intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp chăm sóc trẻ sinh non

Chia sẻ: Cuctay_1 Cuctay_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

90
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Em bé bị sinh non nếu thường có hệ hô hấp kém, nếu không có kỹ năng chăm sóc, bé sẽ dễ bị ngạt thở, nôn mửa, tiêu chảy và bị đầy bụng. Những em bé bị sinh non thường có chiều dài cơ thể ngắn hơn và trọng lượng cân cũng nhẹ hơn so với những em bé sinh đủ tháng. Bình thường, bé sinh đủ tháng là khoảng 37 tuần tuổi. Những em bé sinh non thường nặng không quá 2,5 kg và có chu vi vòng đầu nhỏ hơn 33 cm....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp chăm sóc trẻ sinh non

  1. Phương pháp chăm sóc trẻ sinh non
  2. Em bé bị sinh non nếu thường có hệ hô hấp kém, nếu không có kỹ năng chăm sóc, bé sẽ dễ bị ngạt thở, nôn mửa, tiêu chảy và bị đầy bụng. Những em bé bị sinh non thường có chiều dài cơ thể ngắn hơn và trọng lượng cân cũng nhẹ hơn so với những em bé sinh đủ tháng. Bình thường, bé sinh đủ tháng là khoảng 37 tuần tuổi. Những em bé sinh non thường nặng không quá 2,5 kg và có chu vi vòng đầu nhỏ hơn 33 cm. Với sự phát triển nhanh chóng của y học hiện đại, tỷ lệ cứu sống những em bé bị sinh non ngày càng được nâng cao. Trong đó, sự đóng góp của vấn đề dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng. Thông thường, trẻ bị sinh non có
  3. sức đề kháng rất yếu nên các bác sĩ khuyên rằng tốt nhất là nên để cho trẻ bú sữa mẹ. Trong trường hợp sữa mẹ không đủ thì cũng có thể xem xét việc bổ sung thêm nguồn sữa non bên ngoài cho trẻ. Trẻ sơ sinh có thể hấp thụ đường và protein tương đối tốt, tuy nhiên việc hấp thụ chất béo thì lại khó khăn hơn nhiều. Vì thế, người lớn tốt nhất là nên chọn loại sữa có tách kem. Thời gian cho ăn Đối với trẻ bị sinh non thì việc cho ăn là quan trọng và cần chú ý nhiều hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Sau 2 - 4 giờ trẻ ra đời, người lớn đã có thể cho trẻ ăn. Nếu trẻ ăn và bị nôn hoặc trớ thì sau 6 đến 8 giờ, người lớn nên thay đổi cách cho bé ăn. Trẻ sinh ra, nếu khi cho ăn có dấu hiệu bị trớ nhiều, da bầm tím và thở khó khăn thì người lớn cần bổ sung cho trẻ truyền dung dịch glucose.
  4. Ảnh minh họa Khoảng thời gian cho ăn Lượng thức ăn cần phải được căn cứ trên trọng lượng cơ thể của trẻ. Trẻ nặng dưới 1 kg thì 1 giờ cho ăn 1 lần. Trẻ nặng từ 1 - 1,5 kg thì cách 1,5 tiếng cho ăn 1 lần. Trẻ nặng từ 1,5 - 2 kg thì cách khoảng 2h cho ăn 1 lần. Đối với trẻ nặng từ 2 kg - 2,5 kg thì cách 3 tiếng cho ăn 1 lần. Thời gian cho ăn này tính cả ban đêm. Phương pháp cho ăn Trẻ sinh non nên được bú sữa mẹ là tốt nhất. Nếu sữa của người mẹ chưa về thì có thể cho trẻ bú bình. Đối với bình sữa, các tia cần phải được thông để trẻ bú được dễ dàng. Nếu kích cỡ tia sữa to quá, trẻ không bú kịp sẽ dễ bị sặc, còn nếu tia quá nhỏ lại khiến trẻ bú rất khó khăn. Vì vậy, người lớn nên chú ý chọn loại bình có tia sữa phù hợp với trẻ. Với một số trường hợp trẻ bị nhẹ cân do sinh quá sớm, không thể ăn bằng cách bú mẹ thì có thể dùng ống để cho ăn. Tuy nhiên, cách làm này phải được sự hướng dẫn của các bác sĩ, tuyệt đối không tự ý cho trẻ ăn vì như vậy có thể khiến trẻ bị tổn thương thực quản gây nguy hiểm đến tính mạng. Đối với trẻ sinh non ở 32 tuần tuổi và có trọng lượng là 1,5 kg, nguồn sữa mẹ có chứa nhiều loại axit amin và chất béo, trong đó có 10% đường, viatamin và các chất điện giải, hàng ngày chỉ nên cho trẻ bí từ 65 - 100
  5. ml/ngày mà thôi. Những trẻ có đường tiêu hóa không tốt hoặc trẻ bị bệnh đường hô hấp, nhẹ cân có thể dùng cách truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Mặc dù trẻ sinh non cần đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng người lớn cũng cần chú ý là không nên cho bé ăn quá nhiều, cần nhờ đến sự tư vấn khoa học của các bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0