Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị
lượt xem 228
download
Nước sạch là một phần thiêt yếu của cuộc sống, nhưng ở các đô thị hiện nay, hoạt động quản lý, cung cấp nước sạch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân vẩn tồn tại nhiều bất cập. Việc tìm hiểu quá trình quản lý, cấp nước sạch đô thị giúp chúng ta nhận thức rỏ hơn những thách thức, khó khó khăn, để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị
- Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị 12/15/2009 MỤC LỤC Trang 1 LÝ LUẬN CHUNG 2 1.1 Khái niệm 2 1.1.1. Nước sạch. 2 1.1.2. Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị. 2 1.1.3. Mô hình hệ thống cấp nước đô thị. 3 1.2 Vai trò. 4 1.3 Lịch sử ngành cấp nước đô thị. 4 1.3.1. Lịch sử ngành cấp nước đô thị trên thế giới. 4 1.3.2. Lịch sử ngành cấp nước đô thị Việt Nam. 5 2. ĐỊNH HƯỚNG CẤP NƯỚC ĐẾN NĂM 2020. 6 2.1. Mục tiêu trước mắt. 6 2.2. Mục tiêu lâu dài. 7 3. THỰC TRẠNG CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ. 8 3.1. Thành tựu 8 3.2 Hạn chế 13 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 15 5. KẾT LUẬN 17 6. Danh sách thành viên tham gia thực hiện đề tài. 18 Nhóm 4 Page 1 Liên hệ: nhom4.kh6d@gmail.com ĐT: 0983 225 896
- Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị 12/15/2009 1. LÝ LUẬN CHUNG Nước sạch là một phần thiêt yếu của cuộc sống, nhưng ở các đô thị hiện nay, hoạt động quản lý, cung cấp nước sạch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân vẩn tồn tại nhiều bất cập. Việc tìm hiểu quá trình quản lý, cấp nước sạch đô thị giúp chúng ta nhận thức rỏ hơn những thách thức, khó khó khăn, để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề này. 1.1 Khái niệm. 1.1.1. Nước sạch Nước sạch trong tiểu luận này là loại nước được sử dụng trong sinh hoạt của cá nhân hoặc gia đình, không sử dụng làm nước ăn trực tiếp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do bộ Y tế ban hành (Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 1.1.2. Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị. Nước sạch là một loại sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt của mọi tầng lớp dân cư. Việc cung cấp để thỏa mản nhu cầu nước sạch cầu xã hội, nhất là ở các khu cồng nghiệp, đô thị là nhiệm vụ của nhà nước và chính quyền địa phương đô thị. Để thực hiện nhiệm vụ đó nhà nước và chính quyền địa phương đô thị phải ban hành cơ chế chính sách, quy định về đàu tư, khai thác, sử dụng các công trình cấp nước củng như dịch vụ cung cấp và chất lượng nước cho đô thị. Qúa trình đó là quản lý nhà nước về cấp nước đô thị. 1.1.3. Mô hình hệ thống cấp nước đô thị. Nhóm 4 Page 2 Liên hệ: nhom4.kh6d@gmail.com ĐT: 0983 225 896
- Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị 12/15/2009 Nguồ n 4 6 1 2 3 5 8 4 7 Giải thích mô hình: 1: Công trình thu nước: dùng để thu nước từ nguồn 2: Trạm bơm cấp 1: Dùng để bơm nước từ công trình thu lên trạm xử lý 3: Trạm xử lý: Dùng để làm sạch nước (nhà máy nước) 4: Các bể chứa nước sạch: Dùng để chứa nước và điều hòa áp lực nước 5: Trạm bơm cấp 2: Dung để bơm nước từ các bể chứa nước sạch lên các đài chứa nước hoặc bơm trực tiếp vào hệ thống phân phối nước. 6: Các đài nước: Dùng để chứa nước và điều hòa áp lực nước giữa các giờ sử dụng khac nhau. 7: Đường ống chuyển tải nước: Dùng để chuyển nước từ trạm bơm cấp 2 đến điểm đầu của mạng lưới phân phối nước. 8: Mạng phân phối nước: Dùng để chuyển nước và phân phối nước tới các đối tượng dung. 1.2 Vai trò. Nhóm 4 Page 3 Liên hệ: nhom4.kh6d@gmail.com ĐT: 0983 225 896
- Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị 12/15/2009 Củng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu cho đời sống con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất thì nước đóng vai trò quan trọng. nước tham gia vào quá trình tái sinh thế giới hữu cơ (quá trình quang hợp). Trong quá trình trao đổi chất nước đóng vai trò trung tâm. Những phản ứng lý – hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước. Nước là dung môi của nhiều chất, và đóng vai trò dẩn đường cho các chất muối đi vào cơ thể. Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt (dùng để nấu ăn, tắm rửa, dùng cho vệ sinh, dùng để trang trí, điều tiêt nhiệt độ…) , nâng cao đời sống tinh thần cho người dân (một ngôi nhà không có nước chẳng khác nào một ngôi nhà không có máu) Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất công nghiệp. Đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời đóng vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưởng, vi sinh vật, độ thoáng không khí trong đất…. 1.3 Lịch sử ngành cấp nước đô thị. 1.3.1. lịch sử ngành cấp nước đô thị trên thế giới. Theo lịch sử ghi nhận thì hệ thống cấp nước đô thị xuất hiện sớm nhất tại La Mã vào khoảng năm 800 TCN. Điển hình là công trình dẩn nước vào thành phố bằng kênh tự chảy, trong thành phố, nước được đưa đến các bể chứa tập trung, từ đó theo đường ống dẩn nước đến các nhà quyền quý và các bể chứa công cộng cho người dân sử dụng. Khoảng năm 300 TCN, loài người đã biết khai thác nước ngầm bằng phương pháp đào giếng. Người Babilon biết cách nâng nước lên độ cao khá lớn nhờ vào ròng rọc và guồng nước. Nhóm 4 Page 4 Liên hệ: nhom4.kh6d@gmail.com ĐT: 0983 225 896
- Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị 12/15/2009 Thế kỷ XIII các thành phố ở châu Âu đã có hệ thống cấp nước. Thời đó chưa có các loại hóa chất phục vụ cho việc keo tụ xử lý nước mặt người ta phải xây dựng các bể chứa có kích thước lớn mới lắng được các hạt cặn bé. Do đó công trình thường rất cồng kềnh, chiếm diện tích và kinh phí xây dựng lớn. Đầu thế kỷ XVII, việc dùng phèn nhôm để keo tụ nước được các nhà truyền giáo phương tây truyền bá rộng rải tại Trung Quốc. Đầu thế kỷ XIX, các thành phố châu Âu, châu Mỹ đã có hệ thống cấp nước với khá đầy đủ các bộ phận như trạm thu nước, xử lý nước, hệ thống phân phối nước. Thế kỷ XX, kỷ thuật cấp nước ngày càng đạt trình độ cao và tiếp tục phát triển, các loại thiết bị cấp nước ngày càng đa dạng phong phú và hoàn thiện. Thiết bị dung nước trong nhà luôn luôn được cải tiến để phù hợp và thuận tiện cho người sử dụng. Kỷ thuật điện tủ và tự động hóa củng được áp dụng rộng rải trong cấp thoát nước. Có thể nói kỷ thuật cấp nước đã đạt tới trình độ rất cao về công nghệ xử lý, máy móc trang thiết bị và hệ thống cơ giới hóa, tự động hóa trong vận hành, quản lý. 1.3.2. Lịch sử ngành cấp nước đô thị Việt Nam. Ở Việt Nam, hệ thống cấp nước đô thị được bắt đầu bằng giếng khoan nông tại Hà Nội, Sài Gòn vào năm 1894. Nhiều đô thị khác như Hải Phòng, Đà Nẵng … hệ thống cấp nước củng đã bắt đầu được xây dựng khai thac cả nước ngầm lẩn nước mặt. Hiện nay, hầu hết các khu đô thị đã có hệ thống cấp nước, nhiều trạm cấp nước đã áp dụng công nghệ tiên tiến của các nước phát triển như Pháp, Phần Lan, Australia…Những trạm cấp nước của các thành phố lớn đã áp dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa cao. Nhóm 4 Page 5 Liên hệ: nhom4.kh6d@gmail.com ĐT: 0983 225 896
- Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị 12/15/2009 Hiện nay nhà nước rất quan tâm đến lỉnh vưc cấp nước cho đô thi và đã ban hành nhiều văn bản pháp quy để định hướng, điều chỉnh các quan hệ trong lỉnh vực cấp nước. Điển hình như “ Định hướng phát triển cấp nươc đô thị đến năm 2020 (quyết định số 63/1998/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 1998 của thủ tướng chính phủ) trong đó xác định mục tiêu chủ yếu cho ngành cấp nước đo thị từ nay cho đến năm 2020. 2. ĐỊNH HƯỚNG CẤP NƯỚC ĐẾN NĂM 2020. Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, chính phủ đã phê duyệt “định hướng phát triển cấp nước đô thi đến năm 2020”. Theo đó, các mục tiêu chính được xác định như sau: 2.1. Mục tiêu trước mắt: Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng cấp nước đô thị, đảm bảo năm 2000 có 80% dân đô thị được cấp nước sạch với tiêu chuẩn 80 – 100 lit/người/ngày, các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phong, thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu 100% dân số được cấp nước sạch với mức 120 – 150 lit/người/ ngày. Đảm bảo cấp nước cho nhu cầu công nghiệp và các nhu cầu văn hóa, xã hội trong các đô thị. Cải tạo, nâng cấp các công trình quá cũ hoặc hiện nay chưa bảo đảm công suất thiết kế Giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu 40% hiện nay xuống còn dưới 30% trong các khu đô thị mới. Các công ty cấp nước từng bước xóa bỏ bao cấp, giá nước được tính đúng, tính đủ để trang trải cho đầu tư và phát triển. Nhóm 4 Page 6 Liên hệ: nhom4.kh6d@gmail.com ĐT: 0983 225 896
- Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị 12/15/2009 Lập lại kỷ cương trong cấp nước ở tất cả các khâu từ quy trình công nghệ, sản xuất, kinh doanh tài chính, phục vụ đến quản lý nhà nước, đẩy mạnh công tác tuyền, nâng cao dân trí kết hợp phạt theo phát luật. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng, sử dụng và quản lý hệ thống cấp nước đô thị. 2.2. Mục tiêu lâu dài Điều tra, khảo sát, khai thác đi đôi với bảo vệ tài nguyên nước quốc gia: các nguồn nước mặt, nước dưới đát, sông ngòi, nguồn chứa nước tự nhiên, nhân tạo tại các vùng khác nhau. Chú ý tới các vùng khô hạn, vùng ven biển, vùng cao nguyên và các vùng đặc trưng khác. Nâng cao chất lượng phục vụ cấp nước cho sản xuất và dân sinh tại cá đô thị, tạo điều kiện giúp đở cho các công ty cấp nươc tự chủ về tài chính đồng thời thực hiện các nghĩa vụ công ích và chính sách xã hội. Phấn đấu đến năm 2020, 100% dân số đô thị được cấp nước sạch ở mức 120 – 150 lit/người/ngày, các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đạt 180 – 200lit/người/ngày. Đào tạo cán bộ và đổi mới công tác quản lý phù hợp với đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng, Nhà nước; Tăng cường năng lực cho các công ty tư vấn đảm nhiệm được công tác lập dự án, thiết kế các các hệ thống cấp nước. Phát triển khoa học kỷ thuật, tăng ứng dụng công nghệ mới thống qua chuyển giao công nghệ, tường bước hiện đại hóa hệ thống cấp nước đô thị. Đẩy mạnh đầu tư cho sản xuất các thiết bị, vật tư, phụ tùng trong nước và quốc tế chấp nhận Áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm tiên tiến đưa ngành nước Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực. Nhóm 4 Page 7 Liên hệ: nhom4.kh6d@gmail.com ĐT: 0983 225 896
- Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị 12/15/2009 3. THỰC TRẠNG CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ. Trong những năm qua, công tác cấp nước tại các đô thị đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, hầu hết các thành phố, thị xã đều đã có dự án đầu tư hệ thống cấp nước bằng nguồn vốn nước ngoài, nhờ vây tình hình cấp nước tại các đô thị đã được cải thiện đáng kể. Tuy vậy, công tác cấp nước tại các đô thị vẩn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. 3.1. Thành tựu Sau nhiều năm nổ lực hiện nay hàng trăm nhà máy nước đã được xây dựng với tổng công suất thiết kế khoảng 3,78 triệu m3/ngày đêm, công suất thực tế khai thác đạt 3,2 triệu m3/ngày đêm (84,7%) Nhóm 4 Page 8 Liên hệ: nhom4.kh6d@gmail.com ĐT: 0983 225 896
- Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị 12/15/2009 nuoc m at nuoc ngam Slice 3 Slice 4 Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn nước Trong đó gần 70% là nước mặt, 30% là nươc ngầm (biểu đồ). Bình quân mổi người mổi ngày được cấp khoảng 60 – 70 lit nước sạch. Tại các đô thị tỉnh lỵ hệ thống cấp nước được xây dựng với quy mô khác nhau. Trong tổng số khoảng 670 đô thị vừa và nhỏ (loại 4 và loại 5) có 200 thị xã thị trấn có nhà máy nước với công suất từ 1000 đến 3000 m3/ ngày đêm. (Số liệu lấy từ báo cáo : thực trạng cấp nước Việt Nam chương trình xây dựng và phát triển đến năm 2010 và năm 2020 của ông Bùi Đình Khoa phó viện trưởng viện nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng trình bày tại hội thảo Việt – Hàn ngày 09/11/2007) Nhóm 4 Page 9 Liên hệ: nhom4.kh6d@gmail.com ĐT: 0983 225 896
- Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị 12/15/2009 Nhiều chương trình, dự án đã và đang triển khai tại các đô thị trên khắp cả nước sẻ mang lại diện mạo mới cho ngành cấp nước Việt Nam. Sau đây là một số chương trình, dự án tiêu biểu: Hệ thống cấp nước Hà Nội: Hiện nay, nguồn nước Hà Nội đang sử dụng chủ yếu lấy từ nước ngầm với tổng công suất khoảng 700 000 m3/ngày đêm, đáp ứng nhu cầu của khoảng 75% nhu cầu sử dụng nước của người dân. Dự báo đến năm 2020 sẻ tăng lên mức 1,4 triệu m3/ngày đêm (theo website của sở tài nguyên môi trường Hà Nội) Ngoài ra còn khoảng 100 000 giếng khai thác của tư nhân hoạt động mà công suất khó có thể xác định được chính xác. Thực trạng trên hiện đang dẩn đến hai hệ quả là nguồn nước ngầm của Hà Nội đang cạn kiệt và bị ôi nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là phía nam thành phố. Để khắc phục tình trạng cạn kiệt tài nguyên nước ngầm, Hà Nội hiện đang triển khai dự án sử dụng nước sông Đà và nước song Hồng. Dự án cấp sông Đà: có tổng công suất là 600 000 m3/ngày đêm gồm 2 giai đoạn, với tổng mức đầu tư khoảng 158 triệu USD, dự án sẻ cấp nước cho chuổi đô thị: Sơn Tây, Xuân Mai, Hòa Lạc, Miếu Môn, Hà Đông, Hà Nội. Hiện tại giai đoạn 1 vơi công suất 300 000 m3/ngày đêm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trên các tuyến phố Trần Duy Hưng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Trải, Hoàng Minh giám, Nguyễn Tuân, Trường Chinh…. Tuy nhiên hiện có một mâu thuẩn diễn ra là theo quy hoạch cấp nước thủ đô thì năm 2005 Hà Nội cần khoảng 852 000 m3/ngày đêm, năm 2010 là 1046 000 m3/ngày đêm, với công suất hiện nay Hà Nội vẩn thiếu khoảng 200 000 m3/ngày đêm, thế nhưng theo ông Hoàng Thế Trung – giám đốc ban quản lý dự án cấp nước sông Đà thì hiện tại Hà Nội chỉ tiếp nhận được khoảng 25000 m3 nước sạch/ngày đêm từ dự án nước sông Đà (tương đương 8,5% công suất nhà máy giai đoạn 1). Nguyên nhân là những bất cập trong quá trình tổ chức phân phối nước. Nhóm 4 Page 10 Liên hệ: nhom4.kh6d@gmail.com ĐT: 0983 225 896
- Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị 12/15/2009 Dự án cấp nước sông Hồng và sông Lô: Dự án cấp nước sông Hồng do UBND Thành phố Hà Nội nghiên cứu và đề xuất, với tổng công suất khoảng 300 000 m3/ngày đêm, chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 của dự án với tổng vốn đầu tư là 42 triệu USD và công suất đạt 150 000 m3/ngày đêm đã được triển khai từ năm 2005 và dự kiến sẻ hoàn thành vào cuối năm 2008. Dự án cấp nước sông Lô do UBND tỉnh Vỉnh Phúc đề xuất với công suất đợt 1 khoảng 45 000 m3/ngày đêm, kinh phí khoảng 29,79 triệu USD. Hệ thống cấp nước của Thành phố Đà Nẳng: Hiện tại Đà Nẵng có 3 nhà máy nước (nhà máy nước cầu đỏ công suất 50 000 m3/ngày đêm, nhà máy nước sân bay công suất 20 000 m3/ngày đêm, và trạm cấp nước Sơn Trà công suất 5000 m3/ngày đêm) với tổng công suất đạt khoảng 75 000 m3/ngày đêm. ( chưa tính các cơ sở khai thác nước của tư nhân). Dự kiến đến năm 2010, nhu cầu cấp nước của Đà Nẵng khoảng 451 000 m3/ngày đêm (80% dân số với mức bình quân 150 lit/người/ngày). Để đáp ứng đươc nhu cầu tăng lên nhanh chóng đó, Đà Nẳng sẻ nâng cấp các nhà máy hiện có để tổng công suất đạt khoảng 210 000 m3/ngày đêm, và xây dựng mới 2 nhà máy cấp nước với tổng công suất thiết kế khoảng 340 000 m3/ngày đêm. Hệ thống cấp nước Thành phố Hà Chí Minh: Tổng công suất hiện đạt khoảng 1,4 triệu m3/ngày đêm. Trong đó nước khai thác từ nguồn nước mặt của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai khoảng 1,2 triệu m3/ngày đêm (tương đương 86%) khai thác nước ngầm đạt 200 000m3/ngày đêm (14%) (Số liệu lấy từ báo cáo : thực trạng cấp nước Việt Nam, chương trình xây dựng và phát triển đến năm 2010 và năm 2020 của ông Bùi Đình Khoa phó viện trưởng viện nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng trình bày tại hội thảo Việt – Hàn ngày 09/11/2007), đáp ứng khoảng 70% nhu cầu sử dụng nước của toàn Thành phố. Hệ thống đường ống phân phối nước dài hơn 2000 km hiện đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp, dự Nhóm 4 Page 11 Liên hệ: nhom4.kh6d@gmail.com ĐT: 0983 225 896
- Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị 12/15/2009 kiến sẻ hoàn thành vào năm 2010 sẻ giảm thiểu đáng kể tỷ lệ thất thoát nước (hiện nay vào khoảng 30 – 40%). Nhiều công trình cấp nước liên tỉnh đã và sẻ được triển khai xây dựng trong thời gian tới, điển hình như: dự án cấp nước sông Đà, dự án cấp nước sông Sêrêpok, dự án cấp nước sông Đồng Nai…. Thủ tướng đã có quyết định thực hiện chương trình cấp nước cho các thị xã, thị trấn là huyện lỵ với tổng kinh phí giai đoạn 1 là 200 triêu USD cho khoảng 180 đô thị. Nhiều chương trình nhằm hạn chế tình trạng thất thoát nước (hiện nay khoảng 30 – 40%) đã được triển khai, điển hình như dự án thay mới, nâng cấp 2000 km đường ống dẩn nước của Thành phố Hồ Chí Minh với tổng kinh phí 2000 tỷ đồng, sẻ hoàn thành vào năm 2010. Chủ trương xã hội hóa dịch vụ cấp nước đã đặt ra từ nhiều năm nay, và chính phủ và các chính quyền địa phương đô thị đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích xã hội hóa ngành cấp nước như: tạo điều kiện về mặt bằng, hổ trợ về vốn đầu tư, áp dụng mức thuế nhẹ… Và hiện đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy nước như: công ty Phú Thọ Hòa đầu tư xây dựng trạm cấp nước công suất 2883 m3/ngày đêm tại quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Trung Sơn đầu tư xây dựng hệ thống khai thác, xử lý nước ngầm tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh với công suât khoảng 2000 m3 nước/ngày đêm. Để đảm bảo mọi người dân đều có thể sử dụng nước sạch, nhà nước trong những năm qua có chính sách quản lý chặt giá nước và hổ trợ đáng kể cho các doanh nghiệp kinh doanh nước. Vì vậy, mặc dù tỷ lệ lạm phát vài năm nay khá cao nhưng giá nước ít biến động. Tùy mổi địa phương, giá nước được quy định khac nhau, tại Hà Nội giá nước sinh hoạt giao động từ 3600đ đến 8000 đồng/m3 nước tùy vào lượng nước sử dụng (cụ thể: dưới 16m3 giá nước là 3 Nhóm 4 Page 12 Liên hệ: nhom4.kh6d@gmail.com ĐT: 0983 225 896
- Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị 12/15/2009 600đ, từ 16 m3 đến 20 m3 là 4200 đ, từ 20m3 đến 35m3 là 5000đ, trên 35m3 là 8000đ, giá nước còn thay đổi tùy theo mục đích sử dụng, nếu dùng trong các cơ quan hành chính nhà nước thì giá nước là 5000đ/m3, trong các đơn vị sản xuất, đơn vị sự nghiệp là 5500đ/m3, trong các đơn vị kinh doanh, dịch vụ là 8000đ). Bộ Y Tế đã ban hành quyết định số 09/2005/QĐ – BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 quy định về tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch để làm căn cứ cho hoạt động quản lý chất lượng nước. Hầu hết các nhà máy đã tuân thủ nghiêm túc quy định về tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch của bộ Y Tế, song do đường ống dẩn quá dài, chất lượng kém nên ở cuối nguồn chất lượng nước không được như ở đầu nguồn. Ngoài ra, nhà nước đã có nhiều chương trình nhằm cải tiến công nghệ cấp nước, nâng cao năng lực của đội ngủ quản lý, vận hành cấp nước. Nâng cao ý thức người sử dụng nước và tăng cường kiểm tra, kiểm soát phát hiện và xử lý nghiêm các tiêu cực xảy ra trong quá trình quản lý, sử dụng nước, điển hình như vụ tiêu cực tại dự án cấp nước 1A. 3.2 Hạn chế Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành cấp nước Việt Nam hiện vẩn tồn tại nhiều yếu kém cần phải khắc phục. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch vẩn còn thấp, theo ông Bùi Đình Khoa phó viện trưởng viện nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng – tổng hội xây dựng Việt Nam thì tỷ lệ này ở các loại thành phố như sau: Thành phố loại 1 và loại 2 đạt 70 – 80%, loại 3 đạt 50 – 55%, loại 4 và loại 5 đạt 15 – 20%. Tỷ lệ này ở Hà Nội là khoảng 75% và ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay vẩn thiếu khoảng 400 000m3/ngày đêm. Nhóm 4 Page 13 Liên hệ: nhom4.kh6d@gmail.com ĐT: 0983 225 896
- Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị 12/15/2009 Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch tại các địa bàn khác nhau không đồng đều, tại Hà Nội, trong lúc các quận nội thành, tỷ lệ được sử dụng nước sạch xấp xỉ 100% thì các huyện như Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm… tỷ lệ này giao động từ 20 – 60%. Gía nước củng chưa bình đẳng, nhiều nơi người dân phải mua với giá cao hơn giá nước nhà nước quy định, điển hình như Cổ Nhuế (Từ Liêm) người dân ở đây đã phải mua nước với giá 4000đ/m3 từ năm 1998 (cao gấp 2,2 lần giá nước do nhà nước quy định tại thời điểm đó) và hiện nay là 6000đ/m3. Không chỉ người dân, doanh nghiệp củng long đong vì giá nước, hiện tại chưa đủ để các doanh nghiệp lấy thu bù chi (theo tính toán của công ty cấp nước Sài Gòn thì để sản xuất được một m3 nước đủ tiêu chuẩn, phải chi phí khoảng 4 150đ, trong lúc giá nước ở 16m3 đầu được tính là 3600đ/m3) trong lúc áp lực tăng công suất ngày càng lớn. Công suất thực tế của các nhà máy nước, do nhiều nguyên nhân, ít khi đạt được công suất thiết kế, tính bình quân các nhà máy nước trên toàn quốc đạt 84% công suất thiêt kế, cá biệt có nơi chỉ đạt 15 – 20% công suất thiết kế. Tỷ lệ thất thoát nước rất cao trung bình là 30 – 40% có nơi lên tới 50%. Tại Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ này theo tổng công ty cấp nước Sài Gòn đưa ra là khoảng 33%. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống đường ống dẩn nước được xây dựng từ lâu (hệ thống ống dẩn nước của Thành phố Hồ Chí Minh dài trên 2000km được xây dựng cách đây từ 50 – 70 năm), đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều đoạn bị nứt, vở…chưa có kinh phí để thay thế (kinh phí để thay thế, sửa chửa là rất lớn, quá trình xây dựng rất phức tạp vì phải đi qua nhiều địa bàn dân cư, ảnh hưởng đến nhiều công trình khác). Tỷ lệ thất thu tiền nước củng rất lớn, do công tác kiểm tra, kiểm soát quá lỏng lẻo, ý thức người dân chưa cao. Nhóm 4 Page 14 Liên hệ: nhom4.kh6d@gmail.com ĐT: 0983 225 896
- Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị 12/15/2009 Chất lượng nước hiện còn nhiều bất cập, ở nhiều nơi nồng độ sắt, mangan, amoni, asen… trong nước vượt quá mức cho phép. Nguyên nhân thì có nhiều, những nguyên nhân chính có thể kể ra là: Nguồn nước bị ôi nhiểm nặng nề, tại Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả quan trắc từ năm 2004 đến tháng 6 năm 2008 do sở tài nguyên môi trường kết hợp với Liên hiệp hội Khoa học kỷ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy chất lượng nước tại các trạm quan trắc thuộc khu vực cấp nước đều không đạt tiêu chuẩn loại A, tỷ lệ các chất gây ôi nhiểm như COD, BOD5, Coliform… đều vượt mức cho phép, và đang có xu hướng tăng lên. Bộ môi trường mới đây củng công bố, nguồn nước ở khu vực Hà Nội, đặc biệt là các khu vực có bải rác, khu công nghiệp, nồng độ amoni, asen … cao hơn mức cho phép nhiều lần. Hệ thống đường ống quá dài, chất lượng kém củng làm giảm chất lượng nước do nồng độ clo trong nước bị giảm. Công tác quản lý chất lượng nước còn lơi lỏng, công nghệ xử lý nước chưa đồng bộ hoặc chưa phù hợp với điều kiện của nguồn nước. Chủ trương xã hội hóa dich vụ cung cấp nước được tiến hành chậm, các ưu đải được đưa ra chưa đủ để hấp dẩn các nhà đầu tư, nhiều nhà đầu tư vốn vào sau một thời gian thua lỗ phải bỏ cuộc. Nguồn nước ngầm ở nhiều nơi, đặc biệt là Hà Nội bị suy kiệt nghiêm trọng. Theo kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên và môi trường, mực nước ngầm ở Hà Nội bị hạ thấp chưa từng thấy trong lịch sử, trong