Rối loạn nhân cách
lượt xem 22
download
Rối loạn nhân cách (BPD) là một rối loạn tâm lý nặng có đặc điểm là thất vọng vào các mối quan hệ cá nhân không ổn định, rất tức giận, cảm giác trống rỗng và sợ bị bỏ rơi - có thực hoặc tưởng tượng. Đây là một trong vài kiểu rối loạn nhân cách, tất cả đều phản ánh không có khả năng thực hiện nhu cầu và hạn chế với thế giới bên ngoài. Những rối loạn này có thể thường xuyên gây cản trở cho hành vi của bạn và các mối quan hệ của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Rối loạn nhân cách
- Rối loạn nhân cách Rối loạn nhân cách (BPD) là một rối loạn tâm lý nặng có đặc điểm là thất vọng vào các mối quan hệ cá nhân không ổn định, rất tức giận, cảm giác trống rỗng và sợ bị bỏ rơi - có thực hoặc tưởng tượng. Đây là một trong vài kiểu rối loạn nhân cách, tất cả đều phản ánh không có khả năng thực hiện nhu cầu và hạn chế với thế giới bên ngoài. Những rối loạn này có thể thường xuyên gây cản trở cho hành vi của bạn và các mối quan hệ của bạn với gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp. Các rối loạn nhân cách khác là rối loạn nhân cách hoang tưởng, rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách giả tạo và rối loạn nhân cách tự kiêu. Người bị BPD cần rất nhiều tình yêu thương và rất sợ sự thân mật. Họ có ý nghĩ bị quấy rầy và triền miên rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc. Đôi khi họ rất điềm tĩnh và có lý trí nhưng có thể bùng nổ cơn giận dữ hoặc tức giận vô cớ vì bị từ chối hoặc phê bình.
- Rối loạn nhân cách kiểu điên hay gặp hơn các bệnh tâm thần như tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực. BPD có thể tác động tới khoảng 2% số người Mỹ trưởng thành và thường gặp ở phụ nữ trẻ. Điều trị bao gồm liệu pháp tâm lý và thuốc. Thuật ngữ Borderline do các bác sĩ tâm thần nghĩ ra vào những năm 1940–1950, rối loạn này gần giống như đặc điểm của loạn thần và rối loạn chức năng thần kinh. Nhưng quan điểm đó không phản ánh những suy nghĩ hiện thời. Dấu hiệu và triệu chứng Dấu hiệu và triệu chứng của BPD có thể bao gồm: Khó kiểm soát cảm xúc hoặc cơn bốc đồng Cảm xúc lên xuống thường xuyên Hành động hấp tấp Thay đổi theo tâm trạng Quan hệ tình cảm mãnh liệt Quá nóng giận, có thể đánh nhau
- Quy kết người khác theo đen hoặc trắng, hay tốt hoặc xấu Cảm giác trong lòng trống rỗng Sợ cô đơn Không giống thay đổi tâm trạng trong các rối loạn như trầm cảm và rối loạn lưỡng cực, có thể kéo dài hàng tuần hay hàng tháng, thay đổi tâm trạng trong BPD chỉ kéo dài vài giờ. Những người bị BPD rất sợ cô đơn nhưng lại đẩy người khác ra xa hành vi bất thường của họ. Họ thường bị khủng hoảng lặp đi lặp lại, đúng hơn là các cơn khủng hoảng có thể báo trước thường liên quan đến nỗi sợ bị bỏ rơi - nhưng hành vi của họ thường khiến họ bị bỏ rơi. Những sự việc hay gặp, như vợ hoặc chồng về muộn vài phút, có thể nổi giận đùng đùng hoặc thất vọng. Người bị BPD dễ tin là "bị bỏ rơi" có nghĩa vợ (hoặc chồng) không còn yêu họ nữa hoặc họ "rất xấu". Khi bạn tình bị cảm nhận là thiếu quan tâm, người bị BPD có thể phản ứng lại bằng thái độ mỉa mai cực độ, đau khổ kéo dài hoặc lăng mạ bằng lời nói. Các cơn này có thể gây ra bởi cảm giác tội lỗi.
