intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của sơ đồ tư duy đến việc dạy và học từ vựng môn tiếng Anh lớp 11

Chia sẻ: ĐInh ĐInh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

61
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong các khía cạnh ngôn ngữ, từ vựng đóng vai trò rất quan trọng đối với việc hoàn thiện các kĩ năng tiếng Anh. Nếu không có ngữ pháp, chúng ta vẫn có thể dùng từ hoặc những cụm từ để giao tiếp, nhưng nếu không có vốn từ vựng sâu và rộng, người học sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng các cấu trúc và chức năng ngữ pháp. Tuy nhiên làm thế nào để giúp người học có thể nhớ và sử dụng từ vựng một cách hiệu quả? Để trả lời cho câu hỏi đó, tiến sĩ Trần Đình Châu và tiến sĩ Đặng Thị Thu Thủy đã giới thiệu sơ đồ tư duy, một phương pháp ghi nhớ, được phát minh bởi nhà nghiên cứu tâm lý học người Anh Tony Buzan, vào việc dạy và học ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của sơ đồ tư duy đến việc dạy và học từ vựng môn tiếng Anh lớp 11

  1. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH TÁC ĐỘNG CỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐẾN VIỆC DẠY VÀ HỌC TỪ VỰNG MÔN TIẾNG ANH LỚP 11 Nguyễn Hoàn Vũ, Bùi Thị Phương Thảo (SV năm 4, Khoa Tiếng Anh) GVHD: TS Nguyễn Ngọc Vũ 1. Mở đầu Những năm gần đây, Việt Nam đã tiến hành những cải cách trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Một trong những thách thức cơ bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay là đổi mới phương pháp dạy và học nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước bối cảnh hội nhập quốc tế, việc dạy và học tiếng Anh nhận được rất nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Trong các khía cạnh ngôn ngữ, từ vựng đóng vai trò rất quan trọng đối với việc hoàn thiện các kĩ năng tiếng Anh. Nếu không có ngữ pháp, chúng ta vẫn có thể dùng từ hoặc những cụm từ để giao tiếp, nhưng nếu không có vốn từ vựng sâu và rộng, người học sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng các cấu trúc và chức năng ngữ pháp [5]. Tuy nhiên làm thế nào để giúp người học có thể nhớ và sử dụng từ vựng một cách hiệu quả? Để trả lời cho câu hỏi đó, tiến sĩ Trần Đình Châu và tiến sĩ Đặng Thị Thu Thủy đã giới thiệu sơ đồ tư duy, một phương pháp ghi nhớ, được phát minh bởi nhà nghiên cứu tâm lý học người Anh Tony Buzan, vào việc dạy và học ở Việt Nam. Sơ đồ tư duy đã chứng minh được tính hiệu quả trong nhiều môn học và đã được giới thiệu rộng rãi tại nhiều tỉnh thành trên cả nước [7]. 1.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu tìm hiểu tác động của sơ đồ tư duy lên việc dạy và học từ vựng của học sinh, đối tượng cụ thể là học sinh lớp 11, vì thế câu hỏi được đặt ra là: Sơ đồ tư duy có hiệu quả như thế nào trong việc dạy và học từ vựng ở học sinh lớp 11? Để trả lời cho câu hỏi này, người nghiên cứu hướng đến 3 yếu tố quan trọng cần phân tích: khả năng từ vựng của học sinh, không khí lớp học và thái độ của các em đối với hoạt động thiết kế sơ đồ tư duy. Do vậy, từ câu hỏi chính, có 3 câu hỏi phụ cần được giải quyết là: (i) Có hay không sự khác biệt về điểm số giữa học sinh học từ vựng với sơ đồ tư duy và học sinh không học từ vựng với sơ đồ tư duy? (ii) Sơ đồ tư duy có tác động như thế nào lên không khí lớp học? (iii) Thái độ của học sinh đối với sơ đồ tư duy như thế nào? 192
  2. Năm học 2011 - 2012 1.2. Nội dung hoạt động thiết kế sơ đồ tư duy 1.2.1. Giới thiệu sơ đồ tư duy Để có những khái niệm cụ thể về tính hiệu quả của sơ đồ tư duy, trước hết cần có cái nhìn tổng quan về quá trình tiếp nhận, xử lý và ghi nhớ thông tin của bộ não con người. Trong tác phẩm “sơ đồ tư duy” của Tony Buzan (1994), ông đã nêu lên những thông tin được người ta ưu tiên ghi nhớ trong suốt quá trình học, trong đó đa phần là những thông tin có khả năng gây ấn tượng mạnh với người học: có chi tiết nổi bật, thu hút được ngũ quan và được cá nhân quan tâm đặc biệt. Trong quá trình tri nhận và chuyển hóa thông tin, người học sẽ mã hóa và liên kết nguồn thông tin mới với những kiến thức sẵn có trong bộ nhớ (Shuell, 1986 được trích dẫn trong Schunk, 2008). Theo đó, Buzan (2006) đã đưa ra kết luận là “hai nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho một bộ nhớ hoàn hảo là trí tưởng tượng và sự liên kết” (tr. 44). Cùng với hai nguyên tắc trên, ông cũng đã nêu lên khái niệm Tư duy Mở rộng. “Mỗi một mẩu thông tin truyền đến não – mọi cảm giác, trí nhớ hoặc suy nghĩ đều có thể được biểu thị như một quả cầu làm trung tâm và từ đó lan tỏa ra hàng chục, trăm, nghìn, triệu móc nối” [1]. Ông khẳng định rằng nếu bộ não được phép suy nghĩ tự do và mở rộng, khả năng tưởng tượng và ghi nhớ của nó là vô hạn. Hơn nữa, với việc áp dụng Tư duy Mở rộng, người học không còn đơn thuần dựa vào bán cầu não thuận nữa mà kết hợp cả hai thông qua việc tổng hợp, liên tưởng, sắp xếp và mở rộng kiến thức mới với những kiến thức có sẵn. Tony Buzan [1] đã phát minh ra sơ đồ tư duy nhằm giúp phát triển Tư duy Mở rộng với khái niệm như sau: sơ đồ tư duy là một dạng biểu đồ dựa trên sự sắp xếp, phân loại và liên kết ý tưởng, bắt đầu bằng một hình ảnh ba chiều ở trung tâm với những ý tưởng phụ xung quanh, sơ đồ tư duy khai thác toàn diện kĩ năng tư duy của vỏ não, từ hình ảnh, số liệu, suy luận, nhịp điệu, màu sắc, không gian, từ đó giúp cho năng lực trí tuệ của người sử dụng ngày càng phát triển. sơ đồ tư Duy là biểu hiện của suy nghĩ tự do và mở rộng, nhưng người dùng cũng cần chú ý đến những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo được tính hiệu quả của nó [3]: - Một hình ảnh màu được đặt ở vị trí trung tâm. - Các ý chính tỏa nhánh ra xung quanh phần trung tâm. - Càng gần trung tâm thì các từ khóa và các nhánh càng lớn. - Các từ khóa luôn phải được viết đậm và nằm trên các nhánh. - Mỗi từ khóa có thể được vẽ kèm một hình ảnh minh họa. Sau khi hoàn thành xong sơ đồ tư duy thể hiện tính cách và đặc điểm của cá nhân mình, người dùng còn cần chú ý đến việc ôn luyện lại sơ đồ một cách thích hợp. Việc dành thời gian xem lại sơ đồ sẽ giúp cho người dùng hiểu sâu về các khái niệm, từ khóa, sự sắp xếp và liên kết, từ đó kiến thức truyền tải qua sơ đồ sẽ được lưu sâu vào bộ nhớ, phát huy tối đa công dụng của sơ đồ tư duy. 193
  3. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 1.2.2. Công dụng của sơ đồ tư duy Việc dạy và học với sơ đồ tư duy được tin rằng sẽ khiến cho tiết học dễ dàng và lý thú hơn, cụ thể là: - Sơ đồ tư duy sẽ gây hứng thú đối với học sinh một cách tự nhiên, từ đó giúp cho việc tiếp thu và tham gia vào bài học dễ dàng hơn. - Sơ đồ tư duy giúp cả giáo viên lẫn học sinh cảm nhận được sự ngẫu hứng, sáng tạo và thú vị cho bài học. - Sơ đồ tư duy giúp cho các ghi chú của giáo viên trở nên tùy biến và linh hoạt, có thể them hoặc bớt thông tin dễ dàng. - Vì sơ đồ tư duy chỉ tổng hợp những từ khóa, thông tin trọng tâm trong bài học nên học sinh sẽ dễ dàng ôn bài và đạt điểm tốt. - Sơ đồ tư duy thể hiện rõ được mối quan hệ giữa các thông tin, từ đó giúp người học hiểu sâu hơn nội dung bài. - Lượng thông tin được ghi chú của giáo viên sẽ giảm đáng kể. [1] 1.2.3. Ứng dụng sơ đồ tư duy trong việc dạy và học từ vựng Trong phạm vi nghiên cứu về ứng dụng của sơ đồ tư duy trong việc dạy và học từ vựng ở lớp 11, người thực hiện đã quyết định tiến hành hoạt động thiết kế sơ đồ tư duy vào cuối thời gian của buổi học từ vựng. Theo Zipp (2011), việc học sinh học theo các sơ đồ tư duy của giáo viên đã vô tình hạn chế công dụng đích thực của sơ đồ này, bởi bản chất của sơ đồ tư duy là những thiết kế hình ảnh và chữ viết mang dấu ấn cá nhân (Brinkmann, 2003). Trong hoạt động này, học sinh sẽ có cơ hội thể hiện khả năng tưởng tượng và liên kết, sáng tạo ra những sơ đồ của riêng mình. Sau khi được giới thiệu những từ vựng trong bài, từng nhóm hoặc cá nhân học sinh sẽ được phát một tờ giấy khổ lớn A0 và bút màu, bắt đầu tiến hành thiết kế sơ đồ gồm những từ vựng vừa được học dựa vào khả năng tư duy nhằm phân loại, sắp xếp, và liên kết các từ vựng theo cùng một chủ đề. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Để khảo sát tính hiệu quả của sơ đồ tư duy trong việc hỗ trợ học sinh lớp 11 học từ vựng, người thực hiện đã tiến hành nghiên cứu tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong; hai lớp đối tượng được chọn là 11CV (lớp thực nghiệm) và 11A1 (lớp đối chứng). 2.2. Hình thức nghiên cứu Nhằm kiểm tra sự cải thiện trong khả năng đọc hiểu của học sinh, các em thực hiện một bài kiểm tra trước và sau quá trình giảng dạy thực nghiệm. Giai đoạn dạy thực nghiệm kéo dài trong 3 tuần và trong suốt thời gian này, lớp thực nghiệm được giáo viên hướng dẫn và thực hiện hoạt động thiết kế sơ đồ tư duy để ôn tập từ vựng 194
  4. Năm học 2011 - 2012 vừa được học. Đồng thời, một trong hai người nghiên cứu cũng đã ghi chú lại những thay đổi về thái độ và khả năng từ vựng của học sinh trong lớp học trong suốt quá trình giảng dạy thực nghiệm. Vào giai đoạn cuối, sau khi đã làm xong bài kiểm tra 2, lớp thực nghiệm được phát bảng câu hỏi khảo sát nhằm ghi nhận đánh giá của các em học sinh về điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động thiết kế sơ đồ tư duy. 2.3. Dữ liệu và phương pháp phân tích Như vậy, cứ liệu thu thập được chia ra làm 3 loại: điểm kiểm tra, ghi chú về thay đổi trong không khí lớp học, và phản hồi của học sinh về hoạt động thiết kế sơ đồ tư duy. Để phân tích khả năng từ vựng của học sinh trước và sau thực nghiệm, điểm bài kiểm tra sẽ được phân tích dựa trên đặc trưng phân phối điểm thô, kết quả phép kiểm chứng giá trị t độc lập (Independent samples t-test) và kết quả phép kiểm theo mức ý nghĩa (Phép kiểm Levene). Những ghi chú cụ thể trong lớp sẽ được người nghiên cứu phân tích chi tiết nhằm đưa ra đánh giá về thái độ, khả năng và không khí học tập của lớp thực nghiệm. Sau cùng, phản hồi của học sinh trong bảng câu hỏi khảo sát được chia tỉ lệ phần trăm nhằm đánh giá tình cảm và thái độ của học sinh đối với hoạt động. 3. Phân tích dữ liệu và nhận xét của những người nghiên cứu 3.1. Kết quả phân tích các bài kiểm tra 3.1.1. Kết quả bài kiểm tra trước thực nghiệm Hình 1. Kết quả bài kiểm tra trước thực nghiệm Kết quả cho thấy trình độ của hai lớp khá tương đồng. Đa số học sinh ở lớp thực nghiệm ở mức trung bình trong khi phần lớp học sinh ở lớp đối chứng đạt mức khá. Để kiểm tra sự khác biệt giữa điểm số hai lớp có đáng kể hay không, phép kiểm chứng giá trị t độc lập được tiến hành trên SPSS và cho kết quả như ở bảng 1: 195
  5. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Bảng 1. Bảng kết quả phép kiểm chứng giá trị t độc lập và phép kiểm Levene Kết quả phân tích cho thấy mức đáng kể của phép kiểm Levene là .247, cao hơn mức quan trọng .05 vì vậy phương sai của hai lớp là bằng nhau. Kiểm tra tiếp tục có thể thấy giá trị đáng kể của phép kiểm chứng giá trị t độc lập là .217, lớn hơn mức quan trọng .05. Vì vậy, sự khác biệt điểm số giữa hai lớp là không đáng kể về mặt thống kê, nói cách khác trình độ từ vựng của hai lớp là tương đương nhau trước quá trình giảng dạy thực nghiệm. Hình 2. Kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm 3.1.2. Kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm Kết quả của bài kiểm tra sau thực nghiệm cho thấy sự khác biệt điểm số rõ rệt ở hai lớp. Trong khi phần lớp học sinh ở lớp đối chứng vẫn đạt mức điểm trung bình, đa số học sinh ở lớp thực nghiệm cải thiện điểm số một cách đáng kể, từ mức trung bình lên mức tốt. Để kiểm tra sự khác biệt giữa điểm số hai lớp có đáng kể hay không, phép kiểm chứng giá trị t độc lập được tiến hành trên SPSS và cho kết quả như ở bảng 2: Bảng 2. Bảng kết quả phép kiểm chứng giá trị t độc lập và phép kiểm Levene 196
  6. Năm học 2011 - 2012 Kết quả của phép thử Levene cho thấy phương sai của hai lớp là bằng nhau vì mức đáng kể là .108 lớn hơn mức quan trọng là .05. Kiểm tra tiếp tục có thể thấy mức đáng kể của phép kiểm chứng giá trị t độc lập là .000, nhỏ hơn mức quan trọng là .05. Do đó, có thể kết luận khác biệt giữa điểm số hai lớp là đáng kể về mặt thống kê, nói cách khác, trình độ từ vựng của lớp thực nghiệm đã có những tiến bộ vượt trội hơn so với lớp đối chứng sau quá trình giảng dạy thực nghiệm. Qua sự phân tích kết quả điểm số của 2 bài kiểm tra, có thể thấy hoạt động thiết kế sơ đồ tư duy đã có tác động tích cực lên quá trình học từ vựng của học sinh. 3.2. Kết quả phân tích dữ liệu quan sát Bảng 3. Bảng tóm tắt kết quả quan sát quá trình giảng dạy thực nghiệm Trong tiết thứ nhất, sự ngượng ngùng từ phía học sinh là dễ hiểu vì đây là lần đầu giáo viên và học sinh làm việc với nhau. Bên cạnh đó, vì tiết tiến hành thực nghiệm là tiết thứ ba, sau giờ chuyển tiết 10 phút, nên một số học sinh còn lo ra chưa tập trung vào bài học. Ngoài ra, vì đây là phương pháp khá mới nên đa số học sinh bước đầu còn khá bỡ ngỡ. Tuy nhiên, không khí vui vẻ của lớp học và sự háo hức với phương pháp mới là những thành công bước đầu của phương pháp này, hứa hẹn những tiết tiếp sau tốt hơn. Tiết thứ hai thể hiện những thay đổi tích cực khi thành công vượt trội hơn so với hạn chế. Trong khi sự ngượng ngùng và thiếu tập trung từ phía học sinh không còn nữa thì một số ít học sinh vẫn còn khá bỡ ngỡ với kĩ năng lập sơ đồ tư duy. Tuy nhiên, sự hào hứng của cả lớp trong quá trình tiến hành hoạt động cũng như việc chuẩn bị rất tốt bút màu, bút lông đã góp phần làm không khí học tập vui vẻ và sôi nổi. Trong tiết thứ ba, học sinh chuyển từ lập sơ đồ tư duy theo nhóm sang lập Sơ dồ Tư duy cá nhân, do vậy một số học sinh gặp không ít khó khăn trong suốt hoạt động. Tuy nhiên cuối cùng tất cả lớp đều vượt qua những trở ngại ban đầu và lập được sơ đồ tư duy của riêng mình. Đây cũng là thành công quan trọng nhất trong suốt tiết học cũng như quá trình giảng dạy thực nghiệm. 197
  7. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Nhìn chung, mặc dù vẫn còn những hạn chế, quá trình giảng dạy thực nghiệm đã đạt được những thành công đáng khích lệ. sơ đồ tư duy đã có tác động tích cực lên không khí lớp học cũng như tinh thần học tập của học sinh. 3.3. Kết quả phân tích dữ liệu từ bảng câu hỏi khảo sát Hình 3. Kết quả tự đánh giá kiến thức từ vựng của học sinh Kết quả khảo sát cho thấy đa số học sinh (55%) tự đánh giá kiến thức từ vựng bản thân ở mức khá trong khi 45% tự đánh giá ở mức khá. Hình 4. Kết quả khảo sát khó khăn của học sinh trong việc ôn tập từ vựng Bên cạnh đó, đa số học sinh (65%) thừa nhận gặp khó khăn trong việc ôn tập từ vựng. Hình 5. Kết quả khảo sát nhận thức của học sinh về sơ đồ tư duy Khi hỏi về sơ đồ tư duy, 55% học sinh khẳng định đã biết đến sơ đồ tư duy trong khi 45% thừa nhận đây là một phương pháp mới. 198
  8. Năm học 2011 - 2012 Sau 3 tuần học với sơ đồ tư duy, học sinh được yêu cầu đánh giá điểm mạnh cũng như điểm yếu của nó trên thang Likert gồm 5 mức: Rất không đồng ý, Không đồng ý, Không ý kiến, Đồng ý và Rất đồng ý. Kết quả được tóm tắt trong bảng 4: Bảng 4. Bảng tóm tắt kết quả khảo sát điểm mạnh của sơ đồ tư duy Kết quả thống kê bảng khảo sát cho thấy đa số các điểm mạnh của phương pháp đều nhận được sự đồng tình của học sinh. Những điểm mạnh này bao gồm tác động tính cực lên không khí học tập, phát huy khả năng người học cũng như phát triển quá trình học tập. 199
  9. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Bảng 5. Bảng tóm tắt kết quả khảo sát điểm yếu của sơ đồ tư duy Bên cạnh đó, đa số học sinh đều phủ nhận những điểm yếu của sơ đồ tư duy. Điều này đã tạo một tiền đề vững chắc cho việc áp dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy từ vựng trong tương lai. Hình 6. Kết quả khảo sát mức độ mong muốn sử dụng sơ đồ tư duy Cuối cùng, khi được hỏi về sự ưa thích khi sử dụng sơ đồ tư duy trong việc học từ vựng, đa số học sinh (65% thường xuyên và 5% luôn luôn) mong muốn có thể áp dụng phương pháp này thường xuyên trong tương lai. Nhìn chung, những dữ liệu thu thập từ bảng khảo sát cho thấy thái độ của học sinh đối với sơ đồ tư duy khá tích cực. 4. Kết luận Kết quả phân tích dữ liệu ở 2 bài kiểm tra trước và sau thực nghiệm cho thấy hoạt động thiết kế sơ đồ tư duy đã thể hiện được tính hiệu quả trong việc hỗ trợ học sinh học từ vựng. Về khả năng từ vựng của học sinh trước và sau thực nghiệm, điểm số hai bài kiểm tra đã cho kết quả rất khả quan. Điểm số của học sinh trong lớp thực nghiệm đã có sự tiến bộ vượt bậc, điểm tốt trong bài kiểm tra sau chiếm tỉ lệ rất cao. Trong khi đó điểm số của lớp đối chứng tang rất ít, hầu hết vẫn đạt mức điểm khá. Điều 200
  10. Năm học 2011 - 2012 này chứng tỏ, sau một thời gian được ôn tập từ vựng với hoạt động thiết kế sơ đồ tư duy, hai lớp đã có sự khác biệt về khả năng từ vựng. Cụ thể, lớp thực nghiệm thể hiện khả năng vượt trội hơn hẳn. Kết quả thu được từ những bảng ghi chú về sự thay đổi trong không khí lớp học đã giúp người nghiên cứu trả lời được câu hỏi phụ thứ hai. Sau quá trình thực hiện hoạt động thiết kế sơ đồ tư duy, học sinh đã giảm bớt đi sự ngượng ngùng và thụ động, thay vào đó là sự tích cực, vui vẻ, đóng góp vào không khí hào hứng sôi nổi của lớp. Phản hồi của học sinh trong bảng câu hỏi khảo sát cũng thu được những tín hiệu rất khả quan về thái độ của các em đối với hoạt động. Phần lớn học sinh khi được hỏi đều trả lời rằng hoạt động thiết kế sơ đồ tư duy rất thú vị và hiệu quả. Một cách tổng quát, kết quả của nghiên cứu cho thấy sơ đồ tư duy đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao khả năng từ vựng của học sinh, cải thiện được đáng kể tinh thần và thái độ học tập của các em. Trong tương lai, hoạt động thiết kế sơ đồ tư duy hứa hẹn sẽ còn đem lại nhiều hơn nữa những lợi ích trong giảng dạy bộ môn tiếng Anh nói riêng và việc dạy-học nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Brinkmann, A. B. (2003), Mind mapping as a tool in mathematics education. Mathematics Teachers, 96 (2), pp. 96-101. 2. Buzan, T. (1994), The mind map book. New York: The Penguin Group. 3. Buzan, T. (2006), Use your memory. Essex: BBC Active. 4. Buzan, T. (2007), Use your head. Essex: BBC Active. 5. Nunan, D. (1991), Language teaching methodology, New Jersey: Prentice Hall. 6. Schunk, D. (2008), Learning theories: An educational perspective, Boston: Pearson. 7. Tran, C. D., & Dang, T. T. (2010), Bản đồ tư duy – một trong những công cụ hỗ trợ dạy học và công tác quản lí nhà trường hiệu quả, dễ thực hiện, tải ngày 24/3/2012 từ http://www.gdtd.vn/channel/3321/201009/Ban-do-tu-duy- %E2%80%93-mot-trong-nhung-cong-cu-ho-tro-day-hoc-va-cong-tac-quan-li- nha-truong-hieu-qua-de-thuc-hien-1933516/ 8. Zipp, G. P. (2011), Using mind maps as a teaching and learning tool to promote student engagement, tải ngày 25/3/2012 từ http://www.facultyfocus.com/ articles/teaching-and-learning/using-mind-maps-as-a-teaching-and-learning- tool-to-promote-student-engagement/. 201
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2