nhiều năm liên tiếp biên độ sụt giảm là 0,47m, riêng 6 tháng đầu năm nay Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Bắc thông báo mực nước ngầm Hà Nội giảm tới 0,8m so với cung kỳ năm ngoái, dẩn đến hiện tượng nhiều công trình xây dựng bị sụt lún… Nguyên nhân là do lượng nước khai thác trong mấy năm gần đây tăng mạnh, ngoài những nhà máy cấp nước của Nhà nước, thì người dân vẩn đang phổ biến việc tự khoan giêng để dùng, theo quy định thì những cơ sở nào khai thác trên 50m3 thì phải xin phép, nhưng trên thực tế thì rất khó kiểm soát. Mặt Nhóm 4 Page 15 Liên hệ: nhom4.kh6d@gmail.com ĐT: 0983 225 896
- Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị 12/15/2009 khác, mật độ bê tông hóa của Hà Nội rất cao đã ngăn cản quá trình thấm đất của nước mưa. 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Bảo vệ nguồn nước: (nước mặt và nước ngầm) phải có các biện pháp kiên quyết và triệt để để bảo vệ nguồn nước như : xử lý nghiêm những trường hợp gây ôi nhiểm (vedan là một ví dụ). Các giếng khoan để khai thác nước ngầm, các công trình xây dựng có đào đất … sau khi hoàn thành, không sử dụng nữa phải san lấp mặt băng như củ, tránh tình trạng các chất gây ôi nhiểm theo đó xâm nhập vào các mạch nước ngầm. Các bải rác phải có lớp ngăn cách, không để chất thải ôi nhiểm từ đó thấm xuống các mạch nước ngầm, các khu công nghiệp phải có công nghệ xử lý rác thải, nước thải theo đúng quy định của pháp luật. ở khu vực phía Bắc, phải hạn chế khai thác nguồn nước ngầm, hướng tới sử dụng nguồn nước mặt để thay thế. Dự án sông Đà, dự án sông Hồng, dự án sông Lô là những giải pháp tốt, song trong quá trình thực thi cần đảm bảo đúng tiến độ, và đồng bộ (rút kinh nghiệm dự án sông Đà bị trể hạn nhiều lần, khi hoàn thành, nước đưa về đến Hà Nội rồi nhưng hệ thống đường ống dẩn lại chưa đủ sức để chuyển tải một lưu lượng nước lớn đến thế, vì vậy cho tới nay, sau gần 2 tháng nhà máy nước sông Đà chỉ chạy được 25% công suất (theo ông Hoàng Thế Trung – tổng giám đốc dự án cấp nước sông Đà). Xã hội hóa dịch vụ cấp nước: chủ trương này đưa ra từ lâu nhưng đến nay vần chưa hiệu quả. Nguyên nhân là loại dịch vụ này đòi hỏi đầu tư quá lớn, đặc biệt là chi phí láp đặt đường ống dẩn nước, giá nước lại bị nhà nước khống chế, tốc độ thu hồi vốn chậm khiến nhiều nhà đầu tư nản lòng. Có ý kiến cho rằng nên phân dịch vụ cung cấp nước ra làm 2 phần, phần thứ nhất gồm một hệ thống đường ống dẩn nước, phần này do những công ty chuyên trách việc xây dựng và quản lý, những công ty này được sự hổ trợ của nhà nước một cách tối Nhóm 4 Page 16 Liên hệ: nhom4.kh6d@gmail.com ĐT: 0983 225 896
- Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị 12/15/2009 đa để đảm bảo tốc độ thu hồi vốn và phát triển, phần thứ 2 gồm các nhà máy nước, những nhà máy này chỉ chuyên khai thác nước sau đó thuê những công ty hoạt động trong phần thư nhất (giá thuê sẻ rất rẻ vì các công ty này được nhà nước hổ trợ) tải nước từ nhà máy tới với người dân. Các nhà máy thuộc phần thứ 2 không phải đầu tư quá lớn (vì không mất chi phí lăp đặt đường ống dẩn nước) nên có khã năng thu hồi vốn nhanh hơn, khã năng xã hội hóa trong giai đoạn này rất cao và tính cạnh tranh của các nhà máy nước này sẻ nâng cao chất lượng nước phục vụ. Mô hình này bắt chước mô hình của ngành bưu chính viển thông, một đơn vị xây dựng, quản lý hệ thống đường truyền, các công ty viễn thông khác thuê lại các đướng truyền đó – đây là một biện pháp mang tính quyết định dẩn đến tốc độ phát triển của ngành bưu chính viển thông nhanh như chúng ta thấy hiện nay. Chúng tôi thấy mô hình này có thể áp dụng cho ngành cấp nước được. Trong thời gian tới cần đầu tư thay thế, cải tạo hệ thống đường ống dẩn nước (hiện đã xuống cấp nghiêm trọng) để giảm tỷ lệ thất thoát nước. Bên cạnh đó đầu tư cái tiến công nghệ, ứng dụng khoa học kỷ thuật, từng bước xây dựng một ngành cấp nước hiện đại. Đào tạo, đào tạo lại nâng cao năng lực của đội ngủ công nhân viên chức vận hành và quản lý ngành cấp nước, đáp ứng nhu cầu về nhân lực trong giai đoạn hiện đại hóa. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Đặc biệt lồng ghép các chương trình tuyên truyền vào các chương trình giáo dục tại nhà trường, tạo cho các em học sinh, ngay từ những năm đầu phải có ý thức gìn dữ và bảo vệ môi trường. 5. KẾT LUẬN Nhóm 4 Page 17 Liên hệ: nhom4.kh6d@gmail.com ĐT: 0983 225 896
- Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị 12/15/2009 Cấp nước là một hoạt động phức tạp, nhưng do đặc thù của ngành là mang tính xã hội cao, đòi hỏi đầu tư lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp nên nhà nước buộc phải đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động cung ứng dịch vụ này. Trong những năm qua ngành cấp nước Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng song vẩn còn nhiều yếu kém. Nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Đảng, sự ưu tiên đầu tư đúng mức của nhà nước, sự nổ lực không ngừng vượt khó đi lên của toàn thể cán bộ công nhân viên chức ngành cấp nước, nhất định sẻ có một ngày nhân dân Việt Nam có thể hài long và tự hào vì ngành cấp nước đô thị của mình. 6. Danh sách thành viên tham gia thực hiện đề tài. 1 Cao Đình Năm 2 Nguyễn Đức Mạnh 3 Nguyễn Thọ 4 Lê Văn Luân 5 Đinh Trọng Văn 6 Trịnh Tuấn Kiệt 7 Bùi Trung Duy 8 Nguyễn Văn Tuyền 9 Nguyễn Văn Hùng 10 Trần Công Đức 11 Phạm Hồng Chương Nhóm 4 Page 18 Liên hệ: nhom4.kh6d@gmail.com ĐT: 0983 225 896
- Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị 12/15/2009 Nhóm 4 Page 19 Liên hệ: nhom4.kh6d@gmail.com ĐT: 0983 225 896
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế - ĐH Kinh tế Quốc dân
138 p | 4895 | 1521
-
BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (PHẦN 5) Câu 5:
6 p | 3032 | 932
-
Quản lý Nhà nước về đô thị
46 p | 456 | 73
-
Quản lý Nhà nước về đô thị: Tập 2
11 p | 278 | 64
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế - Chương 3: Các phương pháp và công cụ quản lý nhà nước về kinh tế
18 p | 61 | 20
-
Tài liệu bồi dưỡng Quản lý nhà nước về nông nghiệp cho công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường các xã trung du, miền núi (Quyển 1)
132 p | 111 | 19
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế - Chương 1: Bản chất và vai trò của quản lý nhà nước về kinh tế
18 p | 75 | 14
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế - Chương 5: Đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta
10 p | 44 | 10
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế - Chương 5: Đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế ở việt nam hiện nay
14 p | 32 | 10
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về vận tải ô tô (Nghề Khai thác vận tải đường bộ - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
54 p | 36 | 9
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế - Chương 4: Quản lý nhà nước về kinh tế trong một số lĩnh vực chủ yếu
7 p | 38 | 9
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 5: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
13 p | 37 | 8
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế - Chương 3: Quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực kinh tế chủ yếu
35 p | 33 | 8
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 5: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường (Năm 2022)
13 p | 26 | 7
-
Tổ chức quản lý nhà nước về giáo dục cấp huyện vùng đồng bằng Sông Cửu Long
4 p | 112 | 6
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 7: Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở Việt Nam (Năm 2022)
33 p | 18 | 6
-
Quản lý nhà nước về đô thị: Phần 2 - PGS. TS. Phạm Kim Giao
102 p | 11 | 5
-
Bài giảng môn Quản lý Nhà nước về Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin: Chương 4 - TS. Lê Minh Toàn
23 p | 85 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn