Sán máng - Nguy cơ nhiễm cho trẻ em
lượt xem 7
download
Có ba loại sán máng gây bệnh chủ yếu: S.mamsoni gây bệnh ở đường ruột; S.haematobium gây bệnh sán máng bàng quang; S.japonicum gây bệnh sán máng đường ruột châu Á. Một số loài sán máng ở súc vật đôi khi gây bệnh cho người: Schitosoma intercalatum; Schitosoma mekongi ở lưu vực sông Mê Kông như Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sán máng - Nguy cơ nhiễm cho trẻ em
- Sán máng - Nguy cơ cho trẻ em Có ba loại sán máng gây bệnh chủ yếu: S.mamsoni gây bệnh ở đường ruột; S.haematobium gây bệnh sán máng bàng quang; S.japonicum gây bệnh sán máng đường ruột châu Á. Một số loài sán máng ở súc vật đôi khi gây bệnh cho người: Schitosoma intercalatum; Schitosoma mekongi ở lưu vực sông Mê Kông như Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Động vật có vú và người là ổ bệnh chính của các loại sán máng. Chu trình gây bệnh của sán như sau: ở người, sán
- trưởng thành ký sinh ở đoạn ruột cuối hay ở bàng quang. Trứng sán thải theo phân và nước tiểu ra môi trường, khi gặp nước ngọt nở ra ấu trùng. Ấu trùng xâm nhập vào vật chủ trung gian là ốc rồi phát triển thành vĩ ấu trùng ra khỏi ốc vào nước; từ nước vĩ ấu trùng xâm nhập qua da vào cơ thể người. Sau khi xâm nhập, vĩ ấu trùng trở thành ấu trùng đi vào gan, nơi chúng nhanh chóng trưởng thành. Sau vài tuần, sán trưởng thành cặp đôi giao phối rồi di chuyển đến các tĩnh mạch cuối của các tĩnh mạch cửa, nơi sán cái đẻ trứng. Từ đây, một số trứng đi vào lòng ruột hoặc bàng quang và được thải ra ngoài theo phân hoặc nước tiểu. Số trứng khác bị mắc lại trong thành ruột hay thành bàng quang. Trong khi vẫn có một số trứng theo máu đến gan, phổi và ít hơn đến các cơ quan khác của cơ thể. Các biểu hiện lâm sàng - Viêm da do vĩ ấu trùng. Sau khi vĩ ấu trùng xâm nhập, gây ra các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa, ban xuất huyết tại chỗ, ban dát và sẩn kéo dài tới 5 ngày. Hầu hết các ca bệnh viêm da này xuất hiện ở vùng nước ngọt hoặc nước lợ trên toàn thế giới, do sự xâm nhập của ấu trùng sán máng của
- chim, nhưng loại sán này không phát triển tới giai đoạn trưởng thành ở người và không gây các triệu chứng nội tạng. - Bệnh sán máng cấp tính hay sốt Katayama. Hội chứng này chủ yếu là phản ứng quá mẫn với sán máng đang phát triển, có thể xuất hiện với ba loài sán nhưng hiếm gặp với S.haematobium. Bệnh tiến triển từ nhẹ cho đến rất nặng, có thể gây tử vong. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 2 - 7 tuần, sau đó biểu hiện sốt, mệt, mẩn đỏ, tiêu chảy có thể lẫn máu, đau cơ, ho khan. Xét nghiệm thấy tăng bạch cầu, trong đó bạch cầu ái toan tăng cao, gan và lách có thể to trong một thời gian ngắn, ở giai đoạn sớm xét nghiệm phân có thể âm tính nên cần xét nghiệm lại nhiều lần trong ít nhất 6 tháng. Bệnh nhân sẽ trở lại không có triệu chứng trong 2 - 8 tuần. - Bệnh sán máng mạn tính. Khoảng 6 tháng đến vài năm sau khi nhiễm bệnh, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, đi ngoài thất thường, phân lẫn máu, gan to và chắc, lách to. Bệnh tiến triển chậm trong 5 - 15 năm hoặc lâu hơn, các biểu hiện gồm: chán ăn, gầy sút, mệt
- mỏi, u ruột dạng polyp và các dấu hiệu tăng áp lực tĩnh mạch cửa và mạch phổi; viêm cầu thận... Nếu nhiễm S.haematobium các triệu chứng sớm của tổn thương hệ tiết niệu là đái rắt và đái buốt, đái máu cuối bãi và protein niệu. Hậu quả có thể hình thành các polyp trong bàng quang, viêm bàng quang, nhiễm khuẩn salmonella mạn tính, viêm đài thận, bể thận, sỏi thận, ứ nước thận, tắc niệu quản, suy thận và tử vong. Hiếm gặp hơn là tổn thương nặng ở gan, phổi, sinh dục hoặc thần kinh, ung thư bàng quang có liên quan đến nhiễm sán máng bàng quang. Trên thế giới có trên 200 triệu người mắc bệnh sán máng, trong đó 20 triệu người tổn thương nặng mỗi năm và trên 200.000 người tử vong. Tuy phần lớn người mắc có biểu hiện bệnh nhẹ và không có triệu chứng, nhưng vẫn có khoảng 50-60% có biểu hiện lâm sàng và 5-10% có tổn thương nội tạng nặng. - Các biến chứng khác. Sán trưởng thành và trứng sán gây tổn thương các ổ loét sùi, u hạt, tổ chức xơ ở thành ruột, thành bàng quang. Trứng sán trong gan gây xơ rìa tĩnh mạch cửa, tăng áp lực tĩnh mạch cửa loại trước xoang,
- nghẽn mạch do trứng, viêm nội mạch, tăng áp lực mạch phổi, bệnh tim phổi. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa dẫn đến xơ gan, lách to. Giảm các dòng tế bào máu, giãn tĩnh mạch thực quản và chảy máu tĩnh mạch. Suy giảm chức năng gan, vàng da, cổ trướng và hôn mê gan là các biểu hiện của giai đoạn cuối. Các biến chứng ở đại tràng: hẹp đại tràng, các ổ sùi u hạt và nhiễm salmonella kéo dài; polyp đại tràng với biểu hiện: tiêu chảy phân lẫn máu, thiếu máu, giảm albumin máu, ngón tay dùi trống. Viêm tủy cắt ngang, động kinh, viêm thần kinh thị giác có thể gặp do trứng sán trong hệ tuần hoàn hoặc sán lạc chỗ. Bệnh sán máng đường ruột giai đoạn đầu có thể nhầm với lỵ amip, lỵ trực khuẩn hoặc các căn nguyên gây tiêu chảy và lỵ khác. Ở giai đoạn muộn cần phân biệt một số căn nguyên gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa và polyp ruột. Trong vùng dịch tễ, nhiễm sán máng bàng quang cần phân biệt với căn nguyên gây triệu chứng tiết niệu như ung thư đường niệu, nhiễm khuẩn, sỏi... Các phương pháp điều trị
- - Nội khoa: Được chỉ định khi xác định có trứng sán còn sống. Do các thuốc có tính an toàn và hiệu quả nên có thể điều trị tất cả các thể bệnh hoạt động bằng thuốc uống. Có thể dùng một trong các thuốc: praziquantel; oxamniquin; metrifonat. Sau điều trị, cần xét nghiệm định kỳ để theo dõi từ 3 tháng - 1 năm xem bệnh nhân có còn thải trứng sán nữa không. - Ngoại khoa: Điều trị ngoại khoa có thể được chỉ định để cắt bỏ các polyp và sửa chữa tắc nghẽn đường niệu. Trường hợp chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản, điều trị nitơ lỏng là phương pháp lựa chọn. Cắt lách nếu bệnh nhân bị giảm tất cả các dòng tế bào máu. Phòng bệnh Để phòng bệnh cần thực hiện các biện pháp: điều trị sớm và tích cực cho bệnh nhân để tránh lây lan cho cộng đồng. Ở các vùng dịch tễ, điều trị đại trà cho trẻ em có tác dụng giảm nguy cơ phát triển các tổn thương nặng ở các cơ quan
- nội tạng. Khi hoạt động dưới nước cần đeo xà cạp chân, tay để tránh bị vĩ ấu trùng xâm nhập. Tuyên truyền cho mọi người và trẻ em không nên tắm sông, suối, ao, hồ hoặc ngâm mình lâu dưới nước. Không bón phân tươi và nước tiểu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuốc chống giun sán (Kỳ 4)
6 p | 134 | 14
-
SỰ LÂY NHIỄM KÝ SINH TRÙNG VÀ ĐỘC TỐ THẦN KINH TRONG SẢN PHẨM THỦY SẢN
11 p | 130 | 13
-
ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG NHIỄM TRÙNG (Kỳ 7)
5 p | 126 | 10
-
Những điều kỳ cục khi mang thai
8 p | 93 | 9
-
Sản phụ dễ tử vong do nhiễm E. coli
4 p | 79 | 9
-
Phụ nữ nhiễm HIV có nên cho con bú sữa mẹ?
4 p | 115 | 7
-
Nhiễm trùng cơ hội khi mang bầu
6 p | 85 | 6
-
Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B khi bầu bí
8 p | 101 | 5
-
Có nên tẩy giun sán khi mang thai?
3 p | 102 | 5
-
Nhiễm trùng đường tiểu khi bầu bí
5 p | 82 | 4
-
Những bé nhận báo tử sớm vì nhiễm HIV từ mẹ
5 p | 70 | 4
-
Nhiễm trùng tiết niệu, một trong những bệnh lý dễ mắc phải của thai phụ
15 p | 95 | 4
-
Trị bệnh ký sinh trùng giúp bệnh nhân chống HIV
5 p | 64 | 4
-
Phòng ngừa nhiễm độc thai nghén
7 p | 93 | 3
-
Những lần có thai trước
5 p | 58 | 2
-
Đề cương học phần Sản phụ khoa 3 (Mã học phần: OGY353)
41 p | 4 | 2
-
Nghiên cứu tình hình nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) và một số yếu tố liên quan trên thai phụ tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2023
8 p | 1 | 0
-
Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ năm 2021-2023
8 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn