NỒNG ĐỘ ACID URIC HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
lượt xem 8
download
Tăng huyết áp (THA): tần suất hiện mắc còn cao: tăng từ 50 triệu người năm1999 đến 65 triệu người năm 2000 chiếm 31,3% ở Mỹ; 28% ở Canada; ở 6 nước châu Âu là 44%. Tại Việt Nam, tần suất tăng dần theo thời gian: cho đến năm 2002 là 16,03%. Ngoài ra, tình trạng kiểm soát huyết áp còn thấp để lại nhiều biến chứng nặng nề cho bệnh nhân và tăng gánh nặng cho xã hội: tỷ lệ bệnh nhân tuân trị đầy đủ ở Mỹ là 34% và ở Việt Nam là 25% và tỷ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NỒNG ĐỘ ACID URIC HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
- NỒNG ĐỘ ACID URIC HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TÓM TẮT Tăng huyết áp (THA): tần suất hiện mắc còn cao: tăng từ 50 triệu người năm1999 đến 65 triệu người năm 2000 chiếm 31,3% ở Mỹ; 28% ở Canada; ở 6 nước châu Âu là 44%. Tại Việt Nam, tần suất tăng dần theo thời gian: cho đến năm 2002 là 16,03%. Ngoài ra, tình trạng kiểm soát huyết áp còn thấp để lại nhiều biến chứng nặng nề cho bệnh nhân và tăng gánh nặng cho xã hội: tỷ lệ bệnh nhân tuân trị đầy đủ ở Mỹ là 34% và ở Việt Nam là 25% và tỷ lệ kiểm soát tốt huyết áp là 19,1% theo tác giả Phạm Gia Khải và cs. Cơ chế bệnh sinh đa yếu tố, trong đó yếu tố rối loạn chức năng nội mạc đóng vai trò quan trọng. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân THA nguyên phát mới được chẩn đoán hoặc không được điều trị hạ áp liên tục trước lúc nhập viện, vào khoa tim mạch bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 03 đến tháng 09/2007 (và không thuộc bảng tiêu chuẩn loại trừ). Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, tiền cứu. Kết quả: Các số liệu nghiên cứu được thu thập trong 6 tháng bao gồm 194 bệnh nhân, với tỷ lệ nam/nữ: 79/115 = 0,68. Độ tuổi từ 37 đến 96 tuổi, trong đó độ tuổi 70-
- 79 chiếm tỷ lệ cao nhất là 34,5%. Đa số bệnh nhân có tiền căn THA chiếm 83,6% và thời gian > 5 năm chiếm 41,8%. Đa số là THA độ 2 theo JNC 7 (54,6%). Nồng độ AUHT trung bình là 368,5 ± 64,5 µmol/l, và có sự khác biệt giữa các phân độ THA theo JNC 7 có ý nghĩa thống kê với p=0,001. Tỷ lệ tăng AUHT khá cao ở dân số nghiên cứu là 48,5% (ở nam: 46,8%; ở nữ: 49,6%); tỷ lệ này cũng tăng dần theo phân độ THA (p=0,001). Không có sự khác biệt theo tuổi, nhưng khác biệt theo giới tính. Tỷ lệ tăng AUHT tăng dần theo thời gian biết THA có ý nghĩa thống kê (p=0,003). Mối tương quan giữa AUHT với trị số HA tâm thu và HA tâm trương ở mức độ trung bình có ý nghĩa thống kê với p
- Backgrounds: Hypertension: high prevalence: 31% in USA; 28% in Canada; 44% in six European countries; increasingly changing up to 16.03% in 2002 in Vietnam. Certain previous studies in other countries were reported that serum uric acid (SUA) increases in patients with essential hypertension. Hyperuricemia is associated with the endothelial dysfunctions and then relates to cardiovascular events. However, serum uric acid is still not noted in these patients in Vietnam. Moreover, the test of SUA is cheap and available. That is the reason we execute this study. Objective of the study: Evaluating serum uric acid concentration in patients with essential hypertension. Methods of the study: Patients with essential hypertension newly diagnosed or who had uncontinuously antihypertensive treatment more than 4 weeks hospitalized in the cardiology service of Nhan Dan Gia Dinh hospital in March to September in 2007 (except those of excluded criteria). Methods: cross – sectional description of prospective study. Results: Clinical data collected in 6 months including 194 patients, aged from 37 to 96; most of them in 70-79 age range (34,5%); gender proportion: male/female: 79/115 or 0,68. Most of them belong to 2nd degree of hypertension of JNC 7 (5.6%). SUA average concentration is 368 ± 64.5 µmol/l. There are a statistically significance between severity of hypertension (p=0,001) (table 8); between two genders (table 9); the higher the SUA, the longer the hypertension (p=0,003) (table 10). Moreover, SUA
- is higher significantly in patients with metabolic syndrome than in who without metabolic syndrome (p
- source not found.) . Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu trên acid uric và bệnh tim mạch, đặc biệt trong tăng huyết áp. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Mục tiêu chuyên biệt Xác định nồng độ acid uric huyết thanh trung bình ở bệnh nhân THA nguyên phát chung, và ở các nhóm theo phân độ THA của JNC 7; và tỷ lệ tăng AUHT ở các nhóm này. Xác định mối liên quan giữa acid uric huyết thanh với thời gian phát hiện tăng huyết áp và với các thông số khác: tuổi, giới,… Tìm mối liên quan giữa acid uric giữa nhóm tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa và nhóm không có hội chứng chuyển hóa.
- ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát mới được chẩn đoán hoặc điều trị hạ áp không liên tục ≥4 tuần trước nhập viện, tại khoa tim mạch bệnh viện Nhân Dân Gia Định, từ tháng 3 đến tháng 9/2007. Tiêu chuẩn loại trừ Đợt gút cấp. Tăng huyết áp thứ phát. Bệnh lý nhiễm khuẩn, bệnh cấp tính nặng nề. Đang điều trị với thuốc lợi tiểu, estrogen, salicylates, allopurinol, thuốc chống ung thư. Nghiện rượu. Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang Cỡ mẫu với công thức Z2 1- /2 p(1 – p) n ≥--------------------------- d2 với Z (1-α/2) = 1,96; p= 0,502; d=0,01
- Cỡ mẫu n ≥ 97. Chúng tôi dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Do đó, N =194. Phân tích số liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 15.0. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
- Số bệnh nhân Tỷ lệ% 50 -59 tuổi 31 16,0 60 – 69 tuổi 44 22,7 70 - 79 tuổi 67 34,5 ≥ 80 tuổi 30 15,5 Tổng cộng 194 100,0 Nhận xét: Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu chúng tôi là 70-79 tuổi (34,5%). Tuổi trung vị là 70. Bảng 3: Chỉ số khối cơ thể Nữ Tổng Nam < 23 36 (45,6) 58 (50,4) 94 (48,5) 23– 24,9 34 (43,0) 43 (37,4) 77 (39,7) ≥ 25 9 (11,4) 14 (12,2) 23 (11,8) Tổng 79 (100,0) 115 194 (100,0) (100,0) Nhận xét: Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu có chỉ số khối cơ thể bình thường (
- Một số đặc điểm tăng huyết áp: Đa số bệnh nhân đã có tiền căn tăng huyết áp chiếm 83,5%, cho thấy việc bệnh nhân bỏ thuốc trị liệu rất lớn và cần được quan tâm. Bảng 4: Thời gian biết tăng huyết áp Thời gian biết Số bệnh Tỷ lệ% THA nhân Không biết 29 14,9 < 1 năm 24 12,4 1-5 năm 60 30,9 > 5 năm 81 41,8 Tổng cộng 194 100,0 Nhận xét: Đa số bệnh nhân là biết THA trên 5 năm (41,8%), mà vẫn không tuân thủ việc điều trị. Bảng 5: Phân độ tăng huyết áp theo JNC 7 Số bệnh nhân Tỷ lệ% Tiền THA 2 1,0 Độ 1 86 44,3
- Độ 2 106 54,6 Tổng cộng 194 100,0 Nhận xét: Đa số bệnh nhân ở phân độ THA độ 2 theo JNC 7 (54,6%). Ngoài ra, tỷ lệ phì đại thất trái là 21,6%; thiếu máu cơ tim là 40,7%; có tai biến mạch máu não cũ là 10,8%; có hội chứng chuyển hóa là 44,3%. Bảng 6: Tần suất hội chứng chuyển hóa theo giới tính HCCH Có Không Tổng Giới Nam 34 (39,5) 45 (41,7) 79 Nữ 52 (60,5) 63 (58,3) 115 Tổng cộng 86 (44,3) 108 (55,7) 94 Nhận xét: Tần suất bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa là 44,3%, trong đó, nam là 39,5%; nữ là 60,5%. Một số liên quan giữa acid uric huyết thanh và tăng huyết áp: Kết quả cho thấy nồng độ acid uric huyết thanh trung bình của dân số nghiên cứu là 368,5 ± 64,5 µmol/l; giá trị nhỏ nhất: 162 µmol/l; giá trị lớn nhất: 535µmol/l Bảng 7: Tương quan giữa AUHT với phân độ THA theo JNC 7
- AUHT Số người Trị TB ± ĐLC N = 194 Độ THA Tiền THA 2 332 ± 28,3 Độ 1 86 339 ± 64,8 Độ 2 106 393 ± 53,9 ANOVA F = 20,24; p= 0,001 Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,001) về nồng độ AUHT trung bình giữa các phân độ tăng huyết áp theo JNC 7. Bảng 8: Tỷ lệ tăng AUHT ở các phân độ THA theo JNC 7 AUHT Bình Tổng Tăng cộng thường N (%) Độ THA N (%) Tiền THA 0 2 (2,0) 2 Độ 1 28 (29,8) 58 (58,0) 86 Độ 2 66 (70,2) 40 (40,0) 106 Tổng cộng 94 (48,5) 100 (51,5) 194
- Nhận xét: Tỷ lệ tăng AUHT ở bệnh nhân THA chung là 48,5%; và tỷ lệ này càng tăng ở phân độ THA độ 2 theo JNC 7 (70,2%) (có ý nghĩa thống kê với phép kiểm Chi bình phương, với p=0,001). Bảng 9: Tương quan AUHT với giới tính và tuổi. Giới tính Nam Nữ p N =79 N = 115 Acid uric 394,2 ± 69,1 350,8 ± 0,000 (µmol/l) 54,7 AUHT AU ANOVA Tuổi (N) (trị TB ± ĐLC) ≤ 49 (N=22) 369,1 ± 64,8 50 – 59 (N=31) 377,9 ± 88,8 60 – 69 (N=44) 381,1 ± 58,5 p=0,268 70 – 79 (N=67) 364,1 ± 60,0 ≥ 80 (N=30) 349,6 ± 49,6
- Tổng (N=194) 368,5 ± 64,5 Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p 5 năm 49 (52,1) 32 (32,0) 81 Tổng 94 (48,5) 100 (100,0) 194 Nhận xét: Tỷ lệ tăng AUHT tăng dần theo thời gian phát hiện THA có ý nghĩa thống kê với test chi bình phương, p=0,003. Bảng 11: Tương quan giữa AUHT với trị số HATT và HATTr
- HA (mmHg) HA tâmHA tâm thu trương AU (µmol/l) Hệ số tươngr = 0,583; r = 0,506; quan p=0,000 p=0,004 Nhận xét: Có sự tương quan thuận mức trung bình giữa nồng độ AUHT với HATT; và HATTr với p
- Có 194 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi, trong đó có 79 nam và 115 nữ; với tỷ lệ nam/nữ =0,68. Đa số nữ ở độ tuổi mãn kinh. Về độ tuổi Chúng tôi có 5 nhóm tuổi: ≤ 49; 50 -59; 60-69; 70- 79; và ≥ 80 tuổi. Có 50% dân số nghiên cứu từ 70 tuổi trở lên, chứng tỏ dân số này tương đối thuộc lớn tuổi, trong đó chiếm đa số là độ tuổi 70 -79, chiếm 34,5%. Độ tuổi trung bình là 67,4 ± 12,3; với tuổi nhỏ nhất là 37 và tuổi lớn nhất là 96. Điều này cũng phù hợp với tình hình hiện nay, dân số nói chung tăng tuổi thọ trung bình. So sánh với nghiên cứu của Viazzi F và cs., độ tuổi thấp hơn là 47,0 ± 9,0 tuổi, tương đồng với độ tuổi trong nghiên cứu của tác giả N.Đ. Công và cs.(56,7 ± 9,6 tuổi), và của tác giả H. Q. Hòa và cs. (68 ± 13 tuổi). Đặc điểm về tăng huyết áp Về thời gian phát hiện tăng huyết áp Đa số bệnh nhân đã có tiền căn tăng huyết áp chiếm 83,5%, cho thấy bệnh nhân đã biết tăng huyết áp, nhưng vẫn không được điều trị tốt. Quan trọng hơn nữa là đa số bệnh nhân là biết THA trên 5 năm (41,8%), mà vẫn không tuân thủ việc điều trị. Điều này lý giải cho những biến chứng xảy ra như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,… gây nên gánh nặng cho xã hội. Về mức độ tăng huyết áp
- Chúng tôi dựa theo phân độ tăng huyết áp của JNC 7, ghi nhận có 2 trường hợp là tiền tăng huyết áp, chiếm tỷ lệ 1%; tăng huyết áp độ 1 (44,3%); tăng huyết áp độ 2 (54,6%). Điều này phù hợp với nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện. Đặc điểm liên quan giữa acid uric huyết thanh và tăng huyết Nồng độ acid uric huyết thanh trung bình của dân số nghiên cứu là: 368,5 ± 64,5 µmol/l Ở nam là 394,2 ± 69,1 µmol/l; ở nữ là 350,8 ± 54,7 µmol/l. Như vậy nồng độ AUHT ở nam cao hơn ở nữ, và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với phép kiểm t=4,67 và p
- thống kê (p=0,001). Có tương quan thuận giữa acid uric với trị số HA tâm thu và HA tâm trương với p < 0,01. Cho ta phù hợp với nghiên cứu của N. Đ. Công và cs.. Như vậy, có thể nói, khi tăng AUHT, thì ta nên chú ý ở bệnh nhân rằng việc điều trị chưa hiệu quả. Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tăng AUHT tăng dần theo thời gian phát hiện THA, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p = 0,003. Thời gian THA càng lâu, thì các biến chứng xày ra nếu không điều trị tốt. Do đó, acid uric tăng được xem là dấu ấn giai đoạn sớm trong tổn thương cơ quan tim mạch[Error! Reference source not found.]. Trước kia, acid uric là một thành phần trong hội chứng chuyển hóa, nhưng theo thời gian, thành phần này bị sao lãng. Ở nghiên cứu chúng tôi cho thấy nồng độ AUHT trung bình cao hơn ở nhóm THA nguyên phát có HCCH so với nhóm không có HCCH với p
- THA. Kiến nghị: việc lưu ý đến xét nghiệm acid uric huyết thanh trên những bệnh nhân THA, để có hướng điều trị, đặc biệt ở THA giai đoạn sớm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 cao tuổi có hội chứng chuyển hóa
8 p | 181 | 20
-
Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp và người bình thường
7 p | 117 | 15
-
Vitamin C làm giảm nồng độ acid uric huyết thanh!
11 p | 125 | 14
-
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân hội chứng chuyển hóa có và không có tăng huyết áp
8 p | 45 | 6
-
Mối tương quan giữa nồng độ acid uric huyết thanh với các thành tố của hội chứng chuyển hóa, chỉ số Sokolow- Lyon, chức năng thận
11 p | 61 | 5
-
Sự thay đổi nồng độ acid uric trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có biến chứng thận tại Bệnh viện Thanh Nhàn
4 p | 4 | 4
-
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và nồng độ bilirubin, acid uric huyết thanh trên bệnh nhân trứng cá đỏ
10 p | 11 | 3
-
Nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên
6 p | 56 | 2
-
Mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết thanh và tổn thương thận cấp do thuốc cản quang ở bệnh nhân được chụp mạch vành cản quang qua da
5 p | 5 | 2
-
Liên quan giữa nồng độ acid uric, testosterol huyết thanh với tình trạng rối loạn cương dương ở các bệnh nhân gút
8 p | 5 | 2
-
Mối liên quan giữa acid uric huyết thanh và bệnh tăng huyết áp nguyên phát ở bệnh nhân trên 40 tuổi
6 p | 10 | 2
-
Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric của tỏa dương trên động vật thực nghiệm
4 p | 27 | 2
-
Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối
5 p | 17 | 2
-
Nghiên cứu tiên lượng của nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp
5 p | 65 | 1
-
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết thanh trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
4 p | 29 | 1
-
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết thanh và tỷ acid uric/creatinine huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2
6 p | 3 | 1
-
Mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết thanh và bilan lipid máu ở bệnh nhân việt nam bị nhồi máu cơ tim cấp
5 p | 2 | 1
-
Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân ung thư được điều trị hóa chất
7 p | 39 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn