1
ÔN TẬP KIẾN THỨC VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1.1. KHÁI NIỆM VỀ TÀI NGUYÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH.
1.1.1. Khái niệm về tài nguyên
Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, văn hóa và tri thức được sử dụng để
tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người”. (Hỏi đáp về
tài nguyên và môi trường-NXB Giáo dục, 2005)
Theo Phạm Trung Lương nnk : Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm
tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng thông tin trên trái đất trong không
gian trụ con người thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống sự phát triển của
mình” (Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam –NXB Giáo dục, 2001)
Hiện nay việc phân loại tài nguyên được dựa theo nhiều phương thức khác
nhau như theo trữ lượng, chất lượng, công dụng, khả năng tái tạo liên quan đến
bề mặt đất. Trong từng trường hợp cụ thể người ta thể sử dụng một hoặc tổ hợp
nhiều phương pháp phân loại tài nguyên. Sự phân loại chỉ có tính chất tương đối vì
tính đa dạng và đa dụng của tài nguyên và tùy theo mục tiêu sử dụng khác nhau :
- Theo quan hệ với con người : tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên xã hội
Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự
nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội.
- Theo phương thức khả năng tái tạo : tài nguyên tái tạo tài nguyên
không tái tạo được. Tài nguyên tái tạo được những tài nguyên dựa vào nguồn năng
lượng được cung cấp hầu như liên tục tận từ trụ tới trái đất, dựa vào các
quy luật tự nhiên đã hình thành để tiếp tục tồn tại, phát triển và chỉ mất đi khi không
còn nguồn năng lượng và thông tin. Tài nguyên tái tạo được cũng có thể được định
nghĩa một cách đơn giản hơn là tài nguyên sau khi sử dụng thể tái sinh
ngày càng phong phú hơn nếu được sử dụng hợp lý, quản lý tốt. Năng lượng bức xạ
mặt trời, năng lượng nước, gió, tài nguyên sinh học, tài nguyên đất, rừng, biển, tài
nguyên nông nghiệp …là những tài nguyên tái tạo. Tài nguyên không tái tạo tồn tại
một cách hữu hạn, sẽ bị mất đi hoặc hoàn toàn bị biến đổi, không còn giữ được tính
chất ban đầu sau quá trình khai thác sử dụng. Phần lớn các loại tài nguyên khoáng
sản, nhiên liệu khoáng đã được sử dụng các thông tin di truyền bị biến đổi không
giữ lại được cho đời sau…là tài nguyên không tái tạo được.
2
- Theo bản chất tự nhiên : tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng,
tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu,
cảnh quan, di sản văn hóa kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin.
Con người một dạng tài nguyên tái tạo đặc biệt (tài nguyên hội), thể hiện
bởi sức lao động chân tay trí óc, khả năng tổ chức, văn hóa, tín ngưỡng cộng
đồng.
1.1.2. Khái niệm về tài nguyên du lịch
- Theo Pirojonik : "Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa-lịch sử và
những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực
tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu
cầu du lịch hiện tại tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng
được dùng để trực tiếp gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi".
- Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa-lịch sử cùng những thành
phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả
năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu
trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch” (theo Nguyễn Minh Tuệ và
nnk, Địa lý du lịch, NXB Tp Hồ Chí Minh, 1997, tr33)
- Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu,
năng lượng thông tin trên trái đất trong không gian trụ liên quan
con người thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống sphát triển của mình...Tài
nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài nguyên
du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch” (Phạm Trung Lương).
- Tất cả giới tự nhiên và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có
thể sử dụng cho ngành du lịch, thể sản sinh ra hiệu quả kinh tế- hội môi
trường đều có thể gọi là tài nguyên du lịch ” (Ngô Tất Hổ- Trung Quốc)
- Tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn
hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể được bảo vệ, tôn tạo
sử dụng cho ngành du lịch mang lại hiệu quả về kinh tế- hội môi trường
(Bùi Thị Hải Yến)
- Theo điều 4, chương 1, Luật du lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch
cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao
động sáng tạo của con người các giá trị nhân văn khác thể được sử dụng nhằm
3
thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du
lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
- Theo điều 3, chương 1, Luật du lịch Việt Nam 2017 : " Tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm sở để hình thành sản
phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch".
