intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý chất lượng môi trường trong ao nuôi

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

65
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ý chất lượng môi trường trong ao nuôi cần phải đạt, đó là: - Độ béo của nước phải tốt (hàm lượng vật chất tiêu hao oxy từ 15-25mg/l).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý chất lượng môi trường trong ao nuôi

  1. 5.1- Quản lý chất lượng môi trường trong ao nuôi 5.1.1- Những vấn đề chung Một số vấn đề chung trong quản lý chất lượng môi trường trong ao nuôi cần phải đạt, đó là: - Độ béo của nước phải tốt (hàm lượng vật chất tiêu hao oxy từ 15-25mg/l). Nước sạch và không bị ô nhiễm. - Nguồn cung cấp thức ăn phải tương đối đồng đều giữa các phần trong ao. - Nước có độ trong vừa phải (30-35cm). Để đạt được điều trên thì thức ăn, phân bón phải có chất lượng tốt. Việc bón phân phải phù hợp với điều kiện môi trường ao nuôi. Cho cá ăn đầy đủ (không thiếu cũng không thừa) 5.1.2- Các biện pháp kỹ thuật cơ bản a- Cho ăn và bón phân
  2. Nguyên tắc của việc bổ sung thức ăn và bón phân mà người nuôi cá cần phải luôn quan tâm và thực hiện cho đúng là cho cá ăn nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ. Điều này cần phải được thực hiện một cách linh hoạt và mềm dẻo tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, hoạt động bắt mồi của cá, chất lượng nước và sự thay đổi mùa vụ,... Một số nội dung cần chú ý khi cho cá ăn: - Tăng lượng thức ăn lên khi ta thấy mà chúng ta đưa vào được cá ăn hết nhanh, hoặc phải giảm đi khi thấy lượng thức ăn còn dư thừa của ngày hôm trước. - Cho cá ăn nhiều vào ngày thời tiết đẹp, và cho ăn ít vào ngày thời tiết xấu, hoặc trước khi mưa. Vào ngày nắng nóng, nhiệt độ cao thì cho ăn nhiều vào buổi sáng và chiều mát. Trái lại những ngày lạnh nhiệt độ môi trường xuống thấp thì cho cá ăn nhiều lần vào buôi trưa.
  3. - Cho ăn nhiều khi cá khỏe mạnh, hoạt động tốt và cho cá ăn ít khi dịch bệnh xuất hiện. - Cho ăn nhiều ở ao nghèo dinh dưỡng, không được bón phân. Cho ăn ít ở ao giàu dinh dưỡng và được bón phân. * Những điều cần lưu ý khi bón phân: * Đối với phân hữu cơ: - Bón đúng số lượng và đúng yêu cầu kỹ thuật (tức việc bón phân phải được rải đều trong ao vào lúc nhiệt độ thấp trong ngày và khi cá không bị nổi đầu) - Không được bón một lần với liều lượng lớn mà phải bón làm nhiều lần mỗi lần với một lượng nhỏ. - Phân nên được ủ kỹ để giảm khả năng nhiễm bệnh và tăng hiệu quả sử dụng phân. * Đối với phân vô cơ: - Hòa tan vào nước trước khi tưới đều ra ao.
  4. - Chỉ được bón vào buổi sáng từ 9-10h khi mặt trời đã mọc. - Phải căn cứu vào màu nước ao để việc bón phân có hiệu quả - Để nâng cao hiệu quả của việc bón phân vô cơ thi khi bón phải ngừng việc xáo trộn nước để TVPD có thể hấp thụ tốt. b- Ngăn ngừa độc tố * Phòng ngừa thuốc bảo vệ thực vật: - Dụng cụ phun thuốc sâu không được rửa trong ao nuôi cá. - Khi việc phun thuốc sâu được thực hiện ở đồng ruộng thì nguồn nước có thuốc sâu không được dẫn vào ao nuôi cá. * Phòng ngừa chất thải độc hại từ nhà máy công nghiệp
  5. Các chất thải độc hại của các nhà máy công nghiệp không được sử dụng đưa vào ao nuôi cá. Đặc biệt lưu ý là nước thải của nhà máy hóa chất, nhà máy giấy, nhà máy sắt và nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu. c- Phòng ngừa sự biến đổi chất lượng nước do bọ nước phát triển quá mạnh. Sự biến đổi chất lượng nước thường được thực hiện ở những ao đáy cát vào những ngày u ám, có mưa nhỏ vào cuối Xuấn hoặc đầu mùa Hè. Điều này được nhận biết nước trong ao rất trong sạch và có thể nhìn thấy tận đáy ao. THực sự đó là do hàm lượng Oxy hòa tan trong ao giảm xuống dưới 1mg/l. Cá bơi lội lờ đờ trên mặt nước của ao xuốt cả ngày, và những con bọ nước được tìm thấy rất nhiều ở những mép bờ ao, thực vật phù du rất kém phát triển. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do thành phần cá mè hoa thả trong ao nuôi quá ít, và
  6. điều đó cũng đống nghĩa với việc không hạn chế được sự phát triển quá mức của các loài bọ nước. Bọ nước đã ăn hết thực vật phù du và sự cân bằng giữa các nhóm sinh vật và các điều kiện môi trường lí hóa bị phá vỡ. Bởi vì hàm lượng Oxy hòa tan trong môi trường nước được cung cấp chủ yếu bởi quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh. * Phương pháp hạn chế: - Vào mùa Đông nên lấy bớt lớp bùn thải trong đáy ao ra khỏi ao làm cho môi trường nước luông luôn trong sạch. - Cá mè hoa nên được thả vào nuôi với giống cỡ lớn và mật độ thích hợp, hoặc thả từ 1500 - 2000 cá rô phi đực cho 1 ha ao nuôi ghép để hạn chế sự phát triển của bọ nước. * Phương pháp xử lý: - Tăng lượng Oxy hòa tan bằng cách liên tục đảo trộn và bổ sung thêm nước.
  7. - Diệt các loại bọ nước bằng cách rải 1,5kg hóa chất dipterex cho 1 ha. Việc rải nên thực hiện ở vùng nước ven bờ ao. - Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thực vật phù du bằng cách bổ sung một lượng phân bón thích hợp (chủ yếu là phân vô cơ) d- Ngăn cản hiện tượng nở hoa của nước Hiện tượng nở hoa của nước là khi trên bề mặt của ao xuất hiện một lớp vảng màu xanh lục hoặc xanh nâu, đôi khi là mầu nâu (tùy thuộc vào loài tảo nào chiếm ưu thế). Và từ nguồn nước này có mùi hôi khó chịu bốc ra. * Nguyên nhân chính gây tình trạng nước nở hoa là do chúng ta thả quá ít cá mè trắng, mè hoa vào ao, và điầu đó đã làm cho không thể quản lí được sự phát triển quá mức của của các loài tảo có hại như: Mycrocystis; Anabaena; Oscilatoria,... sau khi những loại tảo này chết sẽ tạo ra chất độc cho cá.
  8. * Phương pháp phòng ngừa: - Thả cá mè trắng, mè hoa có kích kỡ lớn với mật độ thích hợp. - Diệt tảo để hạn sự phát triển quá mạnh của chúng bằng cách sử dụng CuSO4 với liều lượng 1,5 - 3,0kg/ha. Nên rải ở vùng cuối gió (nơi tập trung nhiều tảo bị chết và thối). - Rải vôi sống, vôi bột để gây độc cho tảo vào những lúc mà hoạt động sinh sản của tảo này xảy ra, làm hạn chế sự phát triển của chúng đến mức tối thiểu. e- Hiện tượng nước bị acid hóa Độ pH của ao thường tùy thuộc vào việc ao đó mới được xây dựng hay đã sử dụng từ lâu và phụ thuộc vào hàm lượng ion sắt chứa trong nó. Khi ao có lượng ion sắt lớn thì có thể nhìn thấy rõ ràng lớp cặn màu nâu phủ toàn bộ đáy ao. Đó là một lượng lớn sinh vật đã bị chết lắng đọng và cá nuôi ở ao này
  9. thường phát triển rất khó khăn. Vì vậy việc bổ sung vôi vào ao là điều cần thiết. Khi pH trong ao nhỏ hơn 5 thì việc bón vôi với liều lượng 1.050 - 1.500 là việc làm cần thiết và cải thiện được môi trường tốt hơn. g- Quản lý sự thay đổi đột ngột của môi trường do yếu tố thời tiết Sự thiếu hụt Oxy trong ao thường xuất hiện và khoảng giữa mùa Hè và mùa Thu, khi mà gió mùa chuyển đột ngột sang gió mùa Đông Bắc,hoặc khi những cơn giông đột ngột không mong đợi vào buổi chiều những ngày nắng nóng, oi bức. Chính điều đó đã gây nên tinh trạng nổi đầu nghiêm trọng của cá và thậm chí làm cho cá bị chết do bị gạt thở. Sự thiếu hụt Oxy trong nước ao thường được gây ra bởi lượng bùn đáy trong ao quá nhiều, cho ăn thức ăn quá dư thừa, việc bón phân hữu cơ quá mức, hoặc mật độ thả cá quá dày,....
  10. Vào mùa Hè và mùa Thu khi mặt trời chiếu sáng quá mạnh, thời tiết ngột ngạt và có những trận mưa rào vào buổi chiều, nhiệt độ nước tầng mặt có thể bị giảm đột ngột và tầng nước này sẽ bị chìm xuống do có tỷ trọng lớn hơn, đồng thời đẩy lớp nước tầng đáy trồi ngược lên trên (do nhiệt độ tầng đáy lớn hơn, tỷ trọng nhỏ hơn). Chính sự đối lưu của lớp nước tầng mặt và tầng đáyđã làm khuấy đục lớp bùn đáy, chính lớp bùn này đã chiếm dụng một lượng Oxy hòa tan và đã gây tình trạng nổi đầu và làm chết cá do ngạt thở đột ngột. * Phương pháp loại trừ: - Loại bỏ hết ra ngoài lượng bùn dư thừa. - Cho thức ăn và phân bón vừa đủ (không dư thừa). - Cung cấp nước mới ngay lập tức khi tình trạng nổi đầu xuất hiện.
  11. - Rải phèn chua với lượng 25-45kg/ha để kết tủa bùn đáy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1