PHÁT HIỆN MỚI TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐỘNG XÁ HƯNG YÊN
lượt xem 17
download
Trống đồng Đông Sơn là một báu vật của người Việt cổ, một giá trị điển hình của mỹ thuật văn hóa Đông Sơn. Trên trống đồng người ta tìm thấy lịch sử, lễ hội, mỹ thuật, kiến trúc, trang phục v.v... mọi sinh hoạt tượng trưng được mô phỏng trong ngôn ngữ mỹ thuật tạo hình. Người Việt thời vương quốc Văn Lang thờ thần mặt trời, vì vậy mặt trời được thể hiện lớn trên mặt trống đồng. Giá trị của trống đồng trở thành biểu tượng của nền văn hóa, văn minh cổ xưa cách đây...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PHÁT HIỆN MỚI TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐỘNG XÁ HƯNG YÊN
- PHÁT HIỆN MỚI TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐỘNG XÁ HƯNG YÊN Trống đồng Đông Sơn là một báu vật của người Việt cổ, một giá trị điển hình của mỹ thuật văn hóa Đông Sơn. Trên trống đồng người ta tìm thấy lịch sử, lễ hội, mỹ thuật, kiến trúc, trang phục v.v... mọi sinh hoạt tượng trưng được mô phỏng trong ngôn ngữ mỹ thuật tạo hình. Người Việt thời vương quốc Văn Lang thờ thần mặt trời, vì vậy mặt trời được thể hiện lớn trên mặt trống đồng. Giá trị của trống đồng trở thành biểu tượng của nền văn hóa, văn minh cổ xưa cách đây 3 nghìn năm. Thời nhà Hạ có trống một chân (Túc cổ), thời nhà Thương có doanh cổ (trống có lỗ thông ở giữa), các hoàng đế Trung Hoa có trống giao long (da quì) đều không thể vượt qua sự trường tồn và giá trị văn hóa cổ của trống đồng Việt cổ. Trống đồng còn là biểu tượng cao quí, linh thiêng của người Việt. Trong sách Tôn giáo thời tiền sử của Đông Nam á (1) viết trống Đông Sơn là vật thiêng, làm trung gian giữa con người và trời đất, giữa cõi sống và cõi chết. Trên mặt trống hình tia mặt trời toả rộng, ban sự sống cho muôn loài, bao quanh các vành trang trí muông thú, chim bay, hươu chạy, cá bơi là cõi đất, với biết bao hình ảnh nhảy múa, thuyền bơi, sóng nước là đặc trưng của vùng Đông Nam á. Chính vì sự cao quý linh thiêng và tượng trưng quyền lực của thủ lĩnh người Việt, khi cần tập hợp chống ngoại xâm, đoàn kết, đều đánh
- trống đồng của nhà nước Âu Lạc. Khi nhà Hán xâm lược nước ta năm 43 đã tổ chức thu vét trống đồng đem đi thủ tiêu, phá hoại văn hóa. Mã Viện đã vơ vét trống đồng đúc thành hình con ngựa cao 3 thước - 5 tấc, dài 4 thước - 4 tấc (cao khoảng 1m40, thân dài khoảng 1m80) để dâng vua Hán Quang Vũ, đặt tại kinh đô Trường An. Kể từ đó, trống đồng được người Việt bảo vệ bằng cách đem chôn giấu trong lòng đất. Cuộc xâm lược của người Hán qua 10 thế kỷ, dưới ách đô hộ, thời gian đã làm quên lãng, đứt gẫy văn hóa, mỹ thuật của người Việt cổ bị phủ mờ bởi thời gian. Khi giành lại độc lập ở thế kỷ X người Việt tìm lại cội nguồn, quá khứ vương triều Lý đã xây dựng nơi đền thờ trống đồng ở Thăng Long, đó là đền Đồng Cổ nay thuộc làng Đông, phường Bưởi quận Tây Hồ. Phục hồi lại nơi thờ tại đền Đồng Cổ, huyện Yên Định, trấn Thanh Hoa. Đền Đồng Cổ xưa xây bên bờ sông Mã, xã Đan Nê Thượng, phủ Yên Định, nay là xã Yên Thọ, huyện Yên Định. Đây là vùng đất thuộc di tích khảo cổ, nền văn hóa thời Hùng Vương (Đông Sơn) dưới chân núi Tam Thái Sơn. Hàng năm, các vương triều Lý Trần, Lê Trịnh ở nước ta đều có tổ chức quốc lễ, tại đền Đồng Cổ ở kinh đô Thăng Long. Trống đồng còn là biểu tượng hãi hùng cho quân xâm lược. Sử sách Trung Hoa viết rằng trong các trận giao chiến, dân Bách Việt đánh trống đồng để thị oai. Đám quân bại trận ở Đại Việt về, còn lưu truyền câu ”Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh”. Nghe tiếng trống đồng sợ đến bạc tóc. Thời nhà Trần chiến thắng quân Nguyên ba lần, đến nỗi khi sứ thần nhà nguyên sang nước ta nghe tiếng trống đồng còn khiếp sợ để lại những
- vần thơ: Bóng lòe gươm sắt lòng thêm đắng Tiếng rộn trống đồng tóc đốm hoa Tuy vậy, do cuộc xâm lược với âm mưu đồng hóa người Việt, nền văn minh Trống Đồng Đông Sơn bị bao phủ mờ, sau một nghìn năm vẫn còn ẩn chứa nhiều điều nên ta chưa hiểu biết hết về xã hội thời Hùng vương. Cho đến nay sau 80 năm sau khi phát hiện ra văn hóa đồ đồng của người Việt số trống cỡ lớn loại I Hê gơ mới khoảng 80 chiếc, riêng ở Thanh Hóa thấy khoảng hơn 60 chiếc, tổng số các loại trống nước ta đã tìm thấy khoảng 300 trống. Kể từ năm 1924 được coi như nền văn minh thời Hùng vương, được tìm thấy lại, bằng những di sản vật thể. Trống đồng người Việt trở thành báu vật và niềm tự hào của các bảo tàng như: trống sông Đà còn gọi là trống Moulié được đem trưng bày ở Paris 1889, hiện lưu trữ tại bảo tàng Guimet; trống Khai hóa đưa đi trưng bày ở Paris nay để ở bảo tàng dân tộc học Vienne (Museum fiir Volkerkunde, Vienne) thế kỷ II trước công nguyên; trống Hà Nội được Anderson mua đưa về Thụy Điển vào bảo tàng Stockhom v.v... Tuy vậy ở nước ta cũng còn lưu giữ nhiều trống giá trị như trống Ngọc Lũ thế kỷ III trước công nguyên, của chùa Long Đọi làng Ngọc Lũ tỉnh Hà Nam (năm 1901 tìm thấy). Trống Hoàng Hạ tìm được năm 1932 lúc đào sông gần làng Hoàng Hạ tỉnh Hà Đông. Hai chiếc trống này hiện lưu tại Viện Bảo tàng lịch sử Hà Nội. Trong gần một thế kỷ qua, các nhà khảo cứu tốn biết bao giấy mực để tìm ra những lời giải về trống
- đồng, qua những hình vẽ nổi trên trống. Nói chung ít nhiều đều được khẳng định, trên nhiều khía cạnh, như thờ thần mặt trời, biểu hiện quyền lực, trống Đông Sơn là mô hình vũ trụ thu nhỏ v.v... Trong nghi lễ vương triều Việt đều có sử dụng trống đồng, sau khi dàn đại cổ đánh ba tiếng trống lớn, trống đồng đánh ứng lên ba tiếng (2) (Kim cổ ứng chi). Người có công sưu tầm trống đồng và khảo cứu cách đánh trống đồng phải nói đến nguyên chủ tịch hội cổ vật Thăng Long Phan Đình Nhân. Anh đã nghiên cứu tìm ra cách sử dụng dùi trống bọc bằng da (3) khi đánh vào vòng vành trong mặt trống như thúc giục quân sĩ, lúc quyết liệt, lúc ung dung. Khi dùi đánh chuyển động ra vòng ngoài, vào trung tâm, âm thanh vang động hào hùng như vạn hùng binh, lúc réo rắt, lúc trầm hùng như giao hòa cõi trời đất ở nơi núi sông Đại Việt. (Không phải một nhóm người cầm gậy gõ trên trống như lễ hội diễn hiện nay là không đúng). Theo kết quả nghiên cứu âm nhạc phạm vi đánh các vùng trong mặt trống tạo ra các nốt nhạc khác nhau, ví dụ như đánh vào khoảng 1-3 ta được nốt si giáng; vành 4-5 được nốt mi, nốt pha, ở vành 7 lại si giáng (4) và ở các loại trống khác có kết quả khác nhau nếu