên cạnh đó, việc phân chia tôn giáo này đã tạo ra sự liên kết trên mức địa phương chưa từng xảy xa tại Ấn Độ, đây chính là nền tảng cho sự hình thành tư tưởng Phương giáo. Cùng với việc đưa ra lý thuyết quốc gia đa hợp, thực dân Anh đã tỏ rõ mục đích muốn làm suy yếu truyền thống hàng nghìn năm của Ấn Độ. Họ còn viết sử Ấn Độ để làm thay đổi cục diện nhận thức của nhân dân Ấn và thế giới về Ấn Độ với những thời đại hoàng kim hay kỷ nguyên đen tối (điển hình là thời đại Mughal) để nhấn mạnh vai trò khai hóa văn minh của họ. Khi nhìn thấy sự bất mãn của quần chúng Ấn Độ dưới sự cai trị của mình, thực dân Anh dùng chính sách chia và trị. Bên cạnh việc tạo ra các yếu tố về văn hóa thiên về tôn giáo để gây chia rẽ trong cộng đồng thì biện pháp hữu hiệu nhất của Anh là liên tục tiến hành cải cách để điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp và hiệu quả nhất trong việc gây mâu thuẫn trong nội bộ Ấn Độ. Điểm mấu chốt nhất của các cải cách Ripon năm 1882-1883, chia rẽ Bengal năm 1905, cải cách Morley-Minto năm 1909, Montagu- Chemsford năm 1919 và đặc biệt là đạo luật Rowlatt năm 1935 là bầu cử riêng rẽ. Đạo 9 David Gilmartin, Partition, Pakistan, and South Asian History: In search of a narrative_ The Journal of Asian Studies, Vol, 57, No. 4 (Nov., 1998), 1068-1095. 10 Theo Mushirul Hasan đề cập trong cuốn India’s Partition thì Syed Ahmad Khan, người thành lập ra trường đại học Aligarh, đã giới thiệu về mặt ngôn ngữ và từ vựng từ Chủ nghĩa thiểu số. Ông đưa ra khái niệm này khi có tư tưởng ái ngại cho một số người theo đạo Hồi tại Ấn sẽ bị đe dọa bởi số đông những người theo Hindu giáo với cải cách quan liêu, hay sợ bị ảnh hưởng từ chính sách giáo dục của Anh, chiến dịch phục hồi Hindu giáo mạnh mẽ khiến trong ông hình thành tư tưởng ly khai để bảo vệ quyền lợi cho chính mình và những người như mình. 7
  8. luật Rowlatt còn được đánh giá là âm mưu gây rối nội bộ Ấn Độ11. Ngoài ra, Thực dân Anh còn ủng hộ nhóm người Hồi giáo ở tầng lớp cao, tạo nên sự chia rẽ giữa người Hồi giáo và Hindu giáo, các tầng lớp cao thấp giữa những người Hồi giáo. Ngoài việc sáng tạo những hiến pháp thuộc địa như trên, bước quan trọng nhất phải được nhắc tới là thực dân Anh đã xây dựng phạm trù chính trị Hồi Ấn (Indian Muslim) nhằm gây ra chia tách và thù hằn chính trị giữa các tôn giáo12. Và cũng lại bênh vực và đưa tầng lớp Brahmin tại một số bang ở miền bắc lên thống trị tư tưởng, kích thích sự mâu thuẫn giữa các tầng lớp với nhau và cả những Brahmin của các vùng ở phía nam. 13 Tuy nhiên, với kết quả của quá trình đấu tranh với các phong trào chống chủ nghĩa thực dân tại Ấn Độ và đặc biệt sau vụ thảm sát Amristra năm 1937, quyền lực của thực dân Anh ngày càng suy giảm. Sau đó, Anh cũng tuyên bố trao trả độc lập cho toàn Ấn Độ. Vấn đề ở đây là sau khi thực dân Anh rút đi thì quyền lực sẽ thuộc về ai? Những diễn biến trong nội bộ Ấn Độ, giữa Đảng Quốc Đại Ấn Độ và Liên đoàn Hồi giáo trong thập niên trước năm 1947 đã lý giải vì sao đây là giai đoạn quan trọng nhất dẫn đến sự chia cắt và quyết định tạo nên Pakistan khi không bị Thực dân Anh tác động mạnh. 2.1. Hindu giáo và Hồi giáo tại Ấn Độ: Trong lịch sử của Ấn Độ, quan hệ giữa người theo Hindu giáo, Hồi giáo và cả các tôn giáo khác là bình đẳng và không hề có sự phân biệt tôn giáo. Theo S.A.Brelvi (biên tập viên tờ Bombay Chronicle), M.C.Chagla (luật sư và là trợ lý chính thức của Jinnah) và Mohammad Yasin Nurie đều nói rằng: 11 Sugata Bose and Ayesha Jalal, Modern South Asia (Oxford, 2001) 12 Sugata Bose and Ayesha Jalal, Chapter 16: The partition of India and the creation of Pakistan. Modern South Asia (Oxford, 2001) 13 Sugata Bose and Ayesha Jalal, Chapter 11 A nation in the making? “Rational” reform,”Religious” revival and Swadeshi nationalism, 1858-1914. Modern South Asia (Oxford, 2001), p109. 8
  9. Hàng triệu người theo Hindu giáo và Hồi giáo sống trên khắp đất nước này trong mối thân tình, hoà thuận tuyệt vời14. Vậy mà cho đến hiện nay thì xung đột giữa Hindu giáo và Hồi giáo tại Nam Á đang rất nhức nhối. Mâu thuẫn này dường như nặng nề hơn kể từ sau khi chia cắt thành Ấn Độ và Pakistan, đặc biệt với những người Hồi giáo tại Ấn Độ (xung đột Hindu giáo và Hồi giáo tại Gujarat năm 2002, hàng trăm người bị chết…) Từ thời đại đồ đá đến bây giờ, tôn giáo luôn gắn liền, không hề tách rời với tâm trí con người và văn minh nhân loại, do đó mà khái niệm người tôn giáo đã ra đời vào thế kỉ 19.15 Nhưng tại Ấn Độ, đất nước mà rất nhiều tôn giáo tụ họp, thì việc người dân theo tôn giáo nào không hề ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội giữa họ. Tuy nhiên, sau cuộc thống kê phân chia đa số, thiểu số trong tôn giáo do thực dân Anh tiến hành kết hợp với cuộc vận động ly khai của các nhà chính trị, tư tưởng Hồi giáo đầu thế kỉ 20, và cả sự kiện chia cắt Ấn Độ năm 1947 đã làm nổi bật lên phạm trù người Hồi Ấn. Vậy người Hồi Ấn là ai? Họ có khác biệt như thế nào với đa số người theo Hindu giáo và người Hồi giáo tại các nước khác? Trước hết họ đều là những người Ấn Độ, mang cách sống, tư tưởng của công dân Ấn Độ.16 Nhưng họ tin tưởng vào sự thống nhất giữa những người Hồi giáo như một cộng đồng xã hội, tôn giáo riêng nên tự gọi mình là người Hồi Ấn17. Hoặc vì họ cũng bị ảnh hưởng bởi phạm trù chính trị Hồi Ấn từ thực dân Anh. Nếu họ có khác biệt với những người theo đạo Hồi tại các nước khác thì là vì họ là người Ấn Độ, họ mang những đặc điểm, bản sắc riêng của người Ấn. Nhưng vậy mà khi vận động những người Hồi giáo ủng hộ cho lý thuyết hai quốc gia của Jinnah, thì các nhà chính trị Hồi giáo lại lái tư tưởng 14 Mushirul Hasan, Part: Making a separate nation, Legacy of divided nation: India’s Muslims since independence, (Westview, 1997), p.61 15 Paul Poupard, Các tôn giáo (NXB Thế giới, 1999). 16 Theo Jinnah: Trước hết, tôi là một người Ấn Độ, sau đó, tôi mới là một người Hồi giáo. R.J.Moore, Jinnah and the Pakistan demand, India’s partition (Oxford, 2001) 17 Mushirul Hasan, Legacy of divided nation: India’s Muslims since independence, (Westview, 1997), p.12 9
  10. này là do người Hồi giáo ở trên vùng đất Ấn Độ, bị đồng hoá và bị người Hindu đè nén nên phải đấu tranh cho tự do của cộng đồng tôn giáo của mình. Một số người Hồi giáo, gồm trí thức và các nhà tư tưởng tự định nghĩa mình bằng cách coi những người không phải là Hồi giáo như những người khác lạ, họ xoáy sâu vào những đặc điểm đối lập để nhấn mạnh sự khác biệt cộng đồng, và để tạo ra bản sắc của riêng mình. Những tư tưởng đó đã tạo nên khoảng cách không nhỏ giữa người theo Hindu giáo và Hồi giáo, tạo nên những mâu thuẫn cộng đồng mà còn được gọi là Phương giáo vào thập niên 20, 30. Kèm theo đó là mâu thuẫn của thiểu số người Hồi giáo tại các tỉnh với Đảng Quốc Đại. Quá trình này được đẩy lên cao trào vào thập niên 40 gây ra nhiều biến đổi về xã hội và chính trị. Bản chất của sự việc này đã mang trong nó tính chính trị từ khi hình thành. Vì những thành phần muốn định nghĩa phạm trù này đều muốn chia rẽ tôn giáo, tạo sự rạn nứt trong nội bộ Ấn Độ. Nhưng liệu mâu thuẫn tôn giáo giữa Hindu giáo và Hồi giáo có đủ gay gắt để phát triển lên thành tư tưởng ly khai trong cộng đồng người Hồi giáo? a. Phương giáo.18 Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, khái niệm Phương giáo và chủ nghĩa dân tộc tôn giáo là tương đương nhau, rất khó phân biệt. Phương giáo ở đây có thể hiểu nôm na như một chủ nghĩa dân tộc ở địa phương dựa trên cơ sở tôn giáo để phân biệt. Nếu ở cấp độ nhà nước, thì việc đoàn kết các thành phần tôn giáo, đẳng cấp thứ bậc… lại để cùng nhau đánh đuổi thực dân Anh được gọi là chủ nghĩa dân tộc thì ở riêng từng địa phương, các thành phần trong cùng một tôn giáo cho dù có mâu thuẫn nội bộ với nhau nhưng vẫn cố kết lại thành một cộng đồng thống nhất để giành và bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng tôn giáo của mình, được gọi là phương giáo. 18 Tiếng anh là “Communialism”. Hiện nay chưa có từ tiếng việt chính thức nên tôi dùng từ Phương giáo, tham khảo từ giảng viên ngành Ấn Độ, khoa Đông Phương học, ĐH KHXHNV. 10
  11. Tuy nhiên, Phương giáo không hẳn chỉ là chủ nghĩa dân tộc trong tôn giáo ở địa phương, dựa trên nghiên cứa của David Gilmartin19 có rất nhiều quan điểm đưa ra để giải thích các nhân tố hình thành nên Phương giáo. Các yếu tố nhỏ lẻ dưới đây cũng là những mầm mống dẫn đến tư tưởng ly khai sau 20 này. Theo cách tiếp cận của Gyanendra Pandey thì bản sắc bao trùm của Hồi giáo là tư tưởng về trật tự đạo đức với những sự khác biệt về địa vị, thứ bậc và lợi ích giữa những người Hồi giáo, giữa Hindu giáo với Hồi giáo. Trong bài thảo luận của Sandria Freitag về Phương giáo ở Bắc Ấn, điều chủ chốt trong ý nghĩa của cộng đồng tại những thị trấn thuộc địa này là cùng tồn tại trong một không gian chung với hoạt động và biểu diễn tập thể. Cũng chính vì thế mà truyền thống văn hóa cũng như tập tục nghi lễ của cả Hindu giáo và Hồi giáo, đều được biểu diễn công cộng hay dưới hình thức thi thố nên họ luôn tranh giành vị trí quán quân. Và những xung đột hàng ngày giữa hai cộng đồng cũng từ đó lớn dần lên. Một số nghiên cứu khác lại cho rằng để hiểu được Phương giáo của Hồi giáo thì phải nhấn mạnh vai trò của nhà nước thuộc địa. Một mặt, nhà nước thực dân Anh được xem như đã sáng tạo ra định nghĩa về cộng đồng tôn giáo này và nhiều khái niệm khác, thiết lập các hình thái tư tưởng gây chia rẽ nội bộ. Nhưng mặt khác thì lại không phải là do họ áp đặt mà do Ấn Độ du nhập những tư tưởng mới, hệ thống giáo dục, trang thiết bị hiện đại… thúc đẩy sự phát triển trong xã hội Ấn Độ. Nhưng cũng chính vì yếu tố này đã gây nên mâu thuẫn giữa cái mới và người sử dụng cái mới với cái cũ và những người sử dụng cái cũ. Theo Faisal Devji, ông nhấn mạnh vào giới lãnh đạo cộng đồng đã thành công trong việc phát triển ngôn ngữ của cộng đồng đạo đức dưới hình 19 David Gilmartin, Partition, Pakistan, and South Asian history: In search of a narrativce, The Journal of Asian Studies, Vol. 57, No. 4 (Nov.,1998), 1068-1095. 20 Gyanendra Pandey’s analysis of the parameters of Muslim identity in the nineteenth century qasba of Mubarakpur (Pandey 1984; Pandey 1990, 109-57)00 11
  12. thức truyền bá bằng các ấn phẩm hay diễn thuyết, tranh luận giữa những người Hồi giáo với nhau. Các nhà lãnh đạo như anh em nhà Ali, Maulana Zafar Ali Khan, Muhammad Iqbal và Jinnah đã trực tiếp gây ảnh hưởng mạnh mẽ về tư tưởng Phương giáo và về một Pakistan như thiên đường của người Hồi giáo trên mặt đất. Ngoài ra, sự mâu thuẫn giai cấp giữa giàu nghèo, đẳng cấp cao thấp cũng hình thành nên xung đột và có thể khiến người ta lầm tưởng rằng đây cũng là mâu thuẫn có liên quan đến tôn giáo và được xem như là nguyên nhân dẫn đến Phương giáo. Những nghiên cứu gần đây khẳng định rõ, bên cạnh cộng đồng tôn giáo còn có các mâu thuẫn giữa địa phương, vùng miền, đặc điểm riêng, lợi ích, địa vị, quyền lực, giáo phái, ngôn ngữ… chỉ là do những bất đồng mà xã hội nào cũng có lại đều được quy kết thành mâu thuẫn giữa Hindu giáo và Hồi giáo. Các quan điểm trên đã phần nào lý giải cho sự hình thành nên tư tưởng Phương giáo của cộng đồng Hồi giáo. Nhưng nó không đủ mạnh để những người Hồi giáo có thể tách ra thành một cộng đồng riêng biệt đối kháng với Hindu giáo, hay thành lập một quốc gia mới của riêng họ. Vấn đề này ngay sau đó được giải đáp bằng sự kiện tại hội nghị Simla năm 1945, chính Jinnah đã khẳng định rằng Phương giáo chẳng qua là một chiêu bài chính trị của Liên Đoàn Hồi giáo nhằm vào mâu thuẫn giữa hai tôn giáo và là tiền đề về tư tưởng cho phong trào Pakistan. Tóm lại, phương giáo chỉ là sự gọi thành tên của các mâu thuẫn nhỏ lẻ trong cộng đồng các tôn giáo của người Ấn Độ với mục đích chính trị. Trong quá trình phát triển, chính cộng đồng Hồi giáo đã được hướng theo một con đường tất yếu để trở thành một cộng đồng chính trị. Do đó, có thể nói rằng việc sử dụng nhân tố tôn giáo của những nhà chính trị Hồi giáo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự chia tách đất nước. Như Iqbal nói rằng: 12
  13. Những mâu thuẫn mà phong trào tôn giáo của Hồi giáo phải đối mặt không phải bởi vì Hồi giáo là thiểu số mà từ chính những người Hồi giáo gây ra.21 Xét trên mối quan hệ với Hindu giáo thì các cộng đồng Hồi giáo có hai hình thái cơ bản trong kết cấu địa phương là các tỉnh mà người Hồi giáo chiếm đa số, Hindu là thiểu số và ngược lại. Mỗi hình thức kết cấu lại mang đến những mâu thuẫn riêng ngày càng căng thẳng, đặc biệt ở những tỉnh người Hindu giáo chiếm số đông và Đảng Quốc Đại nắm chính quyền, thì một mâu thuẫn khác lại được hình thành. Đó là quan niệm Đảng Quốc Đại là Đảng của người Hindu, đối xử bất công với những người Hồi giáo. b. Mâu thuẫn giữa cộng đồng Hồi giáo thiểu số và Đảng Quốc Đại. Trong quá trình mâu thuẫn tôn giáo ngày càng lên cao thì sự xung đột giữa một cộng đồng thiểu số những người Hồi giáo và những nhà lãnh đạo do Đảng Quốc Đại đại diện tại các tỉnh là khó tránh khỏi. Đặc biệt là sau cuộc bầu cử năm 1937, Đảng Quốc Đại chiếm đa số ghế tại chính quyền trung ương đã gây bất mãn cho lãnh đạo của Liên Đoàn Hồi giáo khi họ không được 1/3 số ghế như trong đạo luật Rowlatt 1935 quy định. Để đòi lại sự bình đẳng cho những người Hồi giáo, Jinnah đã công khai kết hợp với các nhà lãnh đạo Hồi giáo khác chống đối lại Đảng Quốc Đại cũng như chủ nghĩa dân tộc phi tôn giáo do chính mình ủng hộ trước đó.22 Jinnah đã reo giắc mầm mống này từ cấp địa phương trở nên, nhất là tại các tỉnh do Đảng Quốc Đại kiểm soát chính quyền. Cũng tại những nơi này, chính quyền của Đảng có phần lỏng lẻo. Nhiều chính sách quản lý là do một số các thành viên trong Đảng tự quyết định mà không thông qua các lãnh đạo cấp cao ở trung ương, hay do các lãnh đạo địa phương tự quyết, nhưng lại bị quần chúng hiểu lầm là do Đảng Quốc 21 Mohammad Mujeeb, The partition of India in Retrospect, India’s partition (Oxford, 2001), p.405 22 Năm 1928, Jinnah đã rời khỏi Đảng Quốc Đại do bất đồng với Gandhi về đường lối lãnh đạo. Ông lên án G. trong việc tập hợp quần chúng nhân dân trên khắp Ấn Độ bằng con đường tôn giáo, vì nếu cứ tiếp tục đi trên con đường này, việc đấu tranh quần chúng sẽ dẫn đến việc chia cắt tôn giáo thành hai cộng đồng. 13
  14. Đại. Chính những điều đó đã thúc đẩy sự hình thành nên mâu thuẫn giữa cộng đồng Hồi giáo thiểu số tại các tỉnh này với Đảng Quốc Đại. Từ đây, quan niệm rằng chủ nghĩa dân tộc Hindu giáo là hiếu chiến và chuyên chế mà Syed Ahmad Khan đã đưa ra hồi những năm 1880, của các đại diện Simla năm 1906 và bởi Mohamed Ali tại hội nghị bàn tròn năm 1930 khẳng định rằng những người không phải là người Hồi giáo sẽ sử dụng quyền lực của mình dưới thể chế dân chủ để ngăn chặn quyền lợi của những người Hồi giáovà xúc phạm những nhạy cảm văn hóa cũng như tôn giáo. Qua các cuộc xung đột xảy ra liên tiếp, công chúng Hồi giáo kết luận rằng: “Chưa bao giờ trong lịch sử Ấn Độ, xung đột diễn ra gây thiệt hại nặng nề về cuộc sống và tài sản chỉ trong thời gian ngắn hai năm rưỡi từ khi Đảng Quốc Đại nắm quyền trong một số tỉnh”.23 Thậm chí các vấn đề được coi là nghiêm trọng như bầu cử riêng rẽ, tương lai tiếng Urdu lại không làm ảnh hưởng bằng những câu chuyện nhỏ hơn. Ví dụ như câu chuyện tại Meerut, chính quyền địa phương đưa ra chính sách không khôn ngoan về quyền quản lí thực phẩm đã gây thiệt hại cho thương nhân buôn gạo người Hồi giáo, phạt thuế tại Budaum, liên minh Đảng Quốc Đại với những người chủ dệt và Mazdoor Sabha ở Kanpur. Do đó đã ảnh hưởng không tốt đến lực lượng lao động Hồi giáo. Hay học sinh nội trú Hồi giáo tại trường trung học của chính phủ Etah bị cấm ăn thịt bò và phải chơi các trò chơi trong suốt tháng nhịn ăn và cầu nguyện. Theo A.M.Iqbal, ông coi đây là việc biến trường học thành đền thờ, và nhận xét đó là hành động kinh khủng nhất 24. Cả các câu chuyện vụn vặt khác diễn ra rất vô tình, đều bị đổ lỗi do mâu thuẫn và đối xử không công bằng trong tôn giáo dù thù hằn đôi khi xảy ra ở bất cứ nơi đâu, trong hoàn cảnh hay thời gian nào của lịch sử. 23 Mushirul Hasan, India’s partition (Oxford, 2001), Introduction, p.16. 24 Mohammad Mujeeb, The partition of India in retrospect, India’s partition (Oxford, 2001). 14
  15. Ngoài ra, các bất đồng địa phương nhắc tới đại diện không đầy đủ của người Hồi giáo trong những ngành nghề riêng rẽ đều quy tụ lại một nguyên nhân là do sự chuyên chế trong chính phủ của Đảng Quốc Đại, mà nguyên nhân sâu sa cũng lại đổ cho mâu thuẫn tôn giáo. Những mâu thuẫn này gây khó khăn cho những người Hồi giáo trong Đảng Quốc Đại khi củng cố địa vị của Đảng tại cấp địa phương, gây ra tình trạng bất ổn định trong xã hội Ấn Độ. Những xung đột nhỏ lẻ hay bạo loạn trên phạm vi rộng có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên tiểu lục địa. Vì thế mà trong tâm lý nhân dân, đặc biệt là trong cộng đồng Hồi giáo, họ ắt hẳn phải mong muốn một xã hội thanh bình hơn. Do lợi dụng được tâm lý này, Jinnah và một số chính trị gia Hồi giáo đã đi đến kết luận rằng Đảng Quốc Đại là đảng của người Hindu và chỉ người Hindu mà thôi. Do đó, Jinnah dễ dàng truyền bá vào trong cộng đồng Hồi giáo hình ảnh một xã hội mới, một quốc gia mới với những hiến pháp mới, nơi mà sự công bằng làm nên trật tự xã hội, nơi mà không có sự phân biệt giàu nghèo… Xã hội đó, quốc gia đó có thực sự diễn ra giống như viễn cảnh mà Jinnah đã vẽ ra hay không? 3. Người thúc đẩy các tác nhân gây chia cắt trong thập niên cuối của Ấn Độ thuộc địa: M.A.Jinnah hay J.Nehru? Đất nước Pakistan từ khi thành lập đến giờ chưa có lúc nào bình ổn hay là một thiên đường như trong lời kêu gọi của Jinnah. Do căn bệnh ung thư phổi mà Jinnah (1876-1948) đã chỉ được nhìn thấy thời điểm chia cắt với biết bao đau đớn, bấn loạn mà người dân phải chịu đựng, chứ ông không được chứng kiến nhà nước Pakistan đến nay như thế nào. Trong 60 năm qua, xung đột đã không bao giờ ngừng diễn ra trên đất nước Pakistan. Đó là các xung đột của dòng Hồi giáo Sunni và Shia, Sunni và Shiite, tỉnh Baluchistan muốn tự 15
  16. trị về chính trị và kinh tế khỏi Islamabad, giữa một số tỉnh với nhau, các đảng phái và cả xung đột tại chính quyền trung ương, đường biên giới với Afghan, Ấn Độ… với những cuộc đánh bom cảm tử, chạy đua vũ trang… khiến nhiều dân thường thiệt mạng. Và gần đây nhất, bà Benazir Bhuto, lãnh đạo đảng PPP, từng là thủ tướng Pakistan đã bị ám sát khi đang là một đối thủ nặng ký trong cuộc tranh cử chức tổng thống Pakistan. Con đường từ một lý tưởng trở thành hiện thực, một khái niệm mơ hồ về một chính phủ Hồi giáo, khởi đầu từ những nhóm khác nhau với những lý do khác nhau đã tạo thành một phong trào ly khai mạnh mẽ mang lại hiệu quả bất ngờ. Con đường đó diễn ra như thế nào? Tại sao lý thuyết hai quốc gia lại trở nên phổ biến? Liệu có phải Jinnah, người phát ngôn duy nhất đại diện cho gần một trăm triệu người Hồi giáo tại Ấn Độ, đã một mình tạo nên tất cả? Hay do việc Đảng Quốc Đại mà đứng đầu là Nehru muốn mình là đại diện duy nhất đàm phán với Anh về độc lập cho Ấn Độ và tiếp quản Ấn Độ từ tay Thực dân Anh?... Nếu không thì tại sao một tổ chức có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại Ấn Độ lúc đó lại không ngăn chặn việc chia cắt quốc gia, chống lại chủ nghĩa dân tộc phi tôn giáo? Theo một học giả khẳng định: Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nam Á, một nhóm ít người đã quyết định vận mệnh cho tất cả, một nhóm ít người đã lờ đi ý kiến của tất cả, và một nhóm ít người đã chia rẽ quá nhiều, quá không cần thiết…25 Qua đó ta có thể thấy tầm quan trọng và sự tác động vô cùng lớn của những nhà lãnh đạo chính trị trong việc chia cắt quốc gia. Rất nhiều nghiên cứu của các trường phái lịch sử khác nhau nhưng cùng có chung một quan điểm cho rằng chính Jinnah, một người Hồi giáo theo chủ nghĩa dân tộc, đã tạo ra, thúc đẩy và tiến hành sự chia cắt Ấn Độ, biến thập niên cuối cùng trước khi chia cắt thành một quá trình vận động thành 25 Mushirul Hasan, India’s partition: process, strategy and mobilization, (Oxford, 2001) 16
  17. công, tạo kết cục có hậu cho phong trào Pakistan. Có phải Jinnah, một thiên tài chính trị được tôi rèn trong hoàn cảnh khắc nghiệt, đã dành những ngày tháng cuối cùng trong đời mình để cố gắng đòi công bằng và tự do cho những người thuộc tôn giáo của mình, hay ông cố gắng thực hiện tham vọng chính trị, đánh bại những luồng tư tưởng đối nghịch ông để tự khẳng định mình? Khi về nước năm 1934, Jinnah lúc bấy giờ cho dù là một nhà luật sư nổi tiếng nhưng không có nhiều quyền lực và địa vị ở Ấn Độ. Vậy mà chỉ vài năm sau ông đã là đại diện duy nhất cho toàn bộ người Hồi giáo tại Ấn Độ. Do đâu mà Jinnah lại có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ và nhanh chóng đến vậy? Là một người có nhận thức chính trị sâu sắc, như Phó vương Linlithgrow đã nhận định (tháng 10/ 1939) rằng Jinnah là một nhà lãnh đạo người Hồi giáo thiên tài26, dường như Jinnah đã nhìn nhận trước được vấn đề đường hướng của Gandhi lúc trước khi ông ra đi còn có điểm sơ hở, vì ông lên án việc dùng tôn giáo để kêu gọi quần chúng nhân dân đoàn kết chắc chắn sẽ dẫn đến rạn nứt giữa hai tôn giáo về sau này. Khi về nước, ông bắt tay ngay vào việc gây dựng lại Liên đoàn Hồi giáo đang trên bờ vực thẳm của sự sụp đổ. Nhưng nếu chỉ dựa vào tài năng thôi thì một tay Jinnah không thể làm lên tất cả. Đó còn do sai lầm của Đảng Quốc Đại trong thời loạn kết hợp với phương pháp truyền bá tận dụng hiệu quả niềm tin tôn giáo để phục vụ mục đích chính trị và chớp đúng thời cơ của Jinnah và các thành viên trong Liên Đoàn Hồi giáo. Sau chiến thắng tại cuộc bầu cử, thì quyết định không khôn ngoan của Nehru mùa hè năm 1937 đã tạo điều kiện cho Jinnah khi trao quyền đại diện tại UP.27 Vì lúc đó khoảng cách giữa Jinnah cũng như hai tổ chức đang lớn dần lên. Jinnah đã lợi dụng chiến dịch tiếp xúc quần chúng do Đảng Quốc Đại 26 R.J.Moore, Jinnah and the Pakistan demand, India’s partition (Oxford, 2001) 27 Lúc đó tình hình tại UP rất bất ổn, Đảng Quốc Đại và những thành viên người hồi giáo, những người đang lo sợ cho địa vị và chỗ đứng của mình bị lung lay, đã không muốn có một chính phủ liên kết tạm thời tại UP. 17
  18. khởi xướng để trả thù cho những người đối kháng mình tại các tỉnh Biên giới Tây bắc, Punjab, Sind, Bengal, đồng thời Jinnah cũng nhanh chóng tranh thủ vị thế của mình để biến chiến dịch này dưới danh nghĩa Liên đoàn Hồi giáo ngầm chống lại chiến dịch do Đảng Quốc Đại khởi xướng và trở thành công cụ truyền bá cho tư tưởng Pakistan và lý thuyết hai quốc gia. Trong giai đoạn hỗn loạn này, Đảng Quốc Đại cũng đang bận rộn với việc kêu gọi, vận động quần chúng nhân dân ủng hộ để duy trì sự tín nhiệm của mình đã sẵn sàng và kiên nhẫn lắng nghe các yêu cầu của Jinnah28 (đặc biệt trong hội nghị Lahore cũng như yêu cầu về Pakistan). Một cách vô tình, Đảng Quốc Đại đã góp tay khẳng định cho tuyên bố của Jinnah là người phát ngôn duy nhất cho người Hồi giáo toàn Ấn Độ và xây dựng hình ảnh của Liên đoàn Hồi giáo như một tổ chức bị đè nén, một nạn nhân trong âm mưu của Đảng Quốc Đại.29 Việc tạo điều kiện cho Liên đoàn Hồi giáo trong khi lại đang bác bỏ sự đại diện của chính nó đã có tác dụng thống nhất rộng rãi các bè phái trong liên đoàn và tạo mối hận thù giữa các tổ chức. Có thể nói đây là sai lầm cơ bản của Đảng Quốc Đại. Khi đã có một vị thế nhất định, Jinnah phản đối việc Đảng Quốc Đại là phát ngôn duy nhất đại diện cho toàn Ấn Độ tại hội nghị Lahore. Jinnah không những đòi quyền bình đẳng cho cộng đồng tôn giáo mà ông còn kêu gọi hành động để thực hiện mơ ước về chủ nghĩa dân tộc, xây dựng Liên đoàn Hồi giáo ngang bằng với Đảng Quốc Đại. Trước đó tại hội nghị Sind của Liên đoàn Hồi giáo toàn Ấn tại Karachi năm 1938, Jinnah đã đưa ra lý thuyết hai quốc gia như là tín điều của Liên đoàn. Lý thuyết này dựa trên một niềm tin sai lạc là Hindu giáo và Hồi giáo phải tồn tại tự chủ, riêng rẽ, không chung đụng, không liên kết. Jinnah khẳng định lý thuyết hai quốc gia này không đồng nghĩa với chủ nghĩa ly khai và không hề đề cập đến vấn đề lãnh thổ. Nhưng có nhiều 28 Mushirul Hasan, Legacy of divided nation: India’s Muslims since independence, (Westview, 1997), p.58 29 Mushirul Hasan ,India’s partition (Oxford, 2001), Introduction, p.15. 18
  19. tranh cãi cho rằng liệu mấu chốt của vấn đề có phải là Jinnah chỉ chú ý đến việc đòi quyền lợi cho những người theo tôn giáo của của mình hay Pakistan còn là mơ ước cho một cộng đồng Hồi giáo có chính trị riêng?. Có thể khẳng định rằng đây rõ ràng là một cách phân chia quyền lực sau khi thực dân Anh rút khỏi Ấn chứ không đơn thuần là việc sửa đổi từ cộng đồng Hồi giáo thiểu số thành quốc gia Hồi giáo. Jinnah đã khẳng định gián tiếp ngày 25/11/1941 rằng: Nghị định Lahore là để đạt được hai quốc gia trong một Ấn Độ thống nhất trên cơ sở công bằng. Lợi dụng nền tảng mâu thuẫn cộng đồng đã được hình thành từ trước đó, Jinnah đã phát động phong trào Pakistan, đẩy mạnh hơn sự truyền bá lý thuyết hai quốc gia vào sâu trong dân chúng. Tầng lớp trung lưu, trí thức Hồi giáo có thể coi là bị ảnh hưởng mạnh nhất do tiếp thu những trào lưu mới mang hình ảnh tưởng tượng có tính Hồi giáo mạnh mẽ.30 Các nhà lãnh đạo Liên đoàn còn cường điệu những bất công, hay sai lầm, những mâu thuẫn gay gắt với Đảng Quốc Đại, phương giáo. Các trường đại học đào tạo sinh viên theo một phương pháp chính trị mới. Dựa trên tư tưởng của hai nhà thần học Hồi giáo nổi tiếng là Shabbir Ahmad Usmani và Ashraf Ali Thanwi để đẩy tầng lớp trí thức Hồi giáo thành công cụ cho mình và tạo sự rạn nứt trong họ bằng cách chia cấp bậc. Jinnah cũng ngầm kết hợp với các nhà tư tưởng, chính trị như nhà thơ, triết học A.M.Iqbal, S.A.Khan… thực hiện kế hoạch truyền bá tư tưởng ly khai vào cộng đồng người Hồi giáo ở khắp các địa phương trên cả nước. Các phương pháp truyền bá khá đa dạng như biến một trường đại học không mang tính chính trị như Aligarh thành kho vũ khí của người Hồi giáo tại Ấn Độ và gieo rắc những tư tưởng thần bí vào trong cả sinh viên lẫn giáo viên để hun đúc lông nhiệt thành duy tâm của họ về Pakistan31: “Đấy là giấc 30 Mushirul Hasan, Legacy of divided nation: India’s Muslims since independence, (Westview, 1997), p.82 31 Tháng 12/1930, nhà triết học nổi tiếng Iqbal đã kêu gọi một nhà nước gồm các tỉnh Punjab, Sind, tỉnh Biên giới tây bắc Ân và Baluchistan. Tư tưởng này khá phổ biến trên báo nhưng không gây chú ý tới các chính trị gia Hồi giáo. Chỉ đến năm 1933, khi Chaudhri Rahmat Ali đưa ra từ “Pakistan” là từ kết hợp của P là Punjab, 19
  20. mơ rực rỡ nhất, là mục đích đam mê, niềm mơ ước của một thiên đường Hồi giáo trên mặt đất”.32 Thực chất tư tưởng này chỉ để giải phóng cho một tình thế chính trị tiến thoái lưỡng nan của cộng đồng Hồi giáo thiểu số tại các tỉnh, để khẳng định rằng Pakistan là một quốc gia chứ không phải là một cộng đồng thiểu số. Không chỉ dừng lại ở đấy, Jinnah còn kêu gọi “ngày giải thoát” để chống lại sự quản lý của Đảng Quốc Đại. In báo, ấn phẩm bằng song ngữ Anh- Urdu với nội dung ủng hộ quan điểm của Jinnah, xuất bản hai cuốn sách “Tại sao tôi tham gia vào Liên Đoàn Hồi giáo” và “Chiến lược của Pakistan” năm 1945 để cho mọi công dân Hồi giáo sáng tỏ và nắm rõ được vấn đề. Ngoài ra, một phong trào viết mới cũng được phát động, các cây viết đều xem Pakistan là một đích đến tất yếu trong quá trình nhận thức chính trị một cách tự nhiên của cộng đồng Hồi giáo tại Ấn Độ. Họ viết về Liên Đoàn Hồi giáo như một lực lượng chống đế quốc, dân chủ, tự do; yêu cầu của Liên Đoàn là duy nhất, tiến bộ và mang tính quốc gia. Những nhà thơ thì phân chia đặc điểm và bản sắc giữa Hindu giáo và Hồi giáo gây tác động mạnh đến tầng lớp trí thức. 33 Còn với tầng lớp công-nông dân thì tôn giáo là tư tưởng xuyên suốt. Sher Ali Khan, anh trai của Nawab tỉnh Pataudi khi quay lại Punjab và thấy rằng: Sự đam mê tôn giáo đang đi đầu… bất cứ khi nào tôi nghe đến từ Pakistan là tôi nghe đến từ tôn giáo…không khí chính trị tràn ngập trong phương giáo.34 Jinnah khẳng định Hindu và Muslim là hai dân tộc, hai nền văn minh, hai trật tự xã hội riêng biệt chứ không đơn thuần là hai tôn giáo, do đó họ có cách sống và cách nhìn thế giới khác nhau, nên họ không bao giờ có A là Afghan, Kis là Kashmir, và Tan là Baluchistan. Trích trong: Sugata Bose and Ayesha Jalal, Chapter 11 A nation in the making? “Rational” reform,”Religious” revival and Swadeshi nationalism, 1858-1914. Modern South Asia (Oxford, 2001), p.174. 32 Hasan, Mushirul, India’s partition (Oxford, 2001), Introduction, p.14. 33 Mushirul Hasan, Legacy of divided nation: India’s Muslims since independence, (Westview, 1997), p.83 34 Mushirul Hasan, Legacy of divided nation: India’s Muslims since independence, (Westview, 1997), p.57 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2