intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phục hồi chức năng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Phục hồi chức năng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính" cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, quy trình chẩn đoán, phục hồi chức năng và điều trị, theo dõi và tái khám cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phục hồi chức năng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

  1. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH I. ĐẠI CƢƠNG - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT-COPD) là một bệnh có đặc điểm tắc nghẽn lƣu lƣợng khí thở ra, không hồi phục hoặc chỉ hồi phục một phần, tiến triển, thƣờng có tăng phản ứng đƣờng thở, do viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng gây ra. Có thể coi BPTNMT là một loại bệnh do biến chứng của viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng và hen phế quản ở mức độ không hồi phục, là loại bệnh mạn tính nặng. - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh phổ biến trên thế giới. Ở Mỹ (1995) có khoảng 14 triệu ngƣời mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với tỷ lệ dao động từ 4-6% ở nam và 1-3% ở nữ. Ở Châu Âu (2010) tỷ lệ của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ 23-41% ở những ngƣời nghiện thuốc lá, tỷ lệ nam/ nữ là 10/1. Tỷ lệ BPTNMT chung trong dân số thế giới (2010) khoảng 2-4%, trong đó ở nam giới trên 75 tuổi tỷ lệ này là 10%. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây tử vong đứng hàng thứ 5 trong các nguyên nhân gây tử vong trên thế giới. II. CHẨN ĐOÁN 1. Các công việc của chẩn đoán 1.1. Hỏi bệnh : Khai thác tiền sử hút thuốc lá hoặc thuốc lào của bệnh nhân, các dấu hiệu ho dai dẳng, tăng tiết đờm, khó thở nhất là khó thở khi gắng sức, có nhiều đợt nhiễm trùng hô hấp, các thuốc đã dùng. 1.2. Khám lâm sàng: Chủ yếu gặp 2 thể của BPTNMT: - Thể thổi hồng (Typ PP Pink Puffer): khí phế thũng chiếm ƣu thế, có đặc điểm: ngƣời gầy, khó thở là chủ yếu, ít ho khạc đờm, ít bị nhiễm khuẩn phế quản, tâm phế mạn xuất hiện muộn (thƣờng bị ở giai đoạn cuối) phù không rõ, ngực hình thùng, rút lõm cơ ức đòn chũm, gõ vang, rì rào phế nang giảm. - Thể xanh phị (Typ BB Blue bloatter): viêm phế quản mạn tính chiếm ƣu thế thƣờng ở ngƣời béo bệu, tím tái, ho khạc đờm nhiều năm rồi mới khó thở, hay có nhiễm khuẩn phế quản, hay gặp những đợt suy hô hấp, tâm phế mạn xuất hiện sớm: phù mắt cá chân, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, hay kèm theo hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ. 1.3. Chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng - Xét nghiệm chức năng hô hấp: Đo phế dung có thể phát hiện BPTNMT trƣớc khi có triệu chứng. Xét nghiệm này cũng đƣợc dùng để theo dõi tiến triển bệnh và hiệu quả điều trị. 253
  2. - Chụp X quang tim phổi để phát hiện khí phế thũng cũng nhƣ loại trừ các bệnh khác ở phổi hoặc suy tim. - Phân tích khí máu động mạch để đánh giá lƣợng oxy đƣợc phổi đƣa vào máu và lƣợng khí cacbonic thải ra. - Xét nghiệm đờm phân tích các tế bào giúp xác định nguyên nhân, loại trừ một số dạng ung thƣ phổi. - Chụp cắt lớp vi tính có thể giúp phát hiện khí phế thũng và xác định những bệnh nhân có thể phẫu thuật 2. Chẩn đoán xác định - Bệnh nhân trên 40 tuổi, thƣờng là nam giới, tiền sử hút thuốc lâu năm. - Ho, khạc đờm, khó thở trên 2 năm, đờm nhầy, nặng hơn vào mùa lạnh - Khó thở gắng sức khởi phát âm thầm, kèm rít, nặng ngực - Tiền sử hay có đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. - Xquang phổi: có thể có hội chứng phế quản, khí phế thũng. - Đo thông khí phổi: tắc nghẽn lƣu lƣợng thở không hồi phục (FEV1 < 80% số lý thuyết, test hồi phục phế quản âm tính). 3. Chẩn đoán phân biệt - Hen phế quản: khó thở từng cơn tái diễn, cơn khó thở tự khỏi hoặc hết sau khi dùng thuốc giãn phế quản, đo thông khí phổi có rối loạn tắc nghẽn hồi phục, test hồi phục phế quản (+). - Tắc nghẽn đƣờng thở trên, thoái hoá nhầy nhớt và viêm tiểu phế quản tận cùng, lao phổi, dãn phế quản: ho, khạc đàm nhầy mủ nhiều - Suy tim trái, hẹp hai lá: ho, khó thở nhƣng ít khạc đờm 4. Chẩn đoán nguyên nhân - Khí phế thũng gây viêm, phá hủy thành phế nang và các sợi chun, khiến các tiểu phế quản bị xẹp xuống khi thở ra và làm giảm lƣợng khí lƣu thông trong phổi. - Viêm phế quản mạn tính gây viêm và chít hẹp phế quản và tiểu phế quản, tăng tiết đờm khiến phế quản bị bít tắc. - Khói thuốc lá và các chất kích ứng khác: đa số trƣờng hợp tổn thƣơng phổi dẫn tới BPTNMT là do hút thuốc lá lâu ngày gây ra, nhƣng nhiều chất kích ứng khác cũng có thể gây BPTNMTnhƣ ô nhiễm không khí và khói bụi nghề nghiệp. 254
  3. III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ 1. Nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng Mục tiêu của quản lý, điều trị và phục hồi chức năng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, giảm tần suất các đợt bệnh cấp tính kịch phát, quản lý stress, cải thiện sức khỏe tổgn quát, tăng cƣờng khả năng tham gia các hoạt động thƣờng nhật và tăng cƣờng chất lƣợng cuộc sống - Giáo dục bệnh nhân bao gồm theo dõi bỏ thuốc lá - Ngăn ngừa và kiểm soát stress, tức giận - Điều trị thuốc giãn phế quản - Khuyến khích tập luyện thể chất, tập ho hiệu quả, thay đổi lối sống, tăng sức bền cơ thể - Theo dõi chặt chẽ và quản lý chƣơng trình điều trị. 2. Các phƣơng pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng Phục hồi chức năng hô hấp toàn diện làm giảm thời gian nằm viện, tăng sức bền cơ thể, giảm khó thở, tăng khả năng tham gia các hoạt động hàng ngày. - Phục hồi sự gắng sức: bài tập chủ động tự do tay chân, đạp xe đạp hoặc đi bộ là các biện pháp thể lực rất tốt để phục hồi sự gắng sức của ngƣời bệnh. Số lần tập và thời gian mỗi lần tập có thể thay đổi nhƣng phải đủ 30 – 60 phút mỗi ngày chia làm 1 – 2 lần trong ngày và 3 – 5 ngày mỗi tuần, tập luyện phải đƣợc duy trì thƣờng xuyên trong một thời gian dài. - Tập các kỹ thuật thở giúp kiểm soát nhịp thở và tránh hụt hơi, tăng lƣợng khí vào phổi, tiết kiệm sức khi thở, cải thiện khả năng vận động, tăng kiểm soát xúc cảm: Thở chúm môi, ngƣng thở cuối kỳ hít vào, thở bụng và thở ngực bụng. - Làm sạch phổi: tập ho chủ động và thở ra mạnh, gắng sức giúp khạc đờm dễ dàng hơn mà không mất sức. Thực hiện với tƣ thế ngồi, hơi nghiêng ngƣời về phía trƣớc. - Tƣ thế tốt, thuận lợi cho hô hấp khi ngồi, khi đứng, làm giảm khó thở - Tránh hao phí năng lƣợng, hỗ trợ cho hô hấp bằng cách sử dụng năng lƣợng cơ thể một cách hiệu quả, cải thiện bệnh tốt khi việc luyện tập đƣợc thực hiện ở cƣờng độ gần với ngƣỡng gây khó thở, tất cả các hoạt động không gây kiệt sức luôn có lợi cho bệnh nhân. 3.3. Thuốc - Chống nhiễm khuẩn phế quản khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn bằng kháng sinh 255
  4. - Thuốc giãn phế quản: dùng thuốc kháng Cholinergic cứ 4-6 giờ khí dung hoặc xịt hít 1 lần. Nếu nặng có thể tiêm Diaphylin tĩnh mạch + Corticoid đƣờng tiêm, uống, khí dung. - Nếu có tâm phế mạn: điều trị suy tim kết hợp. 3.4. Các điều trị khác - Thở oxy: lƣu lƣợng 2 lít/phút, để duy trì SaO2 ≥ 90%, PaO2 ≥ 60mmHg. Nếu có suy hô hấp nặng, bệnh nhân rối loạn ý thức, tím tái, toan hô hấp mất bù cần phải thở máy. - Điều trị phẫu thuật: ghép phổi, phẫu thuật cắt bỏ bóng khí thũng, phẫu thuật giảm thể tích phổi. - Thay đổi lối sống: Ngƣng hút thuốc lá, tránh những xúc cảm quá mức nhƣ quá buồn, quá vui hoặc bực tức, căng thẳng, sống lạc quan và hoạt động tối đa trong điều kiện sức khỏe cho phép, cố gắng giảm ô nhiễm nơi làm việc và nơi sống. - Cải thiện tình trạng dinh dƣỡng: ăn uống đầy đủ, chú ý tránh các thức ăn dễ gây dị ứng nhƣ tôm, thịt gà, bò… hoặc những thực phẩm, đồ uống nào mà trƣớc đây bệnh nhân đã bị dị ứng. IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM - Tái khám thƣờng xuyên để theo dõi đều đặn chức năng phổi - Ngăn chặn và quản lý các đợt viêm cấp kịch phát làm giảm chức năng phổi, cải thiện triệu chứng 256
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2