intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng 7 bệnh thường gặp ở nhi khoa

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

152
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi còn nhỏ, trẻ thường tiếp xúc với bạn bè mới, những khái niệm mới, những kinh nghiệm mới, cũng như các bệnh nhiễm khuẩn mới. Giống như bất kỳ các nơi khác, trường học và nhà trẻ là những điểm nóng của vi khuẩn, virus và vi sinh vật gây bệnh và phá vỡ nếp sống của gia đình bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng 7 bệnh thường gặp ở nhi khoa

  1. Phòng 7 bệnh thường gặp ở nhi khoa Khi còn nhỏ, trẻ thường tiếp xúc với bạn bè mới, những khái niệm mới, những kinh nghiệm mới, cũng như các bệnh nhiễm khuẩn mới. Giống như bất kỳ các nơi khác, trường học và nhà trẻ là những điểm nóng của vi khuẩn, virus và vi sinh vật gây bệnh và phá vỡ nếp sống của gia đình bạn. Hãy luôn ghi nhớ 3 điểm chính về phòng và điều trị bệnh nhiễm trùng: Một trong những cách phòng bệnh hiệu quả nhất cũng là cách  đơn giản nhất, đó là rửa tay. Hãy dạy cho trẻ thường xuyên rửa tay trước khi ăn và sau khi vào nhà vệ sinh, chạm vào các dịch cơ thể, sau khi ở nơi công cộng đông người và sờ vào súc vật. Hãy chỉ cho trẻ cách rửa tay một cách tỉ
  2. mỉ, xoa xà phòng khắp bàn tay, kì mạnh tay dưới vòi nước ấm chảy. Dạy cho trẻ kì cọ tay lâu bằng khoảng thời gian hát bài Chúc mừng sinh nhật. Hãy nhớ là kháng sinh chỉ điều trị được nhiễm khuẩn. Đa số các  bệnh gây triệu chứng cảm cúm là nhiễm virus, không thể điều trị bằng kháng sinh. Trừ phi được bác sĩ chỉ định, không cho trẻ d ùng  acetaminophen hoặc ibuprofen điều trị sốt dưới 39oC, hoặc điều trị đau ít. Không bao giờ cho trẻ dùng aspirin. Dùng aspirin cho trẻ khi nhiễm virus có thể gây hội chứng Reye. Trong những năm đầu đời, trẻ dễ bị mắc các bệnh trong số 7 bệnh liệt kê dưới đây. Khi mắc những bệnh này, cha mẹ có thể xử lý chủ yếu tại nhà. Tuy nhiên, nếu các bậc cha mẹ lo ngại rằng bệnh nặng hoặc không cải thiện, hãy gọi cho bác sĩ. Bệnh thủy đậu Bệnh thủy đậu là bệnh thường gặp và dễ lây đặc trưng bởi nốt sẩn đỏ và ngứa trên da tiến triển thành bọng nước, sau đó khô và đóng vảy.
  3. Phòng bệnh: sử dụng vaccin phòng virus varicella (Varivax) là cách tốt nhất để phòng bệnh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh Mỹ, vaccin bảo vệ được 90-100% số người tiêm chủng. Những đối tượng nên tiêm vaccin: Trẻ nhỏ: thời gian lý tưởng là từ 12 đến 18 tháng tuổi, như một  phần của tiêm chủng thường qui. Trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn chưa từng bị hoặc tiêm  phòng thủy đậu. Nếu không nhớ mình đã từng bị thủy đậu chưa, có thể xét nghiệm máu tìm kháng thể. Giáo viên, cô bảo mẫu và nhân viên y tế, những người này  thường phải làm việc với nhóm đối tượng có nguy cơ bị thủy đậu. Vaccin được tiêm một mũi cho trẻ 1-12 tuổi. Trên lứa tuổi đó cần tiêm 2 mũi cách nhau 4-8 tuần. Tác dụng bảo vệ kéo dài tối thiểu 10-20 năm và có thể còn lâu hơn, nhưng vẫn chưa rõ có cần phải tiêm nhắc lại sau này hay không. Nhiều loại vaccin cần tiêm nhắc lại. Thời gian và nghiên cứu sẽ cho biết Varivax có nằm trong số đó không.
  4. Không được tiêm vaccin cho phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch hoặc dị ứng với gelatin hoặc kháng sinh neomycin. Thông tin thêm về vaccin Varivax có thể tham khảo ở chỗ bác sĩ. Cha mẹ có thể băn khoăn không biết vaccin có an toàn cho con mình hay không. Kể từ khi được cấp phép, đã có hàng triệu liều vaccin varicella được tiêm cho trẻ em Mỹ. Các nghiên cứu tiếp tục cho thấy vaccin an toàn và hiệu quả. Tác dụng phụ thường nhẹ bao gồm đỏ da, đau, mệt mỏi, buồn nôn và hiếm hơn là sẩn nhỏ tại nơi tiêm. Cảm lạnh Đây là một bệnh lây nhiễm ở đường hô hấp trên thường kèm theo các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, viêm họng, ho, mệt mỏi nhẹ và sốt. Phòng bệnh: Vì có rất nhiều virus có thể gây cảm lạnh, nên chưa triển khai được vaccin hiệu quả. Nhưng mặc dù không tránh được cảm lạnh, cha mẹ có thể dạy cho trẻ một số biện pháp làm chậm sự lây truyền của virus: Dạy cho trẻ tầm quan trọng của việc rửa tay  Ngăn không cho trẻ ăn uống chung, dùng chung khăn với các  bạn
  5. Hướng dẫn trẻ ho và hắt hơi vào khăn giấy dùng một lần, vứt  bỏ khăn giấy đã dùng đúng chỗ và rửa tay sau đó. Cũng nên chọn nhà trẻ có công tác vệ sinh hợp lý và qui định rõ  việc cho trẻ ốm nghỉ ở nhà. Nếu có thể, chọn nhà trẻ, mẫu giáo có tỉ lệ 1 cô trông 5 cháu. Chấy Chấy là loại ký sinh trùng nhỏ, không có cánh sống trên da đầu, gây ngứa và đẻ trứng màu trắng bám chặt vào tóc. Phòng bệnh: rất khó ngăn ngừa sự lây lan chấy ở trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo và ở nội trú. Có rất nhiều sự tiếp xúc gần gụi giữa các trẻ và chấy có thể lây lan dễ dàng. Điều này cũng không phản ánh thói quan vệ sinh của cha mẹ và trẻ, cũng như không phải là lỗi của các bậc phụ huynh khi con mình bị chấy. Biện pháp tốt nhất là từng bước tỉ mỉ loại trừ chấy và trứng chấy. Cha mẹ có thể yêu cầu trẻ không dùng chung mũ, khăn quàng, áo choàng, lược, kẹp tóc và các vật dụng cá nhân khác. Nhưng hy vọng có thể loại trừ mọi cách tiếp xúc có thể gây lây truyền chấy không thực tế. Tăng bạch cầu đơn nhân
  6. Chứng tăng bạch cầu đơn nhân do virus Epstein - Bar với đặc điểm mệt mỏi, sốt, đau đầu, đau họng và sưng hạch. Phòng bệnh: Tăng bạch cầu đơn nhân thường được gọi là bệnh hôn. Tên này phần nào đúng vì hôn có thể làm lây truyền virus gây bệnh, nhưng hay gặp hơn là ho, hắt hơi hoặc dùng chung cốc chén gây ra bệnh. Hãy hướng dẫn cho trẻ thường xuyên rửa tay. Nhắc nhở trẻ ho và hắt hơi vào khăn giấy dùng một lần, vứt bỏ khăn giấy đã dùng đúng chỗ và rửa tay sau đó, cũng như không cho trẻ dùng chung đồ ăn, chén bát. Đau mắt đỏ (Viêm kết mạc) Viêm kết mạc có đặc điểm mắt đỏ và ngứa, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng và rử mắt đóng vảy trong khi ngủ. Viêm kết mạc có thể do virus hoặc vi khuẩn. Chỉ những trường hợp do nguyên nhân vi khuẩn mới điều trị được bằng kháng sinh. Viêm kết mạc không lây hơn cảm lạnh thông thường, nhưng cả 2 bệnh này đều lây truyền dễ dàng ở trẻ em. Phòng bệnh: Thực hành vệ sinh tốt là cách tốt nhất để phòng chống sự lây lan của viêm kết mạc. Khi bị viêm kết mạc, hãy thay khăn mặt, khăn tắm và áo gối hằng ngày. Để phòng ngừa lâu dài, hướng dẫn trẻ cách rửa tay
  7. cẩn thận. Yêu cầu trẻ không dùng tay dụi mắt và tránh dùng chung khăn tay, khăn mặt và mỹ phẩm. Viêm dạ dày ruột Viêm dạ dày ruột là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa với đặc điểm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt đau thắt bụng. Viêm dạ dày ruột có thể do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Phòng bệnh: các biện pháp tốt nhất để phòng bệnh gồm: Nhắc trẻ rửa tay kỹ bằng nước ấm và xà phòng, đặc biệt sau khi  đi vệ sinh Tránh dùng chung chén bát  Dùng khăn tắm riêng  Nấu chín thịt  Tránh dùng thớt nhiễm bẩn  Thường xuyên lau chùi tủ lạnh 
  8. Đảm bảo nhà trẻ có các phòng thay tã và chuẩn bị thức ăn riêng  biệt. Phòng có bàn thay tã cần có chậu cũng như các biện pháp vệ sinh để vứt bỏ tã bẩn. Viêm họng do liên cầu Viêm họng do liên cầu có các đặc điểm họng viêm và đau có kèm theo sưng, sốt, đau đầu, sưng amyđan và hạch lympho. Viêm họng do liên cầu không thể chẩn đoán bằng cách khám họng. Cần nuôi cấy dịch ngoáy họng để phân biệt với viêm họng do virus. Kháng sinh có ích trong viêm họng do liên cầu, nhưng không có tác dụng trong nhiễm virus. Phòng bệnh: Nhắc trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, ho hoặc hắt hơi. Hướng dẫn trẻ không ăn chung, dùng chung chén bát, khăn ăn, khăn tay hoặc khăn tắm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2