Tài liệu "Phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn ẩn" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi và xử trí tai biến sau phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn ẩn. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn ẩn
- PHẪU THUẬT NỘI SOI HẠ TINH HOÀN ẨN
BS. Chu Văn Lâm
I. ĐẠI CƢƠNG
Ẩn tinh hoàn là bất thường bẩm sinh hay gặp của hệ tiết niệu, cần được giải
quyết sớm bằng phẫu thuật để tránh các nguy cơ với tinh hoàn và sức khỏe sinh
sản; Nhờ tiến bộ kĩ thuật, việc sử dụng phẫu thuật nội soi điều trị ẩn tinh hoàn ngày
càng được áp dụng rộng rãi.
II. CHỈ ĐỊNH
Các trường hợp được xác định là tinh hoàn trong ổ bụng mà không có chống
chỉ định
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Các trường hợp chống chỉ định gây mê NKQ:
Bệnh mạch vành, bệnh van tim, suy tim
Tâm phế mạn.
- Tiền sử can thiệp cũ vào ổ bụng.
- Nhiễm khuẩn tại chỗ thành bụng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Bác sỹ chuyên khoa Ngoại tiết niệu - nam học hoặc Ngoại
nhi, giải thích cho người bệnh và người nhà trình trạng bệnh, phương pháp điều trị,
các nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra trước, trong và sau phẫu thuật.
2. Phương tiện:
- Dụng cụ phẫu thuật nội soi ổ bụng:
Màn hình, camera, nguồn sáng, máy bơm hơi, dao điện.
Ống kính 30o, 45o.
Trocar 10mm: 2, Trocar 5mm: 2, Nòng nhọn, nòng tù. Ống giảm.
Kéo mổ, pince cong, pince thẳng có mấu và không mấu, móc, dao mổ nội
soi, kìm kẹp kim nội soi, kìm cặp clip.
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 324
- - Vật tư tiêu hao: Gạc vuông 10x10cm, gạc nội soi, chỉ khâu, sonde dẫn lưu ổ
mổ.
3. Người bệnh: được giải thích đầy đủ, thụt tháo, test kháng sinh trước mổ.
4. Bệnh án: đầy đủ xét nghiệm cơ bản, các thăm dò cận lâm sàng cần thiết, biên
bản hội chẩn thông qua mổ, giấy tờ cam kết (phẫu thuật, sử dụng nội soi…).
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Đầy đủ theo quy định Bộ Y tế.
2. Kiểm tra người bệnh: Đúng người ( tên, tuổi,…), đúng bệnh.
3. Thực hiện kỹ thuật.
3.1. Vô cảm: Người bệnh được gây mê nội khí quản, đặt thông tiểu và sonde dạ dày
trước mổ.
3.2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tư thế đầu thấp, chân dạng.
3.3. Kĩ thuật
- Đặt trocar:
Trocar đầu tiên 10mm đặt ở trên rốn để đặt camera, bơm hơi ổ bụng, quan
sát vị trí tinh hoàn ẩn.
2 trocar 5mm được đặt ở hố chậu 2 bên nếu tinh hoàn ẩn 2 bên, hoặc 1 trocar
5mm ở hố chậu cùng bên và 1 trocar 5mm ở đường giữa dưới rốn nếu ẩn tinh hoàn
1 bên.
- Xác định dây chằng bìu - tinh hoàn, cặp cắt hoặc đốt điện dây chằng này
càng xa tinh hoàn càng tốt.
- Bóc tách phúc mạc theo ống dẫn tinh và theo bó mạch tinh chính từ dưới lên
cao sao cho cuống mạch tinh đủ dài để đưa xuống.
- Đưa tinh hoàn xuống bìu qua ống bẹn (có thể mở thêm 1 lỗ nhỏ cạnh nếp rốn
trong) và cố định tinh hoàn vào cân dartos.
- Đặt dẫn lưu ổ bụng nếu cần.
VI. THEO DÕI
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 325
- 1. Trong mổ:
- Mạch, huyết áp người bệnh
- Nồng độ CO2 và O2 trong máu qua SpO2 và PetCO2.
- Lượng máu mất.
- Các biến chứng trong mổ: Tổn thương mạch máu, tổn thương tạng.
- Thời gian phẫu thuật.
- Chuyển mổ mở: Do khó khăn về kỹ thuật, do tai biến chảy máu hay tổn
thương các tạng lân cận không thể tiếp tục phẫu thuật qua nội soi được.
2. Sau mổ:
- Toàn trạng người bệnh: Tri giác, mạch, huyết áp, nhiệt độ.
- Theo dõi dẫn lưu: Số lượng, tính chất.
- Tình trạng vết mổ, tình trạng tràn khí dưới da…
- Bồi phụ nước và điện giải, nuôi dưỡng tĩnh mạch.
- Thời gian lập lại lưu thông tiêu hóa.
- Thời gian nằm viện.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Tai biến trong mổ: Tùy theo tình trạng tai biến mà có thể tiếp tục nội soi hay
chuyển mổ mở xử trí.
- Chảy máu do tổn thương mạch lớn: Khâu lại bằng chỉ mạch máu.
- Tổn thương tạng (ruột non, đại tràng) khi phẫu tích NQ: Tùy thương tổn và
tình trạng ruột mà khâu lại hoặc đưa ra ngoài.
2. Biến chứng sau mổ:
- Chảy máu:
+ Chảy máu chân trocar: Khâu lại.
+ Chảy máu qua dẫn lưu: Cân nhắc mổ lại, cầm máu kĩ.
- Nhiễm trùng vết mổ: Cấy dịch vết mổ làm kháng sinh đồ; thay băng.
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 326