intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay Công việc sửa chữa thường gặp - GV. Nguyễn Văn Nhu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sổ tay Công việc sửa chữa thường gặp trình bày một số công việc sửa chữa ô tô đơn giản như: Thay thế dây dẫn động, thay dây đai cam, xả nước ra khỏi bộ lắng nước và thay thế lọc, thay cao su chắn bụi bán trục, thay ATF (dầu hộp số tự động), điều chỉnh và kiểm tra áp suất lốp,… Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay Công việc sửa chữa thường gặp - GV. Nguyễn Văn Nhu

  1. Sổ tay CÔNG VIỆC SỬA CHỮA THƯỜNG GẶP
  2. Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Động Cơ Thay Thế Dây Dẫn Động Khái quát Dây đai dẫn động sẽ dẫn động các hệ thống phụ trợ. Quy trình làm việc để thay dây đai dẫn động khác nhau tùy theo phương pháp điều chỉnh độ căng đai. Một lực căng được tác dụng vào dây đai. Khi tháo dây đai ra, cần phải xả lực căng này, và khi lắp dây đai, cũng cần phải điều chỉnh lực căng. Dây đai phải được kiểm tra và điều chỉnh theo định kỳ. Nếu không giữ lực căng thích hợp, đai có thể bị trượt hay gây nên tiếng kêu không bình thường. Đai dẫn động Puly căng đai Puly trục khuỷu Puly bơm trợ lực lái Máy nén điều hòa Đồng hồ đo độ căng đai Puly bơm nước. (1/1) Tháo cáp âm (-) của ắc quy Tháo cáp âm (-) của ắc quy Khi thay thế dây đai dùng để dẫn động máy phát, hãy tháo cực âm (-) của ắc quy. Máy phát được đấu trực tiếp với ắc quy. Không ngắt ắc quy ra có thể gây nên đoản mạch trong khi làm việc. Trước khi tháo cáp âm của ắc quy, hãy ghi lại những thông tin lưu trong ECU như: • DTC (mã chẩn đóan) • Tần số đài • Vị trí ghế (với hệ thống nhớ) Cáp âm (-) của ắc quy • Vị trí tay lái (với hệ thống nhớ) Hẹp giữ ắc quy v.v. Ắc quy GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Ắc quy (Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản” ở trang 40-41 của file PDF) (1/1) Thay thế dây dẫn động Quy trình thay dây đai dẫn động khác nhau tùy theo phương pháp điều chỉnh độ căng đai. 1. Loại không có puly căng đai (không có bulông điều chỉnh) 2. Loại không có puly căng đai (có bulông điều chỉnh) 3. Loại một đai uốn khúc 4. Loại có puly căng đai (1/9) -1-
  3. Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Động Cơ Loại không có puly căng đai (không có bulông điều chỉnh) Đối với loại không có puly căng đai (không có bulông điều chỉnh), lực căng của đai dẫn động được điều chỉnh bằng cách dịch chuyển những bộ phận phụ trợ bằng một cần. Đối với động cơ 1NZ-FE 1. Tháo đai dẫn động (1) Nới lỏng bulông bắt và bulông và của máy phát mà dùng để điều chỉnh độ căng đai. (2) Đẩy máy phát về phía động cơ bằng tay và sau đó tháo dây đai ra. CHÚ Ý: Đai dẫn động Kéo dây đi để tháo máy phát sẽ làm hỏng dây đai. Bulông bắt Bulông bắt (2/9) 2. Lắp đai dẫn động (1) Lắp dây đau lên tất cả các lupy khi bulông mắt máy phát được nới lỏng. (2) Dùng một thanh cứng (cán búa hay chòng tháo đai ốc lốp v.v.) đẩy máy phát để điều chỉnh độ căng, và sau đó xiết chặt bulông. . CHÚ Ý: • Hãy đặt đầu của thanh cứng vào vị trí mà nó sẽ không bị biến dạng (nơi có đủ độ cứng), như nắp quylát hay thân máy. • Cũng như đừng quên đặt thanh cứng lên máy phát ở nơi mà sẽ không bị biến dạng, đó là những nơi gần với giá đỡ điều chỉnh hơn là phần giữa của máy phát. Đai dẫn động (3) Kiểm tra độ căng đai dẫn động và xiết bulông. . Bulông bắt Bulông bắt (3/9) Loại không có puly căng đai (có bulông điều chỉnh) Đối với loại không có puly căng đai (có bulông điều chỉnh), độ căng của dây đai được tạo ra bằng cách dịch chuyển các bộ phận phụ trợ khi xoay bulông điều chỉnh. Đối với động cơ 1MZ-FE 1. Tháo đai dẫn động (1) Nới lỏng bulông bắt và bulông xiết của máy phát mà dùng để điều chỉnh độ căng đai. (2) Nới lỏng bulông điều chỉnh , đẩy máy phát về phía nới lỏng dây đai và sau đó tháo dây đai ra. CHÚ Ý: Nếu bulông điều chỉnh được nới lỏng trước khí nới Đai dẫn động Bulông xiết lỏng bulông xiết , bulông điều chỉnh có thể bị biến Bulông bắt Bulông điều chỉnh dạng. (4/9) -2-
  4. Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Động Cơ 2. Lắp đai dẫn động (1) Với bulông bắt , bulông xiết , và bulông điều chỉnh đã nới lỏng, lắp dây đai vào tất cả các puly. (2) Đẩy máy phát theo hướng sẽ làm căng dây đai và giữ lấy nó. (3) Dùng tay xiết bulông điều chỉnh tối đa (4) Xiết bulông điều chỉnh bằng dụng cụ, kiểm tra độ căng dây đai, và sau đó xiết bullông xiết trước rồi bulông bắt sau. • Xiết bulông điều chỉnh : Tăng lực căng. • Nới lỏng bulông điều chỉnh : Giảm lực Đai dẫn động Bulông xiết căng. Bulông bắt Bulông điều chỉnh (5/9) Loại một đai uốn khúc Đối với loại một đai uốn khúc, không cần phải điều chỉnh độ căng đai. Bộ căng đai tự động sẽ tác dụng lực căng vào dây đai. Đối với động cơ 1JZ-GE 1. Tháo đai dẫn động (1) Cố định puly bộ căng đai bằng chòng hay SST, xoay puly bộ căng đai theo chiều kim đồng hồ và nhả dây đai. (2) Tháo dây đai. Puly bộ căng đai Đai dẫn động SST (chìa vặn bộ căng đai gân chữ V) hay chòng (6/9) 2. Lắp đai dẫn động (1) Lắp dây đai lên tất cả các puly trừ puly bơm trợ lực lái. GỢI Ý: Puly cuối cùng mà dây đai lắp lên sẽ khác nhau tùy theo loại động cơ. (2) Cố định puly bộ căng đai bằng chòng hay SST, quay puly bộ căng đai theo chiều kim đồng hồ, và lắp dây đai lên puly bơm trợ lực lái. (3) Để kiểm tra độ căng, hãy chắn chắn rằng vị trí của dấu kim chỉ độ căng đai. Tiêu chuẩn:: Dây đai mới: Nằm trong Dây đai cũ: Nằm trong Puly bơm trợ lực lái Bộ báo bộ căng đai SST (chìa vặn bộ căng đai gân chữ V) hay chòng (7/9) -3-
  5. Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Động Cơ Loại có puly căng đai Đối với loại có puly căng đai, một puly căng đai được sử dụng để tác dụng lực căng vào dây đai. Đối với động cơ 2L 1. Tháo đai dẫn động (1) Nới lỏng đai ốc hãm. (2) Nới lỏng bulông điều chỉnh và tháo đai dẫn động ra khỏi puly căng đai. Đai dẫn động Đai ốc hãm Puly căng đai Bulông điều chỉnh 2. Lắp đai dẫn động (1) Lắp đai dẫn động lên tất cả các puly. (2) Xiết bulông điều chỉnh để điều chỉnh độ căng đai. • Xiết bulông điều chỉnh: Tăng lực căng. • Nới lỏng bulông điều chỉnh: Giảm lực căng. GỢI Ý: Xiết chặt đai ốc hãm đến mômen xiết tiêu chuẩn sẽ làm tăng độ căng của dây đai. Hãy điều chỉnh độ căng nhỏ hơn một chút so với giá trị tiêu chuẩn. (3) Xiết đai ốc hãm đến mômen tiêu chuẩn. (4) Kiểm tra độ căng của dây đai. Đai dẫn động Đai ốc hãm Puly căng đai Bulông điều chỉnh (9/9) Kiểm tra độ căng dây đai Hai phương pháp sau đây được sử dụng để kiểm tra độ căng dây đai. 1. Kiểm tra độ chùng bằng cách dùng tay ấn vào dây đai. 2. Kiểm tra độ chùng bằng đồng hồ. Ngay lập tức sau khi lắp dây đai mới, lực căng còn lớn, nhưng nó sẽ giảm đi khi dây đai đã sử dụng. Vì lý do đó, mức độ điều chỉnh của dây đai là khác nhau tùy theo dây đai là mới hay cũ. Thước Góc thẳng Đồng hồ đo độ căng đai (1/3) -4-
  6. Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Động Cơ 1. Kiểm tra độ chùng bằng cách dùng tay ấn vào dây đai (1) Đặt một thước thẳng lên dây đai giữa máy phát và puly trục khuỷu. (2) Ấn vào lưng giữa dây đai với lực 10 kgf. (3) Hãy dùng thước để đo độ dịch chuyển. Ví dụ: Giá trị tiêu chuẩn của độ dịch chuyển: (Cho xe Corolla với động cơ 1NZ-FE 8/2000) Khi lắp đai mới: 7 đến 8.5 mm Khi lắp đai cũ: 11 đến 13 mm GỢI Ý: • Vị trí đo sẽ khác nhau tùy theo loại động cơ, nên hãy tham khảo Cẩm nang sửa chữa. Mép thước thẳng • Giá trị điều chỉnh sẽ khác nhau tùy vào loại động cơ, nên hãy tham khảo Cẩm nang sửa chữa. Thước (2/3) 2. Kiểm tra độ chùng bằng đồng hồ (1) Gạt cần đặt kim đồng hồ. (2) Bóp tay cầm và tay kéo rồi móc vào dây đai. Ví dụ: Giá trị tiêu chuẩn của độ dịch chuyển: (Cho xe Corolla với động cơ 1NZ-FE 8/2000) Khi lắp đai mới: 54 đến 64 kgf Khi lắp đai cũ: 25 đến 40 kgf GỢI Ý: • Phải chắc chắn rằng dây đai được gắn chắc vào móc. • Phải chắc chắn rằng đồng hồ được đặt vuông góc với dây đai. (3) Khi tay cầm được nhả ra, móc sẽ kéo dây đai bằng lực kéo của lò xo, kim trên đồng hồ sẽ báo độ căng. Cần đặt Móc Tay kéo Dây đai GỢI Ý: Tay nắm • Phép đo có thể thực hiện giữa bất kỳ puly nào. • Giá trị đo sẽ khác nhau tùy theo loại động cơ, nên hãy tham khảo Cẩm nang sửa chữa. (3/3) Thay Dây Đai Cam Khái quát Chương này mô tả cách thay dây đai cam của động cơ 2L trên xe HIlux. Khi tháo dây đai cam, hãy nới lỏng độ căng của đai. Khi lắp nó, hãy căng lại dây đai. Ngoài quy trình này, cũng cần phải khớp dấu vị trí của puly trục khuỷu, puly trục cam và puly dẫn động bơm cao áp. Dây đai cam truyền chuyển động quay của trục khuỷu đến trục cam để điều khiển phối khí. Dấu và độ căng của đai phải được bảo dưỡng để đảm bảo thời điểm phối khí chính xác. Dây đai cam được chế tạo bằng cao su, nên nó bị giãn và mòn. Vì vậy, phải thay dây đai với chu kỳ thích hợp (khoảng 100,000 km). GỢI Ý: Đối với một số loại động cơ, như 1CD-FTV, dây đai cam Két nước Puly trục khuỷu phải được thay thế 150,000 km. Vỏ quạt Nắp đai cam Quạt Đai cam SST (Dụng cụ giữ mặt bích) (Dụng cụ giữ puly trục khuỷu) SST (cơlê chốt) (1/1) -5-
  7. Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Động Cơ Tháo quạt có khớp chất lỏng 1. Tháo két nước (1) Nới lỏng nút xả két nước và xả nước làm mát ra. (2) Tháo ống két nước trên và dưới ra khỏi két nước GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Ống/Kẹp (Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản” ở trang 36-40 của file PDF) (3) Tháo két nước. 2. Tháo quạt có khớp chất lỏng Nút xả két nước Quạt có khớp chất lỏng Ống két nước Đai dẫn động Két nước 3. Tháo đai dẫn động Loại có puly căng đai Đối với loại có puly căng đai, một puly căng đai được sử dụng để tác dụng lực căng vào dây đai. Đối với động cơ 2L 1. Tháo đai dẫn động (1) Nới lỏng đai ốc hãm. (2) Nới lỏng bulông điều chỉnh và tháo đai dẫn động ra khỏi puly căng đai. Đai dẫn động Đai ốc hãm Puly căng đai Bulông điều chỉnh (1/1) Tháo puly trục khuỷu 1. Tháo puly trục khuỷu (1) Dùng SST , giữ puly trục khuỷu và tháo bulông bắt puly. GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Puly (Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản” ở trang 12-13 của file PDF) (2) Tháo puly trục khuỷu cùng với SST . GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Ép chi tiết vào (Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản” ở trang 19-25 của file PDF) 2. Tháo nắp đai cam Puly trục khuỷu SST (Dụng cụ giữ puly trục khuỷu, dụng cụ giữ mặt bích) SST (Bộ vam C) Nắp đai cam (1/1) -6-
  8. Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Động Cơ Tháo đai cam 1. Tháo đai cam (1) Lắp bulông bắt puly trục khuỷu lên trục khuỷu. (2) Quay trục khuỷu theo chiều kim đồng hồ và đặt xylanh No.1 đến TDC (điểmn chết trên) / kỳ nén. (3) Quay trục khuỷu 90 độ ngược chiều kim đồng hồ từ vị trí đó. CHÚ Ý: Quay trục khuỷu khi dây đai cam đã tháo ra có thể làm cho xupáp và píttông chạm vào nhau, nên hãy để píttông đi xuống. Bulông bắt puly trục khuỷu Dấu cam (TDC/kỳ nén) (4) Nới lỏng bulông và . (5) Ấn puly theo hướng mà không lắp dây đai và tạm thời xiết bulông. . (1/2) (6) Tháo dẫn hướng đai cam ra khỏi trục khuỷu (7) Tháo đai cam trong khi trượt nó khỏi puly. Dẫn hướng đai cam Puly cam trên trục khuỷu Đai cam (2/2) THAM KHẢO: Khi sử dụng lại dây đai cam Khi sử dụng lại dây đai cam, hãy vẽ một dấu mũi tên và dấu vị trí trên dây đai. Một để cho biết chiều quay và dấu kia để khớp dấu với từng puly, sao cho dây đai cam không bị lắp sai chiều. Khi lắp lại dây đai, khớp dấu chiều quay với dấu đánh khi tháo ra. Đai cam Dấu chiều quay Puly trục khuỷu Dấu vị trí Puly trục cam Puly dẫn động bơm cao áp (1/1) -7-
  9. Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Động Cơ THAM KHẢO: Kiểm tra dây đai cam Quay sát tình trạng của dây đai. Kiểm tra toàn bộ chu vi của đai xem có bị nứt và hư hỏng không. Răng của dây đai bị nứt hay hỏng Mép đai bị mòn hay hỏng Nứt hay mòn rõ rệt trên bề mặt dây đai Mòn rõ rệt trên răng của dây đai. (1/1) Lắp đai cam 1. Lắp đai cam (1) Khớp puly trên trục cam với dấu cam trên nắp quylát. (2) Quay trục khuỷu 90 độ theo chiều kim đồng hồ và đặt xylanh No.1 đến TDC. CHÚ Ý: Quay trục khuỷu ngược chiều kim đồng hồ có thể làm cho xupáp và píttông chạm vào nhau. (3) Lau sạch puly và loại bỏ bất kỳ dầu hay nước bám trên nó. Puly trên trục cam Puly dẫn động bơm cao áp Puly trên trục khuỷu Dấu cam (1/5) (4) Lắp dây đai lên puly trục khuỷu và puly bộ căng đai. (5) Dùng SST, khớp puly dẫn động bơm cao áp với dấu cam và giữ nó tại đó, sau đó lắp dây đai. GỢI Ý: Puly dẫn động bơm cao áp bị quay bởi lực của lò xo và cam bên trong, nên nó sẽ không dừng ở vị trí có dấu cam. (6) Trong khi giữ trạng thái như bước (5), lắp dây đai vào puly trục cam. GỢI Ý: Puly căng đai Puly trục cam Lắp dây đai trong khi giữ lực căng trên dây đai giữa trục Puly trục khuỷu SST (cờ lê chốt) khuỷu, bơm bơm cao áp và puly trục cam. Puly bơm cao áp Dấu cam (7) Lắp dây đai lên các puly còn lại. (2/5) -8-
  10. Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Động Cơ (8) Nới lỏng bulông puly căng đai và tác dụng lực căng vào dây đai bằng puly căng đai. Bulông bắt puly Puly căng đai (3/5) 2. Kiểm tra thời điểm phối khí (1) Quay trục khuỷu 2 vòng theo chiều kim đồng hồ và kiểm tra rằng các dấu cam trên puly trở về vị trí ban đầu của chúng. CHÚ Ý: Đối với động cơ diesel, nếu dấu cam không trùng nhau, píttông và các xupáp sẽ chạm vào nhau, nên trục khuỷu sẽ không quay. Trong trường hợp này, không cố quay trục khuỷu. GỢI Ý: Nếu dấu cam không trùng nhau sau khi quay 2 vòng, dây đai không lắp đúng. Hãy lắp lại dây đai. (2) Xiết chặt bulông puly căng đai. Puly trục cam Puly bơm cao áp Puly trục khuỷu Dấu cam (4/5) 3. Lắp dẫn hướng đai cam Kiểm tra hướng của đĩa dẫn hướng đai và lắp vào trục khuỷu. CHÚ Ý: Nếu dẫn hướng đai bị lắp ngược chiều, dây đai và đĩa dẫn hướng sẽ chạm vào nhau, điều này có thể làm cho đai bị đứt. Đĩa dẫn hướng đai cam (5/5) -9-
  11. Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Động Cơ Lắp puly trục khuỷu Dùng SST, giữ puly trục khuỷu và xiết bulông bắt puly. Puly trục khuỷu SST (Dụng cụ giữ puly trục khuỷu, tay giữ mặt bích) Cân lực (1/1) Lắp quạt có khớp chất lỏng 1. Lắp quạt có khớp chất lỏng Tạm thời lắp quạt có khớp chất lỏng lên puly của bơm nước. GỢI Ý: Xiết đai ốc sau khi đã lắp đai dẫn động. Puly bơm nước sẽ quay và không thể xiết được nếu chưa lắp đai dẫn động. Đai dẫn động Quạt có khớp chất lỏng (1/2) 2. Lắp đai dẫn động (1) Lắp đai dẫn động lên tất cả các puly. (2) Xiết bulông điều chỉnh để điều chỉnh độ căng đai. • Xiết bulông điều chỉnh: Tăng lực căng. • Nới lỏng bulông điều chỉnh: Giảm lực căng. GỢI Ý: Xiết chặt đai ốc hãm đến mômen xiết tiêu chuẩn sẽ làm tăng độ căng của dây đai. Hãy điều chỉnh độ căng nhỏ hơn một chút so với giá trị tiêu chuẩn. (3) Xiết đai ốc hãm đến mômen tiêu chuẩn. (4) Kiểm tra độ căng của dây đai. 3. Xiết chặt lần cuối quạt có khớp chất lỏng Xiết lần cuối đai ốc bắt quạt có khớp chất lỏng đến mômen xiết tiêu chuẩn. Đai dẫn động Puly căng đai Đai ốc hãm Bulông điều chỉnh (9/9) -10-
  12. Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Động Cơ 4. Lắp két nước (1) Lắp két nước lên xe. (2) Lắp các ống dẫn trên và dưới vào két nước. GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Ống/Kẹp (Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản” ở trang 36-40 của file PDF) (3) Xiết nút xả của két nước và đổ nước làm mát. Két nước Nút xả Ống két nước (4) Xả không khí. ‹1› Mở hết van bộ sưởi ấm. ‹2› Hâm nóng động cơ. ‹3› Dừng động cơ và đợi cho đến khi động cơ nguội hẳn. ‹4› Đổ nước làm mát vào bình chứa cho đến khi đạt đến vạnh "FULL". GỢI Ý: Quy trình xả không khí có thể khác nhau tùy theo loại xe, nên hãy tham khảo Cẩm nang sửa chữa. Cần điều khiển Nước làm mát bộ sưởi ấm Bình chứa Vạnh FULL trên bình chứa (2/2) Xả Nước Ra Khỏi Bộ Lắng Nước và Thay Thế Lọc Khái quát 1. Xả nước ra khỏi bộ lắng nước Xả nước tích tụ trong bộ lắng nước từ nút xả. GỢI Ý: Do nước nặng hơn nhiên liệu diesel, nó lắng ở dưới đáy. Nước tích lại trong bộ lắng nước sẽ kích hoạt công tắc đèn báo và bật sáng đèn cảnh báo. Hãy xả nước khi đèn báo sáng lên. 2. Thay lọc Tháo bộ lọc kết hợp với lắng nước ra khỏi xe và thay lọc. Thực hiện quy trình dựa trên động cơ 2L của xe Hilux sản xuất 8/1997. Bơm xả khí Bộ lắng nước Lọc nhiên liệu Gioăng chữ O Công tắc cảnh báo Nút xả -11-
  13. Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Động Cơ Xả nước 1. Đặt khay chứa bên dưới bộ lắng nước. 2. Nới lỏng nút xả khoảng 2 vòng và xả nước ra. 3. Ấn bơm xả khí cho đến khi nhiên liệu bắt đầu chảy ra từ nút xả. 4. Xiết lại nút xả. Nút xả Bơm xả khí Khay chứa (1/1) Thay lọc nhiên liệu 1. Tháo lọc nhiên liệu (1) Tháo giắc công tắc đèn báo và ống dẫn nhiên liệu, rồi tháo lọc ra khỏi xe. GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Giắc nối (Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản” ở trang 42-45 của file PDF) (2) Nới lỏng nút xả, và xả nhiên liệu ra khỏi lọc. (3) Giữ lọc nhiên liệu lên êtô giữa các tấm nhôm mềm. (4) Dùng kìm bơm nước, tháo công tắc ra khỏi Giắc công tắc cảnh báo Kìm bơm nước lọc. Ống nhiên liệu Công tắc cảnh báo CHÚ Ý: Bộ lọc nhiên liệu SST (bộ lọc nhiên liệu) Mở kìm đến độ rộng của công tắc và dùng kìm để kẹp công tắc. Nếu điều chỉnh độ rộng không đúng có thể Nút xả Bơm xả khí làm cho công tắc bị hỏng. Tấm nhôm mềm (5) Dùng SST, tháo lọc ra khỏi bơm xả khí. (1/3) 2. Lắp lọc nhiên liệu (1) Xiết lọc cho đến khi gioăng tiép xúc với bơm xả khí. GỢI Ý: Bôi nhiên liệu vào gioăng để tránh làm hỏng nó khi lọc được xiết chặt. (2) Xiết lọc khoảng ¾ vòng nữa bằng tay. CHÚ Ý: Dùng SST có thể làm hỏng gioăng. Lọc nhiên liệu Bơm xả khí (2/3) -12-
  14. Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Động Cơ (3) Lắp gioăng chữ O mới vào công tắc báo. GƠI Ý: Bôi nhiên liệu vào gioăng chữ O để tránh làm hỏng nó khi lắp công tắc cảnh báo. (4) Lắp công tắc cảnh báo vào lọc bằng tay. CHÚ Ý: Dùng kìm có thể làm hỏng gioăng chữ O. (5) Gióng thẳng nút xả khí như trong hình vẽ. (6) Lắp lọc nhiên liệu lên xe. (7) Nối giắc vào công tắc cảnh báo. GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Giắc nối (Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản” ở trang 42-45 của file PDF) Công tắc cảnh báo Nút xả Gioăng chữ O (3/3) Kiểm tra rò rỉ nhiên liệu 1. Ấn bơm xả khí cho đến khi nó trở nên nặng để cấp nhiên liệu đến bơm cao áp. 2. Khởi động động cơ và kiểm tra rằng không có nhiên liệu rò rỉ từ bề mặt lắp lọc, lắp công tắc hay nút xả. Bơm xả khí (1/1) -13-
  15. Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Động Cơ Câu hỏi-1 Hãy đánh dấu Đúng hay Sai cho những câu sau: Các câu trả Stt Câu hỏi Đúng hoặc Sai lời đúng Khi thay đai chữ V, hãy kiểm tra độ căng của đai cũ trước khi tháo 1 Đúng Sai và lắp đai sao cho có cùng độ căng như đai cũ. Khi kiểm tra độ căng của đai bằng độ chùng, không có vị trí đo 2 Đúng Sai nhất định. Khi kiểm tra độ căng của đai bằng đồng hồ đo độ căng đai, phép 3 Đúng Sai đo có thể thực hiện ở vị trí giữa bất kỳ các puly nào. Giá trị điều chỉnh dây đai không thay đổi theo việc sử dụng đai cũ 4 Đúng Sai hay đai mới. Khi thay thế dây đai dẫn động máy phát, hãy tháo cáp âm ắc quy 5 Đúng Sai để tránh chập mạch. Câu hỏi -2 Hình vẽ sau đây từ 1 đến 4 mô tả về loại đai dẫn động từ a) đến d). Hãy khớp các câu từ a) đến d) với các hình vẽ từ 1 đến 4. 1. 2. 3. 4. a) Điều chỉnh độ căng của đai dẫn động bằng cách dịch chuyển các bộ phận phụ trợ với cần hay chi tiết tương tự. (Loại không có puly căng đai, không có bulông điều chỉnh) b) Điều chỉnh độ căng của đai dẫn động bằng cách xoay bulông điều chỉnh để dịch chuyển các bộ phận phụ trợ. (Loại không có puly căng đai, có bulông điều chỉnh) c) Điều chỉnh độ căng của đai dẫn động bằng cách dịch chuyển puly căng đai. (loại có puly căng đai) d) Tạo độ căng của đai dẫn động bằng bộ căng đai tự động. (loại một đai uốn) -14-
  16. Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Động Cơ Câu hỏi -3 Hãy chọn câu thích hợp nhất về kiểm tra rò rỉ nhiên liệu tiến hành sau khi thay bộ lọc tách nước nhiên liệu của động cơ diesel. Ấn bơm xả khí cho đến khi cảm thấy nặng và chắc chắn rằng nhiên liệu không rò rỉ từ bề mặt lắp lọc 1. và công tắc cảnh báo. Khởi động động cơ và chắc chắn rằng nhiên liệu không rò rỉ ra khỏi bề mặt lắp bộ lọc và công tắc 2. cảnh báo. Khởi động động cơ và sau đó tắt máy. Sau khi đợi một lúc, chắc chắn rằng nhiên liệu không rò rỉ ra 3. khỏi bề mặt lắp bộ lọc và công tắc cảnh báo. 4. Bật khóa điện ON và chắc chắn rằng không có rò rỉ ra khỏi bề mặt lắp bộ lọc và công tắc cảnh báo. Câu hỏi -4 Hãy đánh dấu Đúng hay Sai cho những câu sau: Các câu trả Stt Câu hỏi Đúng hoặc Sai lời đúng Với dây đai cam của động cơ diesel đã được tháo ra, quay trục 1 Đúng Sai khuỷu có thể làm cho xupáp và píttông chạm vào nhau. Khi lắp dây đai cam của động cơ diesel, cần phải đặt lại vị trí của 2 Đúng Sai puly trục khuỷu, puly bơm cao áp và puly trục cam. Dây đai cam được chế tạo từ cao su. Tuy nhiên nó được xử lý đặc 3 Đúng Sai biệt, nên nó sẽ không bị gian hay mòn. Khi dùng kại dây đai cam, hãy đánh dấu để chỉ chiều quay của dây 4 đai và dấu vị trí trên từng puly khi tháo ra. Gióng thẳng dấu chiều Đúng Sai quay và dấu vị trí khi lắp lại. Để kiểm tra dây đau cam, hãy kiểm tra bất kỳ vết nứt hay hư hỏng 5 Đúng Sai trên toàn bộ dây đai. -15-
  17. Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Động Cơ Câu hỏi -5 Hãy điền những từ hay câu đúng với các vị trí A đến D trong câu sau về kiểm tra xem dây đai cam có được lắp đúng hay không. Quay (A) (B) và kiểm tra rằng (C) của (D) trở về vị trí ban đầu. Khi đó, không bao giờ quay (A) theo hướng ngược lại. a) Trục cam e) Một vòng theo chiều kim đồng hồ b) Hai vòng theo chiều kim đồng hồ f) Dấu vị trí c) Trục khuỷu g) Từng puly d) Từng xupáp h) Dấu cam -16-
  18. Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Truyền Lực Và Gầm Xe Thay Cao Su Chắn Bụi Bán Trục Khái quát Thay cao su chắn bụi bán trục Tháo bán trục ra khỏi xe, thào rời bán trục và thay cao su chắn bụi. Những phụ tùng thay thế cao su chắn bụi có trong bộ cao su chắn bụi. Mỡ trong bộ này đã được đo lường và được chia thành 2 phần: cho khớp bên trong và bên ngoài. Khi cao su chắn bụi bán trục bị hỏng, mỡ sẽ chảy ra và nước và bụo sẽ lọt vaà trong các chi tiết của khớp nối làm cho nó bị kẹt, điều đó có thể gây nên tiếng ồn và rung động không bình thường. Đòn treo dưới Cao su chắn bụi bán trục Đầu thanh nối Khớp nối trong Bán trục (1/1) Tháo bán trục 1. Kích xe lên 2. Tháo các bánh trước 3. Xả dầu hộp số Nới lỏng nút đổ dầu trước khi tháo nút xả dầu và sau đó xả dầu hộp số vào khay chứa. GỢI Ý: Hãy dùng kích hộp số v.v., đặt khay chứa càng gần với nút xả càng tốt để hứng dầu. Nút đổ dầu Đệm Nút xả dầu Dầm giữa (1/4) 4. Tách đầu thanh nối ra (1) Tháo chốt chẻ và đai ốc xẻ rãnh. GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Đai ốc xẻ rãnh (Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản” ở trang 33 của file PDF) (2) Dùng SST, tách đầu thanh nối ra khỏi cam lái. GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Ép chi tiết vào (Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản” ở trang 19-25 của file PDF) CHÚ Ý: Đập SST vào nắp chắn bụi có thể làm hư hỏng nắp chắn bui. SST (Vam rôtuyn) Đầu thanh nối Nắp chắn bụi Cam lái (2/4) -17-
  19. Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Truyền Lực Và Gầm Xe 5. Tháo bán trục (1) Đặt rãnh ren của bán trục quay lên trên. (2) Dùng SST và búa, nhả đai ốc hãm. GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Đai ốc hãm/ Đệm hãm (Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản” ở trang 30-32 của file PDF) SST (đục đai ốc hãm bán trục) Đai ốc hãm (3) Nới lỏng đai ốc hãm. (4) Tháo đòn tren dưới ra khỏi moay ơ. (5) Tháo cảm biến tốc độ ABS. GỢI Ý: Công việc nới lỏng đai ốc hãm cần có 2 người. Một người phải đạp phanh để giữ bán trục trong khi người kia nới lỏng đai ốc hãm. CHÚ Ý: • Tiến hành bước này sau khi tháo cảm biến tốc độ ABS. • Cẩn thận không làm hỏng cao su chắn bụi bán trục và rôto cảm biến tốc độ. • Không làm hỏng ren của bán trục. Moay ơ (6) Trong khi kéo moay ơ một chút ra phía ngoài của xe, gõ vào đầu của bán trục bằng búa nhựa và tách ra. Moay ơ -18-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2