intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

QUẢN LÝ SOURCE CODE VỚI TEAM FOUNDATION SEVER VÀ CODEPLEX

Chia sẻ: Nguyễn Hồ Trọng Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

468
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại sao phải Quản lý Source code? Trong các dự án lập trình, việc quản lý Source Code (Mã nguồn) rất quan trọng, quản lý source code tốt giúp cho các thành viên của dự án có thể cộng tác với nhau một cách thuận lợi nhất. Thao tác quản lý giúp cho source code luôn được lưu trữ tại một nơi duy nhất đồng thời các sự kiện thêm mới, chỉnh sửa sẽ được quản lý thông suốt, chính xác, tránh việc trùng lặp hay xung đột về thông tin....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: QUẢN LÝ SOURCE CODE VỚI TEAM FOUNDATION SEVER VÀ CODEPLEX

  1. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP.HCM KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM QUẢN LÝ SOURCE CODE VỚI TEAM FOUNDATION SEVER VÀ CODEPLEX Thực hiện: Nguyễn Hồ Trọng Thảo - 10520140 Võ Long Triều – 10520508 Võ Minh Sơn - 10520101 Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2012
  2. MỤC LỤC Tại sao phải quản lý Source Code ……………………………………………..……….…… 1 I. Tổng quan, nền tảng ứng dụng ……………………………………………………………. 2 1. ALM là gì? ………………………………………………………………………………………….. 2 2. Visual Studio Team Foundation Sever (VSTFS) ……………………………...….… 3 3. Team Explorer …………………………………………………………………………………... 4 4. Codeplex …………………………………………………………………………………………… 4 II. Quản lý Source code với Team Foundation Sever và Codeplex ………… 4 1. Sử dụng Codeplex ……………………………………………………………………………… 4 1.1 – Tạo Project ………………………………………………………………………………... 4 1.2 – Một số chức năng chính ……………………………………………………………... 6 a. Tùy chỉnh trang chủ …………………………………………………………………… 6 b. Quản lý Sourcode trực tuyến …………………………………………………………. 6 c. Quản lý nhân sự dự án …………………………………………………………………... 7 2. Sử dụng Team Explorer để quản lý Sourcode ……………………………………... 8 2.1 – Kết nối tới Team Foundation Sever ……………………………………………. 8 2.2 – Các thao tác quản lý Source Code trên Team Explorer ………………... 10 a. Thêm Source Code ……………………………………………………………………. 10 b. Cập nhật toàn bộ Source code lên sever …………………………………… 12 c. Cập nhật toàn bộ Project mới nhất từ Sever …………………………….. 13 d. Thao tác chuẩn bị trước khi chỉnh sửa code ……………………………. 14 e. Cập nhật những thay đổi lên Sever …………………………………………... 15 f. Đưa items mới get về vào Solution Explorer……………………………... 17 g. Sử dụng Shelve Pending Changes để cập nhật Source Code lên server………………………………………….... 18 h. Xem lịch sử thay đổi ………………………………………………………………… 19 i. Quay lui (hủy bỏ) thao tác đã thay đổi trước đó ………………………... 20 j. So sánh Source Code trước khi Get về Local Folder ……………………. 21 k. Giải quyết xung đột khi Checkin ……………………………………………...... 24 l. Phân nhánh, kết hợp các phiên bản …………………………………………. 26 Tài liệu tham khảo ………………………………………………………………………………... 27
  3. Tại sao phải Quản lý Source code? Trong các dự án lập trình, việc quản lý Source Code (Mã nguồn) rất quan trọng, quản lý source code tốt giúp cho các thành viên của dự án có thể cộng tác với nhau một cách thuận lợi nhất. Thao tác quản lý giúp cho source code luôn được lưu trữ tại một nơi duy nhất đồng thời các sự kiện thêm mới, chỉnh sửa sẽ được quản lý thông suốt, chính xác, tránh việc trùng lặp hay xung đột về thông tin. 1
  4. I. Tổng quan, nền tảng ứng dụng. 1. ALM là gì? - ALM (Application LifeRecycle Management): Quản trị vòng đời ứng dụng, ALM mô tả các phương pháp quản trị của quá trình phát triển phần mềm. Các thành phần trong giải pháp ALM của Microsoft Hiểu một cách đơn giản ALM là nghiệp vụ quản trị trong công nghệ phần mềm, sử dụng các công cụ để hỗ trợ và tích hợp các hoạt động quản trị, xây dựng kiến trúc, viết mã, kiểm thử, theo dõi (tracking), phát hành (release) phần mềm. - Visual Studio Team Foundation Sever chính là nền tảng hợp tác cốt lõi của giải pháp AML. 2
  5. 2. Visual Studio Team Foundation Sever (VSTFS) Phiên bản VSTFS đầu tiên vào năm 2005, đã trải qua các phiên bản 2008, 2010, 2012. Với Team Foundation Sever (TFS), người dùng các phiên bản của Visual Studio khác nhau trong các vai trò khác nhau từ các nhà kiến trúc phần mềm, lập trình viên, kiểm thử viên, cho đến nhà quản trị dự án đều có thể cùng cộng tác trong một môi trường phát triển phần mềm và thống nhất được tạo bởi TFS. Kiến trúc hệ thống Visual Studio Team Foundation Sever 3
  6. 3. Team Explorer Trong kiến trúc Hệ thống Visual Studio Team Foundation Sever, Team Explorer đóng vai trò là một ứng dụng phía Client có khả năng kết nối với TFS. Team Explorer được tích hợp sẵn trong Visual Studio, giúp chúng ta có thể dễ dàng sử dụng để truy cập các chức năng của Team Foundation Explorer hỗ trợ cho việc quản lý Sourcode. 4. Codeplex Codeplex.com là một trang Web của Microsoft, được chuyên dùng để lưu trữ những dự án mã nguồn mở. Nó đóng vai trò là một sever chứa Source code của dự án, tại đây, chúng ta có thể tự tạo Project, chia sẻ, tham gia cộng tác dự án với những người khác trong cộng đồng. II. Quản lý Source code với Team Foundation Sever và Codeplex. Sử dụng Codeplex 1. 1.1 – Tạo Project Truy cập http://codeplex.com và đăng nhập bằng tài khoản của Microsoft, hoặc tự tạo mới một tài khoản. Tại trang chủ, sau khi đăng nhập, ta nhấn vào nút Create Project. 4
  7. Điền đầy đủ thông tin về Project sẽ được tạo. - Tại mục Source Control, chúng ta sẽ lựa chọn Team Foundation Sever và chọn Team Explorer là phần mềm sử dụng để sử dụng các chức năng của Team Foundation Sever cho việc quản lý Source code. - Nhấn Create để tạo Project. Sau khi tạo xong một Project mới, chúng ta sẽ được chuyển đến trang chủ chứa thông tin về Project là trang web có địa chỉ do chúng ta nhập vào ở mục 2. CHOOSE A URL. 5
  8. Codeplex sẽ tự động xóa Project của bạn nếu trong vòng 30 ngày, kể từ ngày tạo Project mà bạn không Public nó ra cộng đồng. Sau khi Public thì người khác có thể truy cập vào địa chỉ này và Download Source code của dự án về. 1.2 - Một số chức năng chính a. Tùy chỉnh trang chủ: Tại menu HOME, sử dụng chức năng Edit Page, ta có thể thay đổi những thông tin về Project. b. Quản lý Source Code trực tuyến Tại menu SOURCODE, chúng ta có thể quản lý Source code được lưu trữ tại sever, xem thông tin lịch sử cập nhật, lấy những thông tin kết nối với phần mềm hỗ trợ quản lý. 6
  9. Tại mục Connect, Codeplex cung cấp cho chúng ta các URL dùng để kết nối đến các phần mềm hỗ trợ quản lý Sourcode như Team Foundation Sever trong Visual Studio, hay Subversion… Username, Password dùng để khai báo khi kết nối. c. Quản lý nhân sự dự án Để thêm thành viên vào dự án, chúng ta sử dụng Menu PEOPLE, sau đó vào mục Manage Team. Username: Điền tên thành viên (đã có tài khoản trên Codeplex). Role: là chức vụ của thành viên trong dự án. Tham khảo quyền hạn của mỗi loại thành viên dự án tại link: http://mssoft.codeplex.com/team/roles 7
  10. 2. Sử dụng Team Explorer để quản lý Sourcode 2.1 – Kết nối tới Team Foundation Sever. Khởi động Visual Studio 2012, từ menu TEAM, chọn Connect to Team Foundation Sever, cửa sổ Connect to Team Foundation Sever xuất hiện. Bước 1, ta nhấn nút Severs, cửa sổ Add/Remove Team Foundation Sever xuất hiện. Bước 2, ta nhấn nút Add… để thêm sever vào. Bước 3, tại cửa số Add Team Foundation Sever, ta sử dụng link Project cung cấp bởi Codeplex vào ô Name or URL of Team Foundation Sever (mục 1.2 –b). Nếu không sử dụng host của Codeplex, chúng ta có thể tự điền các thông số về sever riêng để có thể Kết nối với Team Foundation Sever. 8
  11. Tiếp theo, điền Username, password từ Codeplex (ở mục 1.2 –b) để kết nối. Đánh dấu tick vào ô Remember my credentials nếu muốn lưu tài khoản tại Hệ điều hành. 9
  12. Danh sách các Project đã tạo trên Sever Codeplex sẽ được hiển thị ở mục Team Projects. Chọn Project muốn kết nối và nhấn Connect. Cửa sổ Team Explorer hiển thị những công cụ hỗ trợ quản lý Source code, như vậy việc kết nối tới Team Foundation Sever đã thành công. 2.2 – Các thao tác quản lý Source Code trên Team Explorer. a. Thêm Source Code Tại giao diện chính của Team Explorer, chọn Source Control Explorer để mở cửa sổ quản lý Sourcode. Màn hình của cửa sổ Source Control Explorer được chia làm 2 phần. Bên trái (Folder) là thư mục trên sever, bên phải (Local Path) là đường dẫn thư mục được lưu trên máy cá nhân. Ta chọn Project chứa trong thư mục trên Sever (1), sau đó nhấn biểu tượng (2) Add Items to Folder. 10
  13. Cửa sổ Add to Source Control hiện ra, tại đây ta nhấn Browse… để tìm đến thư mục chứa Sourcode trên máy, sau đó ta chọn những items muốn thêm vào để quản lý. Tại mục Destination source control folder, ta chọn thư mục đích trên sever để lưu trữ Source code. Mục Destination local folder: Để chọn thư mục để lưu trữ Source trên máy, ta nhấn Map… (Source code trên sever tải về sẽ được lưu trữ ở đây). 11
  14. Tại cửa sổ Map, ta chọn Local Folder để map, có thể là thư mục đang chứa Source Code cần add trên máy hoặc một thư mục khác. Sau khi thực hiện Map Folder, ta trở lại với cửa sổ Add to Source Control và nhấn Finish để hoàn tất. Sau khi đã add thành công, các items đều có dấu + phía trước, và chúng vẫn chưa được cập nhật lên sever. b. Cập nhật toàn bộ Source code lên sever. 12
  15. Tại khung Folders, chọn project (mục) cần cập nhật lên sever, rồi nhấn biểu tượng (2) để Check in lên sever Sau khi nhấn biểu tượng Check In, tại cửa sổ Pending Changes của Team Explorer, sẽ xuất hiện quá trình chuẩn bị cho việc Check In, cập nhật nội dung Source Code lên sever. Tại mục Comment, chúng ta điền nội dung để thông báo cho các thành viên trong nhóm biết các thay đổi vừa cập nhật. Nhấn nút Check In (2) để thực hiện cập nhật Source code lên sever. c. Cập nhật toàn bộ Project mới nhất từ Sever Để thực hiện cập nhật phiên bản mới nhất của Project từ Sever, ta thực hiện lệnh Get 13
  16. Lastes Version. Tại khung Folders, chọn project (mục) cần get dữ liệu, rồi nhấn biểu tượng (2) Get lasts Version (Recursive) để cập nhật bản mới nhất từ Sever d. Thao tác chuẩn bị trước khi chỉnh sửa code Tại cửa sổ Source Control Explorer của Team Explorer, chọn các mục cần chỉnh sửa, sau đó nhấn biểu tượng (2) Check out. 14
  17. Tại cửa sổ Check out hiện ra, ta chọn loại Lock type. Có 2 loại Lock Type: + Unchange – Keep any existing lock: Chế độ Unchange này, cho phép các thành viên có thể cùng check out, edit và check in lên sever. + Check In: Allow other users to check out but prevent them from checking in. Chế độ Check In, chấp nhận thành viên khác có thể check out, nhưng không được Check In ngược lại lên sever. Sau đó nhấn Check Out để chuẩn bị chỉnh sửa. e. Cập nhật những thay đổi lên Sever Sau khi thực hiện các thao tác thay đổi với những items đã check out trước đó (Biểu tượng dấu tick), hoặc với những items mới thêm vào (biểu tượng dấu +) chúng ta thực hiện cập nhật những thay đổi đó lên sever bằng lệnh Check In. 15
  18. Chọn các items muốn cập nhật lên sever, nhấn biểu tượng (2) Check In. Ta được chuyển đến cửa sổ Pending Changes của Team Explorer. Tại mục Comment, chúng ta điền nội dung để thông báo cho các thành viên trong nhóm biết các thay đổi vừa cập nhật. Nhấn nút Check In để thực hiện cập nhật Source code lên sever. Tương tự mục b (cập nhật toàn bộ Project) Mỗi lần dùng thao tác Check In để cập nhật Source Code lên sever, hệ thống sẽ tạo ra 1 changset (đối tượng quản lý sự thay đổi mã nguồn) 16
  19. f. Đưa items mới get về vào Solution Explorer. Chức năng này giúp chúng ta sau khi get Project, nếu có những items mới từ các thành viên khác add vào. Tại cửa sổ Solution Explorer, chọn biểu tượng (1) Show all files. Click chuột phải vào những items có biểu tượng phía trước (những items mới do những thành viên khác add vào), chọn Include In Project. 17
  20. g. Sử dụng thao tác Shelve Pending Changes để cập nhật Source Code lên server. Tương tự như Check out, Shelve Pending Changes dùng để cập nhật tài nguyên lên server nhưng điểm khác ở đây khi thực hiện Shelve thì TFS sẽ không tạo ra các change set. Ở cửa sổ Pending Changes hiện ra sau khi chọn Shelve Pending Changes, ta cần khai báo tên Shevle ở vị trí 1, sau đó nhấn Shelve để tiến hành cập nhật Soure Code lên server mà bỏ qua đối tượng Changeset 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2