TRƯỜNG THCS TRẦN NGUYÊN HÃN
TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD
NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HKII
MÔN LỊCH SỬ&ĐỊA LÍ 6 - NH 2024-2025
I.TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?
A. Tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển, tầng đối lưu.
B. Tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.
C. Tầng bình lưu, tầng đối lưu, các tầng cao của khí quyển.
D. Tầng đối lưu, các tầng cao của khí quyển, tầng bình lưu.
Câu 2. Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, thì nhiệt độ giảm đi
A. 0,4 0C. B. 0,6 0C. C. 0,8 0C. D. 1,0 0C.
Câu 3. Các loại khoáng sản nào sau đây thuộc nhóm khoáng sản kim loại?
A. Đá vôi, apatit. B. Đồng, vàng, sắt, thiếc.
C. Than đá, dầu mỏ. D. Đá xây dựng, đá ốp lát.
Câu 4. Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản thường được chia thành mấy loại?
A. Hai loại. B. Ba loại.
C. Bốn loại. D. Năm loại.
Câu 5. Khoáng sản nào sau đây không phải là khoáng sản năng lượng?
A. Vàng. B. Khí đốt. C. Than đá. D. Dầu mỏ.
Câu 6. Các khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt, than đá thuộc nhóm khoáng sản nào?
A. Phi kim loại. B. Năng lượng.
C. Kim loại màu. D. Kim loại đen.
Câu 7. Trong các thành phần của không khí, chiếm tỉ lệ lớn nhất là
A. khí nitơ. B. khí carbonic. C. ôxy. D. hơi nước.
Câu 8. Dụng cụ dùng để đo khí áp là
A. đồng hồ. B. nhiệt kế. C. khí áp kế. D. vũ kế.
Câu 9. Không khí luôn luôn chuyển động từ
A. nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp. B. đất liền ra biển.
C. nơi khí áp thấp về nơi khí áp cao. D. biển vào đất liền.
Câu 10. Khối khí nào sau đây có tính chất ẩm?
A. Khối khí nóng. B. Khối khí lục địa.
C. Khối khí lạnh. D. Khối khí đại dương.
Câu 11. Khối khí đại dương hình thành ở đâu?
A. Vùng vĩ độ thấp. B. Trên các vùng đất liền
C. Vùng vĩ độ cao. D. Trên các biển và đại dương.
Câu 12. Các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp... xảy ra tầng nào của khí
quyển?
A. Tầng đối lưu. C. Các tầng cao của khí quyển.
B. Tầng bình lưu D. Tất cả các tầng của khí quyển.
Câu 13. Đâu là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt chủ yếu cho Trái Đất?
A. Hỏa Tinh. B. Thủy Tinh. C. Mặt Trời. D. Mặt Trăng.
Câu 14. Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào?
A. Vũ kế. B. Ẩm kế. C. Nhiệt kế. D. Khí áp kế.
Câu 15. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào trên Trái Đất?
A. Cận nhiệt. B. Nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Hàn đới.
Câu 16. Trong các ý sau, đâu ý đúng, đâu ý sai khi i về vai trò của khí oxy i
nước đối với tự nhiên và đời sống?
A. Hơi nước chiếm 78% thể tích không khí, cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng.
B. Khí oxy chiếm 21% thể tích không khí, chất khí cần thiết cho sự cháy hấp của
động vật.
C. Hơi nước chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí
tượng như mây, mưa, sương mù…
D. Khí oxy chiếm một t lệ rất nhỏ, kết hợp với nước, ánh sáng năng lượng mặt trời đ
cây xanh quang hợp tạo nên chất hữu cơ.
Trả lời: A – Sai B – Đúng C- Đúng D - Sai
Câu 17. Kể tên các loại gió chính thổi thường xuyên trên Trái Đất?
- Gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực
Câu 18. Đới nóng có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?
- Từ 1000 mm đến 2000 mm.
Câu 19. Đới khí hu nào trên Trái Đất nhận được lượng nhiệt ánh sáng Mặt Trời ít
nhất?
- Đới lạnh (Hàn đới)
Câu 20. Độ nóng, lạnh của không khí được gọi là gì?
- Nhiệt độ không khí
Câu 19. Dưới thời thuộc Đường, chức quan đứng đầu An Nam đô hộ phủ là
A. Thứ sử người Hán. B. Thái thú người Hán.
C. Huyện lệnh người Hán. D. Tiết độ sứ người Hán.
Câu 20. Dưới thời Bắc thuộc, người Việt vẫn nghe - nói và truyền cho con cháu
A. tiếng Hán. B. tiếng Anh. C. tiếng Việt. D. tiếng Hàn.
Câu 21. Khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ vào năm nào?
