CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên Sáng kiến:
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ GÂY HỨNG THÚ
CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH
QUA SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM
VÀ MỘT SỐ CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Hoa
Đơn vị : Trường THCS Vạn Phúc
Chức vụ : Giáo viên
NĂM 2025
TRƯỜNG THCS VẠN PHÚC
HỘI ĐỒNG SÁNG KIN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh pc
PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hoa
Tên sáng kiến: Phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng
Anh qua sử dụng đồ dùng dạy học tự làm và một số công cụ trực tuyến.
Lĩnh vực : Tiếng Anh
STT Tiêu chuẩn Đim
tối đa Đim
đánh giá
1 Sáng kiến có tính mới
1.1 Các giải pháp hoàn toàn mới, được áp dụng đầu tiên 30
1.2 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá 20
1.3 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung
nh 10
1.4 Không tính mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã
có trước đây 0
Nhận xét:
- Sáng kiến có sự kết hợp giữa phương pháp truyền thống như dùng thẻ
học nhưng cách sử dụng linh hoạt hơn, tiết kiệm chi phí hơn và đặc
biệt có ứng dụng các nền tảng số, phù hợp với môn học và thực tiễn
trong bối cảnh Tiếng Anh đang trở thành ngôn ngữ toàn cầu.
28
2 Sáng kiến có tính áp dụng
2.1 Các giải pháp khả năng áp dụng trong phạm vi
toàn ngành hoặc rộng hơn 30
2.2 Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra
một số đơn vị có cùng điều kiện 20
2.3 Có khả năng áp dụng trong đơn v 10
2.4 Không có khả năng áp dụng trong đơn vị 0
Nhận xét:
- Sáng kiến khả năng áp dụng nhiều bộ môn (như giải pháp dùng
thẻ học,hoặc gọi tên tích điểm của Beeclass),đồng thời có thể thực hiện
được ở nhiều trường học.
30
3 Sáng kiến có tính hiệu qu
3.1 Đạt hiệu quả cao, đem lại lợi ích cho đơn vị, có tính lan
tỏa 30
3.2 Có hiệu quả, đem lại lợi ích cho đơn vị 20
3.3 Có hiệu quả, lợi ích phù hợp với mức độ phù hợp tại
đơn v 10
3.4 Không có hiệu quả cụ thể 0
Nhận xét:
Sáng kiến đã được thực hiện trong các tiết dạy và được lãnh đạo nhà 28
trường đánh giá tốt khi dự giờ vì giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học tự
làm một cách linh hoạt và tiết kiệm. Đồng thời các công cụ trực tuyến
được giới thiệu góp phần nâng cao hứng thú của học sinh với môn học.
4 Minh chứng
4.1 Có minh chứng phù hợp, đầy đủ 10
4.2 Minh chứng phù hợp nhưng chưa đầy đủ 5
Nhận xét:
Sáng kiến nêu các bước làm với các giải pháp, minh họa cụ thể,
chi tiết, thể hiện được mục tiêu và kết quả của các hoạt động.
10
Tổng cộng: Đánh giá: Đạt  Không đạt 96
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CƠ S
Đặng ThThảo
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIT NAM
TỜNG THCS VẠN PC Độc lp - Tự do - Hạnh pc
Hà Nội, ny 16 tháng 4 năm 2025
BÁO CÁO
Hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
- Họ tên: Nguyễn Thị Thanh Hoa
- Sinh ngày, tháng, năm : 20/02/1986 Giới tính: Nữ
- Nơi thường trú:
Thôn 3 – Vạn Phúc – Thanh Trì – Hà Nội
- Cơ quan, địa phương công tác: Trường THCS Vạn Pc – Huyện Thanh T -
Nội
- Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể): Go viên
- Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng: Không
- Điện thoại liên hệ: 090 432 5445
II. HIU QUẢ ÁP DNG, KHNĂNG NHÂN RNG CA SÁNG KIN
1. Tên sáng kiến đề nghị xem xét
Tên sáng kiến đề nghị xem xét: Phát huy tính tích cực gây hứng thú
cho học sinh trong giờ học tiếng Anh qua sử dụng đồ dùng dạy học tự làm và một số
công cụ trực tuyến.”
Số quyết định công nhận sáng kiến tại đơn vị: Số 33/QĐ-THCSVP,
ngày 19/04/2025
2. nh vực thực hiện sáng kiến: Tiếng Anh
3. Nêu lý do chọn vấn đề mang tính cấp thiết:
Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, việc đổi mới phương pháp giảng dạy
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng trở nên quan trọng. Đặc biệt, môn tiếng
Anh tại cấp THCS đóng vai trò nền tảng giúp học sinh không chỉ nắm vững kiến thức
ngôn ngữ còn phát triển các kỹ năng giao tiếp, khả năng duy phản biện chủ
động học tập của học sinh.
Tuy nhiên, phương pháp giảng dạy truyền thống tại nhiều trường THCS
vẫn tập trung vào giảng giải thuyết làm bài tập một cách khô khan. Điều này dẫn
tới một số hạn chế trong việc dạy và học Tiếng Anh của học sinh và giáo viên:
- Học sinh thiếu sự chủ động tích cực trong học tập: Phương pháp giảng dạy
truyền thống khiến học sinh tiếp thu kiến thức chưa chủ động, ít hội tương tác
với ngôn ngữ thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ từ vựng cũng như ngữ pháp.
Các bài học Tiếng Anh thường bị xem khô khan không nhiều yếu tố hấp dẫn,
đặc biệt là với những học sinh chưa thực sự giỏi về ngôn ngữ. Hơn nữa, học sinh ở cấp
THCS đang độ tuổi dễ bị phân tâm nên việc không các công cụ trực quan hỗ trợ
giảng dạy dẫn tới tình trạng học sinh mất tập trung, nhàm chán với tiết học.
- Chi phí cho đồ dùng dạy học của giáo viên: Các thẻ học sẵn trên thị trường
thường khá đắt đỏ chưa phù hợp với nội dung chương trình học cụ thể theo bài.
Hơn nữa, việc các trường được tự chủ lựa chọn các bộ sách giáo khoa của các nhà xuất
bản khác nhau như hiện nay càng khiến cho việc sử dụng thẻ học làm sẵn không được
linh hoạt và càng tốn kém chi phí hơn.
- Học sinh còn hạn chế về khả năng ứng dụng công nghệ: Mặc học sinh đã quen
thuộc với các thiết bị công nghệ, nhưng các em vẫn chưa thực sự biết cách tận dụng
chúng cho việc học tập một cách hiệu quả, vẫn chưa thành thạo các kỹ năng công nghệ
thông tin và kỹ năng học tập trực tuyến.
Việc sử dụng đồ dùng dạy học tự làm các công cụ trực tuyến đang xu
hướng đổi mới giáo dục mang tính thực tiễn cao. Đồ dùng dạy học tự làm vừa tiết
kiệm chi phí, vừa phù hợp với nội dung bài học, tạo ra môi trường học tập sinh động,
gần gũi. Trong khi đó, các công cụ trực tuyến như hoclieu.vn, yourhomework mang
đến sự mới mẻ, kích thích sự mò và tích cực tham gia của học sinh. Việc kết hợp cả
hai phương pháp này sẽ giúp nâng cao hiệu quả dạy học, phù hợp với tâm học
sinh THCS vốn yêu thích sự sáng tạo và tính tương tác cao.
Từ những lý do trên, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Phát huy tính tích cực
và gây hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh qua sử dụng đồ dùng dạy học tự
làm một số công cụ trực tuyến” tại trường THCS Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Đây
không chỉ là giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh mà còn góp phần xây
dựng môi trường giáo dục sáng tạo, hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển chung
của giáo dục Việt Nam và thế giới.
4. Thời gian thực hiện, thời gian bắt đầu áp dụng:
Từ ngày 5 tháng 9 năm 2024 đến nay.
5. Đối tượng, phạm vi triển khai, áp dụng:.
- Đối tượng: Học sinh trường THCS Vạn Phúc
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nghiên cứu chương trình Tiếng Anh 7,8,9 tại trường THCS
+ Nghiên cứu các công cụ trực tuyến hỗ trợ cho quá trình giảng dạy môn
Tiếng Anh tại trường THCS.
6. Số liệu khảo sát trước khi thực hiện giải pháp:
Bảng điều tra học sinh các lớp về học Tiếng Anh trước khi áp dụng giải pháp
“Em có hứng thú khi học môn Tiếng Anh không?”
Lớp Sĩ số Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không
Ý kiến % Ý kiến % Ý kiến % Ý kiến %
7A5 40 10 25 12 30 8 20 10 25
7A9 39 20 51 13 33 4 10 2 6
8A3 37 8 21.6 10 27 10 27 9 24.4
9A3 39 9 23 10 25.6 8 20,5 12 30.9
9A4 42 8 19.9 12 25,6 8 19 14 35,5
Tổng HS 197 55 27,9 54 27,4 40 20,3 48 24,4
7. Báo cáo chi tiết cụ thể các nội dung chính trong sáng kiến