intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của tốc độ bốc bay màng tới chất lượng màng khử phản xạ đa lớp sử dụng cặp vật liệu SiO2/SiO

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

51
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài báo này tác giả trình bày về kết quả nghiên cứu về những tác động của tốc độ bốc bay màng tới chất lượng màng khử phản xạ đa lớp sử dụng cặp vật liệu SiO2/SiO, trong vùng cận hồng ngoại, vùng hồng ngoại bước sóng ngắn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của tốc độ bốc bay màng tới chất lượng màng khử phản xạ đa lớp sử dụng cặp vật liệu SiO2/SiO

  1. Tác động của tốc độ bốc bay màng tới chất lượng màng khử phản xạ đa lớp sử dụng  cặp vật liệu SiO2/SiO ThS, Trần Anh Tuấn Viện Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an. anhtuanh56@gmail.com Tóm tắt Tốc độ  bốc bay (vận tốc lắng đọng) của các phân tử  trên bề  mặt đế  có ảnh hưởng   trực tiếp tới chất lượng của màng mỏng. Nguyên lý tạo màng mỏng là quá trình đốt nóng (gia   nhiệt) cho vật liệu màng làm cho vật liệu nóng chảy rồi bay hơi và lắng đọng (hoặc không  lắng đọng) trên bề mặt đế trong môi trường chân không. Sự lắng đọng hay không lắng đọng  nó phụ  thuộc vào áp suất hơi trên bề  mặt.  Ở  trạng thái cân bằng nghĩa là bay hơi lên bao   nhiêu thì lắng đọng quay trở lại nguồn bấy nhiêu. Trong bài báo này tôi trình bày về kết quả  nghiên cứu về những tác động của tốc độ bốc bay màng tới chất lượng màng khử phản xạ đa  lớp sử dụng cặp vật liệu SiO 2/SiO, trong vùng cận hồng ngoại, vùng hồng ngoại bước sóng  ngắn. Từ khóa: Tốc độ bốc bay màng mỏng, màng khử phản xạ SiO2/SiO, chất lượng màng mỏng  quang học. 1. Mở đầu Chất lượng của màng mỏng quang học bao gồm đặc tính quang học: T(λ), R(λ), A(λ);  cơ tính: độ  bám dính, độ  cứng; đặc tính không gian: độ  đồng đều và đặc tính quang toàn bề  mặt. Chất lượng của màng mỏng quang học thể hiện qua độ bền bám của màng mỏng quang  học và hệ  số truyền qua của màng mỏng quang học là bao nhiêu. Độ  bền thể  hiện tính bền  vững của màng và được tạo nên do lực liên kết các phân tử  màng với phân tử  màng, giữa  phân tử màng với đế. Độ bám là khả  năng bám chặt của màng với bề mặt chi tiết được mạ  màng do lực liên kết các phân tử  màng với các phân tử đế. Cả  hai tính chất bền và bám phụ  thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: ­ Tình trạng chi tiết được mạ màng và vật liệu chi tiết được mạ màng. ­ Vật liệu chế tạo màng, bề dày màng, số lớp của màng (chiều dày của màng sẽ quyết   định tính chất của màng mỏng). ­ Sự khác biệt giữa màng và đế về hệ số dãn nở nhiệt, về ứng suất,… ­ Điều kiện công nghệ chế tạo màng: Điều kiện làm sạch, áp suất buồng chân không,   vận tốc thăng hoa, tốc độ bốc bay, nhiệt độ đế trong khi tạo màng, thời gian ủ màng,… ­ Điều kiện môi trường và thời gian sử dụng màng: Áp suất, nhiệt độ và độ ẩm. 2. Tính toán, thiết kế màng khử phản xạ.
  2. 2.1. Cơ sở lý thuyết Màng L lớp có chiết suất mỗi lớp n j, bề dày mỗi lớp dj và mạ trên đế có chiết suất n s,  màng tiếp xúc với môi trường chiết suất nm (Hình 2.1). Hình 2.1. Màng L lớp: từ 1…j…L, chiết suất mỗi lớp nj, bề dày thực mỗi lớp dj Giả sử màng có L lớp 1…j…L như hình 2.1 mỗi lớp có chiết suất n j, chiều dày dj, chiết  suất của đế ns, chiết suất môi trường tia tới truyền qua là n m, góc tia tới θ, bước sóng của ánh  sáng λ. Biên độ hệ số phản xạ r và hệ số truyền qua t được xác định theo các công thức sau:                                            (2.1) Và                                           (2.2) Trong đó:                                                                   (2.3) ,  tương ứng là véc tơ điện trường và véc tơ từ trường trong môi trường tia tới, và M là  ma trận được tính bởi: M=ML.ML­1…Mj…M2.M1                                    (2.4) Trong công thức trên thì ma trận Mj  là một ma trận cấp 2x2 của lớp màng thứ  j của   màng:                                 (2.5)  Trong đó:                                                             (2.6) với njdjcosθj là chiều dày quang học của lớp thứ j với góc khúc xạ là θj.
  3. Trong công thức (2.1), (2.3)  η đặc trưng cho sự dẫn nạp của đế, môi trường, hoặc các  lớp màng được tính theo công thức:                                         (2.7) Phụ  thuộc vào bức xạ  ánh sáng tới mặt phẳng tới là phân cực song song (p) hay phân   cực vuông góc (s). Góc θj có liên hệ với góc tới θ0 theo định luật Snell:  nm.sinθ0=nj.sinθj   =>                 (2.8) Cường độ hệ số truyền qua và phản xạ được xác định bởi công thức sau:                                                 (2.9)                                                 (2.10) và pha của hệ số truyền qua và hệ số phản xạ, ΦT và ΦR xác định bởi:    ΦT= arg (t )                                               (2.11) ΦR= arg (r )                                               (2.12) Đối với vật liệu các lớp là các vật liệu không hấp thụ thì R+T=1.  Đối với vật liệu các lớp là các vật liệu hấp thụ có chiết suất  thì hệ số hấp thụ A=1 ­ T   ­ R. Trong đó k là hệ số tắt của vật liệu. 2.2. Kết quả tính toán Trong bài báo này tác giả  tính toán màng khử  phản xạ  3 lớp sử  dụng cặp vật liệu   SiO2/SiO, dải bước sóng trong vùng ánh sáng làm việc λ=400…1000 nm. Màng khử phản xạ ba lớp được cấu trúc theo: Air|L HH L|Glass Chiết suất: n1n1, n3
  4.    θ0=0   Chiều dày của các lớp màng d1=94 nm; d2=141 nm; d3=94 nm Đồ  thị  hệ  số  phản xạ  của màng khử  phản xạ  3 lớp theo tính toán như  hình 2.2 dưới   đây: Hình 2.2. Đồ thị hệ số phản xạ của màng khử phản xạ 3 lớp SiO2/ SiO/ SiO2 Nhận xét: Từ đồ thị hệ số phản xạ của màng khử phản xạ theo tính toán ta thấy hệ số  phản xạ lớn nhất của màng trong dải bước sóng λ=400…800 nm xấp xỉ 4,3%. Và có 2 vị trí   hệ số phản xạ của màng xấp xỉ bằng 0. 3. Kết quả và thảo luận Bảng công nghệ  chế  tạo màng khử  phản xạ  3 lớp sử  dụng cặp vật liệu SiO 2/SiO để  đánh giá tốc độ  bốc bay của màng thể  hiện dưới bảng 1. Để  nghiên cứu sự  ảnh hưởng của  
  5. tốc độ bốc bay màng đến chất lượng màng mỏng tác giả tiến hành quy trình thực nghiệm trên  máy máy bốc bay chân không BOC ADWARDS FL500: trong quá trình tạo màng giữ  nguyên   các điều kiện công nghệ: chế  độ  làm việc của súng điện tử (điện áp, cường độ  dòng điện),   mọi quy trình tiến hành chế  tạo như  nhau và chỉ  tiến hành tạo màng  ở  các tốc độ  bốc bay  màng khác nhau để đánh giá sự ảnh hưởng của tốc độ bốc bay tới chất lượng màng mỏng. Bảng 1. Bảng công nghệ chế tạo màng khử phản xạ 3 lớp phụ thuộc vào tốc độ bốc bay khi   tạo màng. Cường độ  Điện áp Chiều dày  Tốc độ  Áp suất buồng chân  dòng điện (kV) màng bốc bay không (nm) (A /s) 0 (Torr) Mẫu  SiO2 17 9,96 94 0,7 1,73x10­5 1 SiO 8 9,96 141 0,5 5,38x10­6 SiO2 19 9,96 94 0,6 7,25x10­5 Mẫu  SiO2 15 9,96 94 0,5 1,8x10­5 2 SiO 8 9,96 141 0,4 5,5x10­6 SiO2 18 9,96 94 0,5 7,15x10­5 Mẫu  SiO2 19 9,96 94 0,8 1,77x10­5 3 SiO 8 9,96 141 0,8 5,26x10­6 SiO2 20 9,96 94 0,9 7,2x10­5 Mẫu  SiO2 21 9,96 94 1 1,6x10­5 4 SiO 10 9,96 141 1,1 5,4x10­6 SiO2 22 9,96 94 1 7,3x10­5 3.1. Hệ số truyền qua Hệ số truyền qua của màng 3 lớp phụ thuộc vào tốc độ bốc bay
  6. Hình 3.1. Phổ truyền qua của màng 3 lớp tại các tốc độ bốc bay khác nhau
  7. Kết quả  chất lượng màng mỏng quang học phụ  thuộc vào tốc độ  bốc bay được thể  hiện rõ trên hình 3.1a đến hình 3.1d. Từ đồ thị phổ truyền qua của màng ta nhận thấy rằng hệ  số truyền qua của màng giảm dần khi tốc độ lắng đọng của vật liệu màng tăng lên. Như vậy   khi tốc độ lắn đọng của vật liệu tạo màng tăng làm tăng chiều dày màng dẫn đến độ mấp mô  bề  mặt của màng tăng lên rất nhiều màng trở  nên xốp hơn. Qua đó sẽ   ảnh hưởng đến khả  năng truyền qua của màng. Từ đồ thị phổ truyền qua ta thấy khi màng được tạo với vận tốc   bốc bay của vật liệu là vSiO2 = 0,5A0/s; vSiO = 0,4A0/s; vSiO2 = 0,5A0/s thì hệ số truyền qua lớn  nhất của màng là 93,2% trong dải bước sóng từ 400 ÷ 700nm nhưng khi tăng vận tốc bốc bay   của vật liệu tạo màng lên vSiO2 = 1A0/s; vSiO = 1,1A0/s; vSiO2 = 1A0/s thì hệ  số truyền qua cao  nhất của màng giảm xuống còn 91% cũng trong dải bước sóng 400 ÷ 700nm. 3.2. Độ bám dính Để  đánh giá độ  bám dính của màng tác giả  sử  dụng phương pháp rạch. Sau khi màng   được rạch ta đưa màng đi quan sát trên kính hiển vi ta có thể xác định được độ lớn của diện  tích được rạch trên lớp phủ. Phương pháp kiểm tra này dưới tác dụng của một lực xác định  dựa vào chiều dày hay chiều sâu của vết rạch. Đo kích thước của vết rạch để  đánh giá độ  bền, độ  bám dính của lớp phủ. Với phương pháp này thì độ  bám dính có thể  xác định chính   xác hơn khi chiều dày màng là mỏng.  Sử  dụng mũi rạch bằng kim cương đường kính 10µm, lực rạch là khoảng 10N (100g),  sau khi rạch và quan sát trên kính hiển vi sinh học độ phóng đại 16X ta thu được hình ảnh vết  rạch trên màng và kết hợp với phương pháp lau bằng bông quang học sau đó quan sát trên   kính kiển vi. Hình ảnh các mẫu rạch được thể hiện dưới hình 3.2
  8. Hình 3.2 Vết rạch thể hiện khả năng bám dính của màng 3 lớp tại các tốc độ bốc bay khác   nhau Như  ta đã biết chiều dày màng quyết định tính chất của màng mỏng. Do đó khi tốc độ  lắng đọng tăng làm chiều dày màng tăng qua đó làm cho độ bám dính của màng giảm đi. Trên   hình ảnh thể hiện vết rạch của màng ta nhận thấy rằng khi tốc độ  lắng đọng màng tăng thì  sự bong tróc của màng càng rõ nét và diện tích bong cũng tăng dần. 4. Kết luận Như  vậy qua khảo sát thực nghiệm chỉ  ra rằng khi tốc độ  tạo màng tăng lên thì khả  năng truyền qua của màng trong dải sóng nhìn thấy và vùng cận hồng ngoại giảm, độ  bền   bám của màng cũng giảm theo. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết màng mỏng đã chỉ  ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]  Trần Định Tường, “Màng mỏng quang học”, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2004. [2]  H. Angus Macleod, “Thin­Film Optical Filters”, CRC Press 2010. [3] Michael Bass et al, “HANDBOOK OF OPTICS”,  Volume IV Optical Properties of  Materials, Nonlinear Optics, Quantum Optics, 2010. Impact of membrane evaporation rate on multi­layer de­reflective film quality using SiO2 /  SiO material pairs Abstract. The evaporation rate (deposition velocity) of molecules on the substrate surface directly  affects the quality of  thin film. The principle of creating thin films is the process of heating for  film  materials  to make  materials  melt  and then  evaporate  and settle (or not  deposit) on the  substrate surface in the vacuum. Whether or not it deposits depends on the vapor pressure on the  surface. Being in equilibrium means evaporating as much as possible and then settling back to  the source. In this paper, I present the results of research on the effects of membrane evaporation 
  9. speed on the quality of multilayer reflective thin film using SiO2 / SiO material pairs, in the  near­infrared, short­wavelength infrared region. Keywords: Thin film evaporation rate, SiO2 / SiO reflective film, optical thin film quality. Họ và tên: Trần Anh Tuấn Nơi làm việc: Phòng 4 – Viện Khoa học và Công nghệ ­ Bộ Công an Học vị: Thạc sĩ Số điện thoại: 0942921468 Email: anhtuanh56@gmail.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2