-Năm 248
Câu 22: Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt người Việt phải thay đổi phong tục theo
người Hán nhằm mục đích gì?
A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông.
B. Khai hóa văn minh cho nhân dân Việt Nam.
C. Nô dịch, đồng hóa người Việt về văn hóa.
D. Nâng cao trình độ nhận thức cho người Việt.
Câu 23: Dưới thời Bắc thuộc, người Việt vẫn nghe - nói và truyền cho con cháu
A. tiếng Hán. B. tiếng Anh.
C. tiếng Việt. D. tiếng Hàn.
Câu 24: Dưới thời kì Bắc thuộc, ngươri Viêst vâtn gìn giưt đươsc những phong tusc tâsp quaun var
tiêung noui cuva tôv tiên, vì
A. văn houa Haun corn lasc hâsu, keum phaut triêvn.
B. người Việt có lòng yêu nươuc var tưs tôn dân tôsc.
C. chiunh quyêrn đô hôs nơui lovng chiunh sauch cai tris.
D văn houa cuva ngươri Viêst phaut triêvn hơn văn houa Haun.
II. TỰ LUN
1. Trình bày một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Để phòng tránh thiên tai, cần thực hiện đầy đủ các biện pháp theo ba giai đoạn:
+ Trước khi xảy ra thiên tai: dự báo thời tiết, dự trữ lương thực, trồng bảo vệ rừng,y
dựng hồ chứa, sơ tán người dân.
+ Trong khi xảy ra thiên tai: i an toàn, hạn chế di chuyển, giữ gìn sức khoẻ, sử dụng
nước và thực phẩm tiết kiệm, theo dõi thông tin thiên tai.
+ Sau khi xảy ra thiên tai: khắc phục sự cố, vệ sinh nơi ở, vệ sinh i trường, giúp đỡ
người khác.
- Một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu:
+ Trồng rừng và bảo vệ rừng.
+ Dùng năng lượng sạch, tiết kiệm năng lượng.
+ Sử dụng phương tiện công cộng.
+ Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
Câu 2. Mây và mưa được hình thành như thế nào?
- Khi hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh rồi ngưng tụ thành các hạt li ti tạo ra những đám mây.
- Nếu hơi nước trong các đám mây tiếp tục ngưng tụ, các hạt nước to dần đủ nặng thì
hạt nước rơi trở lại mặt đất tạo thành mưa.
Câu 3. Những phong tục, tập quán nào của người Việt được bảo tồn suốt thời Bắc
thuộc và vẫn lưu giữ trong đời sống văn hóa hàng ngày của chúng ta ngày nay?
-Thờ cúng tổ tiên, tục ăn trầu.
- Lễ, tết, tổ chức mở hội hằng năm.
-Nấu bánh chưng, bánh giầy.
- Chôn người chết trong quan tài..
Câu 4. Tên các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X:
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40 – 43)
- Khởi nghĩa Bà Triệu (Năm 248)
- Khởi nghĩa Lý Bí (Năm 542 – 602)
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( Năm 713 – 722)
- Khởi nghĩa Phùng Hưng (Khoảng cuối thế kỉ VIII)
Câu 5. Nhân dân ta đã làm để phát triển văn hóa dân tộc trong hơn ngàn năm Bắc
thuộc?
- Trong suốt thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hoá
Trung Hoa để phát triển văn hoá dân tộc, như:
+ Tiếp thu Phật giáo, Đạo giáo, có sự hoà nhập với tín ngưỡng dân gian.
+ Tiếp thu chữ Hán nhưng vẫn sử dụng tiếng Việt, dùng âm Việt để đọc chữ Hán, tạo cơ sở
hình thành vốn từ Hán – Việt.
+ Học một số phát minh kỹ thuật của người Trung Quốc. dụ: làm giấy, chế tạo đồ thuỷ
tinh, kĩ thuật bón phân bắc trong trồng trọt...
+ Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã sự vận dụng cho phù hợp với văn hóa của người Việt.
dụ: tết Trung Thu của người Trung Quốc mang ý nghĩa đoàn viên; khi du nhập vào Việt
Nam, tết Trung Thu là tết thiếu nhi...
+ Tiếp thu một số quy tắc lễ nghĩa, cách đặt tên họ giống người Hán, tư tưởng gia trưởng,
---HẾT----