Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
SO SÁNH NẠO VA BẰNG KỸ THUẬT COBLATION KẾT HỢP NỘI SOI<br />
QUA MŨI VÀ NẠO VA KINH ĐIỂN<br />
Trần Anh Tuấn*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Coblation là một phương pháp (pp) phẫu thuật dùng điện mới được thế giới đưa vào áp dụng<br />
trong phẫu thuật tai mũi họng từ năm 1998 với nhiều ưu điểm như hệ thống cắt đốt lưỡng cực (bipolar) sử dụng<br />
đầu đốt lạnh, nhiệt độ cắt đốt thấp nên ít tổn thương mô lành xung quanh. Tại Việt Nam từ năm 2003 Bệnh viện<br />
Đại học Y Dược TPHCM (cơ sở 2) là đơn vị đầu tiên trong cả nước đưa phương pháp này vào phẫu thuật trong<br />
một số bệnh lý vùng tai mũi họng: cắt amiđan, đốt cuốn mũi dưới và điều trị ngủ ngáy, nạo VA.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả và các ưu khuyết điểm của phương pháp (PP) nạo VA bằng<br />
Coblation kết hợp với nội soi ống cứng qua đường mũi có so sánh với phương pháp nạo VA bằng Moure, La Force<br />
kinh điển.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ngẫu nhiên tiến cứu có can thiệp lâm sàng. 113 bệnh nhân tuổi từ 1<br />
đến 20 có viêm VA mạn tính tái đi tái lại nhiều lần, VA quá phát gây tắc nghẽn hoặc viêm tai giữa tràn dịch được<br />
chỉ định nạo VA bằng hệ thống Coblator II (61bệnh nhân) và bằng La forte, Moure (52 bệnh nhân). Thực hiện tại<br />
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 2. Tất cả bệnh nhân được gây mê nội khí quản. thời gian phẫu thuật<br />
được tính từ lúc đặt banh miệng cho đến lúc tháo banh miệng. ghi nhận số lượng máu mất trên mỗi bệnh nhân.<br />
Sau mổ cho kháng sinh (Augmentine), giảm đau (Efferalgan). Theo dõi tình trạng bệnh nhân sau mổ dựa vào tái<br />
khám định kỳ và bảng trả lời câu hỏi của bệnh nhân.<br />
Kết quả: lượng máu mất trong mổ trung bình nhóm Coblator: 4,34 ml (2 - 10ml; SD 1,353), nhóm La Force<br />
mù: 36,94 ml (30 - 60ml; SD 6,427); Thời gian phẫu thuật trung bình nhóm Coblator: 10,62 phút (6-18phút; độ<br />
lệch chuẩn 2,62) nhóm La Force mù: 6,58 phút (4 - 10phút; độ lệch chuẩn 1,433); tỷ lệ chảy máu sớm phải can<br />
thiệp: Nhóm Coblator: 0% (0/61), Nhóm La Force: 1,9% (1/52); tỷ lệ chảy máu muộn sau mổ phải can thiệp cả hai<br />
nhóm là 0%; Thời gian ăn uống bình thường (như trước khi phẫu thuật): Nhóm nạo bằng coblator: trung bình là<br />
2,26 (1-5 ngày, SD 1,069). Nhóm nạo bằng La Force mù: trung bình là 2,48 (1-6, SD 1,111) ; Thời gian trở lại<br />
làm việc bình thường: Nhóm nạo bằng coblator: 1,31 ngày (1-3; SD 0,614), nhóm nạo bằng La Force mù: 1,76<br />
ngày (1-4; SD 0,951) ; Và tình trạng bỏ sót mô VA nhóm nạo bằng coblator: 0%, nhóm nạo bằng La Force mù:<br />
96,2%<br />
Kết luận: Nạo VA bằng phương pháp coblation kết hợp với nội soi ống cứng qua mũi an toàn, hiệu quả với<br />
thời gian cắt nhanh, không bỏ sót bệnh tích, ít mất máu trong mổ, ít đau sau mổ, thời gian lành thương nhanh và<br />
ít chăm sóc hậu phẫu.<br />
Từ khóa: Nạo VA bằng Coblation kết hợp với nội soi, nạo VA kinh điển.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ENDOSCOPIC TRANSNASAL ADENOID ABLATION (COBLATION) COMPARED WITH<br />
TRADITIONAL ADENOIDECTOMY<br />
Tran Anh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 110 - 117<br />
* Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: TS. BS.Trần Anh Tuấn<br />
<br />
110<br />
<br />
ĐT: 0903731120<br />
<br />
Email: tuantranent@yahoo.com.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Introduction: Coblation is a rather new electrosurgical technique that has applied to ORL surgery since<br />
1998 in the world. This method have many high technologies such as bipolar probe systems, cool probe (Plasma<br />
Wand) with a low temperature molecular disintegration. The result is volumetric tissue removal with minimal<br />
collateral tissue necrosis. In Việt-Nam, the University Medical Center 2 is the first unit which has applied<br />
coblation to some ORL surgical procedures such as tonsillectomy, inferior turbinate interventions to treat mucosal<br />
hypertrophy, UVPP soft palate interventions for snoring and adenoidectomy.<br />
Objective: To assess the morbidity and efficacy of radiofrequency thermal ablation adenoidectomy (coblation)<br />
compared with traditional adenoidectomy<br />
Study design and setting: Prospective, randomized, controlled clinical study of 113 patients aged 1 to 20<br />
years admitted for adenoidectomy therein 61 patients by Coblator II system and 52 patients by La Force, all with<br />
recurrent or chronic adenoiditis, obstructive adenoid hypertrophy or otitis media with effusion. This operation<br />
were carried out in University Medical Center 2. All of them used a general anesthetic technique. Operative time<br />
was recorded as the number of minute from insertion of the mouth gag to removal of the mouth gag. Estimated<br />
blood loss was recorded for each patient. After operation, all patients took antibiotics (Augmentin®) and analgesic<br />
(Efferalgan®). All patients were asked to fill out a postoperative diary.<br />
Results: Intraoperative blood loss: Group of Coblator 4.34 ml (2 - 10ml; SD 1.353), group of La Force: 36.94<br />
ml (30 - 60ml; SD 6.427); Operating time: Group of Coblator:10.62 minute (6-18; SD 2.62) group of La Force:<br />
6.58 minute (4 - 10; SD 1.433). Rate of primary bleeding need to manage: Group of Coblator: 0% (0/61), group of<br />
La Force: 1.9% (1/52). Rates of secondary bleeding after the first 24 hours postoperatively with need to manage in<br />
the two groups 0%. Time of return to a normal diet (as the preoperation): Group of Coblator 2.26 (1-5 ngày, SD<br />
1.069). group of La Force 2.48 (1-6, SD 1.111). the day each patient return to work normaly: Group of Coblator:<br />
1.31 ngày (1-3; SD 0.614), group of La Force: 1.76 ngày (1-4; SD 0.951); And Rates of omission VA tissue:<br />
Group of Coblator: 0%, group of La Force: 96.2%.<br />
Conclusion: Endoscopic transnasal adenoid ablation by coblation is a safe and effective method, with short<br />
surgery time, decrease in blood loss, have not omission VA tissue, less postoperative pain, faster healing and<br />
reduced home care.<br />
Key words: Endoscopic transnasal adenoid ablation by coblation, traditional adenoidectomy.<br />
đang giảm nhanh, từ 19% cách nay 15 năm, nay<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
chỉ còn 4,3% sử dụng (Walner 2007)(10).<br />
Phẫu thuật nạo VA rất thường được áp dụng<br />
Dao điện đơn cực đang được sử dụng phổ<br />
trong tai mũi họng. Có nhiều phương pháp nạo<br />
biến với tỷ lệ sử dụng là 25,9%. Lý do cho sự lựa<br />
VA khác nhau đã được áp dụng trên thế giới<br />
chọn phương pháp là thời gian mổ nhanh, ít mất<br />
trong đó có 4 phương pháp chính đang được<br />
máu và giá thành rẻ. (Walner 2007)(10) nhưng vì<br />
dùng phổ biến là dùng currette hoặc LaForce,<br />
nhiệt độ cắt đốt cao nên gây tổn thương nhiều<br />
dao điện đơn cực, microdebrider và coblation<br />
đến mô lành xung quanh.<br />
(Walner 2007)(10).<br />
Nạo VA bằng Currette hoặc LaForce là<br />
những phương pháp được sử dụng sớm nhất và<br />
đến nay vẫn còn được dùng nhưng do lượng<br />
mất máu trong mổ khá nhiều và có thể làm tổn<br />
thương một số cấu trúc kế cận (Shambaugh,<br />
1945; Talbot, 1965)(5,9). nên xu hướng hiện nay<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Microdebrider cũng là một phương pháp<br />
phổ biến với 19,8% sử dụng nhưng một biến<br />
chứng thường gặp đó là mất máu nhiều (Walner<br />
2007, Rodriguez 2002)(10,4).<br />
Từ năm 1998, trên thế giới đã đưa vào áp<br />
dụng một phương pháp phẫu thuật mới gọi là<br />
phương pháp Coblation. Với những ưu điểm về<br />
<br />
111<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
nhiệt độ cắt đốt thấp (40-70oC) nó đang thu hút<br />
được sự quan tâm của giới y học nói chung và tai<br />
mũi họng nói riêng. Phương pháp phẫu thuật<br />
này hiện nay đã được áp dụng trong nhiều<br />
chuyên khoa khác nhau như tai mũi họng, tim<br />
mạch, thần kinh, da liễu, thẩm mỹ, vv.. Trong tai<br />
mũi họng, người ta có thể dùng nó để cắt<br />
amiđan, đốt cuốn mũi dưới, điều trị ngủ ngáy,<br />
nạo VA….<br />
<br />
PHƯƠNGPHÁPVÀ VẬT LIỆU NGHIÊNCỨU<br />
<br />
Về nguyên tắc, phẫu thuật Coblation cũng là<br />
một dạng phẫu thuật điện lưỡng cực nên về<br />
nguyên lý hoạt động cơ bản giống như các<br />
phương pháp phẫu thuật điện trước đây, nhưng<br />
do hệ thống Coblation có sử dụng đầu đốt lạnh<br />
(dùng nước lưu thông trong điện cực để làm mát<br />
và làm môi trường đệm truyền dẫn nhiệt) nên<br />
điện áp và nhiệt độ cắt đốt của chúng khá thấp<br />
(40-70oC) từ đó giảm thiểu được hiện tượng tổn<br />
thương mô lành xung quanh do nhiệt và điện.<br />
<br />
bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đại học Y<br />
<br />
Cơ chế hoạt động đó là nước trong điện cực<br />
sẽ tạo một lớp dịch nằm giữa điện cực và mô,<br />
qua trung gian lớp dịch này dưới tác dụng của<br />
điện trường. Các nguyên tử trong lớp dịch này<br />
biến đổi thành các ion (sự ion hóa) tạo thành một<br />
lớp plasma<br />
Hạt tích điện trong lớp plasma được gia tốc<br />
dưới tác dụng của điện trường và đạt được đủ<br />
năng lượng để bẻ gãy cầu nối phân tử của tế bào.<br />
Sản phẩm phụ của quá trình này là các phân tử<br />
cấu thành và khí nhẹ thay vì những mô bị cháy.<br />
Từ năm 2003 Bệnh viện đại học Y Dược Cơ<br />
sở 2 là đơn vị đầu tiên trong cả nước đã đưa kỹ<br />
thuật Coblation vào phẫu thuật tai mũi họng.<br />
Sau một thời gian sử dụng chúng tôi nhận thấy<br />
đây là một phương pháp phẫu thuật an toàn,<br />
hiệu quả. Bệnh nhân ít mất máu, ít đau sau mổ<br />
và thời gian lành nhanh.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiến cứu mô tả, có can thiệp từng<br />
ca theo một quy trình định sẵn cho từng nhóm<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Cỡ mẫu: 61ca nạo bằng pp Coblator; 52 ca nạo<br />
bằng pp kinh điển được chọn ngẫu nhiên trong số<br />
Dược Cơ sở 2 từ 10/2004 đến 4/2009 có chỉ định<br />
nạo VA không hạn chế tuổi và giới. Chỉ định nạo<br />
VA giống như chỉ định trong các phương pháp<br />
nạo VA khác theo AAO-HNS 2000.<br />
<br />
Phương tiện nghiên cứu<br />
Hệ thống coblator II của hãng ArthroCare<br />
Mỹ, đầu đốt Evac 70 cải tiến, hệ thống gây mê<br />
nội khí quản<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Đánh giá tình trạng bệnh nhân trước mổ<br />
Đánh giá lâm sàng: hỏi kỹ bệnh sử và thăm<br />
khám lâm sàng tổng quát. Đánh giá VA qua nội<br />
soi mũi và hoặc X quang sọ nghiêng.<br />
Đánh giá cận lâm sàng: làm các xét nghiệm<br />
trước mổ đánh giá tình trạng tổng quát của bệnh<br />
nhân (công thức máu, chức năng đông máu,<br />
chức năng gan, thận, đường huyết, tổng phân<br />
tích nước tiểu…); chụp phim phổi, đo điện tim.<br />
Phương pháp vô cảm: gây mê toàn thân<br />
đường nội khí quản đặt qua miệng.<br />
Tư thế bệnh nhân: bệnh nhân nằm ngửa,<br />
phẫu thuật viên đứng bên phải bệnh nhân.<br />
<br />
Tư thế bệnh nhân và phẫu thuật viên (hình<br />
trái); mô hình phương pháp nạo VA bằng<br />
Coblation (cải tiến) kết hợp nội soi qua mũi (hình<br />
phải)<br />
<br />
112<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
Chuẩn bị thiết bị<br />
Hệ thống nội soi: sử dụng hệ thống nội soi<br />
ống cứng, loại 4x180mm, 0o hoặc 2.7x180mm, 0o<br />
đặt monitor phía đầu bệnh nhân mặt đối mặt với<br />
phẫu thuật viên.<br />
Hệ thống coblator: lắp chai dịch Nacl 9‰,<br />
gắn điện cực vào hệ thống (sử dụng loại đầu<br />
điện cực Evac70 cải tiến) máy tự động đặt ở chế<br />
độ cắt 7, đốt 3 (chế độ mặc định), gắn hệ thống<br />
hút và dây dịch truyền vào điện cực, vận hành<br />
thử xem tình trạng điện cực, máy hút, tưới nước.<br />
Cải tiến đầu điện cực Evac70: Bẻ cong điện<br />
cực tại điểm cách đầu điện cực khoảng 3cm tạo<br />
một góc 45 độ so với trục điện cực sao cho diện<br />
mặt cắt hướng theo hướng bẻ cong.<br />
<br />
Phương pháp phẫu thuật<br />
* Kỹ thuật nạo VA bằng Coblator cải tiến dưới nội soi<br />
qua mũi<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Rhinex 0,5% (người lớn) trong 5 phút để làm co<br />
niêm mạc mũi giúp đưa ống nội soi qua hốc mũi<br />
dễ dàng cho tới họng mũi.<br />
Tay trái cầm ống soi đưa vào từng bên mũi<br />
của bệnh nhân để kiểm tra khối VA, hút sạch<br />
