
56
PHẪU THUẬT GIẢI PHÓNG THẦN KINH NGOẠI BIÊN
I. ĐẠI CƯƠNG
Đau là một cảm giác bình thường được xuất phát từ hệ thần kinh nhằm cảnh báo về
chấn thương có thể xảy ra và nhu cầu chăm sóc cho bản thân. Đau cấp tính thường có
nguyên nhân từ căn bệnh đột ngột, tình trạng viêm tấy hoặc tổn thương các mô. Thường
thì nguyên nhân của đau cấp tính có thể được chẩn đoán, điều trị và tình trạng đau được
giới hạn diễn ra trong một khoảng thời gian với một mức độ trầm trọng nhất định.
Đau mạn tính không bao giờ chấm dứt mà diễn ra dai dẳng trong một khoảng thời
gian lâu hơn đau cấp tính và kháng được hầu hết các phương pháp điều trị y khoa.
Những tín hiệu đau liên tục kích thích vào hệ thống thần kinh trong nhiều tuần, nhiều
tháng, thậm chí là nhiều năm sau sự việc gây đau đớn ban đầu. Có thể có nguyên nhân
tiếp diễn gây nên đau như viêm khớp, ung thư, nhiễm trùng tai, nhưng một số người lại
chịu đau mạn tính dù trước đó không bị bất cứ chấn thương hoặc tổn thương nào tới cơ
thể. Đau mạn tính thường đi kèm với những tình trạng liệt.
II. CHỈ ĐỊNH
- Đau thần kinh ngoại biên mà nguyên nhân do chèn ép
- Đã điều trị các loại giảm đau mà không có hiệu quả
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tổn thương thần kinh không có nguyên nhân chèn ép từ phía trước
- Nguyên nhân đau thần kinh do viêm nhiễm
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ: phẫu thuật viên là bác sỹ chuyên khoa cột sống được đào tạo.
2. Người bệnh: vệ sinh sạch sẽ, nhịn ăn uống trước phẫu thuật 6h
3. Phương tiện: máy C.arm, khoan mài, dụng cụ phẫu thuật cột sống chuyên dụng
(dụng cụ vi phẫu, kính hiển vi...).
4. Hồ sơ bệnh án: theo quy định của bệnh viện
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Kỹ thuật TENS sử dụng các mạch điện nhỏ xíu, xuyên qua da tới các sợi thần
kinh, để gây nên những sự thay đổi đối với các cơ, ví dụ như tê liệt hay co thắt. Kết quả
của quá trình này giúp người bệnh bớt đau tạm thời.
- Kỹ thuật kích thích tủy sống sử dụng các điện cực được đưa vào khoang trên
màng cứng của tủy sống qua phẫu thuật. Người bệnh có khả năng phát ra một xung điện