intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích và đề xuất áp dụng 3R cho quy trình sản xuất giấy tái chế tại Công ty TNHH An Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này dựa trên các thông tin thu thập tại Nhà máy và kết quả phân tích các công đoạn trong quy trình sản xuất giấy tái chế tại Nhà máy của Công ty TNHH An Hưng, để từ đó đề xuất các giải pháp 3R phù hợp cho quy trình sản xuất giấy tái chế tiết kiệm năng lượng, tăng hiệu quả sản xuất, và bảo vệ môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích và đề xuất áp dụng 3R cho quy trình sản xuất giấy tái chế tại Công ty TNHH An Hưng

  1. PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG 3R CHO QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY TÁI CHẾ TẠI CÔNG TY TNHH AN HƯNG Dương Bích Tuyền1, Nguyễn Thị Thanh Thảo2* 1. Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Thủ Dầu Một 2. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một; *Liên hệ emai: thanhthao@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu này dựa trên các thông tin thu thập tại Nhà máy và kết quả phân tích các công đoạn trong quy trình sản xuất giấy tái chế tại Nhà máy của Công ty TNHH An Hưng, để từ đó đề xuất các giải pháp 3R phù hợp cho quy trình sản xuất giấy tái chế tiết kiệm năng lượng, tăng hiệu quả sản xuất, và bảo vệ môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy được việc áp dụng các giải pháp 3R như tận dụng nước thải phục vụ cho sản xuất; giấy đầu thừa và bán thành phẩm chưa đạt chất lượng thải ra sẽ tiếp tục đưa về đầu vào của công đoạn sản xuất; tái sử dụng 30% nước thải sau xử lý dẫn về công đoạn nghiền và xeo giấy; thu gom tro phát sinh từ việc vận hành lò hơi được hợp đồng bán lại cho các Công ty sản xuất làm phân bón, nguyên liệu xây dựng,… giúp Công ty hạn chế tối đa lượng chất thải ra môi trường, tiết kiệm kinh phí trong quá trình sản xuất, và bảo vệ môi trường. Từ kết quả cũng cho thấy ngành sản xuất giấy ở Việt Nam vẫn còn có nhiều tiềm năng chuyển hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn. Từ khóa: 3R (Reduce – Reuse – Recycle), sản xuất giấy. 1. MỞ ĐẦU Ở nước ta công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng cả về kinh tế lẫn xã hội, đồng thời cũng đang đặt ra nhiều vấn đề môi trường cấp bách mà nếu không được giải quyết thoả đáng và kịp thời sẽ đem lại việc duy trì bền vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, thậm chí còn làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội (Trịnh Ngọc Tuấn, 2023). Trong số các vấn đề môi trường cấp bách hiện nay thì vấn đề tái chế tái sử dụng chất thải nổi lên như một vấn đề môi trường ưu tiên nhằm chuyển chất thải từ một thứ được coi như không có giá trị trở thành một nguồn lực, một yếu tố đầu vào của hệ thống kinh tế. Vì vậy, giải pháp tiết giảm, tái chế, tái sử dụng chất thải không chỉ đạt về mặt hiệu quả kinh tế mà còn mang lại hiệu quả về mặt môi trường, làm cho phát triển kinh tế trở nên "thân thiện" với bảo vệ môi trường - nâng cao khả năng phát triển bền vững. Giải pháp tiết giảm, tái chế, tái sử dụng được biết đến và áp dụng rộng rãi thông qua thuật ngữ 3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce – Reuse – Recycle. Giải pháp 3R là một trong những giải pháp mang tính chiến lược, có ý nghĩa to lớn về mặt môi trường như giúp quản lý phế thải, giảm lượng phát sinh một cách hiệu quả và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên. Ngoài ra, giải pháp 3R còn mang ý nghĩa về mặt kinh tế như giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm chi phí sản xuất, phế thải của ngành này có thể tận dụng để làm nguyên liệu đầu vào của ngành khác. Giấy là một sản phẩm của nền văn minh nhân loại với lịch sử hàng nghìn năm. Thành phần chính của giấy là xenlulozơ, một loại polyme mạch thẳng và dài có trong gỗ, nằm bên trong lõi cây rất khó phân hủy trong tự nhiên. Để tách xenlulozơ ra khỏi màng polymer, người ta phải sử dụng phương pháp nghiền, sau đó sử dụng hóa chất để xử lý. Không phải nguồn nguyên liệu sản xuất giấy lúc nào cũng sẵn có trong tự nhiên, sau một thời gian sẽ không còn đủ cho sản xuất và không còn đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Những sản phẩm giấy sau khi sử dụng sẽ sản sinh ra giấy loại thải, giấy đã qua sử dụng nếu không được đem tái sản xuất sẽ gây lãng phí (Vũ Văn Trụ và nnk, 2008). Đối với ngành sản xuất giấy khi áp dụng giải pháp 3R có nhiều tiềm năng thông qua việc sử dụng phế thải đủ tiểu chuẩn để làm nguyên liệu đầu vào cho dây chuyền sản xuất ra dòng sản phẩm 407
  2. giấy khác; tận dụng bán thành phẩm lỗi trong quy trình sản xuất đưa về đầu vào để tiếp tục sản xuất giúp tiết giảm chi phí nguyên liệu;... Từ đó, ngành sản xuất giấy có thể giảm thiểu lượng phế thải, tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, cũng như giảm chi phí và tạo ra sản phẩm có tác động ít hại đến môi trường hơn. Công ty Giấy Vina Kraft đã áp dụng phương pháp 3R giúp quá trình sản xuất của công ty luôn đảm bảo an toàn cho môi trường và tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc tái chế giấy giúp giảm lượng giấy cần chôn lấp, từ đó giảm được khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính thoát ra từ giấy phân hủy khi chôn lấp. Tuy nhiên để có thể áp dụng giải pháp 3R thì vốn đầu tư cho công nghệ và con người là rất lớn (Ái Vân và Hà Hải, 2020). Kinh tế tuần hoàn đang được nước ta xem trọng, trong kinh tế tuần hoàn thì việc phân tích áp dụng 3R trong quy trình sản xuất là phương pháp quan trọng và bước đầu tiên trong quá trình áp dụng sản xuất tuần hoàn. Đối với các cơ sở sản xuất, đặc biệt là ngành sản xuất tái chế giấy, để thực hiện phân tích các khâu sản xuất, từ đó xem xét các khâu có thể áp dụng 3R vào quy trình vừa giúp tiết kiệm, tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường khi xử lý, tận dụng, tái sử dụng các phế thải trong quá trình sản xuất. Nghiên cứu này với mục tiêu phân tích từng công đoạn trong quy trình sản xuất giấy tái chế tại cơ sở sản xuất giấy của Công ty TNHH An Hưng, từ đó đề xuất áp dụng 3R vào quy trình sản xuất nhằm giảm thiểu, tái sử dụng và tận dụng các phế thải giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả bảo vệ môi trường. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện điều tra tổng hợp thông tin tại Nhà máy sản xuất giấy của Công ty TNHH An Hưng. Phân tích quy trình sản xuất giấy tại nhà máy, từ các khâu sản xuất cụ thể lựa chọn áp dụng 3R vào quy trình phù hợp, tiết kiệm năng lượng, tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường. - Phương pháp 3R: 3R là từ viết tắt của Reduce – Reuse – Recycle được hiểu là Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế, đây cũng là lý do mà 3R được gọi với cái tên khác là 3T. Phương pháp 3R chính là giải pháp về môi trường mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đang ứng dụng để bảo vệ và hạn chế sự ô nhiễm môi trường (Công ty Phương Nam, 2020). Mỗi bộ phận trong 3R đều mang những ý nghĩa nhất định: + Reduce (tiết giảm): sự thay đổi lối sống, cách tiêu dùng và sự cải tiến trong quy trình sản xuất… sẽ làm giảm lượng chất thải phát sinh ra môi trường. Lượng sản phẩm tạo ra lớn nhất, tài nguyên được sử dụng hiệu quả nhất nhưng lượng chất thải tạo ra lại ít nhất là sự tối ưu hóa cần thiết. + Reuse (tái sử dụng): tận dụng tối đa tuổi thọ của các sản phẩm và sử dụng nó để phục vụ các mục đích khác nhau nhằm tiết kiệm tối đa. + Recycle (tái chế): bằng sự sáng tạo mà tận dụng những phế thải, vật liệu thải đi để làm ra các sản phẩm khác có ích. 2.2. Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin 2.2.1. Thời gian khảo sát: Tháng 12 năm 2023. 2.2.2. Đối tượng khảo sát: Nhà máy sản xuất giấy của Công ty TNHH An Hưng tại Lô E, đường số 4, KCN Đồng An, phường Bình Hòa, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. 2.2.3. Khảo sát thực địa và quan sát trực tiếp: Tạo ra một bảng thống kê các dữ liệu cần thu thập trong quá trình khảo sát có các câu hỏi liên quan đến quy trình sản xuất giấy, công nghệ sử dụng, tình hình môi trường, quy trình kiểm soát chất lượng và các vấn đề khác. Sau đó, trao đổi trực tiếp với các nhân viên trong nhà máy và các chuyên gia liên quan. Trực tiếp đến các khâu sản xuất để tìm hiểu về quy trình sản xuất giấy. 2.2.4. Phân tích số liệu Thu thập các tài liệu liên quan như báo cáo sản xuất, tài liệu về quy trình làm việc, và các báo cáo về môi trường. Phân tích các số liệu chi tiết về hoạt động của nhà máy và các vấn đề liên quan. Từ đó, nhận diện các giải pháp 3R đã và đang được áp dụng tại nhà máy và đề xuất thêm các khâu sản 408
  3. xuất có thể bổ sung giải pháp 3R nhằm tối ưu hoá hiệu quả sản xuất cùng với hiệu quả về kinh tế, giảm tải áp lực lên môi trường về các vấn đề liên quan đến chất thải. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tổng quan về nhà máy sản xuất giấy Công ty TNHH An Hưng 3.1.1 Quy mô hoạt động Công ty TNHH An Hưng Công ty TNHH An Hưng (Công ty An Hưng) có địa chỉ tại Lô E, đường số 4, KCN Đồng An, phường Bình Hòa, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Công ty được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2004, Công ty đã được phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết công suất sản xuất khăn giấy, giấy vệ sinh là 5.000 tấn sản phẩm/năm và đang hoạt động sản xuất ổn định. Bảng 1. Các dòng sản phẩm của Nhà máy Stt Sản phẩm Đơn vị tính Công suất 1 Khăn giấy Tấn sản phẩm/năm 1.800 2 Giấy cuộn vệ sinh trắng (phôi giấy) Tấn sản phẩm/năm 1.100 3 Giấy vệ sinh thường Tấn sản phẩm/năm 2.100 Tổng Tấn sản phẩm/năm 5.000 (Nguồn: Công ty TNHH An Hưng, 2023) 3.1.2 Nguyên liệu sản xuất của Công ty An Hưng Nguyên liệu sản xuất của Công ty chủ yếu là phế liệu giấy (80%) và bột giấy (20%). Nhu cầu khối lượng nguyên liệu sử dụng trong năm như sau: Bảng 2. Nhu cầu nguyên liệu và hóa chất sản xuất của Công ty Tên nguyên liệu, Nguồn Stt Đơn vị Khối lượng Công đoạn sử dụng nhiên liệu cung cấp Nhập khẩu, 1 Giấy phế liệu Tấn 5.000 Sản xuất giấy nội địa 2 Bột giấy Tấn 1.200 Nhập khẩu Sản xuất giấy 3 Chất phân tán Tấn 4 Trong nước Sản xuất giấy 4 Chất tách lô Tấn 6 Trong nước Sản xuất giấy 5 Chất phủ lô Tấn 9,5 Trong nước Sản xuất giấy 6 Chất bền ướt Tấn 11 Trong nước Sản xuất giấy 7 Chất NaOH Tấn 11,5 Trong nước Sản xuất giấy 8 Than đá Tấn 4.700 Trong nước Lò hơi 9 Polymer Cation Tấn 2,5 Trong nước Xử lý nước thải 10 Polymer Anion Tấn 0,83 Trong nước Xử lý nước thải Tổng cộng Tấn 10.945,33 - - (Nguồn: Công ty TNHH An Hưng, 2023) Định mức sử dụng nguyên vật liệu cho 1 tấn sản phẩm trong quy trình sản xuất tại nhà máy được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3. Định mức sử dụng nguyên vật liệu cho 1 tấn sản phẩm Stt Tên nguyên liệu Định mức/1 tấn sản phẩm 1 Bột giấy 0,24 tấn 2 Phế liệu giấy 1,00 tấn 409
  4. Bảng 3. Định mức sử dụng nguyên vật liệu cho 1 tấn sản phẩm Stt Tên nguyên liệu Định mức/1 tấn sản phẩm 3 NaOH 2,3 kg 4 Chất phủ lô 1,9 kg 5 Chất tách lô 1,2 kg 6 Chất phân tán 0,8kg 7 Chất bền ướt 2,2 kg (Nguồn: Công ty TNHH An Hưng, 2023) Nguồn cung cấp và khối lượng nhập khẩu giấy phế liệu: Năm 2016, nguồn thu mua trong nước khan hiếm và giá thành bột giấy cao, Công ty đã thay đổi cơ cấu tỷ lệ nguyên liệu 80% phế liệu giấy và 20% bột giấy, trong đó phế liệu giấy được nhập khẩu (Mã HS 4707.90.00) và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất tại Văn bản số 67/GXN-BTNMT ngày 07/10/2016. Bảng 4. Khối lượng phế liệu giấy được thu mua Thực tế Nguyên liệu Khối lượng (tấn/năm) Xuất xứ Giấy phế liệu 5.000 Nhập khẩu (Nguồn: Công ty TNHH An Hưng, 2023) Bảng 5. Mã hồ sơ giấy phế liệu nhập khẩu Mã HS nhập khẩu (GP số Mã HS nhập khẩu (GP Khối lượng Nguyên liệu 67/GXN-BTNMT ngày số 127/GXN-BTNMT (tấn/năm) 07/10/2016) ngày 31/10/2018) Giấy phế liệu 5.000 4707.90.00 4707.20.00 (Nguồn: Công ty TNHH An Hưng, 2023) Ghi chú: + Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): loại khác, kể cả phế liệu và vụn thừa chưa phân loại (mã HS: 4707.90.00) + Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy hoặc bìa khác được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình hóa học đã tẩy trắng, chưa nhuộm màu toàn bộ (mã HS 4707.20.00) Khi nhập khẩu giấy phế liệu, Công ty lựa chọn nhập nguồn từ các nước như Nhật, Úc và Mỹ thông qua các Công ty cung cấp phế liệu có đầy đủ các hồ sơ pháp lý. Phế liệu giấy nhập khẩu về Công ty phải được kiểm tra theo phương pháp sau: Phế liệu nhập khẩu được kiểm tra theo Quy chuẩn QCVN 33:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu giấy nhập khẩu. - Phương pháp kiểm tra, trưng cầu giám định sự tuân thủ về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu: + Khi phế liệu được nhập về Cơ quan hải quan yêu cầu công ty thuê đơn vị giám định độc lập để kiểm tra trực tiếp tại cảng. + Trong trường hợp chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn dựa trên chứng thư giám định của đơn vị giám định độc lập, cơ quan hải quan có thể áp dụng phương pháp trưng cầu ý kiến chuyên gia thông qua tư vấn của Hội đồng kiểm tra phế liệu nhập khẩu để đánh giá sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu của lô hàng phế liệu nhập 410
  5. khẩu. Nếu trường hợp phải bắt buộc tái xuất hoặc xử lý theo ý kiến của hội đồng kiểm tra thì đơn vị nhập khẩu phải có trách nhiệm phối hợp xử lý và dùng số tiền ký quỹ bảo vệ môi trường của lô hàng đó chi trả các chi phí xử lý. 3.1.3 Quy trình sản xuất giấy của Công ty An Hưng Quy trình sản xuất giấy của Công ty An Hưng được trình bày ở Hình 1. Bột giấy 20% Nghiền thủy lực Nước thủy cục Giấy phế liệu nhập 80% NaOH Bồn chứa bột Nghiền đĩa Nước cấp Bồn chứa bột Khí thải Thùng cao vị Nước thủy cục Chất trợ phân Nước cấp Lò hơi Bơm đẩy tán Chất tách lô, chất Xeo giấy Hồ âm xeo Nước thải phủ lô Bể chứa điều Giấy cuộn hòa Phế liệu tái sử Bột giấy Chất thải rắn San cắt cuộn Bể DAF dụng tái sử dụng Sục khí Sản xuất giấy vệ Tạo khăn rút Đóng gói sinh Bể lắng Bùn thải Cắt Cắt Tái sử dụng Đóng gói Đóng gói 30% Đấu nối vào KCN Giấy vệ sinh Giấy cuộn thành Đồng An 70% Khăn giấy thành thường thành phẩm phẩm phẩm (Phôi giấy) Hình 1. Quy trình sản xuất giấy của Công ty An Hưng 411
  6. Thuyết minh quy trình: - Phế liệu làm nguyên liệu cho sản xuất Phế liệu giấy nhập khẩu về nhà máy là loại phế liệu giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa) giấy hoặc bìa khác được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình hóa học đã tấy trắng, chưa nhuộm màu toàn bộ (mã HS 4707.20.00). Phế liệu được đóng thành từng kiện (bành) giấy phế liệu có kích thước 1mx1mx1m, trọng lượng 400kg/kiện. Khi nhập khẩu giấy phế liệu, Công ty lựa chọn nhập nguồn từ các nước như Nhật, Úc và Mỹ thông qua các Công ty cung cấp phế liệu có đầy đủ các hồ sơ pháp lý. Phế liệu trước khi được nhập khẩu về Công ty sẽ được kiểm tra theo Quy chuẩn QCVN 33:2010/BTNMT và thông qua kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan. - Nhập kho lưu chứa Phế liệu giấy sau khi được kiểm tra đúng quy định từ cơ quan giám định sẽ được vận chuyển về công ty bằng các xe container. Từng kiện (bành) phế liệu được xếp chồng lên nhau và được đưa đến khu vực kho lưu chứa phế liệu bằng xe nâng. Nhân viên kho chứa phế liệu sẽ sắp xếp khu vực chứa phế liệu giấy nhập khẩu vừa mới được vận chuyển về. Các phế liệu còn tồn trong kho chứa sẽ được để riêng với khối lượng phế liệu mới được nhập về để Công ty tiện sử dụng lượng phế liệu. Sau khi nhập phế liệu về kho, nhân viên quản lý kho sẽ kiểm tra lại số lượng so với khối lượng ban đầu nhập về để tránh sự thất thoát phế liệu giấy nhập khẩu. Công đoạn này sẽ làm phát sinh bụi từ giấy phế liệu khoảng 0,1mg/m3 không gian nhà xưởng, khí thải từ phương tiện vận chuyển (thành phần chủ yếu là Bụi, CO, SO2, NOx) và chất thải là giấy phế liệu rơi vãi trong quá trình vận chuyển khoảng 10 kg/ngày. Chất thải giấy phế liệu được thu gom và đưa đến khu vực nghiền thủy lực để phục vụ sản xuất. - Sơ chế/phân loại phế liệu Nguyên liệu đầu vào cung cấp cho quy trình sản xuất giấy là giấy phế liệu (chiếm 80%) bao gồm: giấy thành phẩm bị lỗi do không đạt quy cách của giấy vệ sinh, khăn giấy, khăn bếp từ quá trình sản xuất của Công ty; bột giấy (chiếm 20%). Nguyên liệu giấy phế liệu trước khi đưa vào thiết bị nghiền thủy lực để thực hiện công đoạn ngâm, nghiền giấy thì sẽ được cắt dây kẽm và lựa thủ công lõi của cuộn giấy vệ sinh. Công đoạn này sẽ làm phát sinh bụi giấy phế liệu khoảng 0,2mg/m3 không gian nhà xưởng và chất thải rắn công nghiệp thông thường như: lõi cuộn giấy vệ sinh từ sản phẩm lõi khoảng 200 tấn/năm; dây kẽm cột kiện phế liệu khoảng 50 tấn/năm. Dây kẽm này được lưu giữ tại kho chứa chất thải rắn thông thường, lõi giấy được lưu giữ tại khu vực chứa lõi giấy tại khu vực xử lý nước thải và chuyển giao cho đơn vị có chức năng. (a) (b) 412
  7. (c) Hình 2. (a) Phế liệu giấy trước khi cắt dây kẽm; (b) Bột giấy; (c) Công đoạn lựa phế thải giấy từ sản phẩm lỗi của Công ty - Nghiền giấy bằng hệ thống nghiền thủy lực Sau khi tách tạp chất, giấy phế liệu sẽ được đưa vào hệ thống khuấy bằng pa lăng điện. Tại đây, giấy được đánh tơi, pha trộn thêm NaOH (tỷ lệ 5,175kg/2.250kg bột giấy+giấy phế liệu) nhằm làm mềm giấy, tan nhanh bột giấy và trộn đều trong bồn nghiền thủy lực. Mỗi một mẻ sản xuất thì cần 9 cối bột (2 bột giấy và 7 phế liệu). Mỗi một lần nghiền thủy lực cần 250 kg bột giấy hoặc 250 kg phế liệu giấy với 5,5m3 nước. Tỷ lệ bột so với nước tại công đoạn này khoảng 4,5%. Công đoạn này làm phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn từ băng áp tải đưa giấy đến bồn thủy lực. Chất thải rắn phát sinh từ công đoạn này bao gồm chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại. + Chất thải rắn công nghiệp thông thường: giấy phế liệu, bao bì đựng bột giấy, dây nilon, ghim, kẹp tạp chất…có lẫn trong phế liệu. + Chất thải nguy hại: bao bì đựng hóa chất NaOH khoảng 0,01 tấn/năm. - Nghiền đĩa Sau khi giấy phế liệu được đánh tơi, phối trộn với bột giấy và hóa chất tạo thành hỗn hợp dung dịch giấy sẽ được bơm vào bồn chứa bột có thể tích 120m3 trước khi chuyển sang hệ thống nghiền đĩa và phân phối bằng hệ thống bơm. Công đoạn này làm phát sinh tiếng ồn từ máy móc, thiết bị sản xuất. Hình 3. Phế liệu giấy và bột giấy sau khi đánh thủy lực Sau khi dung dịch giấy được đưa sang hệ thống nghiền đĩa, tại đây dung dịch giấy sẽ được đánh tơi, mịn. Công đoạn này phát sinh tiếng ồn từ máy móc, thiết bị sản xuất. - Hồ chứa Dung dịch giấy sau khi được đánh tơi, mịn sẽ được bơm vào hồ chứa bột (thể tích 300m3) 413
  8. qua hệ thống bơm. Hồ chứa được thiết kế với 06 bể chứa có thể tích 50m3/bể, các bể chứa được lắp đặt mô tơ khuấy riêng. Tại đây, nước cấp sẽ được cấp thêm 20m3/mẻ để bột giấy đạt tỷ lệ 3,2%, dung dịch giấy được khuấy đều tại các bể chứa. Công đoạn này phát sinh tiếng ồn từ máy móc, thiết bị sản xuất. - Thùng cao vị Sau khi dung dịch được khuấy trộn đều, dung dịch giấy sẽ được bơm vào thùng cao vị. Tại đây, nước cấp sẽ được châm bổ sung thêm 20,5m3/mẻ để tạo ra tỷ lệ bột giấy 2,5%. Công đoạn này phát sinh tiếng ồn từ máy móc, thiết bị sản xuất. (a) (b) Hình 4. (a) Dung dịch giấy; (b) Thùng cao vị - Bơm đẩy Dung dịch giấy sau đó sẽ được đưa đến hệ thống bơm đẩy, chất trợ phân tán sẽ được đưa vào để rã đều mặt giấy và làm cho dung dịch giấy không bị vón cục. Tiếp theo, dung dịch giấy sẽ được đưa đến hệ thống xeo giấy. Công đoạn này làm phát sinh: nhiệt thừa, tiếng ồn, chất thải rắn. Chất thải nguy hại phát sinh: bao bì đựng hóa chất cung cấp cho sản xuất giấy khoảng 0,05 tấn/năm. - Xeo giấy Sau khi nồng độ của dung dịch giấy đã được kiểm tra theo yêu cầu của công nghệ, dung dịch giấy sẽ được đưa xuống trục sàng để lọc những tạp chất mà phần lọc chưa lọc hết trước và được đưa qua hệ thống xeo giấy, dung dịch giấy được điều chỉnh lượng phun trên lưới xeo cho phù hợp với định lượng mong muốn. Tại chuyền xeo giấy, hóa chất tách lô và chất phủ lô sẽ được châm trực tiếp vào quá trình chạy xeo giấy. Nước thải trong quá trình xeo sẽ được đưa về hồ âm xeo và tuần hoàn liên tục đến hệ thống bơm đẩy và dẫn về chuyền xeo giấy. Cuối ngày, nước thải sẽ được xả thải từ hồ âm xeo dẫn về hệ thống xử lý nước thải. Nước sau xử lý được tái sử dụng 30% dẫn về bể nghiền thủy lực để phục vụ cho công đoạn nghiền và xeo giấy. Phần nước còn lại 70% theo đường ống dẫn về hố ga đấu nối vào Khu công nghiệp Đồng An. 414
  9. Hình 5. Dung dịch giấy được điều chỉnh phun trên Hình 6. Cuộn xeo giấy lưới xeo Sau khi được phun trên lưới, dung dịch giấy sẽ được trải đều bằng hệ thống máy tạo rung. Dung dịch giấy sẽ được làm khô sơ bộ tại phần lưới trước khi qua phần ép. Tại đây, tờ giấy còn ướt sẽ được ép khô liên tục trước khi qua phần sấy. Sau khi đưa vào phần sấy, giấy sẽ được tuần tự đưa qua hệ thống sấy để làm khô tờ giấy theo yêu cầu công nghệ trước khi vào hệ thống cuốn giấy. Công ty sử dụng 01 lò hơi công suất 12 tấn/giờ sử dụng nguyên liệu là than đá cung cấp hơi để sấy khô. Sau khi ra khỏi công đoạn xeo, giấy được cuốn vào trục cuốn giấy. Khi chiều dài giấy đạt yêu cầu, trục cuốn giấy sẽ được lấy ra và thay trục khác vào và kết thúc quá trình sản xuất giấy. Công đoạn này làm phát sinh: tiếng ồn, nhiệt thừa, chất thải rắn. - Tiếng ồn phát sinh từ máy móc, thiết bị sản xuất. - Xỉ than và tro phát sinh từ hệ thống lò hơi khoảng 546 tấn/năm. - Nhiệt thừa phát sinh từ hệ thống xeo giấy, công đoạn sấy giấy và hệ thống khí thải lò hơi. - Chất thải nguy hại: bao bì đựng hóa chất cung cấp cho sản xuất khoảng 0,02 tấn/năm. Dòng sản phẩm phôi giấy Dòng sản phẩm phôi giấy là những cuộn xeo giấy lớn được cuốn vào trục giấy. Từng cuộn phôi giấy sẽ được đưa đến khu vực san cắt cuộn để cắt gọn gàng cho 02 đầu của cuộn giấy để chúng đều nhau. Sau đó, các cuộn giấy sẽ được đóng gói bằng bịch nilon và được xe nâng đưa vào kho chứa giấy cuộn thành phẩm (phôi giấy). Công đoạn này làm phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất: giấy vụn từ công đoạn cắt tỉa phôi giấy, bao nilon phát sinh từ công đoạn đóng gói sản phẩm khoảng 0,025 tấn/năm. - Bao nilon được thu gom và đưa đến khu vực lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường có diện tích 25m2 và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý. Sản xuất giấy vệ sinh Các cuộn giấy (phôi giấy) được san thành các cuộn nhỏ, được quấn qua một thanh dài và quấn ngược vào lõi giấy, những cuộn giấy vệ sinh này được quấn tới một kích thước phù hợp thì dừng và chuyển sang giai đoạn cắt, chia thành những cuộn nhỏ và đi vào quy trình đóng gói. Công đoạn này làm phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất: giấy vụn từ công đoạn cắt tỉa phôi giấy, bao nilon phát sinh từ công đoạn đóng gói sản phẩm khoảng 0,025 tấn/năm. - Bao nilon được thu gom và đưa đến khu vực lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường có diện tích 25m2 và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý. Sản xuất khăn giấy 415
  10. Các cuộn giấy (phôi giấy) được đưa vào máy cắt và tạo gấp thành nhiều lớp, sau đó được cắt thành đoạn dài, tiếp theo cắt thành các đoạn nhỏ kích thước 95mmx100mm; 200mmx100mm và được đưa vào đóng gói. Tổng hợp các loại chất thải phát sinh ở các công đoạn sản xuất bao gồm: - Chất thải rắn như dây kẽm, lõi cuộn giấy vệ sinh phát sinh từ công đoạn sơ chế, phân loại phế liệu; - Tỷ lệ tạp chất trong phế liệu 5%; - Nước thải sản xuất phát sinh trong công đoạn xeo giấy; - Khí thải phát sinh trong công đoạn xeo giấy; - Tiếng ồn và độ rung phát sinh chủ yếu từ quá trình xeo giấy, sấy, sang cuộn; 3.2 Phân tích và đề xuất áp dụng 3R tại nhà máy sản xuất giấy An Hưng 3.2.1 Phân tích áp dụng 3R tại nhà máy sản xuất giấy của Công ty An Hưng Hình 7. Đề xuất áp dụng 3R tại Công ty TNHH An Hưng Reduce - Tiết giảm: Mục tiêu tận dụng nước thải phục vụ cho sản xuất nhằm giảm lượng nước thải phải xả thải ra môi trường, giảm áp lực lên môi trường tự nhiên. Đối với các giấy đầu thừa và bán thành phẩm chưa đạt chất lượng thải ra sẽ tiếp tục đưa về đầu vào của công đoạn sản xuất nhằm tiết giảm tối đa chất thải rắn. Reuse - Tái sử dụng: Công đoạn ngâm kiềm gây ô nhiễm do sử dụng hoá chất độc hại, xeo giấy có nước thải bao gồm một hàm lượng lớn bột giấy hoà tan... Hiện nay đã có xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công nghệ hiện đại xử lý nước thải riêng của ngành giấy. Nước thải sau xử lý được công ty tái sử dụng 30% dẫn về công đoạn nghiền và xeo giấy, 70% nước thải sau xử lý xả thải ra môi trường. 10. Recycle - Tái chế: Tro phát sinh từ việc đốt để vận hành lò hơi được hợp đồng bán lại cho các Công ty sản xuất làm phân bón, nguyên liệu xây dựng,… 11. 3.2.2 Phương án 3R tại kho, bãi lưu trữ phế liệu nhập khẩu (Reduce) Công ty đã bố trí 03 khu vực lưu giữ giấy phế liệu nhập khẩu trong nhà xưởng số 01 (khu vực số 01, 02, 03) và 01 khu vực lưu giữ giấy phế liệu nhập khẩu trong nhà xưởng số 02 (khu vực số 04). Các khu vực lưu giữ phế liệu được sơn vạch trắng, phế liệu được đặt trong khu không lấn chiếm đường nội bộ trong nhà xưởng. Tại mỗi khu vực lưu giữ có gắn bảng định danh đúng quy định. Đối với bên ngoài khu vực lưu chứa: 02 khu vực lưu giữ phế liệu được lắp đặt hệ thống PCCC 416
  11. trên vách tường phía bên ngoài kho lưu chứa, cửa kéo che chắn, nằm giữa 02 khu vực là đường nội bộ nền tráng xi măng có khoảng cách 5m. Xung quanh khu vực lưu giữ phế liệu trống trải, cách xa khu vực khác từ 6m đến 10m. Nhà xưởng số 01 và số 02 có nền bê tông chống thấm, có gờ vát chống tràn ở vị trí cửa ra vào của nhà xưởng ngăn ngừa nước mưa chảy tràn; tường xây bằng gạch; mái lợp tôn, có hệ thống máng và đường ống thu gom nước mưa từ mái các nhà xưởng vào hệ thống cống thu gom nước mưa; có trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy phòng chống thất thoát, hư hỏng nguyên liệu 3.2.3 Phương án bốc xếp, nâng chuyển phế liệu sản xuất (Reduce) Phế liệu giấy nhập khẩu được đóng theo từng kiện và vận chuyển trong container. Sau khi phế liệu đã được kiểm tra, khai báo với cơ quan chức năng về lô hàng và được cấp giấy chứng nhận nhập hàng phế liệu thì phế liệu được chuyển về Nhà máy. Từng kiện (bành) phế liệu có kích thước 1mx1mx1m, được đóng kiện cẩn thận, đều nhau nên thuận tiện cho việc xếp chồng lên nhau và được đưa đến khu vực lưu giữ phế liệu bằng xe nâng. Nhân viên khu vực lưu giữ phế liệu sẽ sắp xếp khu vực chứa phế liệu giấy nhập khẩu vừa mới được vận chuyển về. Các phế liệu còn tồn trong khu vực lưu giữ sẽ được để riêng với khối lượng phế liệu mới được nhập về để Công ty tiện sử dụng lượng phế liệu. Sau khi nhập phế liệu về khu vực lưu giữ, nhân viên quản lý sẽ kiểm tra lại số lượng so với khối lượng ban đầu nhập về để tránh sự thất thoát phế liệu giấy nhập khẩu ở giai đoạn này. 3.2.4 Phương án 3R tại các khu vực lưu chứa nguyên liệu sản xuất của Nhà máy (Reduce – Reuse) Bên cạnh đó, Công ty cũng có bố trí các khu vực lưu chứa nguyên liệu bột giấy, hóa chất phục vụ cho sản xuất, hóa chất vận hành HTXL nước thải và khí thải, khu vực lưu chứa bột giấy thu hồi từ HTXL nước thải. Các khu vực được bố trí như sau: - Khu vực lưu chứa hóa chất sản xuất (Reduce): + Khu vực lưu chứa hóa chất sản xuất được bố trí trong xưởng 1,2 với tổng diện tích 16m2 (kích thước: DxR= 4m x 4m). Hóa chất được lưu chứa trong bồn nhựa có dung tích 240 lít/thùng, các thùng chứa được dán bảng thông tin về hóa chất. + Các thùng hóa chất được xếp gọn gàng và để trên các pallet nhựa. Việc đảm bảo an toàn cho khu lưu chứa hóa chất giúp giảm thiểu hư hỏng, thất thoát nguyên liệu lưu trữ. - Khu vực chứa hóa chất xử lý nước thải (Reuse): + Khu vực chứa hóa chất xử lý nước thải được bố trí tại khu vực xử lý nước thải với diện tích 6m2 (kích thước: DxR= 3m x 2m). + Các loại hóa chất sử dụng cho HTXL chủ yếu là hóa chất dạng bột, rắn và đóng thành từng bao chứa loại 25kg/bao. + Các bao chứa hóa chất được dán bảng thông tin về hóa chất và đóng thành kiện (bành) hóa chất và được sắp xếp gọn gàng trong kho chứa. + Đối với các hóa chất được đựng trong thùng chứa có dung tích 40kg/thùng và dán bảng thông tin về hóa chất. + Các thùng hóa chất được xếp chồng lên nhau và sắp xếp gọn gàng trong nhà xưởng. 12. 3.2.5 Phương án xử lý tạp chất (Reuse - Recycle) Trong quá trình sơ chế, chuẩn bị giấy phế liệu phát sinh chất thải rắn: dây kẽm, lõi cuộn giấy. Các chất thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu được thu gom về kho lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường có diện tích 25m2 (5mx5m) và được tái sử dụng (Reuse) hoặc bán cho 417
  12. các công ty thu gom chuyên dụng để sản xuất (Recycle). Hình 8. Khu vực lưu chứa chứa dây kẽm Hình 9. Khu vực lưu chứa chứa lõi giấy phế liệu và bao bì nilon thải - Dây kẽm buộc phế liệu được thu gom, lưu giữ tại khu vực chứa chất thải rắn thông thường diện dích 25m2. Dây kẽm sau khi được thu gom được tái sử dụng (Reuse) cho mục đích buộc các nguyên vật liệu, bao bì hoặc chuyển giao cho Công ty TNHH MTV SX TMDV Thuận Thành Phát theo Hợp đồng mua bán phế liệu 01/HDNT/TP-AH ngày 02/01/2022, hiệu lực của hợp đồng đến ngày 31/12/2022 để tái chế (Recycle) cho mục đích tạo ra sản phẩm phục vụ hỗ trợ định hình cây trồng trong ngành nông nghiệp. - Lõi giấy thải và bao bì nilon thải được thu gom, lưu giữ tại khu vực chứa chất thải rắn thông thường có diện tích 25m2 đặt tại khu vực xử lý nước thải. Lõi giấy thải sau khi được thu gom được đưa vào quy trình tái sản xuất (Reuse) hoặc chuyển giao cho Công ty TNHH SX TM Giấy Phát Đạt theo Hợp đồng số 01/AH-PD/22 ngày 02/01/2022 và Công ty TNHH Bến Thành Phát theo Hợp đồng số 01/AH-TP/22 ngày 02/01/2022 để tái chế (Recycle) cho mục đích tạo ra sản phẩm khác. - Xử lý tro, gỉ thải trong quá trình sản xuất được chuyển giao cho Công ty Cổ phần Thuận Hải Commodities (đơn vị thu gom) và Công ty TNHH Môi trường Quý Tiến (đơn vị xử lý) theo Hợp đồng số 012022/HĐ-ANHUNG-XLCT ngày 07/01/2022 thu gom tái chế (Recycle) cho mục đích làm phân bón, vật liệu xây dựng hoặc xử lý theo quy định. - Giấy đầu thừa và giấy rác phát sinh chủ yếu từ quá trình cắt cuộn và được đưa về sử dụng lại trong quá trình nghiền thủy lực để quay vòng sản phẩm (Reuse). Như vậy, sau khi phân tích quy trình sản xuất giấy, hiện nay Công ty đã và đang có một số giải pháp ứng dụng được 3R. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu chọn lọc những khâu có thể bổ sung áp dụng 3R như sau: - Reduce: Công ty đã và đang áp dụng giải pháp làm giảm thất thoát nguyên liệu được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, từ nhập nguyên liệu, kiểm soát nguyên liệu đầu vào, quá trình lưu trữ, bảo quản nguyên liệu và thành phẩm. Nhóm nghiên cứu đề xuất tận dụng phế thải từ quy trình sản xuất để tiếp tục quay vòng sản phẩm để tiết giảm nguồn nguyên liệu đầu vào nhằm tiết kiệm chi phí. - Reuse và Recycle: Công ty đã thực hiện được trong suốt quá trình sản xuất ở khâu thu hồi các chất thải: kẽm, kim loại, lõi giấy, đầu giấy loại ra khi sản xuất dùng để cung cấp cho các công ty liên doanh thu hồi và tái chế. Nhóm nghiên cứu đề xuất có thể tái sử dụng cho sản xuất đối với dây kẽm, lõi giấy và đầu giấy có thể đưa về quá trình nghiền thủy lực để quay vòng sản phẩm. - Reuse: Công ty đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải để xử lý nước thải phát sinh đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải ra môi trường. Nhóm nghiên cứu đề xuất tái sử dụng một phần nước thải trong các khâu trong quy trình sản xuất. Việc áp dụng 3R trong quy trình sản xuất giấy hạn chế tối đa lượng chất thải ra môi trường, vừa giúp cho Công ty thu hồi kinh phí tiếp tục quy trình sản xuất, vừa giúp bảo vệ môi trường. 418
  13. 4. KẾT LUẬN Kinh tế chất thải với việc nhìn nhận từ tất cả các khía cạnh như thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, thiêu đốt hay chôn lấp... đã, đang và sẽ còn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân đặc biệt là giai đoạn hiện nay khi nhiệm vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đang được đặt lên hàng đầu. Rất nhiều những vấn đề phát sinh trong đó phế thải là một vấn đề cần giải quyết như thế nào để vừa có thể phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường và sự đóng góp của các Công ty sản xuất giấy từ phế liệu trong nền kinh tế sản xuất hiện nay là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu tại Công ty TNHH An Hưng đã cho thấy được việc áp dụng 3R tiết giảm lượng nước đầu vào, các nguyên liệu đầu vào ở giai đoạn nghiền, cắt cuộn; tái sử dụng lượng lớn nước thải trong quy trình sản xuất, và tái chế các phế phẩm giấy vụn, nước thải ở giai đoạn bột giấy, xeo giấy, cuộn giấy, cắt cuộn và đóng gói đã giúp Công ty hạn chế tối đa lượng chất thải ra môi trường, vừa giúp tiết kiệm kinh phí trong quá trình sản xuất, bảo vệ môi trường sản xuất và môi trường tự nhiên, tăng tính bền vững của sản phẩm và tuần hoàn phế thải của ngành giấy để sử dụng làm nguyên, vật liệu cho các ngành khác. Thực hiện sử dụng phế thải của ngành khác làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất là giải pháp hiệu quả giúp giảm tải chất thải ra môi trường, đặc biệt phân tích quy trình sản xuất, tìm ra những công đoạn có thể áp dụng 3R vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp vừa giúp thực hiện sản xuất tuần hoàn hiệu quả và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ty TNHH An Hưng (2023). Tài liệu nội bộ. 2. Công ty Phương Nam (2020). Mô hình 3R (giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế) trong quản lý chất thải rắn. Công ty TNHH phát triển công nghệ sạch Phương Nam (Website) .https://www.safuna.com/cong- nghe/mo-hinh-3r-giam-thieu-tai-su-dung-tai-che-trong-quan-ly-chat-thai-ran-188.html; 3. Trịnh Ngọc Tuấn (2023). Nghiên cứu thực trạng tái chế, vấn đề môi trường một số doanh nghiệp tái chế chất thải điện tử ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường. Tạp chí Môi trường số 1/2023. 4. Vũ Văn Trụ và nnk (2008). Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường ngành công nghiệp giấy tái chế. Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội (Luận văn tốt nghiệp). 5. Ái Vân và Hà Hải (2020). Áp dụng 3R - Giảm thải, tăng lãi. Tạp chí Sài Gòn Giải phóng online. https://www.sggp.org.vn/ap-dung-3r-giam-thai-tang-lai-post122053.html 419
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2