intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự tích và ý nghĩa phong thủy của 12 con giáp

Chia sẻ: Đá Mỹ Nghệ Huy Hùng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

80
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu như các nước phương Tây có 12 cung Hoàng đạo thì các nước Á Đông cũng có 12 con giáp. Hình tượng 12 con giáp rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người Á Đông. Và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Bài viết này sẽ phần nào giải thích nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các con giáp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự tích và ý nghĩa phong thủy của 12 con giáp

  1. SỰ TÍCH VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY CỦA 12 CON GIÁP Nếu như các nước phương Tây có 12 cung Hoàng đạo thì các nước Á Đông cũng có 12   con  giáp.   Hình  tượng 12  con  giáp rất  quen  thuộc   trong  cuộc   sống  hàng  ngày   của   người Á Đông. Và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Bài viết này sẽ phần nào giải   thích nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các con giáp. TÌM HIỂU VỀ CAN CHI Trước khi đến với ý nghĩa 12 con giáp, chúng ta cần có kiến thức cơ bản về Can chi.   Can chi hay còn có tên gọi khác là Thiên Can Địa Chi hay Thập Can Thập Nhị Chi. Đây  là hệ thống đánh số, đếm thời gian theo chu kỳ 60 phổ biến ở các nước phương Đông. NGUỒN GỐC CỦA THẬP CAN THẬP NHỊ CHI Can chi bao gồm cả Thiên can lẫn Địa chi. Trong đó, Thiên can có 10 can và Địa chi có   12 chi. Vậy tại sao lại có con số 10 và 12 như vậy? Để  tìm hiểu vấn đề  này, chúng ta cùng quay ngược thời gian trở  về  thời Hiên Viên   Hoàng đế. Khi quan sát chấm trắng đen trên lưng con Long Mã, vua Phục Hy đã viết  nên Hà Đồ. Dựa trên cơ sở đó, vua Hiên Viên ra lệnh cho Đại Nhiễu lập ra can chi tính   thời gian. Chọn các số lẻ (số dương) trên Hà Đồ  bao gồm 1, 3, 5, 7, 9 làm Thiên Can.   Và các số chẵn (số âm) 2, 4, 6, 8, 10 làm Địa Can. Theo Thiệu Tử, gốc của trời đất bắt   đầu từ ở giữa. Vì vậy, số 5 ở giữa là là chủ số của số sinh và số 6 ở giữa là chủ  của   số thành. Theo quy luật Âm Dương, cả Thiên can lẫn Địa chi đều phải bao hàm cả thuộc tính   âm và dương. Theo quy luật Âm Dương, cả  Thiên can lẫn Địa chi đều phải bao hàm cả  thuộc tính   âm và dương. Vì thế, trời lấy số  5 nhân 2 thành 10 can (5 can âm và 5 can dương).   Tương tự, đất lấy số 6 nhân 2 thành 12 chi (6 chi âm và 6 chi dương). Từ đó, tên gọi 
  2. Thập Can Thập Nhị  Chi ra đời. Thiên can và Địa chi tuy là 2 khái niệm riêng biệt  nhưng gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong âm có dương và trong dương phải có âm. Hai  yếu tố này phải kết hợp hài hòa thì mới mang lại tác dụng tốt đẹp. ỨNG DỤNG CỦA CAN CHI TRONG CUỘC SỐNG Như  đã giới thiệu  ở  trên, tổng cộng có 10 can và 12 chi. Thập can chính là Giáp,  Ất,  Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Thập nhị chi tương ứng chính là 12 con  giáp. Sự kết hợp của Can và Chi tạo ra tên gọi của các năm Âm lịch. Điều này hẳn đã quá   quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta. Cứ 60 năm tạo thành một chu kỳ  quay   lại, gọi là một Hội. Bên cạnh đó, người xưa còn dùng hệ  thống 12 chi để  đong đếm  thời gian. Một chi chính là một canh, tương  ứng bằng 2 giờ  đồng hồ  hiện nay. Mỗi   thời khắc tương ứng với từng đặc tính của 12 con giáp. Tý (23­1 giờ) là thời điểm chuột hoạt động nhiều nhất. Sửu (1­3 giờ) tương  ứng lúc  trâu đang nhai lại, chuẩn bị  đi cày. Dần (3­5 giờ) là khoảng thời gian hổ  hung hãn  nhất. Mão (5­7 giờ) là lúc trăng sáng nhất. Thìn (7­9 giờ) là thời điểm quần long hành  vũ hay đàn rồng quây mưa. Tỵ  (9­11 giờ) là khoảng thời gian rắn không hại người.   Tương tự, Ngọ ứng với 11­13 giờ, Thân (15­17 giờ), Dậu (17­19 giờ), Tuất (19­21 giờ)   và Hợi (21­23 giờ). NGUỒN GỐC 12 CON GIÁP TRUYỀN THUYẾT VỀ 12 CON GIÁP Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa Ngọc Hoàng muốn chọn loài vật thật xứng đáng đại   diện cho từng năm. Sau nhiều ngày bàn bạc, Ngọc Hoàng đưa ra quyết định sẽ  triệu   tập tất cả muôn thú. Kể từ khi thông báo truyền ra, con vật đến đầu tiên sẽ đứng đầu  trong 12 con giáp. Con vật này sẽ  giới thiệu con vật thứ 2, con thứ 2 giới thiệu con   thứ 3… Cứ như vậy cho đến khi đủ 12 con thì thôi.
  3. Thứ tự 12 con giáp được quyết định nhờ cuộc đua đến Thiên Đình. Chuột đang dạo chơi nghe lén được liền nhanh chân lên tiếng báo hiệu. Thế là Chuột   trở thành con vật đầu tiên. Sau đó, Chuột giới thiệu người bạn thân của mình là Mèo.  Mèo nhớ đến Trâu, Trâu lại nói cho Hổ, Hổ đi kể cho Thỏ nghe. Thỏ hào hứng kể với  Rồng, Rồng mừng rỡ báo cho họ hàng xa của mình là Rắn. Rắn nhớ đến anh bạn hàng   xóm là Ngựa, Ngựa rủ thêm Dê, Dê giới thiệu cho Khỉ. Khỉ lập tức báo tin cho Gà, Gà   vội vã đi tìm Chó, người bạn sống chung với mình. Thoáng chốc đã đủ 12 con vật. Tuy nhiên, đến ngày điểm danh, Mèo ngủ  quên không có mặt. Ngọc Hoàng giận dữ  phái người xuống hạ  giới đem lên con vật nhìn thầy đầu tiên. Và đó chính là Heo.   Cuộc đua từ  đây bắt đầu giữa 12 con vật với kết quả như chúng ta đã biết. Về  sau,   Mèo khiếu nại, để giải quyết ổn thỏa, Hằng Nga đã đem Thỏ lên cung trăng với mình. DỊ BẢN KHÁC VÀ MỐI THÙ GIỮA MÈO VÀ CHUỘT Theo câu chuyện ở trên, rõ ràng vào ngày xưa, mối quan hệ giữa Chuột và Mèo rất tốt.   Vậy tại sao bây giờ, Mèo lại hận Chuột đến như vậy? Với bản tính hay ngủ nướng của mình, Mèo đã nhờ Chuột đánh thức khi đến ngày lên   Thiên Đình. Tuy nhiên, Chuột ranh mãnh, ích kỷ đã đi một mình chứ không nhắn nhủ  gì. Vì thế, Mèo đã suýt bị loại khỏi 12 con giáp. Mối thâm thù giữa Mèo và Chuột bắt   đầu từ đây. Ở một dị bản khác, thực chất lúc đầu 12 con giáp chỉ gồm từ Trâu đến Heo và có thêm   Sói. Heo chậm chạp nên đứng  ở  vị  trí cuối cùng. Cuộc đua chạy đến điện Kim Môn 
  4. diện kiến Hiên Viên Hoàng đế. Sau khi các con vật đã có mặt đầy đủ, Hoàng đế  ra  lệnh đốt nến lên để  bắt đầu tuyển chọn. Viên Nội Quan chạy vô kho lấy nến hoảng  hốt khi phát hiện tất cả  đều đã bị  Chuột cắn hỏng. Mỗi cây nến lộ  ra là một ngòi   thuốc nổ  mạnh. Hóa ra số nến do Vũ Long tặng mang ác ý sát hại Hoàng đế  và điện   Kim Môn. Để ban thưởng cho Chuột, Hoàng đế quyết định cho Chuột đứng đầu danh  sách các con giáp. Heo với vị trí cuối cùng đã bị đẩy ra. Mọi loài vật khác, nhất là Chó và Gà đều cảm thấy oan uổng cho Heo. Do trong suốt   quá trình chạy đua, Heo đã giúp đỡ Chó và cứu mạng Gà. Trong khi đó, Sói lại tìm cách  ngăn cản những con vật khác. Vì vậy, Hoàng đế đã loại Sói và thay thế bằng Heo. TẠI SAO CHỈ CÓ VIỆT NAM MỚI XUẤT HIỆN MÈO TRONG 12 CON GIÁP? Rất nhiều thắc mắc va băn khoăn về sự xuất hiện của Mèo trong 12 con giáp ở  Việt   Nam.  Ở  các quốc gia khác như  Nhật, Hàn hay Trung Quốc, vị  trí này đều thuộc về  Thỏ. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Để giải thích điều này có rất nhiều lý do. Lý do đầu tiên là sự  tích 12 con giáp ở  Việt Nam có chút khác biệt với Trung Quốc.   Câu chuyện Chuột không đánh thức Mèo là nằm trong truyền thuyết  ở  Trung Quốc.   Còn sự tích ở Việt Nam là Mèo và Chuột cùng đi với nhau. Khi đi ngang sang con sông   lớn, Chuột và Mèo đều phải cậy nhờ  đến Trâu. Đến giữa dòng, Chuột tranh thủ  lúc   Mèo sơ  hở  bèn đạp Mèo xuống sông. Mèo may mắn được Hổ  đi ngang qua cứu vớt   nên giành vị trí thứ 3 và 4. Dù ở phiên bản nào, mối thù giữa Mèo và Chuột cũng đều  được giải thích. Cách giải thích thứ 2 có thể là do lỗi dịch thuật. Mèo được phát âm trong tiếng Hoa là  “meo” khá giống với tiếng với tiếng Việt. Cách phát âm này đều xuất phát từ  từ  “mão” trong tiếng Hán cổ. Tuy nhiên, người Trung Quốc xưa thường hay nhầm lẫn   thỏ  và mèo do cách phát âm tương tự  nhau. Việt Nam không phải là đất nước thảo   nguyên như  Trung Quốc nên con thỏ  không gắn bó nhiều trong đời sống người dân.  Trong khi đó, mèo là loài vật thân thuộc gắn bó thân thiết với đời sống người Việt  Nam. Vì thế, người Việt chúng ta quyết định giữ Mèo thay cho Thỏ trong 12 con giáp. CÁCH LỰA CHỌN TƯỢNG ĐÁ 12 CON GIÁP Để mẫu tượng đá 12 con giáp đẹp trở thành một món quà thật ý nghĩa, điều cơ bản  nhất chúng ta cần phải biết chính là tam hợp và tứ hành xung. TAM HỢP Phong thủy cho rằng, những người sinh cách 4 năm thường mang nhiều điểm tương   đồng. Những người này thường có chung chí hướng, lý tưởng, giúp đỡ  nhau thành  
  5. công. 12  con  giáp được  chia   thành 4  nhóm,   mỗi  nhóm  gồm  3 con  giáp cùng đồng  Dương hoặc đồng Âm. Đây được gọi là “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.   Những người hợp nhau thường tìm đến nhau. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về  4  nhóm tam hợp và đặc trưng của từng nhóm. Tam hợp và tứ hành xung của 12 con giáp. Tuổi Thân­Tý­Thìn hay còn được gọi là nhóm kiên trì. Những người trong nhóm này  rất kiên trì, quyết tâm đạt được mục tiêu. Họ thường hành động nhiều hơn lời nói, lại   vô cùng tốt bụng với mọi người xung quanh. Nhóm thứ  2 là nhóm trí thức bao gồm tuổi Tỵ­Dậu­Sửu. Đây là tập hợp của những   người thích tưởng tượng, sáng tạo, có cá tính mạnh mẽ. Tiếp theo là tuổi Dần­Ngọ­Tuất chính là nhóm độc lập. Những người trong nhóm này   rất yêu tự do, thích trải nghiệm những điều mới lạ. Và cuối cùng là tuổi Hợi­Mão­Mùi hay được biết đến là nhóm ngoại giao. Những   người tuổi này giỏi lắng nghe, biết cảm thông với người khác. Những người chung nhóm tam hợp làm việc với nhau sẽ cùng nhau thăng tiến. Công  việc gặp nhiều may mắn, thuận buồm xuôi gió, làm ăn phát đạt. TỨ HÀNH XUNG
  6. Mỗi loài vật đều tương ứng 5 hành trong Ngũ hành. Cụ thể, hành Mộc gồm tuổi Dần  và Mão, hành Kim gồm Thân và Dậu. Hợi và Tý thuộc hành Thủy, hành Hỏa là tuổi Tỵ  và Ngọ. Hành Thổ bao gồm các tuổi còn lại: Thìn, Tuất, Sửu và Mùi. Tương ứng với  quy luật tương khắc của Ngũ hành, các con giáp xung khắc với nhau theo từng cặp. Tương ứng với quy luật tương khắc của Ngũ hành, các con giáp xung khắc với nhau   theo từng cặp. Đầu tiên là Dần­Thân­Tỵ Hợi với Dần khắc với Thân, Tỵ khắc với Hợi Tiếp theo là Thìn­Tuất­Sửu­Mùi tương ứng là Thìn khắc Tuất và Sửu khắc Mùi. Cần  chú ý thêm là Thìn chỉ xung với Sửu Mùi chứ không khắc mạnh. Cuối cùng là Tý­Ngọ­Mẹo­Dậu với Tý khắc Ngọ  và Mẹo khắc Dậu. Tương tự  như  trên, Tý chỉ xung nhẹ với Mẹo và Dậu chứ không khắc chế. Ngoài ra, bên cạnh 3 nhóm tứ hành xung kể trên còn có các nhóm tứ hành xung lục hại.   Đó là Mùi và Tỵ khi kết hợp với nhau dễ xảy ra rủi ro. Ngọ và Sửu mang đến nhiều  điều không may. Mối quan hệ giữa Dân và Tỵ sẽ khó lâu dài và bền chặt. Thân và Hợi  có tính cách trái ngược nhau còn Mẹo và Thìn gặp nhau chỉ  càng thêm phiền muộn.   Đặc biệt, Dậu và Ngọ sẽ cản trở con đường công danh, sự nghiệp lẫn nhau. LỜI VẮN
  7. Hy vọng bài viết trên đã phần nào cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách. Mỗi bức   tượng 12 con giáp mang đến những ý nghĩa phong thủy khác nhau. Như tượng ngựa đá  giúp gia chủ  thăng quan tiến chức trong công việc. Tượng rồng mang đến vượng khí  giúp sự  nghiệp thành công. Tượng 12 con giáp đang trở  thành món quà tặng ý nghĩa  cho đối tác, người thân. Tùy từng đối tượng mà quý khách chọn con vật và loại đá phù   hợp nhất. Để thuận tiện cho quý khách, cơ sở Huy Hùng chế tác tượng với nhiều kích  cỡ  và màu sắc đá khác nhau. Chắc hẳn, quý khách sẽ  hài lòng khi đến mua sắm tại   đây.
  8. Tượng ngựa đá giúp gia chủ thăng quan tiến chức.
  9. Nếu quý khách còn băn khoăn trong việc chọn tượng 12 con giáp phù hợp, nhân viên  tại công ty đá mỹ  nghệ  Huy Hùng Nha Trang luôn sẵn lòng tư  vấn giúp quý khách  đưa ra lựa chọn sáng suốt và đúng đắn nhất. Xem   thêm:  https://damynghehuyhungnt.com/tin­tuc/su­tich­va­y­nghia­phong­thuy­cua­ 12­con­giap.html
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0