intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ÔNG HÀNG XÓM TOTORO – Ý nghĩa của những điều be bé

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

101
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Poster đầu tiên của "Ông hàng xóm Totoro" Sau bài giới thệu về Công chúa Mononoke và Miyazaki, tôi vẫn thấy cái gì đó thiêu thiếu khi bộ phim kinh điển của ông chưa được nhắc đến; giống như giới thiệu Walt Disney và Bạch Tuyết mà không nhắc tới Fantasia. .Bộ phim đó là Ông hàng xóm Totoro (Tonari no Totoro, hay My Neighbour Totoro), một phim kinh điển của Miyazaki với đề tài giản dị. Câu chuyện bắt đầu khi hai chị em Satsuki (10 tuổi) và Mei (4 tuổi) dọn từ thành phố về quê sống....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ÔNG HÀNG XÓM TOTORO – Ý nghĩa của những điều be bé

  1. ÔNG HÀNG XÓM TOTORO – Ý nghĩa của những điều be bé Poster đầu tiên của "Ông hàng xóm Totoro" Sau bài giới thệu về Công chúa Mononoke và Miyazaki, tôi vẫn thấy cái gì đó thiêu thiếu khi bộ phim kinh điển của ông chưa được nhắc đến; giống như giới thiệu Walt Disney và Bạch Tuyết mà không nhắc tới Fantasia.
  2. Bộ phim đó là Ông hàng xóm Totoro (Tonari no Totoro, hay My Neighbour Totoro), một phim kinh điển của Miyazaki với đề tài giản dị. Câu chuyện bắt đầu khi hai chị em Satsuki (10 tuổi) và Mei (4 tuổi) dọn từ thành phố về quê sống. Lý do cả gia đình của hai chị em dọn về quê không được giải thích, nhưng qua các cuộc trao đổi thì người xem ngầm hiểu là mẹ của hai bé bị ốm nên phải về bệnh viện ở quê để nghỉ dưỡng (ngược với chúng ta là phải lên thành phố điều trị). Chiếc xe tải nhỏ, chuyển đồ đạc của gia đình hai bé về quê.
  3. Hai bé khám phá căn nhà mới. Ngôi nhà mới của hai em nằm giữa một khoảng đất xanh tốt và ngay trước một khu rừng nhỏ. Trong quá trình dọn dẹp và chơi đùa, hai bé bắt gặp những sinh vật lạ, từ lũ lọ nghẹ đen thui, tròn như quả bóng, đến thần rừng Totoro to đùng, và chú xe-buýt-mèo với cặp mắt sáng như đèn pha. Câu chuyện nghe rất đơn giản, và nó quả thật rất đơn giản. Cái hay của phim là nó cho người xem thấy được những việc bình thường nhất, những cái đơn giản nhất chứa đầy phép màu. Hai bé chạy lên khám phá căn gác xép của ngôi nhà mới, và phát hiện ra bọn lọ lem – một loại sinh vật bụi bặm chuyên sống trong những căn nhà hoang, nhưng khi căn nhà đầy ắp tiếng cười thì chúng sẽ tự bỏ đi.
  4. Cô em Mei phát hiện ra con lọ nghẹ nên giơ tay đập. Trong lúc chị lớn Satsuki đến trường, bé Mei ở nhà với bố – một giáo sư đại học, bé chạy chơi ngoài vườn và phát hiện thấy một sinh vật lạ, be bé, trắng như con thỏ bông. Mei đuổi theo và gặp được thần rừng Totoro, thế là Mei vô tư cuộn mình trên bụng Totoro rồi ngủ khò.
  5. Bố hai bé là giáo sư nên thường hay ở nhà chấm bài, soạn giáo án; ông tiện thể trông luôn con để giúp vợ.
  6. Trong lúc chơi ngoài vườn, Mei thấy con Totoro trắng, gọi là totoro- nhỏ (chibi-totoro) và bám theo. Nhờ đó mà Mei gặp được Totoro lớn, bé nằm lên bụng nó ngủ. Theo Miyazaki chú thích, thì một cây xanh 1000 tuổi sẽ cho ra đời Totoro trắng, 6000 tuổi là Totoro xanh, Totoro xám to đùng như trong hình thì phải là cây 13.000 tuổi. Cuộc sống hàng ngày như đi đôi với những điều kỳ thú. Hai bé đến thăm mẹ ở bệnh viện, nấu cơm, rửa chén, ra trạm xe buýt lúc trời mưa tầm tã để đón bố đi làm về. Bất thình lình, trong lúc chờ bố ở trạm xe, Totoro hiện ra.
  7. Cảnh hai chị em gặp Totoro ở trạm xe buýt là một trong những cảnh đáng nhớ nhất. Một số đạo diễn quan niệm rằng phim của trẻ em phải có nhiều tình tiết nhanh, vì con nít không có đủ kiên nhẫn xem cái gì lâu. Nhưng Miyazaki quan niệm rằng nếu làm một đề tài quen thuộc và giản dị, gần gũi thì dù cho nó có chầm chậm, từ tốn, trẻ con vẫn thích thú dõi theo. Khi Totoro xuất hiện, cô chị Satsuki nín thin vì chẳng biết nói gì. Sau đó thấy tội nghiệp thần rừng phải đứng chờ xe buýt dưới mưa, Satsuki đưa Totoro cây dù. Lúc Totoro khoái chí nghịch dù thì xe-buýt-mèo xuất hiện. Nguyên cảnh này có rất ít lời thoại, nhịp điệu cũng từ tốn nhẹ nhàng, nhưng có gì đó rất quyến rũ và cực kỳ hồn nhiên. Satsuki tặng Totoro cây dù.
  8. Cảnh che dù này rất dễ thương. Mặt Totoro nghệt ra vì chưa quen với vật che mưa mới, nhưng sau đó tiếng nước chảy trên dù làm cậu chàng khoái chí, cười toe toét. Xe-buýt-mèo đến đón Totoro, làm hai chị em há hốc mồm.
  9. Miyazaki dùng màu nước để phác thảo cảnh hai chị em gặp xe-buýt- mèo. Ông thường phác thảo khung hình phim (storyboard) trước, và các họa sĩ ở Ghibli căn cứ vào đó để vẽ theo. Nhiều bạn đọc tới đây có thể nhíu mày hỏi “Phim chỉ có thế thôi sao?”. Nó chỉ có thế thật, một câu chuyện đơn giản về hai cô bé khám phá thế giới nhỏ của mình, ngay cả cao trào ở đoạn cuối cũng gắn với một sự kiện, nhìn chung, là bình thường, có thể xảy đến với bất cứ đứa bé nào. Cái khiến trẻ con thật sự sợ hãi là: đi lạc, bố mẹ bệnh chết, hoặc thiên tai, lũ lụt v.v… Miyazaki từng nói rằng, vẽ một ngày giông báo sấm chớp, hoặc cho tình tiết bà mẹ bị ốm vào phim sẽ làm trẻ con xúc động và hồi hộp hơn là sự có mặt của một nhân vật ác độc nham nhở nào đó.
  10. Lúc ba cha con đi tắm cũng là lúc trời bão. Hai chị em rất sợ, nhưng ông bố nói rằng chỉ cần cười to là bão sẽ chóng qua. Thế là cả nhà có một trận cười vui vẻ, no bụng. cũng vì tiếng cười này mà đám lọ nghẹ tự động bay đi mất (chắc là sẽ ám một căn nhà kém vui hơn).
  11. Hai chị em đến thăm mẹ ở bệnh viện, một tình tiết rất cảm động. Nhạc phim Totoro không hoành tráng như Mononoke, nhưng nếu hoành tráng thì chả hợp. Joe Hisaishi đã viết những đoạn nhạc rất vui tươi, lạc quan, và hồn nhiên cho phim; nếu có dịp thưởng thức những bản giao hưởng của Totoro trong nhà hát thì chắc ai cũng phải cười toe. Cả bộ phim cho người xem một cảm giác yêu đời, thậm chí muốn bồng con về quê nghỉ mát để hưởng không khí trong lành.
  12. Miyazaki vẽ rất kỹ và có óc quan sát tinh tế. Ông nói rằng nhà của Nhật đa số hướng về phía Nam, nên nhìn cách bóng đổ vào nhà là sẽ biết được đó là giờ nào trong ngày, thậm chí mỗi mùa cho một loại ánh sáng khác nhau. Phim không cần nói nhiều, chỉ cần nhìn màu sắc ánh sáng là có thể biết được đấy là mùa nào, giờ nào. Đây là nhà của hai chị em dưới ánh nắng gắt của mùa hè.
  13. Còn đây là ngôi nhà dưới ánh nắng của cuối mùa xuân. Liệu một bộ phim về hai cô bé thích thú khám phá và trải nghiệm cuộc sống có hấp dẫn được những ai đã quen với các phim hành động, phiêu lưu, với nhiều cảnh rượt đuổi thót tim và bắn súng, đấu kiếm loạn xạ? Có lẽ với một số người thì phim này hơi chán. Nhưng nếu bạn có một chút tâm hồn trẻ thơ và tình yêu thiên nhiên thì đây là một phim tuyệt vời. Không có gì sai khi cho trẻ em (lẫn người lớn) xem những phim phiêu lưu, hành động kỳ thú; nhưng cũng chẳng có gì sai khi cho chúng xem một bộ phim đề cao những phép màu có thể tìm thấy được trong cuộc sống bình thường. Đôi lúc trẻ con tập gieo hạt và vui mừng khi thấy hạt nảy mầm; nếu bạn có con nhỏ, biết đâu nhờ xem phim này mà chúng quẳng máy Nintendo sang một bên để đi lau nhà và trồng cây?
  14. Ông hàng xóm Totoro quan niệm rằng những cái be bé cũng có ý nghĩa của riêng nó, mình chẳng cần đi đâu xa xôi để thấy những điều kỳ thú vốn lởn vởn ngay trên gác xép và trong sân vườn. Bộ phim trở thành một tác phẩm kinh điển của làng điện ảnh vì nó chú ý đến những cái mà con người trong cuộc sống hiện đại bận rộn hay bỏ qua hoặc bỏ quên. * Chuyện thú vị về Totoro: Sau phim này, thần rừng Totoro trở thành biểu tượng của hãng hoạt hình Ghibli. John Lasseter rất mê Totoro, sau khi gặp Miyazaki, ông quyết định rời Disney để phát triển Pixar. Trong phim Toy Story 3 của Pixar, một chú Totoro nhồi bông xuất hiện bên cạnh đám đồ chơi của nhà giữ trẻ. Miyazaki còn làm một phim ngắn, với tựa đề Mei và xe-buýt-mèo-con (Mei and the kitten-bus), kể về chuyến phiêu lưu của bé Mei và con trai (hoặc con gái) của xe-buýt-mèo. Phim này chỉ được chiếu tại Bảo tàng Ghibli ở Nhật, không phát hành đĩa hay được chiếu ở nơi nào khác. Lần duy nhất nó được đem sang nước ngoài là vào chuyến Miyazaki đến Mỹ thăm John Lasseter, ông mang theo bộ phim ngắn này để chia sẻ với các nhà làm phim Pixar.
  15. Mới đầu, Miyazaki định cho Mei làm con một, nhưng cuối cùng sửa thành hai chị em, đây là lý do tại sao mà poster đầu tiên của phim chỉ có hình một cô bé đứng chờ xe buýt với Totoro. * Vài điều lưu ý khi mua phim: Đã được phát hành dưới dạng băng video ở Việt Nam (như bạn Em-có- ý-kiến từng xem), có phụ đề tiếng Việt hoặc lồng tiếng Việt. Nhưng loại này giờ hơi khó tìm, các tiệm đĩa bây giờ chủ yếu có bản tiếng Anh. Thực tình thì phim này thoại ít, đơn giản, trẻ con 3 tuổi là đã xem được, đây là một trong số hiếm phim ai cũng có thể hiểu được dù không hiểu thoại. Biết đâu, nhờ bật phụ đề tiếng Anh mà con bạn chịu khó học tiếng Anh (hoặc tiếng Nhật)? Chính tôi đây cũng học tiếng Anh qua phim và qua hát hò, dễ thấm hơn so với việc cầm sách ê a.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2