dịch nếu có để phẫu trường sạch và rõ ràng. Mở<br />
miệng bệnh nhân bằng banh miệng David, đưa<br />
điện cực nạo VA cải tiến qua đường miệng<br />
hướng đầu điện cực lên nóc vòm. Đưa ống soi<br />
qua mũi sao cho thấy rõ khối VA và đầu điện<br />
cực. Bắt đầu cắt VA từ dưới lên, áp nhẹ mặt cắt<br />
của đầu điện cực vào khối VA bắt đầu từ rìa khối<br />
VA, đạp pedal cắt (pedal màu vàng). Mô VA bị<br />
phân cắt và hút vào điện cực. Cắt dần từ ngoài<br />
vào trong, từ dưới lên trên theo từng lớp cho tới<br />
khi hết khối VA mà ta thấy được. Nạo VA vòi<br />
nếu có. Chuyển ống soi sang hốc mũi kế bên nạo<br />
tương tự. Trong khi cắt nếu có điểm chảy máu<br />
thì đốt cầm máu ngay để tạo phẫu trường sạch<br />
và giảm mất máu.<br />
<br />
Bệnh nhân nằm ngửa, đặt mỗi bên hốc mũi 1<br />
đoạn mèche có tẩm Otrivin 0,05% (trẻ em) hoặc<br />
* Kỹ thuật nạo VA bằng La Force<br />
<br />
* Nạo VA vòm và VA vòi theo lối kinh điển (nạo mù)<br />
Bệnh nhân nằm ngửa, đầu để thẳng. Dùng<br />
banh miệng David mở miệng; Dùng La Force<br />
đưa thẳng dọc vào miệng, xoay ngang khi qua<br />
eo họng và hướng dọc lên vùng họng mũi; đè La<br />
Force áp sát vào nóc vòm và bờ sau cửa mũi sau;<br />
mở lưỡi La Force để VA chui vào; bóp mạnh để<br />
<br />
Chăm sóc hậu phẫu (chung cho cả hai phương<br />
pháp)<br />
Sau khi hồi tỉnh đặt bệnh nhân nằm ngửa,<br />
đầu nghiêng sang một bên, đùa dịch nếu có<br />
trong họng ra ngoài để theo đi. Khi bệnh nhân<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
lưỡi La Force cắt đứt VA vòm. Đưa chếch La<br />
Force sang 2 bên một góc khoảng 15°, làm tương<br />
tự để nạo VA vòi. Chèn 1 cục bông cầu lên nóc<br />
vòm cầm máu trong 3-5 phút.<br />
Nạo VA vòm, vòi còn sót bằng La Force và<br />
Moure dưới sự hướng dẫn của nội soi.<br />
<br />
nhả nước bọt trong và tỉnh táo hoàn toàn có thể<br />
cho bệnh nhân uống sữa lạnh. Theo dõi tình<br />
trạng bệnh nhân (đau, chảy máu, nhiễm trùng,<br />
ăn uống, mất nước,…).<br />
<br />
113<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Bệnh nhân xuất viện vào ngày hôm sau.<br />
Cung cấp và hướng dẫn hoàn thành bảng theo<br />
dõi đánh giá sau mổ theo mẫu. Yêu cầu bệnh<br />
nhân tái khám sau mỗi tuần trong tháng đầu và<br />
3 tháng sau mổ.<br />
<br />
Các tham số cần đánh giá<br />
Thời gian phẫu thuật (tính từ lúc bắt đầu đặt<br />
banh miệng cho đến khi tháo banh miệng).<br />
<br />
Lượng máu mất trong mổ<br />
Nhóm Coblator: 4,34 ml (2 - 10ml; SD 1,353);<br />
nhóm La Force mù: 36,94 ml (30 - 60ml; SD<br />
6,427). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Phép<br />
kiểm Student, P0,05).<br />
<br />
Thời gian phẫu thuật<br />
Nhóm coblator: 10,62 phút (6 - 18phút; SD<br />
2,32); nhóm La Force: 6,58 phút (4 - 10phút; SD<br />
1,433). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (phép<br />
kiểm Student, P 0,05).<br />
<br />
Tình trạng toàn thân<br />
Ngày trở lại sinh hoạt, học tập bình thường<br />
- Nhóm nạo bằng coblator: 1,31 ngày (1-3; SD<br />
0,614).<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />