Chuơng IU<br />
<br />
MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, GlẢl PHÁP PHỒNG,<br />
CHỐNG SUY THOÁi TƯTưửNG CHÍNH TRỊ, ĐẠODÚÚ,<br />
Lôì SỐNGTRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN<br />
TRONG TÌNH HÌNH MỞI<br />
I. Dự BÁO NHỮNG TÁC ĐỘNG CHỦ YỂU<br />
CỦA TÌNH HÌNH QUỐC TỂ VA TRONG Nước<br />
ĐẾN Tư TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG<br />
CỦA CÁN Bộ. ĐẲNG VIÊN<br />
<br />
1.<br />
Thế giói đang vận động, biến đổi phức tạp, tác<br />
động cả chiều thuận và chiều nghịch đến tư tưỏng chính<br />
trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên<br />
a) Hòa bình, hỢp tác và p h át triển là xu th ế lớn<br />
Dự báo về tình hình khu vực và quốc tê trong những<br />
năm sắp tới, trong mấy đại hội gần đây Đảng u nhất<br />
quán nhận định: trên thế giới, “Hòa bình, độc lập din tộc,<br />
dân chủ, hỢp tác và phát triển là xu thế lớn...’”.<br />
1. Đ ả n g C ộ n g s ả n V i ệ t N a m :<br />
<br />
Văn kiện Đại hội đại biỉu toàn<br />
<br />
quốc lần thứ XI, Nxb. C h í n h t r ị q u ô c g i a - Sự t h ậ t , t à N ộ i,<br />
2011, tr. 67.<br />
<br />
204<br />
<br />
Toàn cầu hoá ngày càng mở rộng, trở thành một xu<br />
hưóng khách quan lôi cuốn và tác động đến hầu hết các<br />
quốc gia, tạo ra một dây chuyền cung ứng và chuỗi giá trị<br />
Loàn cầu. Sự vận động khách quan đó đã tạo nên trạng<br />
thái tuỳ thuộc lẫn nhau về mặt lợi ích giữa các nước trong<br />
quan hệ song phương, đa phương và điều đó đã trở thành<br />
cơ sở cho sự hình thành, duy trì môi trường hoà bình, hỢp<br />
tác, phát triển trên thế giới. Mâu thuẫn, bất đồng về lợi<br />
ích luôn luôn tồn tại giữa các nưốc, nhưng các chính phủ,<br />
kể cả chính phủ cực đoan, buộc phải tính toán lợi hại<br />
trong việc phát động chiến tranh (ngoại trừ chiến tranh tự<br />
vệ), bởi cái giá phải trả cho chiến tranh sẽ cao hơn nhiều<br />
lần so vối trước đây.<br />
Phấn đấu vì một thế giới hoà bình bền ỉâu; xây đắp,<br />
củng cố quan hệ hỢp tác, cùng phát triển giữa các quốc gia<br />
là trách nhiệm cao cả của nhân dân tất cả các nước, vừa là<br />
mong muốn, vừa là mục tiêu hành động của cán bộ, đảng<br />
viên và nhân dân ta.<br />
b)<br />
Khủng hoảng kinh t ế th ế giới trong hối cảnh toàn<br />
cầu hoá lầm său sắc thêm những mâu thuẫn vốn có và<br />
xuất hiện những nhân t ố mới, những khuynh hướng mới<br />
-<br />
<br />
Khủng hoảng tài chính, kinh tế năm 2008-2009 bắt<br />
đầv, từ nước Mỹ cho thấy vai trò của cường quốc này bị<br />
suv giảm, sự nổi lên của môt số quốc gia đã làm gia tăng<br />
cạnh tranh quốc tế trên các lĩnh vực. Xu hướng hình<br />
thành thế giới đa cực ngày càng rõ, sẽ có tác động và ảnh<br />
hưcng lớn tới tình hình chính trị, kinh tế thế giới trong<br />
những năm tói.<br />
205<br />
<br />
vế kinh tế, trong bổì cảnh kinh tế thế giới suy giảm,<br />
cùng với tăng cưòng hỢp tác trong việc giải quyết các vấn<br />
đề toàn cầu, như khắc phục khủng hoảng tài chính, đốì<br />
phó với thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, bien đổi<br />
khí hậu..., xu thế cạnh tranh giữa các nước nhằm tìm<br />
kiếm các nguồn nguyên liệu, năng lưỢng, thu hút vốn đầu<br />
tư, thị trường tiêu thụ... tăng lên. Cạnh tranh giữa các<br />
nưốc lớn trên các địa bàn chiến lược, tranh chấp trên biển<br />
Đông cũng sẽ gay gắt, phức tạp hơn.<br />
Về xã hội, hậu quả của cuộc khủng hoảng trưởc hết<br />
đè nặng lên vai những ngưòi lao động có thu nhập thấp ở<br />
các nưốc đang phát triển, làm nảy sinh đồng thòi cả hai<br />
khuynh hưông tư tưởng, đạo đức tích cực và tiêu cực.<br />
Toàn cầu hoá tự nó đã tạo nên sự bất bình đẳng trong<br />
việc phân chia các lợi ích trên phạm vi toàn thế giối.<br />
Cuộc khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế toàn cầu<br />
tuy diễn ra chưa lâu nhưng mang lại hậu quả nặng nề<br />
cho nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển.<br />
Theo dự báo của các nhà kinh tế, sau khủng hoảng, hầu<br />
hết các nước sẽ phải tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế để<br />
tạo bước phát triển mới, tất yếu sẽ có những xáo trộn mà<br />
gánh nặng chủ yếu vẫn đè lên vai ngưồi lao động. Trong<br />
những năm tới, đồng thòi vối khả năng phát triển tốt dần<br />
lên của nền kinh tế toàn cầu, nhiều nước vẫn phải vật lộn<br />
với các tác động sau khủng hoảng, như; nđ quốc gia, nợ<br />
chính phủ quá cao, tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ của nền kinh<br />
tế (như trường hỢp Hy Lạp gần đây). Một phần đông<br />
nhân loại, đặc biệt là hàng trăm triệu người lao động<br />
trên thê giới, tronẹ đó có một bộ phận cán bộ, đảng viên,<br />
206<br />
<br />
nhân dân Việt Nam. vẫn phải tiếp tục gánh chịu những<br />
khó khăn do thất nghiệp, thu nhập giảm sút, giá cả biến<br />
động, đòi sông bấp bênh. Thực tế đó sẽ tác động hằng<br />
ngày, hằng giờ đến tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống<br />
của cán bộ, đảng viên.<br />
- Khủng hoảng kinh tế cũng làm sâu sắc thêm các<br />
mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản. Trên thế giới,<br />
ngưòi ta thảo luận về “Thế giới mới”, “chủ nghĩa tư bản<br />
mới”; phê phán không thương tiếc lý thuyết kinh tế “Tân<br />
tự do”, chỉ trích những sai lầm của Chính phủ Mỹ; chỉ ra<br />
những khuyết tật của toàn cầu hoá và tật bệnh của chủ<br />
nghĩa tư bản hiện đại. Đối nghịch vối cuộc khủng hoảng<br />
kinh tế, khủng hoảng lý thuyết và mô hình phát triển...<br />
đang diễn ra nặng nể ở các nước tư bản chủ nghĩa, là sự<br />
phát triển mạnh mẽ của phong trào cánh tả ở các nưốc Mỹ<br />
latinh. Đó cũng là thái độ chối bỏ và phủ định con đường<br />
tư bản chủ nghĩa của nhân dân các nước đưỢc coi là sân<br />
sau của Mỹ.<br />
Những thực tế này, trên bình diện nào đó tự nó đã<br />
phản bác hùng hồn những luận điệu lừa mị về “tính ưu<br />
việt”, “sức mạnh và sự trường tồn” của chủ nghĩa tư bản<br />
hiện đại, về “sự cáo chung” của học thuyết Mác - Lênin và<br />
chủ nghĩa xã hội.<br />
- Tuy nhiên, cũng phải thấy hết những tác động không<br />
thuận của cuộc khủng hoảng kinh tế trong bối cảnh toàn<br />
cầu hóa đôì vối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sông của<br />
cán bộ, đảng viên. Sau sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa<br />
xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, nhiều nước, nhiều<br />
dân tộc đang tìm tòi con đường mới đi lên chủ nghĩa xã<br />
207<br />
<br />
hội. Nhưng cũng cần thừa nhận một thực tê là con đường<br />
đó còn chưa hoàn toàn sáng rõ, chưa có sức lôi cuôVi,<br />
thuyết phục cao. Thực tế khắc nghiệt đó làm cho một bộ<br />
phận cán bộ, đảng viên dao động, hoài nghi, giảm niêm tin<br />
vào chủ nghĩa Mác - Lênin và vai trò lãnh đạo, đưòng lối<br />
của Đảng. Những khó khăn kéo dài về đòi sống cộng với<br />
những sơ hỏ, yếu kém trong quản lý đất nước làm giảm<br />
niềm tin vào năng lực quản lý của Nhà nước; kích thích<br />
chủ nghĩa cá nhân và lối sốhg thực dụng; giảm sút nhiệt<br />
tình, ý thức trách nhiệm đổì với công việc, tập trung lo cho<br />
lợi ích cá nhân và gia đình...<br />
e) Sự thay đổi cục diện th ế giới, cuộc chạy đua quyền<br />
lực và cạnh tranh gay gắt về lợi ích giữa các quốc g ia<br />
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho vai trò, vị trí và<br />
sức mạnh của Mỹ giảm sút, xu hướng hình thành một trật<br />
tự thế giói mói theo hưống đa cực được kích thích và đang<br />
chuyển động mạnh. Dư luận quốc tế ngày càng quan tâm<br />
đến vị thế của một số quốc gia đang trỗi dậy, như nhóm<br />
BRIC (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Braxin), G.20... Trong<br />
một, hai thập niên tới, cục diện quyền lực thế giới sẽ có sự<br />
điều chỉnh, chuyển dịch tùy thuộc vào tương quan thê và<br />
lực<br />
của các nưôc lớn.<br />
«<br />
Nhân loại đang và sẽ còn chứng kiến những dích dắc<br />
đầy kịch tính trong quan hệ quốc tế. Một mặt, các quốc gia<br />
ngày càng xích lại gần nhau, thỏa hiệp, nhân nhượng,<br />
tăng cường hỢp tác để cùng giải quyết những vấn nạn toàn<br />
cầu: khủng hoảng kinh tế, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh,<br />
biến đổi khí hậu... Mặt khác, đó là những cuộc chạy đua<br />
208<br />
<br />