Như vậy, tài nguyên du lịch được xem ntiền đề để phát triển du lịch. Tài
nguyên du lịch càng phong phú đặc sắc có mức độ tập trung cao thì càng có sức hấp
dẫn với du khách và có hiệu quả kinh doanh du lịch cao.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1.2.1. Đặc điểm chung của tài nguyên du lịch
1.2.1.1. Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, trong đó nhiều tài nguyên đặc
sắc và độc đáo có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách.
Khác với nhiều loại tài nguyên khác, tài nguyên du lịch rất phong phú và đa
dạng. Đặc điểm này sở để tạo nên sự phong phú của các sản phẩm du lịch nhằm
thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách du lịch. Mỗi loại hình du lịch thường
được phát triển dựa vào những đặc điểm, tính chất riêng của các loại tài nguyên du
lịch. Ví dụ, đối với loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu phục vụ mục đích nâng
cao nhận thức của khách du lịch ttài nguyên du lịch thể các lhội, các di tích
lịch sử văn hóa, các làng bản dân tộc ít người miền núi, các viện bảo tàng, các
thành phố, các thác nước, các hang động, các vườn quốc gia,...Đối với loại hình du
lịch nghỉ mát, chữa bệnh nhằm mục đích phục hồi sức khỏe thì tài nguyên du lịch
cần khai thác lại các bãi biển, các vùng núi cao phong cảnh đẹp, khí hậu mát
mẻ, trong lành, các nguồn nước khoáng…
1.2.1.2. Tài nguyên du lịch là những tài nguyên không chỉ có giá trị hữu hình
còn có những giá trị vô hình.
Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của tài nguyên du lịch, khác với
những loại tài nguyên khác. Du lịch không chỉ khai thác các giá trị hữu hình mà khai
thác cả giá trị hình của tài nguyên các ngành kinh tế khác không sử dụng. Bên
cạnh việc khai thác các tài nguyên có thể quan sát được như các bãi biển, sinh vật,
các hồ, các thác nước, các hang động, các di tích lịch sử văn hóa,..Ngoài ra, các giá
trị vô hình của tài nguyên cũng được du khách cảm nhận thông qua cảm xúc, tâm
làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần. Giá trị vô hình của tài nguyên nhiều khi còn được
thể hiện thông qua những thông tin như nghe kể lại, qua báo chí, các tác phẩm văn
4
học ca ngợi các di tích, thắng cảnh, truyền hình, quảng cáo,... du khách cảm nhận
được, ngưỡng mộ và mong muốn đến tận nơi để thưởng thức.
1.2.1.3. Tài nguyên du lịch thường rất dễ khai thác
Hầu hết các tài nguyên du lịch được khai thác để phục vụ du lịch các tài
nguyên vốn đã sẵn có trong tự nhiên do tạo hóa sinh ra hoặc do con người sáng tạo
nên và thường dễ khai thác. Vơí những gì sẵn có của tài nguyên du lịch, con người
chỉ cần đầu tư không lớn để làm tăng thêm vẻ đẹp và giá trị của tài nguyên vừa tạo
ra những điều kiện thuận lợi nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên này.
1.2.1.4. Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau tạo nên tính mùa v
của hoạt động du lịch, nhịp điệu dòng khách du lịch.
những tài nguyên du lịch khả năng khai thác quanh năm nhưng lại
những tài nguyên khai thác phụ thuộc vào thời vụ. Ví dụ, đối với tài nguyên du lịch
biển, thời gian khai thác thích hợp nhất vào những thời kỳ khí hậu nóng bức
trong năm, du lịch biển không thể tchức được vào những ngày mùa đông miền
Bắc Việt Nam. Các lhội cũng được ấn định vào các thời kỳ khác nhau trong năm
và vì vậy các hoạt động du lịch lệ thuộc vào thời gian diễn ra các lễ hội đó (thường
là vào mùa xuân và mùa thu).
Tài nguyên du lịch thời gian khai thác khác nhau đã quyết định tính mùa
vụ của hoạt động du lịch. Chính vậy, các sở kinh doanh du lịch, các quan
quản tài nguyên khách du lịch cần quan tâm đến tính chất này để các biện
pháp chủ động điều tiết thích hợp để tránh lãng phí tài nguyên vào mùa vắng khách
cũng như quá tải vào thời kỳ đông khách.
1.2.1.5. Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch
Khác với một số tài nguyên khác- được khai thác vận chuyển tới nơi chế
biến thành sản phẩm rồi đưa đến tận nơi tiêu thụ, muốn sử dụng tài nguyên du lịch,
khách du lịch phải đến tận nơi tài nguyên du lịch tiêu dùng tại chỗ. Chính
vậy, muốn khai thác các nguồn tài nguyên này chúng ta cần phải chuẩn bị tốt các
sở hạ tầng, các sở vật chất kỹ thuật vận chuyển khách du lịch. Thực tế phát
triển cho thấy, những điểm du lịch có vị trí thuận lợi, có cơ sở hạ tầng và cơ sở dịch
vụ du lịch tốt thì hoạt động du lịch đó sẽ đạt được hiệu quả cao. Ngược lại,
những điểm du lịch có tài nguyên du lịch đặc sắc nhưng nếu ở vị trí không thuận lợi,
cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật kém thì sẽ không thu hút được du khách.
5
1.2.1.6. Tài nguyên du lịch có thể sử dụng được nhiều lần loại tài nguyên có
thể tái tạo được.
Tài nguyên du lịch được xếp vào loại tài nguyên khả năng tái tạo và sử
dụng lâu dài. Hơn thế nữa, trong quá trình khai thác kinh doanh du lịch, khách du
lịch được đưa tới các điểm du lịch để họ trải nghiệm, thưởng thức, cảm nhận tại ch
những giá trị của tài nguyên du lịch. Nếu được quy hoạch, tổ chức quản lý, bảo tồn,
khai thác hợp lý, tài nguyên du lịch thể được khai thác phục vụ nhiều lần thì
không những không làm suy giảm tài nguyên đó mà còn có thể nâng cao chất lượng
và số lượng của tài nguyên.
1.2.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch tự nhiên
- Tài nguyên du lịch tự nhiên được xếp vào loại tài nguyên vô tận, tài nguyên
có khả năng tái tạo nếu được quy hoạch, bảo vệ và khai thác hợp lý.
- Hầu hết việc khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên chịu ảnh hưởng nhiều vào
điều kiện khí hậu, thời tiết, việc tham quan các vùng núi, tổ chức các tour leo núi hay
nghỉ ngơi tắm biển,…phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu thời tiết, đặc biệt, không thể
tổ chức tắm biển vào mùa đông, tham quan sông nước vào mùa lũ, các tour leo núi
vào ngày mưa bão.
- Một số điểm phong cảnh và du lịch dựa vào tài nguyên tự nhiên thường nằm
xa các khu đông dân cư. Đặc điểm này tuy gây kkhăn tốn kém trong việc tổ
chức các hoạt động du lịch nhưng lại góp phần làm cho tài nguyên du lịch tự nhiên
hấp dẫn, được bảo tồn tốt hơn do ít chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt động kinh
tế-xã hội.
1.2.3. Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn
- Tài nguyên du lịch nhân văn tác dụng nhận thức nhiều hơn giải trí. Tác
dụng giải trí không điển hình hoặc chỉ là thứ yếu.
- Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra nên chịu tác động của thời
gian, thiên nhiên con người vậy dễ bị suy thoái, hủy hoại. Cho nên các nếu
không được bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa, các làn điệu dân ca, các
lễ hội truyền thống sẽ bị mai một hoặc biến mất.
- Tài nguyên du lịch nhân văn do con người sáng tạo ra nên tính phổ biến.
đâu con người, đó tài nguyên du lịch nhân văn. vậy, các địa phương,
các quốc gia đều có tài nguyên nhân văn, trong đó có nhiều loại có sức hấp dẫn với
du khách có thể sử dụng cho phát triển du lịch.