Salbutamol
lượt xem 7
download
Tên chung quốc tế: Salbutamol. Mã ATC: R03A C02, R03C C02. Loại thuốc: Thuốc kích thích beta2 giao cảm. Dạng thuốc và hàm lượng Bình xịt khí dung 100 microgam/liều xịt, bình 200 liều; tá dược gồm các chất đẩy (CFC) và acid oleic. Nang bột để hít 200 microgam (tác dụng tương đương với 100 microgam khí dung). Dung dịch phun sương 0,5%, lọ 10 ml; dung dịch phun sương (đơn liều) 2,5 mg và 5 mg/2,5 ml; tá dược gồm benzalkonium clorid và acid sulfuric. Viên 2 mg, 4 mg; tá dược calci sulfat, magnesi stearat. Lọ siro...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Salbutamol
- Salbutamol Tên chung quốc tế: Salbutamol. Mã ATC: R03A C02, R03C C02. Loại thuốc: Thuốc kích thích beta2 giao cảm. Dạng thuốc và hàm lượng Bình xịt khí dung 100 microgam/liều xịt, bình 200 liều; tá dược gồm các chất đẩy (CFC) và acid oleic. Nang bột để hít 200 microgam (tác dụng tương đương với 100 microgam khí dung). Dung dịch phun sương 0,5%, lọ 10 ml; dung dịch phun sương (đơn liều) 2,5 mg và 5 mg/2,5 ml; tá dược gồm benzalkonium clorid và acid sulfuric. Viên 2 mg, 4 mg; tá dược calci sulfat, magnesi stearat. Lọ siro 60 mg/150 ml, kèm thìa đong chuẩn 5 ml (tương đương 2 mg salbutamol); tá dược gồm natri sacharin, acid citric ngậm 1 phân tử nước,
- natri citrat ngậm 2 phân tử nước, hydroxy propylmethyl celulose, natri benzoat, natri clorid. Ống tiê m 0,5 mg/1 ml; tá dược gồm natri clorid và acid sulfuric. Dược lý và cơ chế tác dụng Salbutamol có tác dụng chọn lọc kích thích các thụ thể beta2 (có ở cơ trơn phế quản, cơ tử cung, cơ trơn mạch máu) và ít tác dụng tới các thụ thể beta1 trên cơ tim nên có tác dụng làm giãn phế quản, giảm cơn co tử cung và ít tác dụng trên tim. Dược động học của thuốc phụ thuộc vào cách dùng. Nếu dùng thuốc dưới dạng khí dung, tác dụng giãn phế quản xuất hiện sau 2 - 3 phút, tối đa từ 5 đến 15 phút và kéo dài 3 - 4 giờ. Nồng độ thuốc trong huyết tương thấp, đạt tối đa trong vòng 2 - 4 giờ. Khoảng 72% lượng thuốc hít vào đào thải qua nước tiểu trong vòng 24 giờ, trong đó 28% không biến đổi và 44% đã chuyển hóa. Nửa đời thải trừ của thuốc là 3,8 giờ. Do nồng độ thuốc trong huyết tương thấp nên dạng khí dung ít gây tác dụng phụ hơn dạng viên hoặc tiêm. Do đó, dạng khí dung có thể dùng được ở người bệnh cường giáp, loạn nhịp tim, rối loạn tuần ho àn mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, người bệnh đang dùng thuốc ức chế enzym monoamin oxydase.
- Nếu dùng theo đường uống, một lượng thuốc lớn qua gan rồi vào máu, do đó sinh khả dụng tuyệt đối của salbutamol khoảng 40%. Nồng độ trong huyết tương đạt mức tối đa sau khi uống 2 - 3 giờ. Chỉ có 5% thuốc được gắn vào các protein huyết tương. Nửa đời của thuốc từ 5 đến 6 giờ. Khoảng 50% lượng thuốc được chuyển hóa thành các dạng sulfo liên hợp (không có hoạt tính). Thuốc được đào thải chủ yếu qua nước tiểu (75 - 80%) dưới dạng còn hoạt tính và các dạng không còn hoạt tính. Nếu tiêm thuốc vào tĩnh mạch thì nồng độ thuốc trong máu đạt ngay mức tối đa, rồi sau đó giảm dần theo dạng hàm số mũ. Gần 3/4 lượng thuốc được thải qua thận, phần lớn dưới dạng không thay đổi. Nếu tiêm dưới da: Nồng độ thuốc tối đa trong huyết t ương xuất hiện sớm hơn so với dùng theo đường uống. Sinh khả dụng là 100%, nửa đời của thuốc là 5 - 6 giờ. Khoảng 25 - 35% lượng thuốc đưa vào được chuyển hóa và mất tác dụng. Thuốc được đào thải chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng còn hoạt tính và các dạng không còn hoạt tính. Hiện nay có dạng thuốc kết hợp salbutamol và ipratro- pium theo liều cố định: 3,0 mg salbutamol (= 2,5 mg salbutamol dạng base) và 0,5 mg ipratropium bromid (Combivent unit dose - Boehringer Ingelheim Pharma-
- ceuticals). Sự kết hợp này làm tăng tác dụng giãn phế quản và vì có ipratropium nên có thể giảm liều salbutamol và do đó làm giảm các tác dụng phụ của thuốc kích thích beta2. Chỉ định Dùng trong thăm dò chức năng hô hấp. Ðiều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức. Ðiều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được. Ðiều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính. Viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang. Chống chỉ định Dị ứng với 1 trong các thành phần của thuốc. Ðiều trị dọa sẩy thai trong 3 - 6 tháng đầu mang thai. Thận trọng Khi dùng liều thông thường mà kém tác dụng thì thường do đợt hen nặng lên. Trường hợp đó thầy thuốc cần dặn người bệnh phải trở lại khám bệnh ngay chứ không được tự ý tăng liều tối đa đã được dặn trước đó. Trong thuốc có hoạt chất có thể gây kết quả dương tính đối với các xét nghiệm tìm chất doping ở các vận động viên thể dục thể thao.
- Nếu người bệnh có nhiều đờm thì cần phải được điều trị thích hợp trước khi dùng salbutamol dạng khí dung. Phải hết sức thận trọng khi sử dụng salbutamol uống và tiêm cho người bị cường giáp, rối loạn nhịp thất, bệnh cơ tim tắc nghẽn, rối loạn tuần hoàn động mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, người bệnh đang dùng IMAO (thuốc ức chế enzym monoamine oxydase) hay thuốc ức chế beta. Trong các trường hợp này, có thể dùng dưới dạng khí dung. Cần thận trọng khi dùng các dạng salbutamol đối với người mang thai để điều trị co thắt phế quản vì thuốc tác động đến cơn co tử cung nhất là trong 3 tháng đầu mang thai. Khi chỉ định salbutamol, cần phải giảm liều thuốc kích thích beta khác nếu đang dùng. Thời kỳ mang thai Salbutamol đã được chứng minh gây quái thai ở chuột khi tiêm dưới da với liều tương ứng gấp 14 lần liều khí dung ở người. Chưa có công trình nghiên cứu quy mô nào ở người mang thai. Tuy vậy, khi dùng cần thận trọng cân nhắc lợi hại. Thời kỳ cho con bú
- Hiện nay chưa biết salbutamol có tiết vào sữa mẹ không, nhưng vì khả năng gây quái thai ở một số súc vật, nên cần thận trọng khi dùng thuốc cho người mẹ cho con bú. Tác dụng không mong muốn (ADR) Nói chung ít gặp ADR khi dùng các liều điều trị dạng khí dung. Thường gặp, ADR >1/100 Tuần hoàn: Ðánh trống ngực, nhịp tim nhanh. Cơ - xương: Run đầu ngón tay. Hiếm gặp, ADR
- tiêu hóa (buồn nôn, nôn). Khi dùng khí dung, có thể gây co thắt phế quản (phản ứng nghịch thường). Hướng dẫn cách xử trí ADR Muốn tránh miệng, họng bị kích thích, nên súc miệng sau khi hít thuốc. Giảm liều dùng hoặc ngừng dùng. Dùng các chế phẩm phối hợp salbutamol - ipratropium. Có thể giảm nguy cơ gây co thắt phế quản nghịch thường bằng cách điều trị phối hợp với glucocorticos- teroid dạng hít. Liều lượng và cách dùng Liều dùng chỉ định theo từng cá thể, vì hen là một bệnh tiến triển theo thời gian với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Việc chỉ định liều hàng ngày (với glucocorticosteroid và các thuốc làm giãn phế quản), cũng như các lần dùng thuốc phải dựa vào kết quả thăm dò chức năng hô hấp và cung lượng đỉnh thở ra. Nếu người bệnh không có máy đo cung lượng đỉnh thì có thể hướng dẫn dùng cách thổi vào một quả bóng để đánh giá. Các dạng hít khí dung, hít bột khô và phun sương đều có tác dụng làm giãn phế quản nhanh nhất và ít tác dụng phụ nhất nếu biết cách dùng đúng.
- Dạng hít khí dung và hít bột khô: Liều hít một lần khí dung là 100 microgam và hít một lần bột khô là 200 microgam salbutamol. Ðiều trị cơn hen cấp: Ngay khi có những triệu chứng đầu tiên, dùng bình xịt khí dung 100 microgam/liều cho người bệnh, hít 1 - 2 lần qua miệng, cách 15 phút sau, nếu không đỡ, có thể hít thêm 1 - 2 lần. Nếu đỡ, điều trị duy trì; không đỡ phải nằm viện. Ðề phòng cơn hen do gắng sức: Người lớn: dùng bình xịt khí dung để hít 2 lần, trước khi gắng sức từ 15 đến 30 phút; trẻ em: hít 1 lần, trước khi gắng sức 15 đến 30 phút. Cách dùng: Khí dung: Phải lắc lọ, lật ngược để đáy lọ lên phía trên, miệng ngậm đầu phun. Phải hít vào thật sâu đồng thời phun thuốc và phải ngừng thở trong vài giây, điều này khó thực hiện ở trẻ nhỏ. Có thể dùng một túi nhựa (plastic) hoặc một cốc nhựa, đáy đục một lỗ vừa đầu phun, miệng cốc úp kín mũi và miệng trẻ nhỏ, phun 2 liều vào cốc và để trẻ hít vào 5 lần trong cốc đó. Bột khô để hít: Phải có đĩa quay và dụng cụ riêng để chọc thủng nang thuốc ngay trước khi dùng. Dạng phun sương (dùng máy phun sương) Thường dùng cho các trường hợp hen nặng hơn hoặc không đáp ứng.
- Người lớn: Liều thường dùng 2,5 - 5 mg salbutamol (dung dịch 0,1%) qua máy phun sương, hít trong khoảng 5 - 15 phút, có thể lặp lại mỗi ngày tới 4 lần. Có thể pha loãng dung dịch 0,5% với dung dịch natri clorid 0,9% để có nồng độ 0,1%. Có thể cho thở liên tục qua máy phun sương, thường ở tốc độ 1 - 2 mg salbutamol mỗi giờ, dùng dung dịch 0,005 - 0,01% (pha với dung dịch natri clorid 0,9%). Phải đảm bảo cho thở oxygen để tránh giảm oxygen máu. Một vài người bệnh có thể phải tăng liều đến 10 mg salbutamol. Trường hợp này có thể hít 2 ml dung dịch salbutamol 0,5% (không cần pha loãng) trong khoảng 3 phút, ngày hít 3 - 4 lần. Trẻ em: 50 - 150 microgam/kg thể trọng (tức là từ 0,01 đến 0,03 ml dung dịch 0,5% /kg, không bao giờ được quá 1 ml). Kết quả lâm sàng ở trẻ nhỏ dưới 18 tháng không thật chắc chắn. Nếu cơn không dứt hoàn toàn thì có thể lặp lại liều trên 2 - 3 lần trong một ngày, các lần cách nhau từ 1 đến 4 giờ. Nếu phải dùng dạng khí dung nhiều lần thì nên vào nằm viện. Dạng viên nén để uống
- Người lớn: 2 - 4 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày. Một vài người bệnh có thể tăng liều đến 8 mg/lần. Với người cao tuổi hoặc người rất nhạy cảm với các thuốc kích thích beta2 thì nên bắt đầu với liều 2 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày. Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: 0,2 mg/kg, tức là từ 1 - 2mg/lần; 3 - 4 lần/ngày. Trẻ em trên 6 tuổi: 2 mg/lần; 3 - 4 lần/ngày. Ðề phòng cơn hen do gắng sức: Người lớn uống 4 mg trước khi vận động 2 giờ. Trẻ em lớn uống 2 mg trước khi vận động 2 giờ. Dạng thuốc nước Ðiều trị cơn hen: Trẻ em: 0,20 - 0,30 mg/kg/ngày, tức là: từ 1 tháng đến 2 năm tuổi: 1/2 thìa chuẩn/lần; 2 - 3 lần/ ngày; từ 2 đến 6 tuổi: từ 1/2 đến 1 thìa/lần; 3 - 4 lần/ngày; trên 6 tuổi: 1 thìa/lần; 3 - 4 lần/ngày. Người lớn: 0,10 - 0,20 mg/kg/ngày, tức từ 1 đến 2 thìa/lần; 3 - 4 lần/ngày. Với người cao tuổi và những người rất nhạy cảm với thuốc kích thích beta2 thì nên bắt đầu với liều
- 1 thìa/lần; 3 - 4 lần/ngày. Ðề phòng cơn hen do gắng sức: Trẻ em: 1 thìa chuẩn, uống trước khi vận động 2 giờ. Người lớn: 2 thìa chuẩn, uống trước khi vận động 2 giờ. Dạng tiêm dưới da Người lớn: Ống 0,5 mg tiêm dưới da. Nếu cần thiết, cách 4 giờ lại tiêm 1 ống. Cách điều trị này cần thực hiện tại bệnh viện. Thuốc tiêm không dùng để điều trị duy trì hen phế quản. Tiêm tĩnh mạch chậm: 250 microgam, có thể nhắc lại khi cần thiết. Cách điều trị này cần thực hiện ở bệnh viện. Tiêm truyền tĩnh mạch: Khởi đầu 5 microgam/phút, sau đó điều chỉnh liều từ 3 - 20 microgam/phút, tùy theo đáp ứng của người bệnh. Cách điều trị này cần thực hiện ở bệnh viện. Tương tác thuốc Tránh dùng kết hợp với các thuốc chủ vận beta không chọn lọc. Không nên dùng kết hợp salbutamol dạng uống với các thuốc chẹn beta (như propranolol).
- Cần thận trọng khi người bệnh có dùng thuốc chống đái tháo đường. Phải theo dõi máu và nước tiểu vì salbutamol có khả năng làm tăng đường huyết. Có thể chuyển sang dùng insulin. Phải ngừng tiêm salbutamol trước khi gây mê bằng halothan. Khi chỉ định salbutamol cần phải giảm liều thuốc kích thích beta khác nếu đang dùng thuốc đó để điều trị. Ðộ ổn định và bảo quản Cần bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 25oC, tránh ánh sáng. Lọ đã mở phải tiếp tục bảo quản ở nơi mát, tránh ánh sáng và chỉ được dùng trong vòng 1 tháng tính từ lúc mở. Dung dịch thuốc sau khi đã pha có thể dùng trong vòng 24 tiếng, quá thời hạn đó phải hủy bỏ. Tương kỵ Không được pha thêm, trộn thêm một thứ thuốc nào khác vào salbutamol hay vào dung dịch có salbutamol dùng để tiêm truyền. Quá liều và xử trí Triệu chứng: Trong trường hợp dùng thuốc quá liều gây ngộ độc, tùy theo mức độ nặng nhẹ có thể biểu hiện một số các triệu chứng như: Khó chịu,
- nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, bồn chồn, run các đầu chi, tim đập nhanh, loạn nhịp tim, biến đổi huyết áp, co giật, có thể hạ kali huyết. Xử trí: Nếu ngộ độc nặng: ngừng dùng salbutamol ngay. Rửa dạ dày (nếu dùng Loại thuốc uống), điều trị các triệu chứng. Cho thuốc chẹn beta (ví dụ metoprolol tartrat) nếu thấy cần thiết và phải thận trọng vì có nguy cơ dẫn đến co thắt phế quản. Việc điều trị như trên phải được tiến hành trong bệnh viện. Ngộ độc nhẹ: Những trường hợp dùng salbutamol khí dung với liều cao hơn nhiều so với liều cần dùng trong trường hợp người bệnh bị hen nặng lên hoặc có biến chứng. Cần phải khám ngay, thay đổi cách điều trị và có thể phải nhập viện. Thông tin qui chế Salbutamol có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tư năm 1999. Thuốc độc bảng B. Thành phẩm giảm độc: Siro có nồng độ tối đa là 0,04%. Dung dịch khí dung có nồng độ tối đa là 0,2%. Khí dung phân liều: dạng dung dịch có hàm lượng tối đa là 0,2 mg/lần phun; dạng viên nang có hàm lượng tối đa là 0,4
- mg/viên/lần hít. Thuốc viên có hàm lượng tối đa là 2 mg. Thuốc viên tan chậm có hàm lượng tối đa là 8 mg.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cơn hen phế quản cấp
5 p | 155 | 14
-
Chọn và dùng salbutamol thế nào cho hiệu quả?
5 p | 146 | 13
-
Dọa đẻ non & đẻ non
7 p | 141 | 13
-
SALBUTAMOL TRONG ĐIỀU TRỊ DỌA SANH NON
17 p | 219 | 13
-
Dùng salbutamol trong điều trị hen
4 p | 121 | 11
-
Dạng thuốc phun mù: Tốt nhưng phải dùng đúng cách
4 p | 127 | 11
-
Làm sao biết trẻ bị suyễn hay viêm phế quản?
8 p | 158 | 11
-
Sử dụng salbutamol trị bệnh hen
2 p | 156 | 10
-
SALBUTAMOL KHÍ DUNG TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM
18 p | 179 | 10
-
SALBUTAMOL LIỀU CAO TRONG ĐIỀU TRỊ DỌA SANH NON
13 p | 159 | 9
-
DUNG TÍCH HÍT VÀO CỦA BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
16 p | 94 | 8
-
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc DURASAL-CR RAPTAKOS BRETT
5 p | 62 | 8
-
Nhận diện bệnh suyễn ở trẻ em
5 p | 121 | 5
-
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc SALBUTAMOL
12 p | 117 | 5
-
Phác đồ trị hen
16 p | 92 | 4
-
VIÊN NÉN SALBUTAMOL
5 p | 132 | 3
-
DURASAL-CR
6 p | 46 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn