SÂU RĂNG CỦA TRẺ EM 5 TUỔI TẠI 2 VÙNG CÓ VÀ KHÔNG CÓ<br />
FLUOR HÓA VỚI NỒNG ĐỘ 0,5 PPM F TẠI TP. HỒ CHÍ MINH<br />
Hoàng Trọng Hùng*, Nguyễn Thanh Tùng*, Trần Đức Thành*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Chương trình fluor hóa nước máy của thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh vào<br />
tháng 1/1990 với nồng độ 0,7 ± 0,1 ppm F, tuy nhiện nồng độ này đã được điều chỉnh xuống 0,5±0,1 ppm F vào tháng<br />
6/2000.<br />
Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh tình trạng sâu răng sữa của trẻ 5 tuổi ở 2 vùng có và không có fluor hoá<br />
nứơc tại Tp.HCM sau 5 năm điều chỉnh nồng độ fluor trong nước.<br />
Phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang đã được tiến hành theo kỹ thuật chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên trên<br />
các đối tượng là trẻ 5 tuổi sinh ra tại Tp.HCM vào năm 2001. 478 trẻ 5 tuổi ở vùng fluor hoá và 456 trẻ ở vùng không<br />
fluor hóa đã được khám và ghi nhận tình trạng sâu răng vào tháng 3 năm 2006. Dữ liệu về tình trạng sâu răng của trẻ<br />
(P%, smt-r và SiC) được ghi nhận theo tiêu chí của WHO bởi các điều tra viên đã được chuẩn hóa. Kiểm định χ2 và<br />
kiểm định t cho 2 mẫu độc lập được sử dụng để so sánh tỷ lệ sâu răng, số trung bình smt-r và SiC giữa các vùng.<br />
Kết quả nghiên cứu như sau:<br />
Vùng<br />
P% sâu răng<br />
smt-r (±SE)<br />
SiC (±SE)<br />
<br />
Fluor hóa<br />
62,3%<br />
3,42±4,25<br />
8,39±3,72<br />
<br />
Không fluor hóa<br />
84%<br />
6,52±5,20<br />
12,70±2,91<br />
<br />
Giá trị p<br />