intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NUÔI CÁ MÚ TRONG LỒNG LƯỚI

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

156
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cá song hay còn gọi là cá mú hiện tại có 13 giống, 40 loài phân bố ở Việt Nam. Đây là loài cá có tính ăn mồi chuyên về động vật, thức ăn chủ yếu là cá nhỏ, các loài giáp xác, các loài động vật không xương sống, tôm, cua. Cá ăn mồi suốt ngày, nhưng ăn mồi vào lúc chạng vạng tối hoặc sáng sớm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NUÔI CÁ MÚ TRONG LỒNG LƯỚI

  1. NUÔI CÁ MÚ TRONG LỒNG LƯỚI Cá song hay còn gọi là cá mú hiện tại có 13 giống, 40 loài phân bố ở Việt Nam. Đây là loài cá có tính ăn mồi chuyên về động vật, thức ăn chủ yếu là cá nhỏ, các loài giáp xác, các loài động vật không xương sống, tôm, cua. Cá ăn mồi suốt ngày, nhưng ăn mồi vào lúc chạng vạng tối hoặc sáng sớm. Cá phân bố dọc theo bờ
  2. biển từ Bắc đến Nam. Chúng sống chủ yếu ở vùng cửa sông, nơi ven bờ hoặc gần các dạng san hô. Đây là loài cá biến tính, khi nhỏ chúng là cá thể cái, khi lớn lên một số chuyển thành cá thể đực. Tuổi sinh sản của cá bắt đầu từ năm thứ 4 trở đi. Với cá mú có nhiều loại hình nuôi, nhưng thông dụng nhất là nuôi trong lồng lưới, bè hoặc nuôi trong ao đất. Ở nước ta, mô hình nuôi lồng, bè được ưu tiên. Chọn nơi đặt lồng, bè kín gió, tránh được sóng to, gió lớn, có độ sâu 6-10 m, có đáy sỏi ít bùn. Độ chênh lệch thủy triều từ 2-3 m, lưu tốc dòng chảy dưới 0,8m/giây, ít tàu thuyền qua lại. Chọn lồng có kích thước theo thứ tự dài-rộng- cao như sau: 6 x 6 x 3m hoặc 3 x 3 x3m. Kích thước lưới làm lồng có mắt lưới 2a = 1.5cm, kích thước này cần được chủ động tăng dần theo thời
  3. gian nuôi. Chọn nơi có độ mặn trung bình từ 22-28%0 (phần ngàn), nhiệt độ trung bình từ 28-30 độ C, độ pH (độ phèn ): 7.5-8.5, hàm lượng oxy hòa tan > 3mg/lít để đặt bè, lồng. Chọn cỡ giống có chiều dài thân từ 5-7cm trở lên, hiện tại có hai nguồn giống là giống thu mua từ tự nhiên và giống từ việc sản xuất theo phương pháp nhân tạo. Giống tự nhiên tuy kích cỡ lớn, nhưng không xác định được chất lượng và thường không đều nhau, thả nhiều đợt do phải chờ gom giống dẫn đến cá nuôi không đồng đều. Đôi khi mua nhầm giống từ khai thác cào điện về nuôi sẽ chậm lớn, còi cọc. Giống nhân tạo tuy nhỏ, nhưng khắc phục được các nhược điểm của cá tự nhiên. Mật độ thả cá thường trung bình từ 50- 100 con/mét khối. Thức ăn cho cá là các loài cá
  4. tạp, nên chủ động cắt khúc cho kích cỡ thức ăn vừa miệng cá. Lưu ý, khi mua cá làm thức ăn cho cá mú, nên mua cá tươi, tốt nhất là còn sống, tránh mua nhầm cá ươn, cá đã qua ướp hóa chất, rất nguy hiểm cho cá mú. Ngày cho cá ăn 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát. Lượng ăn mỗi ngày bình quân chiếm từ 5-7% so với trọng lượng thân cá. Dùng máng ăn, vó ăn cho thức ăn vào vó, dễ dàng điều tiết theo nhu cầu sử dụng hàng ngày của cá, tránh dư thừa gây lãng phí và ô nhiễm nước hoặc thiếu thức ăn, cá gầy yếu, chậm lớn, suy dinh dưỡng, phân đàn. Nguồn thức ăn của cá là động vật, do vậy lồng nuôi rất dễ dơ bẩn, đóng rong, rêu, tảo… Thường xuyên quan sát hoạt động bắt mồi của cá, lặn kiễm tra đáy lồng nuôi mỗi ngày, để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp, tránh dư thừa. Định kỳ nên thường
  5. xuyên chà rửa, chùi cọ lồng nuôi, bè nuôi, để nước trong và ngoài lồng nuôi có sự trao đổi, thay mới. Những thời điểm đổi nước hoặc nước đứng cần chủ động cung cấp oxy cho cá thông qua việc quạt chân vịt của ghe, hoặc hệ thống sục khí chuyên dùng như máy oxy…Những khi thời tiết thay đổi, dông bão, nước đứng, gió nồm, gió chướng hoặc khi trời se lạnh, nên chủ động giảm lượng ăn hàng ngày xuống ½ hoặc tạm ngưng cho cá ăn. Sau khi nuôi được 3 tháng thì tiến hành giảm thưa mật độ xuống còn 20- 30con/mét khối là tốt nhất, nhằm tạo điều kiện để lọc cá theo cỡ, chăm sóc cá tốt hơn, tạo môi trường tốt để cá sinh trưởng. Kiễm tra lưới, dây neo, ngăn chặn hà bám vào lồng, cá tạp vào lồng nuôi. KS. Lý Vĩnh Phước
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2