- Người bị bệnh có thể lý tưởng hoá một người yêu mới và đòi hỏi dành nhiều thời gian cho nhau. Sự thay đổi này nhanh chóng làm mất giá trị của người đó và cảm giác không được quan tâm đầy đủ hoặc không đáng tin cậy. Kết quả là mối quan hệ bị phá vỡ và không bền chặt. Người bệnh cũng có thể thay đổi đột ngột và mạnh mẽ về nhận thức, có thể thấy thay đổi về mục tiêu và tiêu chuẩn của họ. Họ có thể nhanh chóng thay đổi quan điểm và dự định về nghề nghiệp, đặc tính sinh lý và kiểu bạn. Nguyên nhân Các bác sĩ không biết chắc chắn nguyên nhân gây BPD, nhưng có nhiều manh mối. Chắc chắn, không phải một yếu tố đơn lẻ có thể gây bệnh, mà có thể là sự kết hợp của: Bẩm chất di truyền. Bạn có thể có nguy cơ bị BPD cao gấp 5 lần nếu 1 người thân trong gia đình bạn - mẹ, bố, anh chị em ruột - bị bệnh này. Bị lạm dụng khi còn nhỏ. Hơn một nửa số người mắc BPD có thể bị lạm dụng thân thể hoặc tình dục khi còn nhỏ.
- Tổn thương thần kinh khi còn nhỏ. Có tỷ lệ cao khác thường những chấn thương đầu khi còn nhỏ ở người mắc BPD. Khi nào cần đến khám bác sĩ Nếu bạn cảm thấy thích tự làm đau mình, hãy đến phòng cấp cứu. Nếu bạn nghiện ma túy hoặc rượu hoặc bị rối loạn ăn uống, hãy đến khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và cách điều trị. Nếu một người bạn hay một thành viên trong gia đình bạn biểu hiện tâm trạng bất ổn và các mối quan hệ không bền chặt với những người khác, nên khuyên người đó đến khám bác sĩ để tìm cách đối phó với cảm xúc của họ. Sàng lọc và chẩn đoán Bác sĩ tìm kiếm ít nhất 5 trong số những dấu hiệu sau để xác định xem người bệnh có bị BPD hay không: Rất sợ bị bỏ rơi Kiểu quan hệ không bền chặt Nhận thức không ổn định
- Hành vi hấp tấp và tự làm hại mình như tiêu xài quá mức và nghiện ma túy Xu hướng muốn tự tử hoặc tự làm tổn thương Tâm trạng bất ổn Cảm giác trống rỗng kéo dài Cơn giận dữ, quá khích Các đợt hoang tưởng và thiếu giao tiếp thực tế Các bác sĩ coi chẩn đoán BPD ở thanh thiếu niên là quá sớm. Đó là do những dấu hiệu có vẻ như BPD ở thanh thiếu niên thường biến mất khi trưởng thành và những người này có thể khỏe mạnh khi trưởng thành. Biến chứng BPD có thể xuất hiện cùng với trầm cảm và các bệnh tâm thần và những hành vi khác như: Nghiện ma túy Rối loạn lo âu
- Rối loạn lưỡng cực Các rối loạn nhân cách khác Đánh bạc quá mức Tiêu xài quá mức Quan hệ tình dục có nguy cơ Xu hướng tự sát Cố tự làm tổn thương mình Điều trị Điều trị BPD có thể rất khó và kéo dài, ở nhiều trường hợp có thể mất nhiều năm. Những người có khả năng điều trị thành công tốt nhất tìm được cách điều trị cho mình và tìm được bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm về BPD. Sự thành công phụ thuộc vào việc tuân thủ điều trị và trách nhiệm đối với bệnh của bạn. Điều trị BPD thường kết hợp: Liệu pháp tâm lý. Kiểu tư vấn hiệu quả nhất có vẻ là điều trị dài ngày và liệu pháp hành vi biện chứng (DBT). Điều trị dài ngày tập trung vào
- kinh nghiệm, mối quan hệ và hành vi tự phá hoại. DBT là một dạng của liệu pháp hành vi nhận thức tập trung vào các kỹ năng đối phó - học cách làm thế nào để kiểm soát tốt hành vi và cảm xúc. Thuốc. Bác sĩ dùng nhiều loại thuốc để điều trị BPD. Việc chọn thuốc có thể phụ thuộc vào các triệu chứng đặc biệt của bạn và liệu những thuốc mà bạn thử dùng có tác dụng hay không. Thuốc không phải là thuốc chữa bách bệnh, và cũng không phải là họ muốn dùng để thay thế liệu pháp tâm lý. Trước tiên bác sĩ có thể kê đơn các thuốc chống trầm cảm như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI) fluoxetin (Prozac, Sarafem) và sertralin (Zoloft) or hoặc thuốc chống trầm cảm venlafaxin (Effexor). Đối với những rối loạn hành vi nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc an thần haloperidol (Haldol, Halperon). Các thuốc khác bác sĩ có thể dùng bao gồm thuốc ức chế monoamin oxidase (MAOI) như phenelzin (Nardil) and tranylcypromin (Parnate), thuốc ổn định tinh thần lithi (Eskalith, Lithobid), hoặc carbamazepin (Carbatrol, Tegretol), divalproex (Depakot) benzodiazepin alprazolam (Xanax) và clonazepam (Klonopin). Không có phương pháp nào để hồi phục BPD. Bệnh tỏ ra xấu hơn ở người trẻ tuổi và có thể thuyên giảm từ từ theo tuổi. Nhiều người bị BPD vẫn ổn định được cuộc sống của họ ở độ tuổi 30 và 40.
- Hiện nay, liệu pháp tâm lý kết hợp với thuốc có thể có hiệu quả giảm bớt hoặc loại trừ nhiều triệu chứng nan giải của BPD. Trước kia nhiều người bị khốn khổ về tinh thần thì nay cảm thấy bản thân tốt hơn và có thể duy tr ì các mối quan hệ tình cảm và có nghề nghiệp đầy ý nghĩa. Kỹ năng đối phó Giúp đỡ người bị BPD không phải là dễ, nhưng bạn có thể có những gợi ý hữu ích sau: Kiên trì. Bạn không thể bắt buộc bạn của bạn hoặc thành viên trong gia đình bạn đi tư vấn. Rõ ràng là bạn của bạn hoặc thành viên trong gia đình bạn cần giúp đỡ, tốt nhất là nêu sáng kiến cho họ. Không được vì bản thân. Khi bạn của bạn hoặc thành viên trong gia đình bạn nghĩ bạn là người tốt, hãy vui mừng với những lời khen. Nhưng khi họ mắng chửi bạn, đừng bận tâm. Nhận thức về nỗi sợ bị bỏ rơi. Nhún nhường trước cơn giận dữ sẽ dễ hơn nếu bạn hiểu được nguyên do của nó. Hạn chế chịu đựng. Không ai phải chịu đựng những lời mắng nhiếc và xúc động liên tục.
- Hãy giúp đỡ. Không nhất thiết phải chịu trách nhiệm về hành vi của người khác hay trở thành người điều trị cho họ. Bạn không thể giải quyết vấn đề của người khác. Nhưng bạn có thể nỗ lực giúp đỡ họ. Củng cố lòng tự trọng. Cho dù bạn có trân trọng tình bạn, lòng tự trọng của bạn có thể duy trì trong nhiều năm. Dành thời gian tham gia các hoạt động khiến bạn tự hào. Hãy đặt mục đích cho chính mình và thực hiện chúng. Dành thời gian cho hạnh phúc của chính mình. Hãy lập kế hoạch với người khác mà bạn chưa nghĩ đến. Cần có những mối quan hệ mới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NGUYÊN NHÂN RỐI LOẠN LO ÂU
45 p | 163 | 34
-
RỐI LOẠN NHÂN CÁCH CHỐNG XÃ HỘI (Antisocial personality disorder)
2 p | 153 | 32
-
TRIỆU CHỨNG TÂM THẦN
45 p | 132 | 26
-
PHÂN LOẠI BỆNH THẦN KINH TW
32 p | 204 | 23
-
Rối loạn chức năng tình dục vì thuốc chống trầm cảm (Kỳ 2)
5 p | 149 | 14
-
Rối loạn nhân cách chống xã hội
2 p | 95 | 13
-
Bài giảng Rối loạn nhân cách
27 p | 104 | 10
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp
197 p | 20 | 8
-
Chứng rối loạn nhân cách là gì?
6 p | 68 | 4
-
Ảnh hưởng tăng động giảm chú ý đến rối loạn nhân cách ở trẻ 6-12 tuổi theo thang đo NICHQ Vanderbilt tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, năm 2016
6 p | 46 | 3
-
Báo cáo ca bệnh: Rối loạn nhân dạng phân ly (đa nhân cách)
8 p | 24 | 3
-
Đặc điểm rối loạn nhân cách ở người bệnh rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu
4 p | 9 | 3
-
Các yếu tố liên quan đến ý tưởng tự sát ở người bệnh rối loạn trầm cảm tái diễn
4 p | 8 | 3
-
Ảnh hưởng tăng động giảm chú ý tới rối loạn thách thức chống đối ở trẻ 6-12 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014
7 p | 35 | 2
-
RỐI LOẠN TÍNH CÁCH TĂNG NGUY CƠ VIÊM LOÉT DẠ DÀY
2 p | 62 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng rối loạn nhân cách ở người bệnh rối loạn sự thích ứng
6 p | 5 | 2
-
Liên quan giữa nhân cách với nhóm triệu chứng da ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa
5 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn