intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình trồng mè trắng V6

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

99
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mè V6 do Công Ty VOCARIMEX-TP.HCM cung cấp, với đặc tính cây mọc thẳng không phân nhánh, số trái trung bình từ 20-70 trái/cây, năng suất có thể đạt từ 100 -200kg/1.000m2, tuỳ theo mức độ thâm canh. 2/ Làm đất: Đối với đất ruộng lúa mùa nổi, có thể sạ chay không cần cày xới, nhưng cần xẻ rãnh thoát nước, để chống úng khi tưới và đề phòng những trận mưa cuối mùa. 3/ Gieo sạ:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình trồng mè trắng V6

  1. Quy trình trồng mè trắng V6 I.THỜI VỤ: Ngay sau khi thu hoạch xong lúa mùa nổi vào khoảng cuối tháng 12 dương lịch, bà con nông dân nên tranh thủ ngay trong khi đang thu hoạch lúa, hoặc vừa khi thu hoạch lúa xong, để tận dụng ẩm độ trong đất, xuống giống và thu hoạch mè V6 trong tháng 3. II. KỸ THUẬT TRỒNG: 1/ Giống: Mè V6 do Công Ty VOCARIMEX-TP.HCM cung cấp, với đặc tính cây mọc thẳng không phân nhánh, số trái trung bình từ 20-70 trái/cây, năng suất có thể đạt từ 100 -200kg/1.000m2, tuỳ theo mức độ thâm canh. 2/ Làm đất: Đối với đất ruộng lúa mùa nổi, có thể sạ chay không cần cày xới, nhưng cần xẻ rãnh thoát nước, để chống úng khi tưới và đề phòng những trận mưa cuối mùa. 3/ Gieo sạ: Do diện tích canh tác lúa mùa thường lớn nên bà con nông dân nên chọn cách sạ lan, để giảm công lao động, có thể gieo sạ bằng hai cách sau:
  2. - Gieo sạ trước khi cắt lúa 01 ngày, hoặc sạ xong cắt lúa ngay, mục đích để làm cho hạt mè rơi xuống đất, khi cắt lúa. - Sau khi cắt lúa, do lớp rạ lúa mùa nổi để lại trên đồng ruộng quá dày nên cần đốt bớt gốc rạ trước khi sạ. Chú ý: Cần làm sau khi cho hạt mè rơi xuống đất, tránh trường hợp hạt mè còn nằm lại trên rạ nên khi nảy mầm rể không tiếp đất được sẽ khô và chết đi. 4/ Lượng giống và cách sạ: Trước khi sạ nên xử lý thuốc BVTV như Basudin, Bam, Forwin, có thể trộn chung với Zineb, dùng nước hoà tan thuốc ở dạng sệt sau đó trộn hạt giống để cho thuốc áo một lớp ngoài vỏ để phòng trừ một số côn trùng tha hạt hay cắn phá mầm và tránh một số nấm bệnh tấn công gây chết cây con. Lượng giống: + Đối với cách sạ trước khi cắt lúa nên dùng lượng giống từ 0,8-1 Kg/1.000m2, nhầm trừ hao hụt giống vướng trên rơm rạ. + Đối với cách sạ sau khi cắt lúa và có đốt rơm lượng giống từ 0,4-0,5 Kg/1.000m2 Cách sạ:
  3. + Sạ lan: Nên trộn giống đã xử lý với cát khô để sạ như sạ lúa, làm sao cho hạt giống phân bố đều trên đồng ruộng. + Sạ theo hàng: Có thể sạ trên ruộng đã cắt bằng cách căng dây, một người đi trước vạch gốc rạ, một người đi sau sạ theo hàng đã vạch. III. BÓN PHÂN & CHĂM SÓC: 1/ Bón phân: Bón lót: Đối với đất ruộng lúa mùa nổi có thể không cần bón lót vì lượng phù sa bồi đắp sau mùa nước để lại rất nhiều. Bón thúc: + Lần 1: 10-12 ngày sau khi sạ, nên bón kết hợp với tỉa dặm cây và làm cỏ. Sử dụng 15 - 20Kg NPK/1.000 m2 ( có thể dùng phân NPK 16 – 16 - 8 hay 20 – 20 - 15 ) + Lần 2: 40 - 42 ngày sau khi sạ, . Sử dụng 15 - 20Kg NPK/1.000 m2. + Lần 3: 55 - 60 ngày sau khi sạ, . Sử dụng thêm 5Kg Urê + 3Kg Kcl/1.000 m2 , tuỳ theo tình trạng phát triển của cây. Chú ý: Không nên sử dụng bất cứ một loại thuốc dưỡng, phân bón lá nào đó khi chưa có sự đồng ý của cán bộ kỹ thuật hướng dẫn.
  4. 2/Chăm sóc: Tỉa thưa và dặm cây: Đối với cây mè v6 chỉ yêu cầu mật độ cây từ 30-40 cây/m2, do đó cần nhổ bỏ những chỗ cây mọc dày và dặm lại những chỗ thưa cây, mất cây để đảm bảo mật độ cây/ diện tích, cần tiến hành sớm vào từ ngày thứ 7 - thứ 10 sau khi sạ để cây không bị mất sức do rễ bị đứt. Tưới nước: Cây mè chịu hạn tương đối khá, nhưng cần tưới nước cho đủ ẩm, trước khi bón phân, phương pháp tưới tốt nhất là tưới phun, nếu tưới tràn phải đào rãnh thoát nước triệt để, tránh ngập úng. Trừ cỏ:cần phun các loại thuốc cỏ chọn lọc như: Oneside, Dual,Whip’S . . . Phòng trừ sâu bệnh: Cây mè thường bị sâu ăn tạp tấn công giai đoạn đầu, sâu xanh da láng , sâu đục trái-đục ngọn tấn công giai đoạn sau khi cây ra hoa đậu trái. Cây mè không có khả năng phục hồi lá như lúa, do đó cần phun thuốc BVTV có thời gian lưu tồn lâu trong cây như: Basudine,Forsan, Fekill, Regen . . . Bệnh thường gặp là héo cây con và héo tươi xuất hiện ở giai đoạn có bông kết trái, do nấm bệnh còn tồn lại sau vụ lúa, vì vậy cách hiệu quả nhất là xử lý hạt giống trước khi gieo sạ, có thể sử dụng các loại thuốc trừ nấm như: Validan, Manzate, Bonaza . . . 3/ Thu hoạch: Thời gian sinh trưởng của mè V6 là 75 ngày, nên thu hoạch đúng thời vụ để tránh rơi rụng hạt mè ngoài đồng làm ảnh hưởng đến năng suất. Khi thấy lá chân và trái ở các mắt dưới gốc chuyển sang màu vàng thì thu hoạch, có thể dùng thuốc cỏ Gamaxon phun trước khi cắt cây 2 ngày để cho lá rụng (do Gamaxon chỉ có tác
  5. dụng tiếp xúc nên khi phun lên lá làm lá chết và rụng nhanh ). Khi cắt nên bó thành từng bó nhỏ khoảng 10-15 cây/bó và dựng phơi trên đệm, lưới cước để tránh hạt rơi vãi ngoài đồng. Sau khi giũ hạt cần giê sạch và tránh phơi hạt ngoài nắng gắt buổi trưa (nên phơi nắng sáng hoặc nắng chiều), vì hạt mè có một vỏ lụa mỏng gặp nắng gắt sẽ dễ tươm dầu chuyển màu làm ảnh hưởng đến phẩm chất hạt mè sau khi thu hoạch. Có thể thử hạt mè phơi khô bằng cách thử bằng tay khô nắm chặt nắm mè sau đó buông tay ra nếu tay dính hạt là mè còn ướt cần tiếp tục phơi cho thật khô, nếu tay dính đất hoặc tạp chất là mè còn dơ cần giê lại. Sau khi mè khô và sạch thì cho vào bao để nơi thoáng mát tồn trữ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2