không cùng một loại. ở vòng ngoài vành 9 cũng lại trở lại nốt mi. Trong trống đồng còn chứa đựng một dòng chảy mỹ thuật Việt cổ. Để có được những hình trang trí hoa văn, người nhẩy múa, nhà cửa, thuyền tầng, võ sĩ rõ nét, đúc trống phải có tỷ lệ hàm lượng chì cao. Nhà nghiên cứu khảo cổ học Louis Finot nhận xét viết về trống đồng và đồ đồng thời Hùng Vương (Đông Sơn) “Những điều thấy được trên đồ đồng là hình ảnh của một cư dân nông nghiệp, săn bắn, đi biển, thờ vật tổ và nhất là cách ăn mặc, rất giống trang phục của thổ dân vùng Nam
- đảo”. Thật vậy, người Việt là cư dân nông nghiệp, hình ảnh trang phục áo tứ thân được thể hiện rất rõ trong trống đồng, đồng thời đi liền với hình ảnh con trâu, giúp người nông dân trong việc canh nông với câu : con trâu là đầu cơ nghiệp. Hình tượng đầu trâu được gắn liền với nhiều đồ đồng tác phẩm mỹ thuật. Hiện nay bảo tàng Hoàng gia Mariemont (Bỉ) có sưu tập được một chiếc muôi đồng (múc canh) có cán hình đầu trâu ở đầu cán muôi, hai sừng cong lên lớn, có gắn lục lạc, dọc theo cán hình trang trí mô típ vặn thừng và vòng tròn đồng tâm tiếp tuyến đối xứng. Đây là một chiếc muôi rất đặc sắc dài 22 cm, có thể là đồ sinh hoạt của các quý tộc, thủ lĩnh bộ lạc. Hình ảnh con trâu còn được tìm thấy trên tang trống đồng Động Xá, trâu đang gặm cỏ hai sừng cong vênh rất lớn, trên vai trâu một con chim đang đậu, xòe cánh, mỏ dài, bên cạnh là một tiếp tuyến trang trí tương tự cán muôi đồng. Tiếp đó là hình đúc nổi đôi trâu đang giao cấu, trâu cái hai chân trước choãi ra, đầu gục xuống, trâu đực tư thế dũng mãnh, chồm nhẩy lên lưng trâu cái, đuôi cong lên, hai vai gồ sống trậu, một chân trước giơ lên, một chân trước còn lại ấn trâu cái xuống để làm nhiệm vụ truyền lại giống nòi. Hình vẽ rất mỹ thuật, diễn tả sinh động và đặc sắc với phong cách hiện đại. Trang phục áo dài tứ thân Hình vẽ đoàn người phụ nữ mặc áo dài tứ thân cổ tròn, mặc váy lộ cả bắp chân, khuôn mặt đẹp, mũi cao, đeo vòng khuyên tai lớn, tóc quấn trần búi gọn phía sau, buộc theo dải lụa tỏa xuống thêm duyên dáng.
- Ngồi trên thuyền hai phụ nữ cùng thư thái chèo thuyền tiến lên, đang kéo mái chèo, thắt lưng gọn gàng. Hình vẽ tiếp theo cũng diễn tả hai phụ nữ mặc trang phục áo dài tứ thân, nhìn nghiêng, đeo khuyên tai to, đội mũ ống cao, phía sau có dải lụa che bao sau mũ, tỏa dài xuống. Người nữ phía trước khăn lụa sau mũ bay lên cao. Hình vẽ hai người phụ nữ đang cúi xuống, mạn thuyền che nửa người ,tuy vậy vẫn lộ rõ hai vạt áo buộc dải dính nhau. Hai đầu mũi thuyền độc mộc cong vênh lên cao, được trang trí bằng 4 vòng tròn đồng tâm. Một hình phụ nữ nối tiếp đoàn thuyền độc mộc, ngồi chèo một mình cũng trong trang phục áo tứ thân, bộ dạng ngồi ngay ngắn, đầu tóc quấn áp sát thân. Những hình ảnh diễn tả đoàn người phụ nữ trong trang phục chèo thuyền, vòng quanh tang trống, áo tứ thân trên trống Động Xá là những hình ảnh mỹ thuật rõ nét nhất, cụ thể nhất và rất đặc sắc, hiếm hoi mà ta biết đến hôm nay. Trống đồng Động Xá có hình vẽ trang phục áo tứ thân, mặc váy ngắn được phát hiện năm 1997 tại vùng đồng bằng bắc bộ, thuộc khu vực đồng Chiêm trũng tỉnh Hưng Yên. Nơi đây quy tụ sinh sống của người Việt cổ. Trống được phát hiện khi đào mương, tại đây khảo cổ học phát hiện ra một khu nghĩa địa lớn của người Việt cổ đại. ở nghĩa địa này có 72 ngôi mộ chôn theo kiểu dát giường và có một trống trông theo. Trống Động Xá gồm một ngôi sao 9 cánh tia, giữa là mặt trời gỗ tròn, gồm nhiều vòng tròn tiếp tuyến, có 4 con chim Lạc bay ngược chiều kim đồng hồ. Đặc biệt bốn góc là bốn con chẫu tràng nhỏ bé, dáng ngồi rất sinh động. Những con chẫu tràng rất gần gũi trong nông nghiệp của
- đồng chiêm vùng bắc bộ, mang tính bản địa, cư dân rất cao. Nhìn từ góc độ mỹ thuật, những hình vẽ rất hiện thực, bằng nét nổi lên trong trang phục, kiểu nét đồ họa là rất hiếm hoi mà tôi được thấy trong các loại trống đồng. Các biểu tượng hình người thường đã được cách điệu, ước lệ bằng hình kỷ hà (hình học) chỉ mang phong cách tạo dáng để ta còn phải suy đoán. ở đây sự diễn tả hình phụ nữ mặc trang phục, nhiều dáng điệu ngồi trên thuyền độc mộc rất gần với sinh hoạt thường ngày của cư dân nông nghiệp người Việt cổ, với đường nét sinh động, hiện thực. Trong khu mộ cổ Động Xá người ta còn tìm thấy hơn 20 miếng vải làm từ những băng sợi lanh màu nhuộm chàm. Nền vải chính dệt xen kẽ những sợi gai cho thấy đa dạng trong kiểu cách thời bấy giờ. Khu mộ táng hình thuyền ở Động Xá huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên. Từ 1200 miếng vải to nhỏ khai quật được phát hiện ra 7 loại vải khác nhau gồm các chất liệu lanh, gai, lụa. Trang phục thời kỳ này đã được phản ảnh trong trống đồng Động Xá, hiện rõ nét dần lên, trong lịch sử trang phục thời Hùng Vương cổ đại (5). Những đồ tuỳ táng, nguồn gốc các loại vải dệt, kiểu áo tứ thân trong trống Động Xá làm phong phú cho lịch sử, giai đoạn vương quốc Văn Lang của người Việt cổ, trước khi bị Hán xâm lược. Tôi muốn được giới thiệu trong mỹ thuật hôm nay một cách vẽ hiện thực. Trịnh Quang Vũ
- (1) Sách của nhà khảo cổ người Anh H.G Quarich Wales (2) Lê Triều hội điển, Lịch triều hiến chương loại chí (3) Da nguyên bừu của con dê đực (4) Cao Xuân Hạo - báo GĐ và XH (5) Lịch sử trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam NXBVHTT 2007
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình lịch sử kiến trúc thế giới - Tập 2 phần 9
17 p | 227 | 116
-
Âm nhạc Châu Á ngày nay là gì?
13 p | 657 | 87
-
KIẾN TRÚC MỸ THUẬT CHÙA TÂY PHƯƠNG CHÙA KIM LIÊN THỜI LÊ TRỊNHNHỮNG PHÁT HIỆN MỚI
17 p | 123 | 14
-
Chùa cổ Vạn Niên: Nơi hội tụ tâm linh và nghệ thuật
5 p | 97 | 12
-
Toshio Iwai (1962 - nay)
6 p | 63 | 10
-
Stan Douglas (1960 - nay)
5 p | 73 | 9
-
Chính sách và kết quả thực hiện chính sách về bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa ẩm thực tiêu biểu ở các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang
7 p | 103 | 8
-
Nên đặt máy tính, tivi ở đâu trong nhà?
3 p | 73 | 6
-
Những dấu hiệu đáng báo động của làn da
8 p | 68 | 5
-
Sự tiếp biến văn hóa qua nghệ thuật chạm khắc trang trí lăng các Bà Hoàng thời Nguyễn tại Huế
8 p | 93 | 5
-
PHÁT HIỆN MỚI TRÊN TRỐNG ĐỒNG MỸ THUẬT ĐỘNG XÁ HƯNG YÊN
8 p | 93 | 4
-
Nghệ thuật sắp đặt – trào lưu, thử thách và cơ hội cho các nghệ sĩ tạo hình trẻ ở nước ta
9 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn