intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Bệnh bụi phổi silic

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

186
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vào năm 400-300 trước công nguyên hypocrate đã quan sát thấy những người thợ mỏ thường chết sớm bởi những cơn khó thở, lúc đó ông gọi là " cơn khó thở của những người thợ mỏ". Ngày nay người ta định nghĩa Silicosis: Là một bệnh mạn tính gây ra do hít phải bụi chứa tinh thể silic tự do trong một thời gian dài. Tinh thể silic tự do là một hợp chất có công thức SiO2 và không bao gồm các muối silicates (có chứa Na, K, Ca, Al, Mg và các cation khác). Đặc trưng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Bệnh bụi phổi silic

  1. Bệnh bụi phổi silic 1. Đại cương: Vào năm 400-300 trước công nguyên hypocrate đã quan sát thấy những người thợ mỏ thường chết sớm bởi những cơn khó thở, lúc đó ông gọi là " cơn khó thở của những người thợ mỏ". Ngày nay người ta định nghĩa Silicosis: Là một bệnh mạn tính gây ra do hít phải bụi chứa tinh thể silic tự do trong một thời gian dài. Tinh thể silic tự do là một hợp chất có công thức SiO2 và không bao gồm các muối silicates (có chứa Na, K, Ca, Al, Mg và các cation khác). Đặc trưng của bệnh là xơ hóa các tổ chức phổi vời nhiều kích thước khác nhau. 2. Cơ chế gây bệnh: - Các hạt 2 - 5 micrometer 1 phần có thể xâm nhập vào phế nang, 1 phần bị giữ lại ở các đoạn trước (tiểu phế quản, tiểu phế quản tận). Còn những hạt bụi có đường
  2. kích bé hơn 2 micrometer (trong đó có SiO2 tự do) thì hầu như toàn bộ chuyển vào tận phế nang, ở đây chúng sẽ bị các con đại thực bào ăn, sau đó chuyển tới nhu mô phổi và hạch bạch huyết. - SiO2 tự do làm thay đổi tính thấm của màng tiêu thể, gây thoát men nội bào tương và làm chết đại thực bào, từ đó giải phóng các yếu tố sinh xơ, đồng thời hình thành các yếu tố tự kháng nguyên, cơ thể sẽ hình thành kháng thể chống lại kháng nguyên đó. Tạo phức hợp kháng nguyên - kháng thể kích thích quá trình sinh xơ ở phổi, cùng với các yếu tố sinh xơ, kích thích nguyên xơ bào, quá trình xơ hóa hình thành, các đại thực bào chết đi, giải phóng SiO2 tự do, khi đó SiO2 lại bị đại thực bào khác ăn qua trình trên lại tiếp tục. http://video.about.com/rarediseases/...Silicosis -.htm 3. Các thể của bệnh phổi nhiễm bụi silic: a. Bệnh phổi nhiễm bụi silic mãn tính (cổ điển): Bệnh phổi nhiễm bụi silic mãn tính có thể không có triệu chứng, hoặc gây ra khó thở khi gắng sức tiến triển âm thầm, hoặc ho. Thường gặp một thời gian tiềm tàng khoảng 15 năm hoặc hơn nửa. Hình ảnh X-quang có những nốt mờ tròn, nhỏ (dưới 10mm), chủ yếu ở các vùng trên của phổi. Đặc trưng bệnh học của thể náy là nốt bệnh phổi nhiễm bụi silic với vùng trung tâm không có tế bào, có những sợi collagen hóa trong, sắp xếp thành
  3. những vòng đồng tâm, bao quanh bởi mô liên kết có tế bào với những sợi reticulin. Nốt bệnh phổi nhiễm bụi silic có ở lá tạng của màng phổi, hạch bạch huyết vùng và đôi khi ở những cơ quan khác có thể cũng do tiếp xúc với silica. b. Nốt xơ lớn tiến triển: Nốt xơ lớn tiến triển hay bệnh phổi nhiễm bụi silic kết khối xảy ra khi một hay nhiều nhóm nốt nhỏ ở phổi của bệnh nhân bệnh phổi nhiễm bụi silic mãn tính kết hợp lại thành một bóng mờ lớn hơn (trên 10mm) thấy được trên phim X-quang lồng ngực. Thường thấy nhiều nốt ở hai bên phổi, khu trú ở những vùng trên của phổi và kèm với khí phế thũng ở vùng đáy. Thể tiến triển này có thể xảy ra ngay cả sau khi ngưng tiếp xúc với bụi có chứa silica, làm tổn hại lớn đối với cấu trúc và chức năng của phổi, gây ra triệu chứng khó thở khi gắng sức và giảm chức năng phổi. Phát hiện cận lâm sàng chủ yếu bao gồm giảm khả năng khuếch tán CO, giảm PaO2 lúc nghỉ ngơi hoặc gắng sức và một hội chứng hạn chế trên đánh giá chức năng phổi. Viêm phế quản đồng thời do bụi hoặc sự xoắn vặn cây phế quản cũng có thể gây ho khạc đàm hoặc tắc nghẽn khí đạo. Có thể gặp nhiễm trùng tái phát. Khi có sụt cân, hình ảnh tạo hang, nên lưu ý đến khả năng nhiễm lao hoặc một vi trùng mycobacterium khác. Tràn khí màng phổi có thể là một biến chứng đe dọa tử
  4. vong, vì phổi bị xơ có thể khó nở ra. Suy hô hấp giảm ôxy máu với chứng tim phổi và suy tim ứ huyết có thể là những phát hiện sau cùng. c. Bệnh phổi nhiễm bụi silic tiến triển: Bệnh phổi nhiễm bụi silic tiến triển gây ra do tiếp xúc với một mật độ bụi có silica lớn hơn trong một thời gian ngắn hơn (5 đến 10 năm) thể mãn tính. Các triệu chứng, hình ảnh X-quang, các xét nghiệm về sinh lý học, bệnh học của phổi ở thể mãn tính và tiến triển là tương tự nhau, nhưng thể tiến triển có tốc độ nhanh hơn, và bệnh nhân ở thể này có thể bội nhiễm vi trùng lao. Các bệnh lý tự miễn, như chứng cứng bì cũng thường gặp hơn ở thể tiến triển. d. Bệnh phổi nhiễm bụi silic cấp tính: Bệnh phổi nhiễm bụi silic cấp tính phát triển trong vòng vài tháng đến khoảng 5 năm sau hít một lượng lớn silica. Khó thở trầm trọng, suy nh ược cơ thể, sụt cân là những triệu chứng thường gặp. Hình ảnh X-quang khàc với những thể mãn tính hơn, chủ yếu là sự làm đầy các phế nang lan tỏa ở vùng dưới của phổi, có thể thấy đường hơi phế quản. Xét nghiệm mô học tương tự chứng protein phế nang phổi. Ngoài ra, còn có những bất thường ở thận và gan. Thông thường thể hiếm gặp này tiến triển nhanh chóng đến suy thông khí giảm ôxy máu và tử vong.
  5. e. Những rối loạn khác: Ngay cả khi không có những hình ảnh X-quang của bệnh phổi nhiễm bụi silic, thì những công nhân có tiếp xúc với silica vẫn có thể phát triển vi êm phế quản mãn tính, khí phế thũng từ tiếp xúc với bụi nghề nghiệp. Ngoài ra, người ta còn ghi nhận chức năng phổi giảm liên tục ở những công nhân có tiếp xúc với silica hoặc những bụi khóang chất nghề nghiệp khác. 4. Triệu chứng - Khó thở - Ho khan hoặc có đờm - Tức ngực - Bênh Silicosis không gây ra khái huyết - Giảm cân - Lồng ngực biến dạng
  6. 5. Triệu chứng cận lâm sàng: a. Hình ảnh X-quang: Các dấu hiệu X-quang lồng ngực sớm nhất của bệnh phổi nhiễm bụi silic không biến chứng thường là những bóng mờ tròn, nhỏ. Có thể phân loại các thương tổn này theo Phân loại X-quang Quốc tế về Bệnh Bụi phổi năm 1980 của Tổ chức Lao động Quốc tếá (ILO). Trong bệnh phổi nhiễm bụi silic, những hình mờ tròn kiểu “q” và “r” chiếm ưu thế.
  7. Những hình ảnh khác gồm những đường hay những bóng mờ bất thường. Những hình mờ là những nốt của bệnh phổi nhiễm bụi silic, ban đầu chúng thường được thấy ở những vùng trên của phổi và có thể tiến triển tấn công đến những vùng khác . Ngoài ra, còn có biểu hiện bệnh lý hạch limphô ở rốn phổi, mà đôi khi còn xuất hiện trước những hình nốt mờ ở nhu mô. Sự đóng vôi kiểu vỏ trứng của những nốt bạch huyết gợi ý nhiều đến bệnh phổi nhiễm bụi silic, nh ưng đặc điểm này cũng ít gặp . Chứng xơ lớn tiến triển có đặc điểm là sự hình thành những bóng mờ lớn. Những thương tổn xơ lớn của chứng xơ lớn tiến triển có khuynh hướng co kéo những vùng trên của phổi, để lại những vùng khí phế thũng bù trừ, ở rìa của chúng và ở đáy phổi. Do kết quả của tiến trình này, những hình mờ tròn nhỏ mà trước đây thấy rõ trên phim X-quang có thể trở nên khó thấy hơn hoặc đôi khi biến mất.
  8. Những bất thường ở màng phổi không phải là đặc điểm X-quang thường gặp trong bệnh phổi nhiễm bụi silic, nhưng gặp đặc biệt với những thương tổn kết khối. Những bóng mờ lón thường do các u tân sinh. Phân biệt về X-quang giữa những thương tổn của chứng xơ lớn tiến triển và bệnh lý ác tính của phổi có thể khó khăn, đặc biệt nếu không so sánh được với các phim lồng ngực trước đây. Mặc dù hoại tử do thiếu máu có thể gặp trong những th ương tổn lớn của bệnh phổi nhiễm bụi silic, nhưng khi thấy xuất hiện một hang hoặc thấy thay đổi nhanh chóng trên hình ảnh X-quang, nên chú ý tìm kiếm ngay các dấu hiệu của bệnh lao. b. Những bất thường về chức năng phổi: Đo phế dung đồ có thể giúp nhận định sớm ảnh hưởng trên sức khoẻ do tiếp xúc với bụi nghề nghiệp, vì nó có thể phát hiện các bất thường sinh lý trước khi có các thay đổi về X-quang. Không có sự chuyên biệt về thương tổn thông khí trong bệnh phổi nhiễm bụi silic. Phế dung đồ có thể bình thường; khi nó bất thường, đường biểu diễn có thể cho thấy một hội chứng tắc nghẽn, hạn chế hoặc hỗn hợp. Nói chung, chức năng phổi giảm tỉ lệ với thời gian và cường độ tiếp xúc với bụi silica, nhưng không có mối liên hệ chặc chẽ giữa chức năng phổi này với những bất thường trên phim X-quang. Tổn thương khuếch tán cũng có thể gặp mà không có tổn thương thông khí.
  9. Trong bệnh phổi nhiễm bụi silic cấp tính và tiến triển, nói chung, các thay đổi về chức năng xảy ra sớm hơn, nặng nề hơn và tiến triển nhanh chóng hơn thể mãn tính của bệnh. Trong bệnh phổi nhiễm bụi silic cấp tính, tiến triển tr ên phim X- quang kèm với thương tổn thông khí gia tăng và những bất thường trong trao đổi khí đưa đến suy hô hấp, cuối cùng là tử vong do giảm oxy máu kém đáp ứng với điều trị. 6. Các biến chứng và các vấn đề chẩn đoán đặc biệt trong bệnh silicosis - nhiễm trùng - Giãn phế nang - Tâm phế nang - Lao phổi - Tràn khí màng phổi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2