Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
<br />
PHẪU THUẬT GIẢI ÉP VI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ <br />
CO GIẬT NỬA MẶT: KẾT QUẢ 60 TRƯỜNG HỢP PHẪU THUẬT <br />
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH <br />
Trần Hoàng Ngọc Anh* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và kết quả điều trị co giật nửa mặt bằng phẫu thuật giải <br />
ép vi mạch tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. <br />
Phương pháp: Mô tả tiền cứu các trường hợp co giật nửa mặt được điều trị bằng phẫu thuật giải ép vi <br />
mạch từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 9 năm 2014. Bệnh nhân được ghi nhận triệu chứng lâm sàng, khảo sát mối <br />
tương quan mạch máu và thần kinh vùng góc cầu tiểu não bằng hình ảnh MRI, đánh giá kết quả cải thiện triệu <br />
chứng theo thang điểm E.K.TAN, các biến chứng, và theo dõi bằng tái khám hoặc qua điện thoại. <br />
Kết quả: ‐ 60 trường hợp co giật nửa mặt được phẫu thuật trong vòng 51 tháng. Ti lệ nam /nữ là 1:4 (12/48 <br />
ca), tuổi trung bình là 47,7 ± 8,4 tuổi,thời gian co giật trung bình trước phẫu thuật là 6 ± 3,7 năm,co giật bên trái <br />
32 trường hợp (53%), bên phải 28 trường hợp (47%). Phân loại độ nặng theo E.K.Tan trước mổ mức độ 3 trong <br />
46 trường hợp (76,7%), 49 trường hợp (81,7%) có hình ảnh gợi ý mạch máu chèn vào phức hợp VII, VIII bên co <br />
giật trên hình ảnh MRI. Có 23 (38.3%) trường hợp đã được điều trị bằng tiêm botulinum toxin. ‐ Thời gian theo <br />
dõi trung bình sau mổ là 16,9 tháng. Có 42 (70 %) bệnh nhân hết co giật lúc xuất viện, sau thời gian theo dõi số <br />
trường hợp hết co giật tăng lên 56 (93%), 2 trường hợp tái phát sau 3 năm(3,3%), không có trường hợp nào tử <br />
vong. Sau mổ các bệnh nhân thường hay bị chóng mặt, 8 trường hợp liệt nhẹ mặt bên phẫu thuật và hầu hết đều <br />
hồi phục. <br />
Kết luận:‐ Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định cho thấy co giật nửa mặt là một rối loạn <br />
về chức năng với triệu chứng lâm sàng điển hình là yếu tố quyết định chẩn đoán. Phẫu thuật giải ép vi mạch là <br />
phương pháp điều trị hiệu quả cao và tỉ lệ biến chứng thấp. <br />
Key words: Co giật nửa mặt, phẫu thuật giải ép vi mạch, phức hợp dây VII, VIII, Hình ảnh học MRI <br />
<br />
ABSTRACT <br />
MICRO‐VASCULAR DECOMPRESSION IN TREATMENT HEMI‐FACIAL SPASM: RESULTS OF 60 <br />
CASES OPERATED AT NHAN DAN GIA DINHHOSPITAL <br />
Tran Hoang Ngoc Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 328 – 334 <br />
Objective: Described the clinical features, imaging and evaluated the results of microvascular <br />
decompression surgery for treating hemifacialspasm (HFS) at Nhan Dan Gia Dinh hospital. <br />
Method: We performed a prospective descriptive study ofhemifacial spasm(HFS) patients were operated for <br />
microvascular decompression from April 2010 to September 2014. The patients were recorded clinical symtoms, <br />
MRI images which focus on the neurovascular relationship in the affected cerebellopontine angle, evaluated the <br />
improvement by E. K TAN scale, the complications and observed by follow‐up examination or by phone. <br />
Results: 60 hemifacial spasm patients were operated on consecutively over 51 months. The male / female <br />
ratio is 1 / 4 (12/48 cases), the mean age was 47.7 ± 8.4, the mean times of history was 6 ± 3.7 years, on the left <br />
side in 31 cases (53%), on the right side in 28 caes (47%). E. K. TAN scale III in 46 cases (76.7%) On MRI <br />
images of affected CPA, 49 (81.7%) cases had a blood vessel compressing the VII, VIII complex. 23 (38.3%) <br />
* BM Ngoại Thần Kinh ĐHYD <br />
Tác giả liên lạc: Ths Trần Hoàng Ngọc Anh, <br />
<br />
328<br />
<br />
ĐT: 0908152315,<br />
<br />
Email: drngocanh2002@gmail.com <br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
patients had been treated by botulinum toxin injection, most of them had been failed. ‐ The mean follow‐up period <br />
was 16.9 months. There are 42 caese (70%) HFS cases were completely relief of symtoms at the time of discharge, <br />
up to now, this number increase in 56 patients (93%) and 2 cases (43.3%) reflapse after 3 years, there’s no case of <br />
death. Many of patients sufer from postoperated dizziness and 8 cases suffered from the minor facial palsy, most of <br />
them were recover. <br />
Conclusion: The results of this study at Nhan Dan Gia Dinh hospital confirm that HFS is a disturbance of <br />
neuronal function, which is diagnosed by typical symtoms. Microvascular decompression is an effective method of <br />
treatment. <br />
Key words: hemifacial pasme, micovascular decompression, facial –vestibulocochlear complex,Magnectic <br />
Resonance Imaging <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Co giật nửa mặt được phân vào nhóm rối <br />
loạn chức năng kiểu tăng động của các dây thần <br />
kinh sọ có nguyên nhân là do sự chèn ép của <br />
mạch máu ở vị trí đi vào hoặc đi ra của dây thần <br />
kinh tại thân não(3). Phẫu thuật giải ép vi mạch <br />
thông qua đường dưới chẩm sau xoang sigma <br />
ngày nay được sử dụng rộng rãi trong điều trị <br />
bệnh lý này. <br />
Biểu hiện lâm sàng cơn co giật nửa mặt điển <br />
hình là những cơn co giật một bên mặt, ngắt <br />
quãng, không tự ý và không gây đau. Bệnh <br />
không gây đau hay đe dọa tính mạng, nhưng <br />
một khi chẩn đoán được xác lập, bệnh cần được <br />
điều trị vì những ảnh hưởng không nhỏ của nó <br />
về mặt thẩm mỹ và tâm lí xã hội. Khi đã được <br />
chẩn đoán co giật nửa mặt, hiện nay bệnh nhân <br />
có thể lựa chọn giữa hai cách điều trị là tiêm độc <br />
tố Botulinum (Botox) và phẫu thuật giải ép vi <br />
mạch dây thần kinh mặt. Độc tố Botulinum có <br />
lợi trong việc làm giảm triệu chứng nhưng hiệu <br />
quả chỉ tạm thời và thoáng qua, phương pháp <br />
điều trị triệt để là phẫu thuật giải ép vi mạch, <br />
đây là phương pháp điều trị hết bệnh trong 85%‐<br />
90% trường hợp và nếu được thực hiện bởi các <br />
chuyên gia thì tỉ lệ tai biến và biến chứng rất <br />
thấp dưới 1%. <br />
Cho đến nay, nguyên nhân gây ra cơn co giật <br />
mặt được cho là do dây thần kinh VII bị chèn ép <br />
bởi một hay nhiều mạch máu tại vùng REZ <br />
(vùng gốc đi ra của dây VII) là nơi chuyển tiếp <br />
giữa các tế bào chứa myelin trung ương <br />
<br />
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu <br />
<br />
(oligodendroglial cell) thành các tế bào chứa <br />
myelin ngoại biên (Schwann cell). Năm 1976, <br />
Jannetta là người đầu tiên mô tả chi tiết về giả <br />
thuyết tương tác mạch máu thần kinh này, và <br />
ông cũng là người hoàn thiện kỹ thuật mổ vi <br />
phẫu giải ép vi mạch để điều trị chứng co giật <br />
nửa mặt. <br />
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu <br />
trên thế giới về phẫu thuật giải ép vi mạch <br />
trong điều trị co giật nửa mặt. Năm 2002, <br />
MadjidSamii(7) báo cáo 143 trường hợp vi <br />
phẫu giải ép dây VII với tỉ lê thành công lên <br />
đến 90%. Năm 2009, Võ Văn Nho(2) báo cáo 30 <br />
trường hợp co giật nửa mặt và trên 80% <br />
trường hợp phẫu thuật có hiệu quả. Rất nhiều <br />
nghiên cứu khác cũng cho kết quả khả quan <br />
tương tự. Do vậy, mặc dù y học hiện đại chưa <br />
cho ra câu giải thích rõ ràng về cơ chế bệnh <br />
sinh của chứng co giật nửa mặt, nhưng phẫu <br />
thuật giải ép vi mạch vẫn được chấp nhận là <br />
phương pháp điều trị tốt nhất cho loại bệnh <br />
lý này. <br />
Từ tháng 4 năm 2010, Bệnh Viện Nhân Dân <br />
Gia Định bắt đầu triển khai kỹ thuật này, cho <br />
đến nay đã điều trị cho nhiều bệnh nhân bị co <br />
giật nửa mặt với kết quả khá khả quan. Mục tiêu <br />
của chúng tôi trong nghiên cứu này là mô tả đặc <br />
điểm triệu chứng lâm sàng, hình ảnh MRI, kỹ <br />
thuật vi phẫu giải ép vi mạch và hiệu quả mà <br />
chúng tôi đạt được trong điều trị chứng co giật <br />
nửa mặt. <br />
<br />
329<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo thiết kế <br />
tiền cứu mô tả hàng loạt ca. Địa điểm thực hiện <br />
là Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định. Thời gian thu <br />
thập số liệu là từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 9 <br />
năm 2014. <br />
Đối tượng nghiên cứu là tất cả các bệnh nhân <br />
co giật nửa mặt đã được chúng tôi thực hiện <br />
phẫu thật giải ép vi mạch. Mỗi bệnh nhân được <br />
khám lâm sàng, đánh giá mức độ co giật bằng <br />
thang điểm của E. K. TAN, sau đó được chụp <br />
MRI não không thuốc tương phản tập trung <br />
khảo sát mối tương quan thần kinh và mạch <br />
máu vùng góc cầu tiểu não. Các bệnh nhân sẽ <br />
được đánh giá lại lâm sàng lúc xuất viện và lúc <br />
tái khám tại phòng khám. <br />
Thang điểm E. K. TAN(9): <br />
+ 0 điểm: Bình thường <br />
+ 1 điểm: Co giật nửa mặt mức độ nhẹ. <br />
+ 2 điểm: Co giật nửa mặt trung bình, không <br />
ảnh hưởng đến chức năng. <br />
+ 3 điểm: Co giật nửa mặt trung bình, có ảnh <br />
hưởng đến chức năng. <br />
+ 4 điểm: Co giật nửa mặt mức độ nặng, ảnh <br />
hưởng đến chức năng nghiêm trọng. <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
Dịch tễ học <br />
Tổng cộng 60 bệnh nhân được phẫu thuật <br />
trong vòng 51 tháng. Trong đó có 12 bệnh nhân <br />
nam và 48 bệnh nhân nữ, tỉ lệ nam/nữ = 1/4. Tuổi <br />
trung bình là 47.9, thấp nhất là 23 và cao nhất là <br />
70 tuổi, 50% số bệnh nhân tập trung từ 42 – 56 <br />
tuổi. Bệnh sử kéo dài trung bình là 6 năm, ngắn <br />
nhất là 8 tháng và lâu nhất là 20 năm. Bệnh nhân <br />
bị bênh trái (32 trường hợp, chiếm 53%), bên <br />
phải 28 trường hợp (47%). <br />
Bảng 1: Dịch tễ học <br />
Số ca<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Tuổi (TB)<br />
Giới hạn tuổi<br />
<br />
330<br />
<br />
60<br />
12(20%)<br />
48(80%)<br />
47,9 ± 8,4<br />
23 – 70<br />
<br />
Số ca<br />
Bệnh sử (TB) (năm)<br />
Bên (P)<br />
Bên (T)<br />
<br />
60<br />
6 ± 3,7<br />
28 (47%)<br />
32 (53%)<br />
<br />
Lâm sàng <br />
Trong 60 bệnh nhân của nghiên cứu, tất cả <br />
đều có cơn co giật mặt điển hình, co giật một bên <br />
mặt, ngắt quãng, không tự ý và không đau. <br />
Đánh giá theo thang điểm thì có 12 trường hợp <br />
(20%) mức độ co giật mức độ 4, 46 trường hợp <br />
mức độ 3 (776,7%) và 2 trường hợp mức độ 2 <br />
(3,3%). 54 trường hợp (90%) cơn co giật có xảy ra <br />
lúc ngủ. <br />
Trong nhóm bệnh nhân của chúng tôi không <br />
có trường hợp nào có chấn thương sọ não hay có <br />
liệt bell’s trước đó. Các triệu chứng đi kèm <br />
thường gặp là chảy nước mắt 19 trường hợp <br />
(30%), ngoài ra còn có 3 bệnh nhânkèm chóng <br />
mặt, 1 bệnh nhân bị u tai bên co giật. <br />
Có 23 trường hợp (38.3%) đã có chích <br />
botulinum toxin trước đó, ít nhất là một lần, và <br />
nhiều nhất thì bệnh nhân không nhớ hết. Hầu <br />
hết các trường hợp này thì chích botulinum toxin <br />
hoặc không hiệu quả, hoặc đã hết hiệu quả. <br />
Tất cả các bệnh nhân đều được chụp MRI <br />
não không có thuốc tương phản. Trong đó bênh <br />
nhân được khảo sát thêm vùng góc cầu tiểu não <br />
bằng một chuỗi xung T2 B‐FFE 3D và TOF 3D <br />
với lớp cắt mỏng khảo sát mối tương quan giữa <br />
mạch máu và phức hợp thần kinh VII bênh bệnh <br />
nhằm tìm sự hiện diện tương tác giữa mạch máu <br />
và phức hợp VII, VIII. Trong lô nghiên cứu này <br />
chúng tôi thấy có 49 trường hợp (81,7%) có hình <br />
ảnh gợi ý mạch máu chèn vào phức hợp VII, VIII <br />
bên bị co giật. <br />
<br />
Kỹ thuật phẫu thuật <br />
Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu của <br />
chúng tôi đều được ứng dụng phác đồ cạo tóc <br />
tối thiểu vùng mổ. Theo phác đồ này bệnh nhân <br />
được chuẩn bị tóc trước mổ, sau khi vào phòng <br />
mổ và kê tư thế xong, phẫu thật viên sẽ cạo một <br />
phần nhỏ tóc sau tai khoảng 3x4 cm, sau sau đó <br />
sẽ được sát trùng rộng bằng betadine. <br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Bệnh nhân được đặt ở tư thế nằm nghiêng <br />
ôm gối. Đầu bệnh nhân song song với mặt đất, <br />
hơi xoay về phía đối bên khoảng 100, cằm gập <br />
nhẹ, cố định đầu bằng khung Surgita. <br />
Rạch da theo đường retrosigmoid, khoan sọ <br />
lỗ đầu tiên gần góc hợp bởi xoang ngang và <br />
xoang sigma. Những trường hợp đầu chúng tôi <br />
thường khoan sọ nhiều lỗ và gặm sọ rộng để bộc <br />
lộ mang cứng hố sau. Sau này, chúng tôi chỉ <br />
khoan sọ 2 lổ sát bờ sau và ở vị trí khoảng 1/3 trên <br />
xoang sigma, sau đó dùng cưa để cắt bản sọ hố <br />
sau. Mở màng cứng hình chữ Y ngược. Phá bể <br />
dịch não tủy và hút bớt dịch để tiểu não xẹp bớt. <br />
Vén nhẹ tiểu não, bộc lộ phức hợp IX, X, XI. <br />
Tách màng nhên quanh phức hợp thần kinh này <br />
tìm đám rối mạch mạc não thất IV. Tiếp tục tách <br />
rộng màng nhện xung quanh, vén sâu xuống <br />
đám rối mạch mạc, chúng ta sẽ nhìn thấy gốc <br />
xuất phát của dây VII tại vị trí nó đi ra khỏi rãnh <br />
hành não – cầu não, nằm bên dưới so với dây <br />
VIII. Tìm mạch máu nào tiếp xúc với vị trí này, <br />
tách mạch máu ra khỏi đó và chèn vào giữa <br />
mạch máu và gốc dây VII một mẩu Teflon. <br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi tìm thấy mạch <br />
mạch máu chèn vào dây VII trong tất cả các <br />
trường hợp. Trong 60 trường hợp thì 58 trường <br />
hợp nguyên nhân chèn ép là động mạch, có 2 <br />
trường hợp nguyên nhân phối hợp vừa động <br />
mạch và tĩnh mạch. <br />
Tưới rửa phẫu trường liên tục và kiểm tra kỹ <br />
có chảy máu hay không. Đóng màng cứng thật <br />
chặt, đặt lại nắp sọ và bột xương. Khâu cân cơ <br />
từng lớp. Khâu da. <br />
<br />
Kết quả phẫu thuật <br />
Để đánh giá kết quả phẫu thuật, chúng tôi sẽ <br />
kiểm tra lại cơn co giật của bệnh nhân lúc xuất <br />
viện cũng như trong những lần tái khám sau đó <br />
bằng thang điểm E.K.TAN như trước mổ. <br />
Chúng tôi chia làm 4 nhóm kết quả như sau: <br />
+ Hết triêu chứng: thang điểm = 0 <br />
+ Giảm triệu chứng: mức độ co giật giảm <br />
điểm so với trước mổ. <br />
<br />
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu <br />
<br />
+ Không đổi: Thang điểm bằng với trước mổ. <br />
+ Tái phát: Nếu thang điểm lúc xuất viện <br />
giảm so với trước mổ, nhưng sau đó tăng trở lại. <br />
Trong nghiên cứu này, lúc xuất viện có 42 <br />
bệnh nhân (70%) hết hoàn toàn co giật (E.K.TAN <br />
= 0), 17 trường hợp còn lại chỉ giảm triệu chứng <br />
và 1 trường hợp mức độ co giật mặt không thay <br />
đổi so với trước mổ mặc dù trong khi mổ đã tìm <br />
thấy và tách mạch máu ra khỏi thần kinh VII. <br />
Tuy nhiên sau thời gian theo dõi thì chúng tôi <br />
nhận thấy có thêm 16 trường hợp nữa hết hoàn <br />
toàn co giật, trường hợp sau mổ triệu chứng <br />
không đổi thì sau 2 tháng triệu chứng co giật <br />
giảm gần 50% so với trước mổ,tuy nhiên lại có <br />
hai trường hợp tái phát (mức độ nặng 2) sau khi <br />
đã hết 3 năm, trong 2 trường hợp tái phát này có <br />
1 trường hợp diễn tiến nặng hơn nên chúng tôi <br />
quyết định mổ lại, trong khi mổ miếng Teflon <br />
cùng các mạch máu dính vào nhau di chuyển ra <br />
phần xa thần kinh VII và ngay gốc xuất phát của <br />
dây thần kinh có một nhánh mạch xuyên mới <br />
chèn vào, chúng tôi tiến hành giải ép mạch máu <br />
này và sau mổ triệu chứng bệnh nhân giảm dần.. <br />
Như vậy cho tới hiện nay trong 60 bệnh nhân thì <br />
có 56 bệnh nhân hết hoàn toàn co giật nửamặt,tỉ <br />
lệ thành công là 93%, và 2 trường hợp còn co giật <br />
nửa mặt nhẹ (mức độ 2). Tuy nhiên trường hợp <br />
này đều có giàm so với trước mổ. <br />
Bảng 2: Kết quả phẫu thuật <br />
Triệu chứng<br />
Hết<br />
Giảm<br />
Không đổi<br />
Tái phát<br />
<br />
Xuất viện<br />
n<br />
Tỉ lệ %<br />
42<br />
70,0<br />
17<br />
28,2<br />
1<br />
1,8<br />
0<br />
0<br />
<br />
Hiện tại<br />
n<br />
Tỉ lệ %<br />
56<br />
93<br />
2<br />
3.6<br />
0<br />
0<br />
2<br />
3.6<br />
<br />
Dấu hiệu quan sát trong khi mổ <br />
‐ Trong mổ chúng tôi phát hiện và định <br />
danh được 42 trường hợp (70%) là động mạch <br />
tiểu não trước dưới bao gồm cả trường hợp do <br />
1 động mạch và 2 động mạch tiểu não trước <br />
dưới chèn ép, 9 trường hợp (15%) động mạch <br />
tiểu não sau dưới, 2 trường hợp là do động <br />
mạch đốt sống và đặc biệt có 7 trường hợp <br />
<br />
331<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
(11,7%) có sự kết hợp giữa động mạch đốt <br />
sống và động mạch tiểu não sau dưới. <br />
Bảng 3: Mạch máu chèn ép trên thần kinh VII <br />
Tên mạch máu chèn<br />
AICA<br />
PICA<br />
VA<br />
PICA+VA<br />
<br />
n<br />
42<br />
9<br />
2<br />
7<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
70,0<br />
15,0<br />
3,3<br />
11,7<br />
<br />
‐ Về số lượng mạch máu chèn ép trong <br />
nghiên cứu của chúng tôi có 40 trường hợp <br />
(67,8%) do 1 mạch máu chèn ép và 19 trường <br />
hợp do hai mạch máu chèn ép chiếm (32,2%). <br />
‐ Khi quan sát vị trí chèn ép mạch máu vào <br />
thần kinh VII, nghiên cứu của chúng tôi có 53 <br />
trường hợp mạch máu chèn vào ngay gốc đi ra <br />
của thần kinh VII tại rãnh hành cầu chiếm 88,4%, <br />
và 7 trường hợp (11,6%) ngoài mạch máu chèn <br />
ngay gốc đi ra của thần kinh VII thì có thêm <br />
mạch máu đi giữa thần kinh VII và VIII đồng <br />
thời chèn ép vào phần gần hay phần xa của thần <br />
kinh VII. <br />
<br />
Biến chứng phẫu thuật <br />
Trong lô nghiên cứu của chúng tôi không có <br />
trường hợp nào tử vong. Tất cả các bệnh nhân <br />
xuất viện với GOS = 5. Không có trường hợp nào <br />
bị viêm màng não. <br />
Có 8 trường hợp lúc xuất viện có dấu hiệu <br />
liệt mặt (13,3%), nặng nhất là liệt mặt độ 4 (2 <br />
bệnh nhân, 3,2%). Tuy nhiên tất cả những bệnh <br />
nhân này đều hồi phục hoàn toàn hay một phần <br />
sau đó. Hiện tại còn 3 (5%) bệnh nhân còn liệt <br />
mặt nặng nhất là độ 3 (1 bệnh nhân 1,6%). <br />
Sau mổ không có trường hợp nào bị dò dịch <br />
não tủy. Tuy nhiên có một bệnh nhân sau xuất <br />
viện 1 tuần quay lại vì dò dịch nạo tủy qua vết <br />
mổ. Bệnh nhân này được dẫn lưu thắt lưng, vết <br />
mổ lành tốt. <br />
Một bệnh nhân khác sau mổ có liệt nhẹ dây <br />
IX, X. Nhưng bệnh nhân này cũng hồi phục <br />
hoàn toàn khi xuất viện. <br />
Một bệnh nhân hậu phẫu ngày thứ hai giảm <br />
tri giác, tiến hành chụp CTscan phát hiện có xuất <br />
huyết não vùng mổ và dãn nạo thất, Chúng tôi <br />
<br />
332<br />
<br />
quyết định mở lại vết mổ lấy máu tụ và dẫn lưu <br />
não thất ra ngoài. Sau hai tuần điều trị bệnh <br />
nhân ổn định tỉnh táo xuất viện không di chứng. <br />
Ngoài ra, sau mổ bệnh nhân thường có <br />
những khó chịu khác như chóng mặt, đau vết <br />
mổ. Các triệu chứng này cũng hết hoàn toàn <br />
trước khi xuất viện. <br />
Bảng 4: Biến chứng sau mổ <br />
Biến chứng<br />
Liệt mặt<br />
Dò DNT<br />
Liệt IX, X<br />
Chóng mặt<br />
Phù não+ dãn não<br />
thất<br />
<br />
Xuất viện<br />
n<br />
Tỷ lệ %<br />
8<br />
13,3<br />
1<br />
1,6<br />
2<br />
3,2<br />
9<br />
15,0<br />
1<br />
1,6<br />
<br />
n<br />
3<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Hiện tại<br />
Tỷ lệ %<br />
5<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Chẩn đoán co giật nửa mặt dựa chủ yếu vào <br />
biểu hiện lâm sàng, gần như toàn bộ dân số <br />
nghiên cứu của chúng tôi đều có triệu chứng <br />
lâm sàng điển hình, nó cho thấy lâm sàng chính <br />
là yếu tố quyết định trong chẩn đoán co giật nửa <br />
mặt. Và vì đây là một rối loạn về mặt chức năng, <br />
không phải là một bệnh lý ác tính nên thông <br />
thường bệnh nhân có thời gian bênh sử khá lâu <br />
(trung bình 6 năm). Đây là một chứng bệnh <br />
thường gặp hơn ở nữ giới và bên trái nhiều hơn <br />
bên phải. Bệnh thường ảnh hưởng đến tuổi <br />
trung niên. <br />
Về hình ảnh học, MRI não, trong loại bệnh lý <br />
này, chủ yếu để loại trừ các thương tổn thực thể <br />
nếu có ở vùng hố sau có thể gây ra triệu chứng <br />
tương tự như u não, AVM, xơ cứng rải rác….(2) <br />
Tuy nhiên với kỹ thuật hiện đại, sự cải thiện về <br />
dộ phân gải của hình ảnh, chúng ta có thể tìm <br />
thấy những hình ảnh gợi ý sự tương tác mạch <br />
máu thần kinh trước phẫu thuật, trong nghiên <br />
cứu của chúng tôi trên 80% trường hợp hình ảnh <br />
học cộng hưởng từ trước mổ cho thấy có mối <br />
tương quan giữa mạch máu và thần kinh VII. <br />
Trong giai đoạn đầu triển khai phẫu thuật, <br />
chúng tôi thường cố gắng tách tất cả những <br />
mạch máu nàocó tiếp xúc với dây VII dù điểm <br />
tiếp đó ở bất kỳ vị trí nào trên dây thần kinh. <br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />