YOMEDIA
ADSENSE
Quyền được sống còn của trẻ em
10
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu "Quyền được sống còn của trẻ em" giúp học sinh hiểu được các Quyền được sống còn của trẻ em là một trong các nhóm Quyền cơ bản được ghi nhận trong công ươớ quốc tế về Quyền trẻ em; Chỉ ra những tình huống đe doạ sự sống còn của trẻ em; Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến Quyền sống còn của trẻ em; Nâng cao ý thức thực hiện Quyền sống còn của trẻ em. Mời các bạn cùng tham khảo
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyền được sống còn của trẻ em
- QUYỀN ĐƯỢC SỐNG CÒN CỦA TRẺ EM I. MỤC ĐÍCH Giúp học sinh: . Hiểu được các Quyền được sống còn của trẻ em là một trong các nhóm Quyền cơ bản được ghi nhận trong công ươớ quốc tế về Quyền trẻ em. . Chỉ ra những tình huống đe doạ sự sống còn của trẻ em . Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến Quyền sống còn của trẻ em. . Nâng cao ý thức thực hiện Quyền sống còn của trẻ em II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Giấy khổ to A0 - Bút dạ - Băng dính - Những mảnh giấy ghi nhiệm vụ, câu hỏi hay những câu chuệyn về nhóm thảo luận - Bộ tranh về Quyền trẻ em III. CÁC HOẠT ĐỘNG Khởi động : Món Salat (10 phút) Cách chơi: - Cả lớp ngồi thành vòng tròn mỗi người một ghế - Điểm danh bằng tên các trái cây, rau quả có thể làm nên món salat. Lập đi , lặp lại cho đến hết. - Người quản trò đứng ở giữa hô: “Su hào thì tất cả những người có tên Su hoà đứng dậy đổi chổ cho nhau.” Khi đó người quản trò cũng nhanh chóng ngồi vào một ghế. người nào dư ra người đó phải làm quản trò và hô tiếp các rau quả khác. - Nếu hô “Món salat” thì tất cả mọi người phải đứng dậy đổi chổ cho nhau. Lưu ý phải tìm ghế đối diện mình, chứ không đước dịch ngay sang ghế bên cạnh. * Hoạt động 1: Củng cố kiến thức: “Các nhóm Quyền của trẻ em “ Mục tiêu: Giúp học sinh ôn lại những kiến thức cơ bản về công ước quốc tế Quyền trẻ em đã được học ở Chương trình giáo dục công dân. Các thực hiện: Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu những gì các em đã biết về Quyền trẻ em. Các em có thể cho biết ý kiến dựa trên bài đã được học hoặc từ những gì các em biết được qua báo chí, bạn bè hay gia đình về Quyền trẻ em. Bước 2: Ghi lên bảng ý kiến của các em Bước 3: Giáo viên tổng hợp ý kiến các em, đẫn đắt vào phần trình bảy các nội dung cơ bản: Kết luận : Công ước về Quyền trẻ em là luật quốc tế để bảo vệ Quyền trẻ em bao gồm 54 điều khoản. Công ước đề ra các Quyền cơ bản của con người mà trẻ em trên toàn thế giới đều được hưởng và được Liên hiệp quốc thông qua năm 1989. Công ước đã được hầu hết các nước trên thế giới đồng tình và phê chuẩn. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp Quốc về Quyền trẻ em Công ước thể hiện tập trung vào 8 nội dung cơ bản (theo công thức 4-3-1) sau: Bốn nhóm Quyền + Quyền được sống còn + Quyền được bảo vệ + Quyền được phát triển + Quyền được tham gia Việc phân chia 4 nhóm Quyền này chỉ mang ý nghĩa tương đối, trên thực tế, các nhóm Quyền có liên hệ cha985t chẽ và mật thiết với nhau. Ba nguyên tắc + Công ước quốc tế quy định trẻ em là những người đưới 18 tuổi. + Tất cả các Quyền và nghĩa vụ được nêu trong CÔng ước đều được áp dụng bình đẳng cho mọi trẻ em mà không có sự phân biệt đối xử. + Mọi hoạt động được thực hiện đều vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em Một quá trình
- + Việc thực hiện Quyền trẻ em là một quá trình phối hợp nhiều hoạt động can thiệp hỗ trợ và tất cả mọi người kể cả trẻ em đều có trách nhiệm giúp Nhà nước thực hiện và theo dõi quá trình thực hiện Công ước. Các nhóm Quyền này có mối liên hệ mật thiết với nhau (cho học sinh làm bài tập tranh về sự liên hệ 4 nhóm Quyền). * Họat động 2: Thế nào là Quyền sống còn của trẻ em? Mục tiêu: Giúp cho học sinh nhận thức được rằng trong xã hội của chúng ta có những nhóm trẻ mà Quyền sống còn đang bị đe dọa. Cách tiến hành: Bước 1: Chia lớp thành 4-5 nhóm. Bước 2: Học sinh xem tranh và thảo luận: + Hãy tìm những hình vẽ trong tranh có liên quan đến Quyền sống còn của trẻ em ? + Những gì các em đang xem trong tranh có diễn ra trong thực tế cuộc sống không? Hãy nêu các ví dụ Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp Bước 4: Giáo viên liệt kê các nhóm trẻ em mà các nhóm vừa nêu lên bảng, tổng hợp ý kiến trình bày của các em. Trẻ sơ sinh Trẻ lang thang Trẻ phải lao động sớm Trẻ mồ côi Trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch HIV …. Trẻ em trong chiến tranh Trẻ em các dân tộc thiểu số Trẻ em bị khuyết tật Trẻ em tị nạn Trẻ em bị bỏ rơi … Kết luận: Quyền được sống còn bao gồm Quyền được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đầy đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khỏe. Trẻ em phải được khai sinh sau khi ra đời * Hoạt động 3: Những yếu tố cần thiết để bảo đảm Quyền sống còn của trẻ em. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được các yếu tố cần thiết để bảo đảm và tăng cường Quyền sống còn của trẻ em. Các tiến hành: Bước 1 : Chia lớp thành 6 nhóm, cử 2 nhóm đóng vai dựa theo một trường hợp cụ thể: Các tình huống và câu hỏi thảo luận: Tình huống 1: Thắng là một em trai 10 tuổi, bị liệt một chân. Cha me em làm nghể nông. Trong một lần khi đi thăm bà con ở xa, học đã bị tai nạn ôtô và chết. Thắng có hai người thần là cô ruột và chú ruột nhưng họ không muốn nuôi em. Gia đình họ đông con và rất khó khăn về kinh tế. Thắng đành bỏ nhà lang thang đi xin ăn để kiếm sống. * Câu hỏi thảo luận: - Những Quyền gì của em Thắng đã bị ảnh hưởng? - Những nguy cơ nào có thể xảy ra với Thắng khi em kiếm sống trên đường phố? - Ai có thể giúp đỡ em Thắng? Tình huống 2: Em T.H 13 tuổi, ở xã Bảo Vinh, huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai một buổi chiều xin cha mẹ đi học nhóm rồi mất tích. Mười ngày sau, có người gọi điện thọai cho cha me em đến đón em tại một nơi xa lạ. Lúc gặp cha mẹ, trông em ốm yếu tiều tụy, không nhận được ra bố mẹ, lúc nào cũng hỏang hốt lo sợ, và trông thấy đàn ông thì bỏ chạy. Bệnh viện xác định em đã bị cưỡng hiếp. * Câu hỏi thảo luận: - Những Quyền nào của em đã bị vi phạm? - Làm thế nào để bảo vệ những trẻ em này?
- Tình huống 3: Đêm 23/8/1997, cháu Vàng Mí Vừ, 6 tháng tuổi ở xóm Pắc Ngàm Cót Cọt xã Yên Minh và cháu Mí Sìn 2 tuổi, xóm Khuổi Hao xã Yên Minh đã bị bọn cướp bắt cóc. * Câu hỏi thảo luận: - Những điều gì có thể xảy ra với các cháu? - Làm thế nào để bảo vệ những trẻ em này? Bước 2: Các nhóm thảo luận, phân vai Bước 3: Từng nhóm thể hiện tình huống sắm vai của nhóm mình. Sau mỗi tình huống, cả lớp thảo luận tình huống theo câu hỏi. Giáo viên tóm tắt ý kiến vào một tờ giấy to chung cho cả lớp: Trẻ em trong những Những nguy cơ đe dọa Trẻ bị tước đọat những Các biện pháp giải hoàn cảnh khác nhau đối với sự sống còn Quyền sống còn nào? quyết của trẻ em Trường hợp 1 Trường hợp 2 Trường hợp 3 Kết luận: Những nguy cơ đe dọa sự sống còn của trẻ em hiện nay gồm: · Thiên tai · Nạn đói · Bị người lớn lạm dụng sức lao động · Bị đánh đạp, xâm hại · Bị người lớn bỏ rơi · …. · Chiến tranh · Ốm đau,, bệnh tật · Nghiện hút · Bị lôi kéo vào các họat động phạm pháp · Bị nhiễm HIV · ……. * Họat động 4: Trách nhiệm của cộng đồng trong việc thực hiện Quyền sống còn của trẻ em Mục tiêu: Giúp học sinh nhận thức được trách nhiệm của bản than và cộng đồng với những nhóm trẻ đặc biệt khó khăn mà Quyền sống còn bị đe dọa. Các tiến hành: Bước 1: Học sinh tự liên hệ và viết ra mảnh giấy nhỏ: - Ai có trách nhiệm giúp đỡ những trẻ em bị thiệt thòi? - Các tổ chức có thể làm gì để giúp đỡ các em đó? - Bản thân các em có thể làm gì? Bước 2: Trao đổi trong nhóm 4-5 HS Bước 3: Các nhóm cùng nhau chia sẻ trước lớp. Giáo viên ghi tóm tắt ý kiến của các em và kết luận: Kết luận: Thực hiện và bảo vệ các Quyền sống còn của trẻ em là trách nhiệm ching của các cá nhân và tổ chức xã hội bao gồm: - Trẻ em, người lớn. - Gia đình, nhà trường, cộng động - Chính phủ, các tổ chức quốc tế Các giải pháp mà xã hội và các tổ chức từ thiện khác nhau dành cho các nhóm trẻ bị thiệt thòi có thể là: - Cung cấp lương thực, nhường cơm sẻ áo cho các bạn gặp khó khăn - Chương trình tiêm phòng - Cung cấp nơi tạm trú cho trẻ - ….. - Giúp trẻ được đòan tụ với gia đình - Chăm sóc y tế - Cải thiện môi trường - Giáo dục, dạy nghề..
- PHỤ LỤC 1: NHỮNG ĐIỀU KHỎAN CỦA CÔNG ƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỐNG CÒN CỦA TRẺ EM Điều 2 Không phân biệt đối xử Điều 4 Thực hiện các Quyền trẻ em Điều 5 Trách nhiệm của bố mẹ đối với trẻ em Điều 6 Quyền được sống và phát triển Điều 7 Quyền có tên và quốc tịch Điều 8 Quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc mình Điều 9 Quyền được sống cùng cha me Điều 18 Quyền được gia đình chăm sóc và nuôi dưỡng Điều 19 Quyền được bào vệ để không bị lạm dụng Điều 21 Quyền của trẻ em không gia đình Điều 22 Quyền dành cho trẻ em tị nạn Điều 23 Quyền của trẻ em khuyết tật Điều 24 Quyền có sức khỏe và hưởng các dịch vụ y tế Điều 26 Quyền được hưởng an tòan xã hội Điều 27 Quyền được có mực sống thỏa đáng Điều 28 Quyền được giáo dục Điều 29 Quyền được giáo dục về các giá trị Điều 30 Quyền của trẻ em dân tộc thiểu số và bản xứ Điều 31 Quyền được vui chơi giải trí Điều 32 Quyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế Điều 33 Quyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng ma túy Điều 34 Quyền được bảo vệ để không bị khai thác, lạm dụng tình dục Điều 35 Quyền được bảo vệ để không bị buôn bán như hàng hóa và bị bắt cóc Điều 36 Quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột khác Điều 37 Quyền được tự do và không bị hành hạ về thể xác Điều 38 Quyền được bảo vệ khỏi mọi ảnh hưởng của các cuộc xung đột vũ trang Điều 39 Quyền được hưởng các chế độ chăm sóc phục hồi Điều40 Quyền được áp dụng những quy định pháp luật dành riêng với vị thành niên THÔNG TIN CƠ BẢN DÀNH CHO GIÁO VIÊN 1. Công ước Quốc tế và Quyền trẻ em Công ước về Quyền trẻ em là lụât quốc tế để bảo vệ Quyền trẻ em bao gồm 54 điều khỏan. Công ước đề ra các Quyền cơ bản của con người mà trẻ em trên tòan thế giới đều được hưởng và được Liên hiệp quốc thong qua năm 1989. Công ước đã được hầu hết các nước trên thế giới đồng tình và phê chuẩn. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990. Từ đó đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh thần và nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và luật pháp quốc gia. Ví dụ: Luận bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục tiểu học, Luật lao động, Luật dân sự, Luật tố tụng hình sự….. được ban hành và sửa đổi đều quan tâm thích đáng đến Quyền lợi của trẻ em. Các bộ, ban ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện tốt các chương trình liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Nhà nước và tòan xã hội phải hỗ trợ cha mẹ và người chịu trách nhiệm nuôi nấng, chăm sóc trẻ để họ làm tròn trách nhiệm của mình. - Cộng đồng phải đảm bảo các chính sách, chế độ của nhà nước dành cho trẻ. Tham gia phong trào tòan dân bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, huy động tình cảm và vật chất sẵn có trong cộng đồng chăm lo cho trẻ em. Phối hợp, đòan kết bảo vệ trẻ em trước các nguy cơ và tệ nạn xã hội.
- - Gia đình là môi trường đầu tiên chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Không có cha mẹ và người thân, đứa trẻ sẽ cảm thấy cô đơn và rất dễ bị lôi cuốn vào các nguy cơ và con đường phạm tội. Môi trường gia đình lành mạnh giúp trẻ em phát triển đầy đủ và hài hòa cả về thể chất và tinh thần, giúp cho việc hình thành nhân cách tòan diện của trẻ. -Công ước thể hiện tập trung vào 8 nội dung cơ bản (theo công thức 4-3-1) sau: Bóm nhóm Quyền + Quyền được sống còn + Quyền được bảo vệ +Quyền được phát triển + Quyền được tham gia Việc phân chia 4 nhóm Quyền này là chỉ mang ý nghĩa tương đối, trên thực tế, các nhóm Quyền có liên hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau. Ba nguyên tắc + Công ước quốc tế quy định trẻ em là những người dưới 18 tuổi. + Tất cả các Quyền và nghĩa vụ được nêu trong công ước đều được áp dụng bình đẳng cho mọi trẻ em mà không có sự phân biệt đối xử + Mọi hoạt động được thực hiện đều vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em Một quá trình + Tất cả mọi người đều có trách nhệim giúp nhà nước thực hiện và theo dõi thực hiện công ườc. 2. Thực trạng của trẻ em trên thế giới hiện nay (theo số liệu của UNICEF) - Hiện nay mà thòi gian trẻ em gái phải làm các công việc gia đình nhiều hơn trẻ em trai là 80% - Ấn Độ và Trung Quốc đã ban hành việc cấm lựa chọn giới tính trẻ em trước khi sinh và cấm giết bé gái sơ sinh. - Trên thế giới hàng năm có khoảng 2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết do thiếu văcxin vì những căn bệnh có thể ngăn ngừa được như bệnh sởi, bạch hầu, bại liệt, lao và uốn ván…; 2,2 triệu trẻ em chết do ỉa chảy. Khoảng 3-5 triệu thanh thiếu niên từ 14 -24 tuổi bị nhiểm HIV, 183 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển bị suy dinh dưỡng nhẹ hoặc nặng, 226 triệu trẻ em bị thấp so với chiều cao đáng có, 51% trẻ dưới 4 tuổi ở các nước đang phát triển bị thiếu máu (UNICEF 1998), thế giới có 8,2 triệu trẻ em mồ côi do AIDS. - Khoảng 40 triệu trẻ em trên thế giới không được khai sinh, có nghĩa là trẻ không được hưởng Quyền công dân đầu tiên (ở trên 20 nước). - 250 triệu trẻ ở độ tuổi 5-14 đang phải lao động kiếm sống. Khoảng 150-250 triệu trẻ em gái phải lao động kiếm sống mà không được trả công. 3. Thực trạng trẻ em ở Việt Nam (UNICEF – 2000) - Tỷ lệ trẻ em nhiễm HIV / AIDS dưới 18 tuổi: 4% trong số các trường hợp báo cáo. - 50.000 trẻ đường hpố thuộc diện nghèo nhất. - 2 triệu trẻ em không đến trường, tỷ lệ bỏ học là 7,16% (96-97). à Nẵng quyết tâm ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục Cập nhật ngày: 22/02/2005 Nhằm nâng cao nhận thức và hành động của toàn xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, UBND thành phố vừa đề ra Chương trình Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2005 - 2010. Theo đó, chương trình này đã đề ra những mục tiêu cụ thể là đến năm 2010 giảm 90% trẻ em lang thang kiếm sống, trong đó có 75% số trẻ em được trợ giúp tạo dựng cuộc sống hòa nhập với gia đình; ngăn chặn, giảm dần và tiến tới giảm cơ bản số trẻ em bị xâm phạm tình dục; giảm 90% số trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong tình trạng độc hại và nguy hiểm. Chương trình cũng đã đề ra những giải pháp chủ yếu như: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tăng cường công tác truyền thông, vận động xã hội với nội dung và hình thức phù hợp với từng vùng và từng nhóm đối tượng, nhằm góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ trẻ em, gắn việc triển khai chương trình này với
- việc triển khai thực hiện các chiến lược, chương trình kinh tế - xã hội khác; phát triển số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung, trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm nói riêng với các nội dung và hình thức phù hợp. Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt là cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của các ngành, đoàn thể và UBND các cấp. Đức Tùng Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005-2010 Để tiếp tục thực hiện tốt Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em và Chương trình hành động vì trẻ em Hải Phòng giai đoạn 2001 -2010, triển khai thực hiện Quyết định số19 /2004/QĐ-TTg ngày 12-2-2004 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 11-11-2005, UBND thành phố ban hành Chỉ thị số 6230/CT-UBND về Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005-2010. Trong những năm qua, thành phố Hải Phòng đã có nhiều nỗ lực và quyết tâm cao trong việc thực hiện Chỉ thị 55-CT/TW ngày 28-6-2000 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thực hiện Quyết định số 134/1999/QĐ-Ttg ngày 31/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 1999-2002. Do đó, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được đẩy mạnh; nhiều chương trình mục tiêu về trẻ em đạt kết quả tốt như: chương trình chăm sóc sức khoẻ - dinh dưỡng, chương trình học tập cho mọi trẻ em, chương trình tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em; nhất là chương trình chăm sóc giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội đã tạo mọi điều kiện và có nhiều việc làm thiết thực dành cho trẻ em. Tuy nhiên, tình trạng trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị lạm dụng sức lao động, trẻ em bị ảnh hưởng ma tuý và HIV /AIDS, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em phải lao động xa gia đình và lang thang kiếm sống trên đường phố đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Để tiếp tục thực hiện tốt Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em và Chương trình hành động vì trẻ em Hải Phòng giai đoạn 2001 -2010, triển khai thực hiện Quyết định số19 /2004/QĐ-TTg ngày 12-2-2004 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 11-11-2005, UBND thành phố ban hành Chỉ thị số 6230/CT-UBND về Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005- 2010. Phụ trương pháp luật thành phố HảI phòng giới thiệu nội dung Chương trình này. Mục tiêu chương trình: 1. Mục tiêu chung: - Nâng cao nhận thức và hành động của toàn xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới giảm cơ bản vào năm 2010 số lượng trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm; tạo điều kiện để những em này được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện về mọi mặt, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
- 2. Các mục tiêu cụ thể: - Ngăn chặn và trợ giúp trẻ em lang thang kiếm sống để đến năm 2010 giảm được 90% số trẻ em này, trong đó có 70% số trẻ em được trợ giúp tạo dựng cuộc sống hoà nhập với gia đình. - Ngăn chặn, giảm dần và tiến tới giảm cơ bản vào năm 2010 số trẻ em bị xâm phạm tình dục. - Ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm để đến năm 2010 giảm được 90% số trẻ em này. - Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của các sở, ngành, các trung tâm bảo trợ xã hội, đoàn thể, tổ chức xã hội và UBND các cấp. Các giải pháp thực hiện: 1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, đặc biệt tại những đơn vị trọng điểm. Tăng cuờng sự phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức tham gia công tác này. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm. 2. Kiến nghị các cơ quan chức năng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, đồng thời chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách, pháp luật của nhà nước; đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá công tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm; gắn việc triển khai thực hiện Chương trình này với việc triển khai thực hiện các chiến lược, chương trình kinh tế - xã hội khác có liên quan. 3. Tăng cường công tác truyền thông vận động xã hội với nội dung và hình thức phù hợp với từng địa phương, từng đơn vị và từng nhóm đối tượng nhằm góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân trong công tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm tư vấn, dịch vụ Gia đình và Trẻ em; chú trọng hình thức tư vấn, tham vấn và vận động trực tiếp đối với gia đình và cộng đồng dân cư về kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giúp đỡ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm. Tập trung hoạt động truyền thông giáo dục và những đơn vị trọng điểm, địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và những nhóm đối tượng còn hạn chế trong thực hiện trách nhiệm của mình đối với trẻ em. 4. Phát triển số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung, trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm nói riêng với các nội dung, hình thức phù hợp. Tiếp tục phát triển hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em ở các cấp, hỗ trợ cho các hoạt động của các em nhằm thực hiện tốt các mục tiêu Vì trẻ em giúp các em được hưởng đầy đủ các quyền của mình. 5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các nội dung của Chương trình.
- 6. Kinh phí thực hiện Chương trình được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của UBDS -GĐ&TE, Sở Lao động Thương binh và Xã hội theo dự toán của từng đề án đã được thẩm định. UBDS -GĐ&TE chủ trì phối hợp với các sở, ngành, các cơ quan có liên quan, các quận, huyện, thị xã tổng hợp kế hoạch và phân bổ nguồn lực cho các đơn vị thực hiện tương ứng nhiệm vụ được giao. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, các sở, ngành, các cơ quan có liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã chủ động, tạo mọi điều kiện đẩy mạnh công tác xã hội hoá nhằm huy động nguồn lực của địa phương, đơn vị và sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chi cho các hoạt động của Chương trình này. Phân công trách nhiệm: Để thực hiện tốt Chương trình này, UBND thành phố HảI Phòng phân công trách nhiệm cụ thể như sau: 1. UBDS - GĐ&TE thành phố: - Là cơ quan thường trực có nhiệm vụ làm đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, các cơ quan khác có liên quan, UBND huyện, quận, thị xã để triển khai các hoạt động theo Chương trình do UBND thành phố ban hành. - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, đề xuất các phương án cụ thể điều phối các hoạt động của Chương trình. Hướng dẫn kiểm tra đề xuất, giám sát và định kỳ hàng quý, hàng năm tổng hợp tình hình báo cáo Ban điều hành và UBND thành phố. Tổ chức sơ kết đánh giá tình hình thưc hiện Chương trình vào năm 2007 và tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Chương trình vào năm 2010. - Phối hợp với các ngành chức năng khảo sát tình hình thực hiện Chương trình vào năm 2010. - Phối hợp với các ngành chức năng khảo sát thực trạng tình hình trẻ em theo các nhóm đối tượng của Chương trình này, triển khai các hoạt động truyền thông tư vấn tại cộng đồng, đi sâu vào các đối tượng và địa bàn trọng điểm. - Xây dựng và tổ chức thực hiện các Đề án của Chương trình. 2.Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: - Xây dựng và phối hợp tổ chức thực hiện các đề án theo Mục II của Chương trình này, định kỳ hàng quý, hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình theo nhiệm vụ được phân công báo cáo Ban điều hành và UBND thành phố. - Phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội lồng ghép hoạt động của Chương trình này với các chương trình xã hội khác để giảm thiểu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. 3.Công an thành phố: - Phối hợp với UBDS -GĐ&TE, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan khác có liên quan tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện các hoạt động nhằm thực hiện tốt các đề án của Chương trình. - Lồng ghép các hoạt động của Chương trình này với việc thực hiện đề án 4 Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm. 4.Sở Kế hoạch - Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với UBDS -GĐ&TE xây dựng kế hoạch kinh phí thực hiện Chương trình từ năm 2004 2010 và hàng năm. 5.Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với UBDS -GĐ&TE hướng dẫn các sở, ngành, các cơ quan có liên quan và các quận, huyện, thị xã sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định hiện hành. 6.Sở Giáo dục và Đào tạo Chủ trì, phối hợp với UBDS -GĐ&TE và các sở, ngành, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan liên quan, các quận huyện, thị xã tổ chức thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục bậc trung học và nghề cho các em hoà nhập cộng đồng để giảm thiểu các đối tượng trẻ em của Chương trình; đồng thời nâng cao chất lượng thực hiện các mục tiêu Vì trẻ emmmm nhằm tạo điều kiện cho các em được học tập, vui chơi và sống trong môi trường an toàn, lành mạnh. 7. Sở Tư pháp, Sở Văn hoá - Thông tin, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng và các cơ quan khác có liên quan: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các cấp, các ngành, và toàn thể nhân dân thành phố về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung, thực hiện các đề án của Chương trình này nói riêng nhằm nâng cao chất lượng thực hiện các mục tiêu Chương trình hành động Vì trẻ em các cấp. 8. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội tham gia triển khai thực hiện Chương trình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình. 9.Đề nghị Viện Kiểm sát và Toà án nhân dân thành phố phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời các vụ xâm phạm tình dục trẻ em, vi phạm quyền trẻ em; xét xử công minh, kịp thời các vụ xâm hại trẻ em. 10.UBND các quận, huyện, thị xã: - Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình, các kế hoạch hoạt động giai đoạn 2004-2010 và hàng năm phù hợp với chỉ đạo của thành phố và kế hoạch phát triển kinh tế - xã họi của địa phương trong cùng thời kỳ; định kỳ hàng quý, hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình vào năm 2007; tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Chương trình vào năm 2010; định kỳ hàng quý, hàng năm báo cáo Ban điều hành và UBND thành phố. - Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt các hoạt động trợ giúp và quản lý đối tượng; phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền tư vấn cho các gia đình và trẻ em ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng; phối hợp đồng bộ với các ngành địa phương để đưa các em hồi gia. Tổ chức thực hiện UBND thành phố giao UBDS -GĐ&TE là cơ quan thường trực xây dựng Chương trình, các kế hoạch thực hiện, đề xuất thành lập Ban điều hành, Ban Thư ký; phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, các cơ quan và UBND các huyện, quận, thị xã xây dựng triển khai thực hiện Chương trình. Các sở, ngành, đoàn thể, các cơ quan liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp thực hiện các hoạt động theo nội dung của Chương trình. UBND các huyện, quận, thị xã thành lập Ban điều hành, Ban Thư ký (thành viên tương tự như thành phố) để giúp UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo thực hiện Chương trình đã đề ra. UBND các sở, ngành, UBND các huyện, quận, thị xã, các thành viên Ban điều hành, Ban thư ký và đề nghị các cơ quan liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc, giám sát chặt chẽ việc
- thực hiện Chương trình; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ban điều hành và UBND thành phố (qua Thường trực: UBDS-GĐ&TE thành phố, số 21 Minh Khai, quận Hồng Bàng. Điện thoại: 031.745 882) VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 31/12/2007 (Bài trình bày của BS. Nguyễn Trọng An, P.vụ trưởng vụ Trẻ em, Bộ LĐTB&XH tại Hội thảo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên,Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội " Về chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt". Tp. Hồ Chí Minh ngày 27-28/12/2007) I. KHÁI NIỆM LAO ĐỘNG TRẺ EM: Lao động trẻ em được hiểu là trẻ em phải tham gia hoạt động kinh tế trước 15 tuổi, làm những công việc nặng nhọc độc hại hoặc phải làm việc quá sức, quá thời gian quy định mà những hoạt động đó gây ảnh hưởng tới việc phát triển thể lực, trí lực và nhân cách của trẻ. Tuy nhiên, cũng cần phải phân biệt với trẻ em lao động giúp đỡ gia đình (tham gia vào các công việc phụ giúp cha mẹ, gia đình phát triển sản xuất, tăng thu nhập, phù hợp với sức lực và lứa tuổi, không gây cản trở việc học tập và vui chơi…) hoặc trẻ em tham gia các công việc hoặc làm những nghề mà luật pháp cho phép. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM: Theo báo cáo của Tổng thư ký Liên hợp quốc năm 2003: " Toàn thế giới có khoảng 250 triệu trẻ em từ 5-14 tuổi đang hoạt động kinh tế" Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) 2005: " Toàn thế giới có khoảng 50-60 triệu trẻ em đang phải tham gia vào các hình thức lao động lao động tồi tệ. Những trẻ em này là những em đang lao động trong các gia đình, đồng ruộng, nhà máy trong số đó hàng triệu em bị tước đoạt mối liên hệ với gia đình, không được đăng ký khai sinh, không được học hành" Tại Việt Nam, lao động trẻ em là một vấn đề biến động và loại hình lao động chuyển đổi rất nhanh và rất đa dạng gồm các công việc như: đánh giày, bán báo, bán vé số, giúp việc trong các gia đình, nhà hàng, làm việc trong các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ, kể cả trẻ em phải làm việc nặng nhọc trong các mỏ đá, khai thác quặng, tiếp xúc với các chất độc hại, nguy hiểm.... Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam chưa có một cuộc điều tra chính thức mang tÝnh quèc gia nào vÒ lao ®éng trÎ em; về trẻ em tham gia các hoạt động về kinh tế, trong đó có trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm. Dù vậy, qua các cuộc điều tra mức sống dân cư có thể thấy tỷ lệ trẻ em tham gia hoạt động kinh tế đã giảm qua các thời kỳ, từ 41,1% vào năm 1993 xuống còn 29,3% năm 1998 và 18,0% năm 2003. Các cuộc điều tra chọn mẫu khác còng cho thấy: • Trẻ em tham gia hoạt động kinh tế có thể chia thành bốn nhóm chính là làm thuê, tham gia làm kinh tế gia đình, vừa làm thuê vừa làm kinh tế gia đình và tự kiếm sống. Tỷ lệ trẻ em tự kiếm sống có xu hướng tăng trong giai đoạn 1992 - 1999 nhưng giảm đáng kể ở giai đoạn 2000 - 2004. Ngược lại tỷ lệ trẻ em làm kinh tế gia đình giảm nhanh trong giai đoạn 1992 - 1999 nhưng lại tăng lên trong giai đoạn 2000 - 2004. Tỷ lệ trẻ em làm thuê ở độ tuổi 6 - 10 giảm mạnh trong giai đoạn 2000 - 2004 nhưng có xu hướng tăng ở các nhóm tuổi 11 - 14 và 15 - 17. • Tính chung, tỷ lệ trẻ em tham gia hoạt động kinh tế ở nông thôn cao hơn thành thị, ở trẻ em gái cao hơn ở trẻ em trai, ở vùng nghèo cao hơn vùng giàu, ở nhóm hộ nghèo cao hơn nhóm hộ giàu và tỷ lệ thuận với độ tuổi. • Mặc dù trẻ em tham gia hoạt động kinh tế giảm, song cường độ lao động có xu hướng tăng, thể
- hiện ở thời gian làm việc kéo dài, đặc biệt ở nhóm tuổi 15-17. Cụ thể, trong giai đoạn 2000 - 2004, ở độ tuổi này, tỷ lệ làm việc quá giờ ở nhóm trẻ em làm thuê tăng từ 1,6% lên 9,1% ở nhóm trẻ em hoạt động kinh tế trong gia đình và hộ doanh nghiệp nhỏ là 4,8% đến 73,6%. • Tỷ lệ trẻ em tham gia hoạt động kinh tế giảm tương ứng với tỷ lệ trẻ em đi học tăng, cho thấy người dân ngày càng thấy rõ lợi ích của giáo dục và chính sách phổ cập giáo dục đã đóng góp tích cực vào việc giảm tỷ lệ lao động trẻ em. Tuy vậy, tỷ lệ trẻ em bỏ học vẫn còn cao (38% ở nhóm 15 - 17 tuổi vào năm 2003). Tuy bức tranh chung về lao động trẻ em ở Việt Nam thời gian qua có nhiều điểm đã được cải thiện, song nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy vấn đề vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt liên quan đến sự gia tăng của tỷ lệ trẻ em lao động trước độ tuổi tối thiểu; tình trạng bóc lột, lạm dụng trẻ em làm thuê giúp việc gia đình; trẻ em bị buôn bán, bóc lột tình dục; bị lôi kéo vào sử dụng, vận chuyển và buôn bán trái phép chất ma tuý; nạn du lịch tình dục trẻ em… • Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động trẻ em ở Việt Nam. Về khách quan, cần phải kể đến đói nghèo; sự gia tăng số người sống chung với HỤV/AỤDS và số vụ ly hôn… Về chủ quan, ngoài yếu tố nhận thức không đúng đắn về tác hại của lao động trẻ em và thiếu hiểu biết về các quy định pháp luật về cấm sử dụng lao động chưa thành niên, còn phải kể đến hoạt động kém hiệu quả hoặc thiếu sự hiện diện của công đoàn ở khu vực kinh tế tư nhân; việc chưa có hệ thống thu nhập và quản lý thông tin về lao động trẻ em có hiệu quả; chưa rừ một khung pháp lý để ngăn ngừa việc sử dụng lao động trẻ em trong khu vực phi kết cấu và những hạn chế về cơ sở vật chất và chất lượng của hệ thống giáo dục… • Hậu quả: Tương tự ở các nước khác, vấn đề lao động trẻ em ở Việt Nam sẽ gây ra những hậu quả nặng nề, cả hiện tại và lâu dài, không chỉ với bản thân các em, mà còn với gia đình, cộng đồng và xã hội. Trẻ em lao động sớm thường phải bỏ học, khụng cú di?u ki?n phỏt tri?n nang khi?u cỏ nhõn, khụng cú di?u ki?n du?c h?c ngh?. Việc phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của các em, d? b? tai n?n thuong tớch và cỏc r?i ro khỏc, cú nguy co b? buụn bỏn, xõm h?i ho?c b? ộp bu?c làm nh?ng vi?c d? b? ph?m phỏp. Thiếu tri thức và sức khoẻ khiến các em không thể có nghề nghiệp ổn định trong tương lai. Như vậy, các em bị mắc vào cái vòng luẩn quẩn: nghèo đói - bỏ học sớm để lao động - tay nghề thấp - thu nhập thấp - nghèo đói. Trong bối cảnh đó, đất nước sẽ không thể có một lực lượng lao động khỏe mạnh và lành nghề để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. III. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP TRONG THỜI GIAN QUA: 1. Ban hành các văn bản Pháp luật và Chính sách Công tác ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em phải làm việc nặng nhọc, trong điều kiện độc hại nguy hiểm đã được thể chế hóa trong pháp luật Việt Nam, đặc biệt trong Bộ luật Lao động (2002) quy định dộ tuổi lao động tối thiểu là 15 (với những công việc nặng nhọc, độc hại là 18 tu?i). Chỉ được nhận trẻ em dưới 15 tuổi vào làm một số nghề, công việc với những điều kiện chặt chẽ. Cụ thể: - Khoản 2 Điều 119 quy định: Nghiêm cấm lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên - Điều 120 quy định: Nghiêm cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do Bộ LĐTB&XH quy định - Điều 121 quy định: Chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo sự phát triển về thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm phải quan tâm chăm sóc về mặt lao động, tiền lương và sức khỏe, học tập trong quá trình lao
