YOMEDIA
ADSENSE
Phòng chống tai nạn bỏng
124
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mỗi năm, trên toàn thế giới có khoảng 195.000 người bị bỏng, đa số các trường hợp xảy ra ở những nước có thu nhập thấp và trung bình, mặc dù có thể phòng ngừa bỏng. Phụ nữ ở các nước vùng Đông Nam Á có tỷ lệ bị bỏng cao nhất, chiếm tới 27% tử vong toàn cầu do bỏng và 70% số ca tử vong do bỏng ở Đông Nam Á. Tai nạn bỏng xảy ra chủ yếu ở gia đình và nơi làm việc.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phòng chống tai nạn bỏng
- Phòng chống tai nạn bỏng Mỗi năm, trên toàn thế giới có khoảng 195.000 người bị bỏng, đa số các trường hợp xảy ra ở những nước có thu nhập thấp và trung bình, mặc dù có thể phòng ngừa bỏng. Phụ nữ ở các nước vùng Đông Nam Á có tỷ lệ bị bỏng cao nhất, chiếm tới 27% tử vong toàn cầu do bỏng và 70% số ca tử vong do bỏng ở Đông Nam Á. Tai nạn bỏng xảy ra chủ yếu ở gia đình và nơi làm việc. Bỏng là một tổn thương trên da hoặc các mô khác của cơ thể do nhiệt hoặc bức xạ nhiệt, phóng xạ, điện hoặc hóa chất. Bỏng nhiệt xảy ra khi các tế bào da hoặc mô bị phá hủy bởi dung dịch nóng, đồ vật nóng hoặc lửa. Bỏng đã trở thành một vấn đề y tế công cộng toàn cầu, gây ra khoảng 195.000 ca tử vong mỗi năm. Đa số các trường hợp bỏng xảy ra ở những nước có thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt là gần một nửa số trường hợp bỏng là ở khu vực Đông Nam Á. Ở những nước phát triển, tỷ lệ tử vong do bỏng đã giảm và tỷ lệ trẻ em tử vong do bỏng ở các nước này thấp hơn 7 lần so với các nước có thu nhập thấp và trung bình. Bỏng là một nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật, bao gồm nằm viện dài ngày, tàn phế dẫn đến kỳ thị, hắt hủi. Ở Ấn Độ, mỗi năm có hơn 1 triệu người bị bỏng mức độ trung bình hoặc nặng. Gần 173.000 trẻ em Bangladesh bị bỏng trung bình hoặc nặng mỗi năm. Ở Bangladesh, Colombia, Ai Cập và Pakistan, 17% số trẻ bị bỏng bị tàn tật tạm thời và 18% bị tàn tật vĩnh viễn. Tại các vùng nông thôn Nepal, bỏng là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tai nạn thương tích, chiếm tới 5% số ca tàn tật. Ngay cả ở Hoa Kỳ, trong năm 2008 đã có hơn 410.000 trường hợp bỏng, trong số đó xấp xỉ 40.000 trường hợp phải nhập viện. Ước tính, chi phí trực tiếp cho chăm sóc trẻ bị bỏng ở Hoa Kỳ năm 2000 là hơn 211 triệu đôla Mỹ. Ở Na Uy, chi phí điều trị bỏng tại bệnh viện trong năm 2007 là hơn 10,5 triệu euro. Nam Phi mỗi năm tốn khoảng 26 triệu đôla Mỹ cho điều trị bỏng do tai nạn bếp
- dầu. Những chi phí gián tiếp như mất tiền lương, chăm sóc dài ngày, chấn thương thân thể và tinh thần, sự chăm sóc của thân nhân... cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế - xã hội. Những người dễ bị tại nạn bỏng Phụ nữ dễ bị bỏng hơn nam giới. Đặc biệt, phụ nữ ở các quốc gia Đông Nam Á có tỷ lệ bị bỏng cao nhất, chiếm tới 27% tử vong do bỏng trên toàn cầu và gần 70% trường hợp tử vong do bỏng ở khu vực. Phụ nữ có nguy cơ cao bị bỏng do phải nấu nướng bằng bếp lửa, thói quen dùng bếp lò không an toàn có thể bén lửa vào quần áo lòe xòe. Đốt lửa để sưởi ấm và thắp sáng cũng dễ gây nên tai nạn bỏng. Ngoài phụ nữ, trẻ em cũng là nhóm đối tượng rất dễ bị bỏng. Bỏng là nguyên nhân thứ 11 gây tử vong ở trẻ 1-9 tuổi và cũng là nguyên nhân thứ 5 gây thương tích không tử vong ở trẻ em. Ngoài nguy cơ chủ yếu là do không được người lớn trông coi cẩn thận, thì có khá nhiều trẻ bị bỏng do bị bạo hành. Trên toàn cầu, có những khác biệt về tỷ lệ bỏng giữa các khu vực. Trẻ nhỏ ở châu Phi có tỷ lệ bị bỏng cao gấp 3 lần so với tỷ lệ toàn cầu. Những bé trai dưới 5 tuổi sống tại các quốc gia vùng Đông Địa Trung Hải có nguy cơ tử vong do bỏng cao gấp đôi so với những bé trai sống ở những nước có thu nhập thấp và trung bình ở châu Âu. Tỷ lệ thương tích bỏng phải chăm sóc y tế ở các quốc gia Tây Thái Bình Dương cao gấp 20 lấn so với vùng châu Mỹ. Nhìn chung, người dân sống tại những nước có thu nhập thấp và trung bình có nguy cơ bị bỏng cao hơn so với người sống tại nước có thu nhập cao. Thậm chí ngay trong cùng một quốc gia, nguy cơ bị bỏng cũng có liên quan đến tình trạng kinh tế - xã hội. Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ khác liên quan đến bỏng, bao gồm: nghề nghiệp phải tiếp xúc với lửa; điều kiện sống nghèo nàn, chật chội và thiếu các phương tiện an toàn; các bé gái phải đảm nhận việc nấu ăn và chăm sóc em nhỏ tại nhà; bị một số bệnh như động kinh, bệnh thần kinh ngoại biên, tàn tật; nghiện rượu và thuốc lá; dễ dàng kiếm
- được hóa chất để hành hung người khác (như tạt axít, xăng...); dùng dầu hỏa để nấu ăn, thắp sáng và sưởi ấm tại hộ gia đình; sử dụng ga và điện không an toàn. Những tình huống dễ gây tai nạn bỏng Bỏng xảy ra chủ yếu tại nhà và nơi làm việc. Các cuộc điều tra tiến hành tại Bangladesh và Ethiopia cho thấy 80-90% trường hợp bỏng xảy ra tại gia đình. Trẻ em và phụ nữ thường bị bỏng do bếp lửa, do đánh đổ vật chứa dung dịch nóng hay đổ đèn, nến hoặc do nổ bếp lò. Nam giới dễ bị bỏng tại nơi làm việc do lửa, bỏng do hơi nóng hoặc dung dịch nóng, hóa chất và điện. Phòng ngừa bỏng Đầu tiên, cần nhấn mạnh rằng có thể phòng ngừa bỏng. Nhiều quốc gia phát triển đã có tiến bộ đáng kể trong việc hạ thấp tỷ lệ tử vong do bỏng, thông qua phối hợp các chiến lược phòng ngừa và cải thiện việc chăm sóc người bị bỏng. Nhưng ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, những tiến bộ trong phòng ngừa và chăm sóc như vậy chưa được áp dụng đầy đủ. Do vậy, chúng ta cần nỗ lực hơn nữa nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong và tàn tật do bỏng. Các chiến lược phòng ngừa nên nhắm tới mối nguy hiểm do thương tích bỏng, hướng dẫn cách phòng tránh cho những nhóm người dễ bị tai nạn bỏng, cũng như đào tạo cho cộng đồng cách sơ cứu bỏng. Một chiến lược phòng ngừa tai nạn bỏng hiệu quả cần có sự kết hợp đa ngành và bao hàm những nội dung như tăng cường nhận thức, thiết lập và thực thi chính sách hữu hiệu, nêu rõ gánh nặng bệnh tật của bỏng và nhận biết các yếu tố nguy cơ, ưu tiên nghiên cứu các can thiệp hiệu quả, cung cấp các chương trình phòng ngừa tai nạn bỏng, tăng cường chăm sóc cho người bị bỏng và cuối cùng là tăng cường năng lực thực hiện tất cả các nội dung này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã biên soạn tài liệu chi tiết về những nội dung vừa nêu. Ngoài ra, WHO cũng đưa ra các khuyến nghị cho cá nhân, cộng đồng và các nhân viên y tế nhằm làm giảm nguy cơ bị tai nạn bỏng như sau: - Rào chắn bếp lửa và không để lửa cháy bốc cao trong nhà.
- - Khuyến khích dùng bếp lò an toàn và sử dụng nhiên liệu ít gây nguy hiểm, cũng như hướng dẫn người dân ăn mặc gọn gàng khi nấu bếp, sử dụng tạp dề chống cháy khi nấu bếp bằng bếp lò hoặc bếp dầu. - Áp dụng các biện pháp an toàn trong thiết kế và sử dụng vật liệu gia dụng. - Cải tiến bếp lò, xây bếp chắc chắn, tránh không để trẻ em có thể đến gần bếp lửa. - Tránh để vòi nước nóng ở mức quá nóng. - Tăng cường hướng dẫn người dân các biện pháp phòng cháy, sử dụng máy phát hiện khói, bình xịt chống cháy, cũng như hệ thống phát hiện cháy nổ trong gia đình. - Tăng cường hướng dẫn và thực hiện các biện pháp an toàn trong sản xuất, sử dụng vải chống cháy. - Không hút thuốc lá trong phòng ngủ và khuyến khích sử dụng bật lửa an toàn với trẻ em. - Cải thiện việc điều trị động kinh, đặc biệt ở các nước đang phát triển. - Khuyến khích phát triển các hệ thống điều trị bỏng, bao gồm cả việc đào tạo nhân viên y tế trong việc ưu tiên điều trị thích hợp và quản lý bệnh nhân bỏng. Cấp cứu bỏng Nên: - Cởi bỏ bớt quần áo nạn nhân để tránh làm bỏng nặng hơn và rửa vết bỏng. - Làm mát vết bỏng bằng cách mở vòi nước chảy chầm chậm lên vết bỏng. - Trong trường hợp bỏng lửa, cần dập lửa bằng cách cho nạn nhân lăn tròn trên đất hoặc phủ chăn, dùng nước hay các phương tiện chữa cháy để dập lửa. - Trong trường hợp bỏng hóa chất, cần làm sạch hoặc làm loãng bớt hóa chất bằng cách rửa vết bỏng với nhiều nước sạch. - Băng nhẹ vết bỏng bằng băng gạc sạch và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
- Không nên: - Không tiến hành cấp cứu cho nạn nhân nếu chưa đảm bảo an toàn: ngắt cầu dao điện, đi găng tay cao su để phòng người cứu hộ bị bỏng hóa chất... - Không đắp thuốc mỡ, nghệ... lên vết bỏng. - Không đắp đá lên vì có thể làm tổn thương sâu thêm. - Tránh làm mát bằng nước quá lâu vì có thể gây hạ thân nhiệt. - Không làm trợt vỡ nốt phỏng cho đến khi đã bôi kháng sinh tại chỗ. - Không bôi đắp bất kỳ thứ gì lên vết bỏng vì có thể gây nhiễm trùng. - Tránh bôi thuốc lên vết bỏng nếu không có chỉ định của bác sĩ. WHO đang thúc đẩy việc thực thi các can thiệp hiệu quả nhằm làm giảm tai nạn thương tích do bỏng. Đồng thời, WHO cũng ủng hộ việc tăng cường hợp tác giữa các quốc gia và khu vực, kêu gọi tài trợ cho các chương trình phòng chống bỏng trên toàn cầu
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn