Tài liệu "Phẫu thuật bóc kén màng phổi" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi và xử trí tai biến sau phẫu thuật bóc kén màng phổi. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Phẫu thuật bóc kén màng phổi
- PHẪU THUẬT BÓC KÉN MÀNG PHỔI
I. ĐẠI CƢƠNG
Kén màng phổi có thể là nguyên phát hình thành bởi khối u phôi đồng loại
được cấu tạo thành nang là lớp tế bào biểu bì tiết dịch, bên trong chứa chất dịch
lỏng nhày hoặc trong. Hoặc là hậu quả của viêm nhiễm, áp xe tồn dư do lao,
nấm… mãn tính lâu ngày gây nang hóa mà vỏ nang bị xơ hóa bên trong chứa các
chất hoại tử, thậm trí có cả vôi hóa.
Là bệnh tiến triển âm thầm, lâu ngày nên thường là những kén có đường
kính lớn đè ép nhu mô phổi cản trở hô hấp.
Phẫu thuật bóc kén màng phổi là lấy bỏ khối tổn thương nhằm giải phóng
khoang màng phổi, tạo điều kiện cho phổi nở tối đa và tránh biến chứng dò vào
phế quản.
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào CT.Scan với hình ảnh một kén lớn có vỏ dày, xơ
hóa, bên trong chứa dịch.
II. CHỈ ĐỊNH
Chỉ định phẫu thuật là tuyệt đối
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối, cân nhắc khi:
- Người bệnh thể trạng yếu, nhiễm trùng, suy kiệt, tuổi cao
- Bệnh phối hợp gây nguy cơ cao như suy tim nặng, COPD, lao tiến triển
- Có viêm phổi nặng kèm theo
IV. CHUẨN BỊ
1. Ngƣời thực hiện
Phẫu thuật viên được đào tạo chuyên khoa về phẫu thuật lồng ngực
Bác sĩ gây mê hồi sức được đào tạo chuyên khoa
2. Phƣơng tiện
Cơ sở ngoại khoa được trang bị đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu của phẫu
thuật lồng ngực như máy thở, hệ thống hút áp lực âm liên tục, Monitor theo d i
huyết áp động mạch, huyết áp tĩnh mạch, bão hòa ô xy, nhịp thở, điện tim.
Dụng cụ: bộ dụng cụ của phẫu thuật lồng ngực
Bàn mổ, dao điện, máy hút áp lực thấp, hệ thống đèn chiếu sáng đủ tiêu
chuẩn cho phẫu thuật lồng ngực.
188
- 3. Ngƣời bệnh
Được giải thích kỹ để họ yên tâm hợp tác trong quá trình điều trị
Vệ sinh sạch sẽ toàn thân đặc biệt là vùng ngực, cạo lông nách, thụt tháo, an
thần, kháng sinh dự phòng
4. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án đầy đủ theo qui định chung của Bộ Y tế
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm
Gây mê nội khí quản, đặt ống nội khí quản 2 nòng để làm xẹp một bên phổi
khi cần.
2. Tƣ thế ngƣời bệnh
Tư thế nằm nghiêng 45º hoặc 90º tùy theo vị trí tổn thương, tay cùng bên
được treo lên cao để lộ vùng định mổ.
3. Đƣờng mở ngực
Đường mở cơ bản là đường sau bên vào khoang liên sườn gần nhất với tổn
thương, tạo điều kiện bóc tách dễ dàng.
Có thể mở đường trước bên tùy thuộc vào vị trí của kén.
4. Kỹ thuật mổ
Vào khoang màng phổi, bóc tách gỡ dính khoang màng phổi, phẫu tích cô
lập xung quanh sát vỏ kén, tôn trọng tối đa màng phổi tạng. Trong trường hợp dính
nhiều có thể phải cắt cả màng phổi tạng hoặc một phần nhu mô phổi, khâu kín nhu
mô phổi bằng chỉ không tiêu, tiêu chậm.
Với những trường hợp tổn thương không phức tạp có thể phẫu thuật nội soi
để bóc kén.
Lau rửa sạch khoang màng phổi bằng Nacl 0,9 , đăt 1 sond dẫn lưu silicon
số 32F.
5. Đóng ngực
Kiểm tra phổi nở tốt trước khi đóng ngực
Dẫn lưu được hút với áp lực -20cmH2O
VI. THEO DÕI
Theo d i sát nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, bão hòa ô xy liên tục qua Monitor.
Theo d i dẫn lưu khí và dịch
189
- Chụp Xquang ngực kiểm tra sau 24 giờ để phát hiện dịch trong khoang
màng phổi, rút dẫn lưu khi không còn bọt khí, dịch không ra thêm.
Theo d i xa: người bệnh cần được khám định kỳ sau phẫu thuật 3- 6 tháng
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Chảy máu, chỉ định mổ lại
- Xẹp phổi, viêm phổi sau phẫu thuật: Cần cho người bệnh ngồi dậy tập thở sớm,
kích thích ho, vỗ rung, kháng sinh liều cao, thuốc long đờm. Nếu vẫn không kết
quả cần soi hút phế quản.
- Tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi do tắc dẫn lưu tắc: hút hoặc đặt lại
dẫn lưu.
- Nhiễm trùng, viêm mủ màng phổi, dò vào phế quản hoặc dò ra thành ngực
190