- động.... - Cấm sử dụng người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc hại hoặc ảnh hưởng xấu tới nhân cách. Vi phạm những quy định trên sẽ bị xử phạt về hành chính hoặc hình sự. Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em (2004) nghiêm cấm các hành vi bóc lột, lạm dụng hoặc xô đẩy trẻ em vào hoàn cảnh bị bóc lột, lạm dụng. Bộ luật Hình sự (1999) gồm nhiều tội danh về lao động trẻ em với các mức hình phạt nghiêm khắc. Dưới góc độ phòng ngừa, Luật phổ cập giáo dục tiểu học (1991) và Luật Giáo dục (1998) quy định chi tiết về quyền học tập của trẻ em, gồm quyền được học tiểu học miễn phí. Ngày 17 tháng 11 năm 2000 Nhà nước Việt Nam đã phê chuẩn Công ước số 182 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về xóa bỏ ngay các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và tháng 5 năm 2003 Công ước số 138 quy định về tuổi lao động tối thiểu của tổ chức ILO cũng đã được nước ta phê chuẩn. Điều này đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc ngăn ngừa và giải quyết vấn đề trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm. Xét tổng quát, pháp luật Việt Nam đã phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế cơ bản về lao động trẻ em; tuy nhiên, hiện vẫn còn một số tồn tại, mà đáng kể là chưa có một khung pháp luật lao động để ngăn ngừa việc sử dụng lao động trẻ em ở khu vực phi kết cấu, trong khuôn khổ gia đình và việc trẻ em tự kiếm sống; cũng như chưa có quy định riêng về công tác thanh tra, kiểm tra về lao động chưa thành niên… 2. Các chương trình của Chính phủ • Chương trình Hành động Quốc gia vì Trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 đưa ra các mục tiêu đến năm 2010: Đảm bảo 100% số trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc; Giảm 90% số trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em phải lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và trẻ em nghiện ma tuý; Giảm cơ bản số trẻ em bị xâm phạm tình dục, bị mua bán… • Chương trình Quốc gia Ngăn ngừa và Giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004 - 2010 gồm 4 đề án về: - Truyền thông và nâng cao năng lực quản lý tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục, phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm; - Ngăn chặn tình trạng và trợ giúp trẻ em lang thang kiếm sống; - Ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm phạm tình dục; - Ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm. • Chương trình Hành động Quốc gia Phòng chống tội phạm Buôn bán Phụ nữ và Trẻ em giai đoạn 2004 - 2010 tập trung vào công tác truyền thông, hỗ trợ giáo dục, dạy nghề và xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan với mục tiêu làm giảm hơn 50% số phụ nữ, trẻ em bị buôn bán vào năm 2010. • Chiến lược Phát triển Giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 đề ra các mục tiêu đến năm 2010 không còn trẻ em bước vào tuổi 15 bị mù chữ và thu hút 15% học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở, 10% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp vào các trường và chương trình dạy nghề…Ngoài ra, nhiều chương trình khác của Chính phủ cũng hỗ trợ việc phòng chống lao động trẻ em, như Chương trình hỗ trợ trực tiếp giải quyết việc làm, Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo… Các chương trình trên đã huy động được sự tham gia của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, cộng đồng và cá nhân có liên quan vào việc ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ở Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên, do xoá bỏ lao động trẻ em là công việc lâu dài, khó khăn, đòi hỏi nhà nước cần tiếp tục lồng ghép vấn đề này vào các chiến lược và chương trình kinh tế - xã hội trong thời gian tới, với những mục tiêu và biện pháp cụ thể theo từng giai
- đoạn. 3. Thực hiện QĐ19/2004/QĐ-TTg của Chính phủ Để ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm một cách có hiệu quả, ngày 12/02/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010, trong đó giao Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội chủ trì đề án 4: Ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm. Đây là cơ sở pháp lý để thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Chính phủ về tạo mọi điều kiện cho trẻ em được thực hiện đầy đủ các quyền cơ bản của mình. Các hoạt động đang và sẽ được tiến hành gồm: - Khảo sát phân loại, xây dựng và lập hồ sơ trẻ em phải lao động nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm theo loại hình, độ tuổi, giới tính và địa bàn cho các địa phương để xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu. - Xác định loại hình, địa bàn trọng điểm về trẻ em lao động nặng nhọc độc hại, nguy hiểm tại các địa phương được chọn. - Phối hợp với ngành y tế xây dựng quy trình điều trị và phục hồi chức năng cho những trẻ em bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được đưa ra khỏi những công việc đang làm. - Phối hợp với ngành giáo dục đào tạo nghiên cứu, xây dựng mô hình giáo dục hoà nhập đối với trẻ em phải bỏ học do lao động quá sớm kết hợp với hỗ trợ học nghề và thực hiện thí điểm tại một số tỉnh/thành được lựa chọn. - Tổng kết, đánh giá thí điểm và thiết lập mô hình thích hợp với trẻ em đang lao động nặng nhọc nguy hiểm để nhân rộng. - Thí điểm quy trình kiểm tra, thanh tra liên ngành ở các tỉnh được lựa chọn. - Hoàn thiện bộ tài liệu tập huấn và tổ chức tập huấn về quy trình kiểm tra, thanh tra liên ngành giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em về tình hình trẻ em lao động nặng nhọc độc hại nguy hiểm ở các địa phương trên toàn quốc. - Năm 2005, triển khai thí điểm mô hình ngăn ngừa và giải quyết trẻ em trong lao động nặng nhọc và nguy hiểm tại 6 tỉnh, năm 2006 mở rộng thêm 3 tỉnh. Bước sang năm 2007, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 552/QĐ-LĐTBXH ngày 27/4/2007 phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án 4 và công văn 1471/LĐTBXH-LĐVL ngày 4/5/2007 hướng dẫn các địa phượng triển khai thực hiện đề án này. Hỗ trợ kinh phí cho 25 tỉnh, thành phố (tăng 3 tỉnh so với năm 2006) triển khai các hoạt động ngăn ngừa và trợ giúp trẻ em lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm. Đã tổ chức tập huấn về quy trình kiểm tra, thanh tra cho cán bộ thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Dân số, Gia đình và Trẻ em về vấn đề sử dụng lao động trẻ em. Việc tổ chức thanh tra theo quy trình đã được xây dựng, áp dụng và tổng kết, đánh giá ở một số địa phương như: Vĩnh Long, Long An, Đồng Nai, Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hà Nội. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1, do điều kiện kinh phí hạn hẹp, đề án đang trong giai đoạn triển khai thí điểm mô hình tại 9 tỉnh, thành phố nhằm theo dõi, khắc phục tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm. Thực hiện quy trình điều trị, phục hồi chức năng cho trẻ em bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được đưa ra khỏi công việc các em đang làm tại Yên Bái, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Long An, Cần Thơ. • Trong khuôn khổ thực hiện Quyết định 19/2004/QĐ-TTg năm 2006, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em phối hợp với Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, Bộ Công an đã tiến hành kiểm tra tình hình lao động trẻ em và sử dụng lao động trẻ em tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một
- số địa phương. Kết quả kiểm tra cũng đã phản ánh rõ tính chất phức tạp của tình trạng lao động trẻ em và sử dụng lao động trẻ em hiện nay: 1. Về cơ bản tình hình lao động trẻ em chưa được kiểm soát chặt chẽ; trẻ em tham gia nhiều loại hình lao động từ đơn giản đến phức tạp; tình trạng trá hình để sử dụng lao động trẻ em nhằm bóc lột sức lao động trẻ em cũng diễn biến phức tạp (nhận trẻ em là họ hàng ở quê, sử dụng trẻ em phụ giúp nhà hàng, giúp việc gia đình, đi bán hoa tươi, bán mì gõ....). 2. Hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động trẻ em đều ở quy mô kinh tế gia đình nhỏ lẻ, không có đăng ký kinh doanh nên không có sự quản lý của các ngành chức năng, không được phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến sử dụng lao động trẻ em. 3. Các quy định của pháp luật về lao động trẻ em chưa được chủ các cơ sở có sử dụng lao động trẻ em thực hiện như: độ tuổi, thời gian lao động, loại công việc, điều kiện lao động... không đúng quy định. Nhiều loại hình lao động trẻ em tưởng chừng đơn giản nhưng thực sự các em đang bị bóc lột sức lao động, làm việc trong môi trường độc hại, thậm chí có nguy cơ bị xâm hại tình dục (trẻ em gái bán mỳ gõ ban đêm...). 4. Đặc biệt vẫn tồn tại một số đối tượng môi giới dụ dỗ trẻ em con các gia đình nghèo lên thành phố kiếm sống (sau khi vận động, hứa hẹn và trả cho cha mẹ các em một khoản tiền) nhằm sử dụng các em như công cụ kiếm lời và gần như cha mẹ các em không biết con mình đi đâu làm gì, cuộc sống như thế nào. Một số trường hợp trẻ em bị lạm dụng, ngược đãi và cũng đã được phát hiện xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hầu hết các sự việc khi được phát hiện thường chậm hoặc khi các em trốn thoát thì chính quyền mới biết. 5. Nhu cầu thuê trẻ em giúp việc gia đình ngày một nhiều và gần như đã trở thành một hoạt động "dịch vụ" cung cấp nguồn lao động trẻ em cho các đô thị, thành phố. Đa số các em được đối xử tốt, một số em còn được tạo cơ hội đi học...Tuy nhiên, môi trường này cũng tiểm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho trẻ em như bị bóc lột lao động, bị xâm phạm tình dục.... III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP: • Một số giải pháp chung về quản lý, giải quyết thực trạng và hoàn thiện pháp luật: 1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác BVCS trẻ em nói chung và phòng ngừa, giải quyết tình trạng lao động trẻ em nói riêng, bao gồm: - Tổ chức thực hiện các luật pháp, chính sách, quyết định của Bộ chính trị, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực này. - Xây dựng các Chương trình, kế hoạch hành động phòng ngừa và can thiệp, có mục tiêu, nguồn lực và phân công trách nhiệm rõ ràng. - Tạo mọi điều kiện để trẻ em được hưởng các chính sách và tiếp cận đầy đủ các dịch vụ can thiệp 2. Tuyên truyền, giáo dục là giải pháp có hiệu quả trong việc phòng ngừa và hạn chế tình trạng lao động trẻ em nói chung và trẻ em lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại nguy hiểm nói riêng 3. Nâng cao chất lượng giáo dục, tổ chức các loại hình học tập, giáo dục phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của trẻ em đặc biệt khó khăn, trẻ em có nguy cơ phải bỏ học lao động sớm, nhằm giảm tối đa tình trạng bỏ học ở trẻ em: - Mở rộng mạng lưới, quy mô trường lớp, loại hình giáo dục - Phát triển giáo dục không chính quy, tạo cơ hội học tập cho tất cả mọi trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được học nghề để có cơ hội kiếm việc làm phù hợp sau này - Giáo dục nâng cao kiến thức làm kinh tế, trình độ lao động, tăng thu nhập gia đình.
- 4. Đẩy mạnh phối hợp liên ngành và phát triển và các phong trào toàn dân BVCS&GD trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động sớm, lao động nặng nhọc trong các điều kiện độc hại, nguy hiểm: - Phòng ngừa và giải quyết tình trạng LĐTE là một công việc khó khăn và phức tạp, cần có sự tham gia của toàn xã hội, các bộ ngành và các tổ chức quần chúng. - Tại các địa phương, đầu tiên là từng gia đình, các cán bộ lãnh đạo chủ chốt từng địa phương cũng như bản thân từng trẻ em cũng cần có sự chuyển biến về nhận thức và tham gia vào các hoạt động phòng ngừa và giải quyết vấn đề này. - Xây dựng cơ chế và tạo khả năng lồng ghép, kết hợp các nguồn lực của địa phương từ các chương trình phát triển kinh tế, xã hội nhằm vào các hoạt động hỗ trợ và can thiệp cho đối tượng này. 5. Nâng cao năng lực và cải tiến quy trình theo dõi, giám sát việc phòng ngừa và giải quyết tình trạng trên: - Đào tạo nâng cao năng lực nhằm thiết lập cơ cấu nhân lực và hành chính ở cấp quốc gia cũng như các địa phương để có khả năng tiến hành có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa và can thiệp tình trạng lao động trẻ em. - Xây dựng các biểu mẫu thống kê, báo cáo có khái niệm rõ ràng, phù hợp cho từng đối tượng lao động trẻ em, kèm theo các quy định về cơ chế và chế độ thông tin, báo cáo thống nhất trong cả nước. - Theo dõi, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước về lĩnh vực này. Đồng thời xác định rõ được thực trạng thông qua các họa động thu thập thông tin, số liệu chính xác, tin cậy làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách và kế hoạch cho phù hợp. 6. Rà soát các văn bản luật pháp hiện hành có liên quan, tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh các văn bản luật pháp và chính sách cho phù hợp và rõ ràng 7. Tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nguồn lực • Một số giải pháp của Bộ LĐTB&XH trong thời gian tới 1. Hiện nay Pháp luật Việt Nam đã có quy định danh mục nghề độc hại, nguy hiểm cũng như quy định về thời gian lao động và độ tuổi trẻ em được tham gia vào các danh mục nghề cụ thể. Tuy nhiên, quy định về lao động nặng nhọc đối với trẻ em chưa rõ. Vì vậy, Bộ LĐTB&XH sẽ nghiên cứu để có những quy định cụ thể về các loại hình lao động, mức độ nặng nhọc đối với trẻ em tham gia lao động. 2. Cần thiết phải có một cuộc điều tra, khảo sát tổng thể mang quy mô toàn quốc về tình hình trẻ em lao động và sử dụng lao động trẻ em. 3. Có quy định cụ thể về nghĩa vụ của công dân trong việc tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa, phát hiện và báo cáo các trường hợp sử dụng lao động trẻ em trái phép, có hành vi xâm hại và bóc lột trẻ em. Đồng thời có quy định cụ thể trách nhiệm của chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương trong việc tuyên truyền, ngăn chăn, phát hiện và xử lý vấn đề trẻ em lao động theo một quy trình tác nghiệp nhất định. 4. Phát triển mạng lưới dịch vụ (đặc biệt dịch vụ công) để tiếp nhận thông tin, báo cáo, tư vấn, hỗ trợ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt. Hiện nay "Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em" qua điện thoại 18001567 đã được hình thành và đang hỗ trợ hiệu quả cho các vấn đề liên quan đến trẻ em. Mạng lưới điện thoại này đang được mở rộng, tuy nhiên chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ. 5. Cần xây dựng một hệ thống Bảo vệ trẻ em một cách đồng bộ, nhằm đáp ứng nhu cầu và yêu cầu bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng trong giai đoạn hội nhập và phát triển. Hệ thống này sẽ là nội dung chủ yếu của chiến lược Bảo vệ trẻ em đã được Ủy ban
- Dân số, Gia đình và Trẻ em trước đây đã phối hợp với các Bộ, ngành chức năng soạn thảo, hiện nay Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp nhận công việc này và sẽ hoàn tất Chiến lược trình Chính phủ phê duyệt./. www.baovetreem.org (Theo NTA) Tình thương với những trẻ em lang thang cơ nhỡ Tình thương với những trẻ em lang thang cơ nhỡ 1/Mở bài "Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan" Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta rất yêu thương và quan tâm đến thanh thiếu niên đặc biệt là các em nhi đồng. Các em luôn được tạo mọi điều kiện để vui chơi và học tập, vô tư hồn nhiên như chính tuổi thơ của mình vậy. Ngày nay, trường lớp được đầu tư xây dựng khang trang nhiều hơn, trẻ em được đến trường học tập vui chơi cùng bạn bè, thầy cô. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta không khỏi xót xa thương cảm khi bắt gặp những em bé phải lao động để lo chén cơm, manh áo từng ngày cùng với những sấp vé số trên tay hay những tờ báo đi khắp phố phường bán rong, và thấp thoáng ở đâu đó những hình ảnh nhỏ nhắn của các em trong những bãi rác để tìm phế liệu bán kiếm tiền. Chúng ta sẽ suy nghĩ gì khi chính chúng ta chứng kiến những cảnh tượng cảm động ấy? 2/Thân bài Vâng hình ảnh trẻ em lang thang, cơ nhở, mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, kiếm sống ở các thành phố, thị trấn đã và đang được các cơ quan ban ngành chú trọng và quan tâm nhiều hơn với những trung tâm bão trợ trẻ em, hay làng SOS.... đã được đầu tư xây dựng với quy mô ngầy càng mở rộng. Chính những nơi đây đã trở thành mái ấm tình thương là "một đại gia đình" cho các em có thể vui chơi, học tập, rèn luyện để trở thành những công dân tốt, sống lành mạnh và không là gánh nặng cho xã hội. "Trong đêm một bàn chân đứa bé xiếu lang thang trên đường, ánh mắt buồn nghẹn ngào của em, em rất buồn vì không biết đi, đi về đâu. Cuộc sống mưu sinh chỉ làm em qua cơn đói từng ngày, vì em không cha vì em đã mất mẹ đau thương vẫn là đau thương". Xa xa đâu đó vẫn còn văng vẵng lời bài hát "đứa bé" của nhạc sĩ Minh Khang làm cho chúng ta không khỏi xúc động, lòng người không khỏi da diết với nỗi lòng đau nhói, quặng thắt từng cơn khi những hình ảnh đứa bé lang thang trong đêm tối để rồi không định hướng được tương lai cũng như không biết đi về đâu tron đêm tối lạnh giá. Gia đình ư? Người thân ư? không. Em không có gia đình và chẳng có người thân, ba mẹ đã bỏ em ra đi mà không trở về nữa. Biết trách ai đây! có lẽ các em đã cố nén đi nỗi bất hạnh để đau thương đêm ngày thành thương đau. Thử hỏi cộc đời này còn có trái tim nào sắt đá hơn nữa, khi nghe giọng nói cảm động nhưng trong sáng và ấm áp của các em cất lên:"Bác ơi! mua giúp con vài tấm vé số đi chú" hay "chú ơi! đánh giầy phụ con đi chú"... Thật khó có lời nào lẽ nào để diễn tả hết những cảm xúc rung động trong trái tim mọi người dù "em có
- một ước mơ một vì sao sáng dẫn lối em trong cuộc đời, đã lâu rồi em đã không có tình thương". Những mái ấm tình thương luôn mở rộng cánh cửa đón chào các em và ngày càng có nhiều cá nhân, gia đình, các mạnh thường quân tổ chức nhận nuôi dạy các em, kể từ đây khôn còn phải lo miếng cơm manh áo nữa. Những ước mơ những ước mơ được vui chơi, được học tập của em không còn là mơ ước. Các em sẽ được đến trường, vui chơi, nô đùa cùng chúng bạn hoà nhập với thế giới hồn nhiên của trẻ thơ. Các em sẽ không còn 'co ro trong manh chiếu rách", sẽ không ngủ đầu đường xoá chợ, lang thang khắp phố phường nữa mà thay vào đó là một tương lai tươi sáng đang đón chào các em, các em không phải mặc cảm, tự ti và cũng chẳng còn những tháng ngày mưa nắng cùng với mãnh bánh mì trên tay lót dạ để quên đi cơn đói từng ngày hành hạ thân xác nhỏ nhắn, ốm yếu của em. Thật vậy, lòng nhân ái của con người không có gì có thể sánh được, mọi người hãy mở rộng trái tim giúp đỡ và yêu thương các em, để các em có đủ tự tin và nghị lực vượt qua những khó khăn để trở thành mầm non, một nền tảng tương lai của đất nước. Dân tộc Việt Nam chúng ta chú trọng nhất truyền thống nhân đạo nên vậy giờ đây chúng ta hãy mở rộng vòng tay nhân ái bằng cách giúp đỡ các em nhiều và nhiều hơn nữa để ngày mai tương lai các em được tươi đẹp hơn. Niềm vui của mọi người sẽ được nhân lên. Có khi nào bạn nghĩ phía sau của những căn nhà sang trọng, có những đứa trẻ được nương chiều sống buông thả, tron khi sau đó có biết bao các em bé khác khát khao khát một phần hạnh phúc nhỏ là có nơi che mưa, che nắng, bố mẹ nâng niu nương chiều hay được nhẹ nhàng đặt lên má những nụ hôn trước những buổi đến lớp. Vậy chúng ta còn chờ gì nữa? mà "hãy lau khô cuộc đời em bằng tình thương, lòng nhân ái của con người mà hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam". 3/ Kết bài Một xã hội văn minh tươi đẹp khi xung quanh bạn không còn phải thấy những đứa bé lang thang, vất vả kiếm sống và chúng ta phải biết sẽ chia tình cảm thân thương chan hoà với mọi người bằng tất cả những gì mà bạn đang có.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn