intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Suy giảm chức năng phổi ở bệnh nhân sau điều trị lao phổi khỏi bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết cho thấy một tỉ lệ tương đối cao bệnh nhân đã điều trị khỏi lao phổi vẫn còn triệu chứng hô hấp dai dẳng và suy giảm chức năng phổi. Cần có thêm nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, bao gồm cả chức năng phổi, hình ảnh học lồng ngực, chất lượng cuộc sống, các dấu ấn sinh học, để có bức tranh rõ ràng hơn về bệnh phổi sau lao tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Suy giảm chức năng phổi ở bệnh nhân sau điều trị lao phổi khỏi bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT - HỘI Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SUY GIẢM CHỨC NĂNG PHỔI Ở BỆNH NHÂN SAU ĐIỀU TRỊ LAO PHỔI KHỎI BỆNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Hồng Đức1, Nguyễn Văn Thọ2 TÓM TẮT 42 Các triệu chứng hô hấp dai dẳng thường gặp nhất Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ và mức độ suy giảm theo thứ tự giảm dần bao gồm: ho, khạc, và khó chức năng phổi và mô tả các triệu chứng hô hấp thở với tần suất 68,2%, 55,6%, và 40,8%. Kết dai dẳng của bệnh phổi sau lao (BPSL) trong số luận: Một tỉ lệ tương đối cao bệnh nhân đã điều bệnh nhân vừa điều trị khỏi bệnh lao phổi. trị khỏi lao phổi vẫn còn triệu chứng hô hấp dai Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, thu nhận dẳng và suy giảm chức năng phổi. Cần có thêm tất cả bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị lao nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, bao gồm cả chức phổi, có kết quả chức năng phổi sau điều trị khỏi năng phổi, hình ảnh học lồng ngực, chất lượng lao phổi tại một phòng khám chuyên khoa lao và cuộc sống, các dấu ấn sinh học, để có bức tranh bệnh phổi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chức rõ ràng hơn về BPSL tại Việt Nam. năng phổi được đánh giá dựa trên hô hấp ký Từ khóa: bệnh phổi sau lao, rối loạn thông và/hoặc phế thân ký gần nhất của bệnh nhân. khí tắc nghẽn, rối loạn thông khí hạn chế, rối Triệu chứng hô hấp dai dẳng được ghi nhận dựa loạn thông khí hỗn hợp, bẫy khí. vào hồi cứu hồ sơ bệnh án. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS. Kết quả: Trong thời gian từ SUMMARY 1/1/2020 đến 1/4/2024 có tổng cộng 325 bênh LUNG FUNCTION IMPAIRMENT nhân được ghi nhận chẩn đoán lao phổi khỏi AMONG PATIENTS WITH CURED bệnh. Trong số đó có 223 bệnh nhân thỏa tiêu PULMONARY TUBERCULOSIS chuẩn chọn mẫu, gồm 83 nữ và 140 nam. Chức IN HO CHI MINH CITY năng phổi gồm 136 hô hấp ký và 87 phế thân ký. Objective: To evaluate the prevalence and Rối loạn thông khí được ghi nhận ở 79,9% severity of lung function impairment and to trường hợp, gồm: 100 bệnh nhân (44,8%) có rối describe persistent respiratory symptoms of post- loạn thông khí tắc nghẽn, 58 bệnh nhân (26,0%) tuberculosis lung disease among patients with có rối loạn thông khí hạn chế và 18 bệnh nhân bacteriologically cured pulmonary tuberculosis. (8,1%) có rối loạn thông khí hỗn hợp. Hút thuốc Methods: In this cross-sectional study, we lá là yếu tố tăng nặng cho tình trạng tắc nghẽn. recruited all patients who had been diagnosed and treated for pulmonary tuberculosis, had lung function tests after pulmonary tuberculosis 1 Bộ môn Nội, Trường Đại học Tân Tạo, Long An treatment at a tuberculosis and lung disease clinic 2 Bộ môn Lao và Bệnh Phổi, Đại học Y Dược in Ho Chi Minh City. Lung function was assessed Thành phố Hồ Chí Minh by using the most recent spirometry and/or Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Văn Thọ plethysmography results. Persistent respiratory Email: thonguyen0225@ump.edu.vn symptoms were retrospectively recorded from Ngày nhận bài: 15/7/2024 medical records. Data were analyzed by using Ngày phản biện khoa học: 6/8/2024 SPSS software. Results: Between January 1, Ngày duyệt bài: 12/8/2024 344
  2. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 542 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 2020, and April 1, 2024, a total of 325 patients hợp/100.000 dân), trong đó của TP. HCM là with pulmonary tuberculosis had been diagnosed 19.628 ca (227 trường hợp/100.000 dân).1 and cured bacteriologically. Among them, 223 Chiến lược ưu tiên của CTCLQG là phát patients (83 women and 140 men) met inclusion hiện sớm và điều trị đúng để ngăn chặn tử criteria. Lung function tests included 136 vong và hạn chế nguồn lây. Hiện nay, các spirometries and 87 plethysmographies. Lung phác đồ điều trị lao có thể chữa khỏi 85% function impairment was observed in 79.9% of các trường hợp lao phát hiện được đăng ký. cases, including 100 patients (44.8%) with Tuy nhiên, chương trình không quản lý bệnh obstructive ventilatory defect, 58 patients nhân sau khi được đánh giá khỏi bệnh.2 (26.0%) with restrictive ventilatory defect, and Những nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh 18 patients (8.1%) with mixed ventilatory defect. phổi sau lao (BPSL) gây ra gánh nặng lớn Cigarette smoking exacerbated obstructive cho cá nhân và xã hội.3 Chính vì thế khái ventilatory defect. The most common persistent niệm về BPSL ra đời và ngày càng được respiratory symptoms in the declining frequency quan tâm. Định nghĩa BPSL, được đề xuất từ included cough (68.2%), sputum production năm 2019 tại hội thảo quốc tế đầu tiên về (55.6%), and dyspnea (40.8%). Conclusion: A BPSL được tổ chức tại Stollebosch, Nam relatively high proportion of patients with cured Phi, là “Bằng chứng của bất thường hô hấp pulmonary tuberculosis still have persistent mạn tính, có hoặc không có triệu chứng, có respiratory symptoms and lung function thể quy cho ít nhất một phần là do bệnh lao impairment. Further research with larger sample trước đó”. Hội thảo đã đề ra các nền tảng cơ size, incorporating lung function, thoracic bản cho các nghiên cứu về BPSL nhằm tích imaging, quality of life assessments, and hợp vào các phác đồ điều trị sau này và biomarkers, is necessary to comprehensively nghiên cứu về BPSL được xem là một nhu understand post-tuberculosis lung disease in cầu thiết yếu.4 Vietnam. Về mặt cấu trúc, BPSL bao gồm các tổn Keywords: post-tuberculosis lung disease, thương đa dạng như sau: xơ, hang tồn lưu, obstructive ventilatory defect, restrictive giãn phế quản, u nấm, dầy màng phổi, tổn ventilatory defect, mixed ventilatory defect, air- thương mạch máu phổi.5 Chức năng phổi của trapping. bệnh nhân BPSL có thể bị rối loạn nghiêm trọng. Nghiên cứu cho thấy người có rối loạn I. ĐẶT VẤN ĐỀ chức năng phổi do BPSL, kể cả ở những Bệnh lao hiện vẫn đang là bệnh gây tử nước phát triển, có nguy cơ tử vong do vong đứng hàng đầu trên thế giới trong số nguyên nhân hô hấp cao hơn dân số thông các bệnh truyền nhiễm. Việt Nam nằm trong thường.6 số 30 nước có tỉ lệ mắc lao và lao kháng Các nghiên cứu gần đây, được thết kế thuốc cao nhất thế giới.1 Thành phố Hồ Chí gồm cắt ngang, hồi cứu, tiến cứu, đối chứng Minh (TP. HCM) là nơi có gánh nặng bệnh ca bệnh, với yếu tố phơi nhiễm là điều trị lao, lao cao nhất cả nước. Theo số liệu của kết cục đánh giá là chức năng phổi, cho thấy Chương trình chống lao quốc gia tiền sử lao phổi là yếu tố nguy cơ gây suy (CTCLQG), năm 2023 số ca lao mắc mới các giảm chức năng phổi có thể xảy ra ở một tỉ lệ thể của cả nước là 169.000 (173 trường rất cao, bao gồm các rối loạn thông khí tắc 345
  3. HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT - HỘI Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH nghẽn và/hoặc hạn chế với tần suất thay đổi dữ liệu lâm sàng và kết quả chức năng phổi từ 20 - 80%.4 Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên trong hồ sơ lưu trữ tại phòng khám. cứu một cách hệ thống nhằm đánh giá mức Cỡ mẫu: độ suy giảm chức năng phổi và những triệu Cỡ mẫu được tính dựa vào công thức ước chứng hô hấp dai dẳng thường gặp của bệnh tính một tỉ lệ như sau: nhân sau khi đã chữa khỏi bệnh lao phổi trên một quần thể bệnh nhân điều trị ngoại trú dưới sự giám sát của CTCLQG tại Việt Nam. Chúng tôi chọn p = 0,5 dựa vào tỉ lệ có Mục tiêu nghiên cứu: 1) Khảo sát tỉ lệ và rối loạn chức năng phổi sau điều trị lao mức độ suy giảm chức năng phổi trong số khoảng 20 - 80% của các nghiên cứu trước bệnh nhân vừa điều trị khỏi bệnh lao phổi; 2) đó.4 Do đó, nghiên cứu của chúng tôi cần tối thiểu 196 bệnh nhân vừa điều trị khỏi bệnh Mô tả các triệu chứng hô hấp dai dẳng lao phổi để đạt độ tin cậy 95% và độ chính thường gặp của BPSL trong số bệnh nhân xác d = 5%. vừa điều trị khỏi bệnh lao phổi. Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu hồi cứu. Dữ liệu II. BỆNH NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU lâm sàng và chức năng hô hấp của bệnh nhân Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. được trích xuất từ phần mềm quản lý bệnh Bệnh nhân: nhân lao phổi tại Phòng khám Phổi Việt. Thời điểm và địa điểm lấy mẫu: Bệnh Các triệu chứng lâm sàng dai dẳng hoặc nhân trong danh sách quản lý và điều trị lao lý do tái khám sau khi điều trị khỏi bệnh lao phổi tại Phòng khám Phổi Việt, một phòng phổi được trích xuất bao gồm: sốt, ho, khạc khám chuyên khoa lao và bệnh phổi, tại TP. đàm, ho ra máu, tức ngực, khò khè và khó HCM từ 1/1/2020 đến 1/4/2024. Nghiên cứu thở. được tiến hành bằng cách trích xuất dữ liệu Chức năng phổi của bệnh nhân được sau khi mã hóa thông tin hành chính từ hồ sơ đánh giá bằng hô hấp ký hoặc phế thân ký, lưu trữ tại phòng khám nên bệnh nhân không được thực hiện tại Phòng khám Phổi Việt và được lưu trữ trên phần mềm quản lý bệnh cần ký giấy chấp thuận tham gia nghiên cứu. nhân của Phòng khám. Chúng tôi sử dụng Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tất cả bệnh nhân chức năng phổi gần nhất của bệnh nhân: hô từ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán xác định hấp ký và/hoặc phế thân ký. Trường hợp có mắc lao phổi, được điều trị lao phổi đầy đủ, cả hai thì ưu tiên sử dụng phế thân ký. được đánh giá kết quả khỏi bệnh theo tiêu Các chỉ số chức năng phổi được thu thập chí của Chương trình chống lao quốc gia, bao gồm: FEV1, FVC, tỉ lệ FEV1/FVC, được đo hô hấp ký và/hoặc phế thân ký sau FEF25-75; TLC, RV, RV/TLC, TGV, Raw, khi kết thúc điều tri lao phổi. Gaw, sRaw, sGaw. Các chỉ số được ghi nhận Khỏi bệnh được xác nhận bằng kết quả theo tỉ lệ % so với giá trị dự đoán. soi đàm trực tiếp ≥ 2 mẫu âm tính và/hoặc Định nghĩa các rối loạn chức năng phổi: cấy MGIT đàm âm tính.2 - Chức năng thông khí bình thường: Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân sẽ được FEV1/FVC > LLN và FEV1, FVC đều ≥ 80% loại ra khỏi nghiên cứu nếu không có đầy đủ giá trị dự đoán. 346
  4. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 542 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 - Rối loạn thông khí tắc nghẽn dạng số trung bình và độ lệch chuẩn khi có (RLTKTN): FEV1/FVC < LLN. phân phối bình thường và trình bày dưới - Rối loạn thông khí hạn chế (RLTKHC): dạng trung vị và khoảng tứ phân vị khi có Phế thân ký: TLC < 80% giá trị dự đoán, phân phối không bình thường. Biến số định hoặc Hô hấp ký: FEV1/FVC ≥ LLN và có tính được trình bày dưới dạng tần số và phần FEV1, FVC đều < LLN (hay 120% nghiên cứu vì không có đủ thông tin về lâm giá trị dự đoán. sàng và chức năng phổi. Đo đó, tổng cộng có Đánh giá tình trạng căng phồng phổi quá 223 (68,6%) bệnh nhân được đưa vào nghiên mức: TLC > 120% giá trị dự đoán. cứu, gồm 83 nữ và 140 nam, với 87 bệnh Đánh giá kháng lực đường dẫn khí: dựa nhân có kết quả phế thân ký và 136 bệnh vào Raw. nhân có kết quả hô hấp ký. Trong tổng số Phương pháp xử lý số liệu: 223 bệnh nhân, có 90 (40,4%) bệnh nhân có Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. tiền sử hút thuốc lá, trong số này 88 bệnh Biến số định lượng được trình bày dưới nhân là phái nam. Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân tham gia nghiên cứu (n = 223) Đặc điểm bệnh nhân Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi 24 88 59,9 14,7 Chiều cao (cm) 140 181 161,8 7,3 Cân nặng (kg) 26 87 56,2 11,0 2 BMI (kg/m ) 12 34 21,5 3,6 FEV1 % GTDĐ 15 110 61,0 20,8 FVC % GTDĐ 32 121 74,7 17,5 FEF25-75% GTDĐ 2 259 72,5 54,6 Nhận xét: Trong số bệnh nhân tham gia nghiên cứu, lứa tuổi trung bình khoảng 60 tuổi, chỉ số BMI trung bình khoảng 21,5 kg/m2, FEV1 trung bình khoảng 61% GTDĐ. Tỉ lệ và mức độ suy giảm chức năng phổi 347
  5. HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT - HỘI Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bảng 2. Đặc điểm các rối loạn thông khí ở bệnh nhân sau điều trị khỏi lao phổi Đặc điểm rối loạn thông khí n (%) Các rối loạn thông khí (n = 223) Bình thường 47 (21,1) RLTK tắc nghẽn 100 (44,8) RLTK hạn chế 58 (26,0) RLTK hỗn hợp 18 (8,1) Mức độ suy giảm chức năng phổi (n = 223) Nhẹ (FEV1 ≥ 70% GTDĐ) 89 (39,9) Vừa (FEV1: 60 - 69% GTDĐ) 37 (16,6) Nặng vừa (FEV1: 50 - 59% GTDĐ) 25 (11,2) Nặng (FEV1: 35 - 49% GTDĐ) 43 (19,3) Rất nặng (FEV1 < 35% GTDĐ) 29 (13,0) Mức độ tắc nghẽn theo GOLD 2024 trong nhóm có RLTKTN (n = 100) Độ 1 (FEV1 > 80% GTDĐ) 3 (3,0) Độ 2 (FEV1: 50 - 80% GTDĐ) 42 (42,0) Độ 3 (FEV1: 30 - 50% GTDĐ) 40 (40,0) Độ 4 (FEV1 < 30% GTDĐ) 15 (15,0) Nhận xét: Như vậy 79,9% bệnh nhân có phổi mức độ nhẹ đến 58,6% trong nhóm suy RLTK sau lao phổi, trong đó rối loạn thông giảm chức năng phổi rất nặng (p = 0,02). khí tắc nghẽn là thường gặp nhất (44,8%). Tương tự, mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí 60,9% bệnh nhân có suy giảm chức năng theo GOLD cũng có tỉ lệ hút thuốc lá tăng phổi từ mức vừa trở lên, với 13,0% ở mức rất dần từ 24,4% ở GOLD độ 1 đến 68,8% ở nặng. Tính riêng trong nhóm có RLTKTN, GOLD độ 4 (p < 0,05). 55% bệnh nhân có tắc nghẽn mức độ nặng Tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí đến rất nặng. ngoại biên: FEF25-75% trung bình là 72,5%. Tỉ So sánh 2 nhóm có và không hút thuốc lá lệ FEF25-75% < 80% theo các nhóm rối loạn cho thấy tiền sử hút thuốc lá là yếu tố tăng thông khí bình thường, tắc nghẽn, hạn chế và nặng cho mức độ suy giảm chức năng phổi: hỗn hợp lần lượt là 34,0%, 87,0%, 44,8% và tỉ lệ bệnh nhân có hút thuốc lá tăng dần từ 55,6%. 32,6% trong nhóm có suy giảm chức năng Bảng 3. Đặc điểm phế thân ký ở bệnh nhân sau điều trị khỏi lao phổi (n = 87) Kết quả phân tích phế thân ký n (%) Kháng lực đường dẫn khí 17 (19,5) Bình thường (Raw < 99% GTDĐ) 24 (27,6) Tăng nhẹ (Raw: 100 - 150% GTDĐ) 33 (37,9) 348
  6. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 542 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Tăng vừa (Raw: 151 - 267% GTDĐ) 12 (13,8) Tăng nặng (Raw: 268 - 500% GTDĐ) 01 (1,1) 56 (64,4) Tăng rất nặng (Raw > 500% GTDĐ) Bẫy khí: RV > 120% 54 (62,0) Căng phồng phổi quá mức 6 (6,8) TLC bình thường 27 (31,0) TLC > 120% TLC < 80% 40 (74) Bẫy khí/TLC 6 (100) TLC bình thường 10 (37) TLC tăng TLC giảm Nhận xét: Hiện tượng tăng kháng lực thường, 100% bệnh nhân có căng phồng phổi đường dẫn khí vẫn quan sát thấy ở 26 quá mức và 37% bệnh nhân có rối loạn thông (70,3%) trong số 37 bệnh nhân có phế thân khí hạn chế. ký không bị tắc nghẽn; 64,4% bệnh nhân có Tỉ lệ triệu chứng dai dẳng sau điều trị tình trạng bẫy khí. Bẫy khí có ở 74% bệnh khỏi lao phổi nhân có tổng dung tích phổi còn bình Bảng 4. Tần suất các triệu chứng dai dẳng (n = 223) Triệu chứng dai dẳng n (%) Sốt 29 (13,0) Ho 152 (68,2) Khạc đàm 124 (55,6) Khó thở 91 (40,8) Khò khè 40 (17,9) Đau ngực 38 (17,0) Ho ra máu 22 (9,9) Nhận xét: Triệu chứng dai dẳng sau điều RLTKTN liên quan không có ý nghĩa trị khỏi lao phổi thường gặp nhất theo thứ tự thống kê với các triệu chứng dai dẳng sau khi giảm dần là ho (68,2%), khạc đàm (55,6%) điều trị khỏi lao phổi (p > 0,05 cho tất cả các và khó thở (40,8%). triệu chứng). Số bệnh nhân có cùng lúc nhiều triệu chứng: 76,0% bệnh nhân có từ 1 - 3 triệu IV. BÀN LUẬN chứng và 51,6% bệnh nhân có từ 2 - 3 triệu Chỉ có 223 bệnh nhân (68,6%) trong số chứng. 325 bệnh nhân lao phổi khỏi bệnh đến khám 349
  7. HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT - HỘI Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH có đo chức năng phổi. Có nhiều lý do tại sao có chức năng thông khí bình thường và nhóm bệnh nhân sau khi điều trị khỏi bệnh lao phổi RLTKHC. Tăng kháng lực đường dẫn khí là không được đo chức năng phổi, trong đó đặc điểm phổ biến xảy ra ở cả những bệnh phần lớn là bệnh nhân không có chỉ định nhân không có RLTK. Đây có thể là dấu chỉ theo các khuyến cáo hiện hành tại Việt Nam. cho thấy vị trí tổn thương quan trọng ở Điều này có thể do nhân viên y tế chưa có đường dẫn khí nhỏ. nhiều thông tin về vấn đề rối loạn chức năng Tiền sử lao phổi là yếu tố nguy cơ tạo phổi sau khi điều trị lao. nên BPTNMT. Nghiên cứu về sinh bệnh học Trong phạm vi của nghiên cứu này, rối của lao cho thấy có những điểm tương đồng loạn thông khí xảy ra ở một tỉ lệ rất cao với bệnh sinh của BPTNMT do thuốc lá gây (79,9%) sau khi khỏi bệnh lao phổi về vi ra. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ tăng nặng trùng học. Câu hỏi đặt ra là liệu có thể tránh tình trạng tắc nghẽn sau lao phổi. Hút thuốc khỏi nguy cơ này bằng cách chẩn đoán và lá đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ của điều trị lao phổi ở giai đoạn sớm hơn hay lao phổi. Do vậy, song song với việc phát không. Chức năng phổi bị suy giảm từ vừa hiện sớm và điều trị lao kịp thời, cần vận đến rất nặng ở 60,1% số bệnh nhân, cho phép động ý thức chống tác hại của thuốc lá là rất dự báo chất lượng cuộc sống liên quan đến cần thiết.7 sức khỏe có thể xấu. Đây cũng là bằng chứng Một tỉ lệ rất cao các bệnh nhân có cùng cho thấy việc điều trị khỏi về vi trùng học lúc nhiều triệu chứng hô hấp dai dẳng cho không đồng nghĩa với khỏi bệnh hoàn toàn. thấy chất lượng cuộc sống kém và có thể Những di chứng sau lao như: giãn phế quản, cuộc sống bị thay đổi sau khi điều trị lao.8 ho ra máu, chít hẹp khí phế quản, viêm phổi Điểm hạn chế của nghiên cứu là mẫu thu tái diễn, suy hô hấp, là gánh nặng cho bệnh thập chỉ ở một điểm nghiên cứu. Cần lấy nhân, gia đình và tiêu tốn nguồn lực y tế sau mẫu đều ở các tổ chống lao quận huyện để lao.6 Các phác đồ mới ngắn ngày có thể tăng dân số có tính đại diện hơn. Do đây là nghiên khả năng tuân thủ, nhưng chưa có bằng cứu hồi cứu, thiếu thông tin về hình ảnh học chứng giảm được những rối loạn chức năng nên thiếu mô tả các tổn thương về mặt cấu phổi của bệnh nhân sau khi khỏi bệnh. trúc ở bệnh nhân BPSL. Các nghiên cứu RLTKTN đơn thuần xảy ra ở 44,8% số trong tương lai, ngoài việc khắc phục các hạn bệnh nhân, tuy vậy tình trạng căng phồng chế vừa nêu, cần bổ sung đánh giá về chất phổi quá mức chỉ quan sát thấy ở 6,8% số lượng cuộc sống, khả năng gắng sức, diễn bệnh nhân có đo phế thân ký, khác với đặc tiến chức năng phổi theo thời gian của những điểm chức năng phổi ở bệnh nhân mắc bệnh bệnh nhân BPSL. phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) kinh điển. Ngược lại bẫy khí có ở 64,4% và V. KẾT LUẬN FEF25-75 có xu hướng giảm ngay cả ở nhóm Một tỉ lệ tương đối cao bệnh nhân đã 350
  8. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 542 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 điều trị khỏi lao phổi vẫn còn triệu chứng hô 4. Ravimohan S, Kornfeld H, Weissman D, et hấp dai dẳng và suy giảm chức năng phổi. al. Tuberculosis and lung damage: from Lao vẫn là bệnh nhiễm trùng hô hấp phổ biến epidemiology to pathophysiology. European ở nước ta. Cần có thêm nghiên cứu với số respiratory review: an official journal of the lượng bệnh nhân lớn hơn, bao gồm cả về European Respiratory Society. 2018;27(147): chức năng phổi, hình ảnh học lồng ngực, chất 170077. lượng cuộc sống, các dấu ấn sinh học, để có 5. Cupido G, Gunther G. Post tuberculosis bức tranh rõ ràng hơn về bệnh phổi sau lao lung disease and tuberculosis sequelae: A tại Việt Nam. narrative review. The Indian journal of tuberculosis. 2024;71(1):64-72. TÀI LIỆU THAM KHẢO 6. Allwood BW, Byrne A, Meghji J, et al. 1. World Health Organization. Global Post-Tuberculosis Lung Disease: Clinical tuberculosis report 2023. Geneva: World Review of an Under-Recognised Global Health Organization; 2023. Licence: CC BY- Challenge. Respiration; international review NC-SA 3.0 IGO. Geneva: WHO; 2023. of thoracic diseases. 2021;100(8):751-763. 2. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự 7. Fan H, Wu F, Liu J, et al. Pulmonary phòng bệnh lao. Ban hành kèm theo Quyết tuberculosis as a risk factor for chronic định số: 162 /QĐ-BYT ngày 19 tháng 01 obstructive pulmonary disease: a systematic năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2024:1- review and meta-analysis. Annals of 212. translational medicine. 2021;9(5):390. 3. Maleche-Obimbo E, Odhiambo MA, Njeri 8. Seo W, Kim HW, Kim JS, et al. Long term L, et al. Magnitude and factors associated management of people with post-tuberculosis with post-tuberculosis lung disease in low- lung disease. The Korean journal of internal and middle-income countries: A systematic medicine. 2024;39(1):7-24. review and meta-analysis. PLOS global public health. 2022;2(12):e0000805. 351
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2