Tài liệu Đánh giá hiện trạng, xác định các vùng có nguy cơ bồi tụ và xói lở bờ biển cửa sông về khu vực nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phòng chống
lượt xem 11
download
Tài liệu Đánh giá hiện trạng, xác định các vùng có nguy cơ bồi tụ và xói lở bờ biển cửa sông về khu vực nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phòng chống được biên soạn với các nội dung: Mở đầu; hiện trạng bồi tụ - xói lở cửa sông, bờ biển; nguyên nhân – các yếu tố ảnh hưởng; giải pháp phòng tránh; kết luận. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Đánh giá hiện trạng, xác định các vùng có nguy cơ bồi tụ và xói lở bờ biển cửa sông về khu vực nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phòng chống
- Tài liệu Đánh giá hiện trạng , xác định các vùng có nguy cơ bồi tụ và xói lở bờ biển cửa sông về khu vực nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phòng chống I. Mở đầu Thiên nhiên đã dành cho nước ta một ưu đãi rất lớn về biển , với đường bờ biển dài trên 3260km và gần 300 hòn đảo lớn nhỏ đã đưa nước ta trở thành nước có tiềm năng to lớn về kinh tế biển . vùng ven biển nước ta có nhiều cửa sông đổ ra biển mang theo một nguồn dinh dưởng khổng lồ từ lục địa nên nguồn lợi thuỷ hải sản rất phong phú và đa dạng với nhiều loại quý hiểm có giá trị kinh tế cao . Bên cạnh đó , do địa hình bị chia cắt mạnh bởi những dãy núi chạy sát ra tận biển đã tạo cho bờ biển nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp với những bãi cát dài, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình là điều kiện lý tưởng cho du lịch và an dưỡng nghỉ mát . Tuy nhiên , bên cạnh những tiềm năng to lớn mà thiên nhiên bạn tặng đó , hàng năm vùng ven biển nước ta luôn phải hứng chịu nhiều thiên tai như bão , áp thấp nhiệt đới , gió mùa , triều cường , nước dâng ... , gây xói lỡ bờ , bồi lấp cửa sông , phá huỷ nhiều công trình dân sinh kinh tế ven bờ , phá vở cấu trúc hệ sinh thái ven biển , gây không ít khó khăn cho các hoạt động sản xuất , an ninh quốc phòng , phát triển kinh tế của đát nước và đời sống của những người dân ven biển . Trong những năm gần đây các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng dữ dội với xu hướng gia tăng cả về tần suất lẫn cường độ , cùng với việc khai thác tài nguyên của con người trên các lưu vực sông tăng mạnh nên
- hượng tượng xói lỡ bồi tụ ở nhiều ven biển cửa sông nước ta đang ở mức báo động Bờ biển Thừa Thiên Huế được cấu thành bởi đá cứng có tỉ lệ chiều dài nhỏ . Mặc dầu các điều kiện tự nhiên ở khu vực rất tối ưu cho quá trình xâm thực phá huỷ của sóng , nhưng do đặc tính của đá nên nhìn chung tốc độ mài mòn phá huỷ của sóng đối với bờ không đáng kể , bờ biển biến đổi chậm . Trái ngược với diện phân bố hẹp của bờ đá cứng thì bờ cấu thành bởi vật liệu cát bở rời chiếm hầu hết chiều dài đường bờ và cùng là khu vực dể bị biến đổi nhất Trong những năm qua, bằng nhiều nguồn lực khác nhau tỉnh Thừa Thừa Thiên Huế đã và đang triển khai chương trình nâng cấp hệ thống đê ven biển và các công trình chống sạt lở bờ sông và bờ biển nhằm phòng chống thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu góp phần phát triển kinh kế xã hội của tỉnh một cách bền vững và phấn đấu sớm đạt mục tiêu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc trung ương. II. Hiện trạng bồi tụ - xói lở cửa sông , bờ biển
- 1. Hiện trạng xói lở Thừa Thiên Huế có đường bờ biển dài 127km. Hiện nay hiện nay tình trạng sạt lở bờ biển và bờ sông ngày càng gia tăng, thường xuyên và phức tạp, đặc biệt tại khu vực vùng biển Thuận An Hòa Duân và cửa Tư Hiền. Do chịu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng của nước biển dâng, tình hình bão và áp thấp nhiệt đới diễn biến bất thường đã làm bờ biển Thừa Thiên Huế thường xuyên bị sạt lở. Hiện nay, có hơn 30km trong tổng số 127km bờ biển bị sạt lở tập trung ở các khu vực: Phong Hải huyện Phong Điền; Quảng Công, Quảng Ngạn huyện Quảng Điền; Hải Dương huyện Hương Trà; Thị trấn Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên huyện Phú Vang; Vinh Hải và Vinh Hiền huyện Phú Lộc. Đặc biệt, gây xói lở hai cửa biển Thuận An và Tư Hiền gây nguy cơ mất ổn định tự nhiên khu vực đầm phá Tam Giang Cầu Hai, đe dọa đến tính mạng và tài sản của hơn 1000 hộ dân cũng như cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội khu vực ven biển của tỉnh. 2. Hiện trạng bồi tụ Sự biến đổi bờ biển do bồi tụ ở Thừa Thiên Huế thường xảy ra rất hạn chế cả về không gian và thời gian. Mặc dù sự biến đổi bờ biển do bồi tụ hạn chế như vậy nhưng tác nhân tạo bồi tụ rất phức tạp. III. Nguyên nhân – các yếu tố ảnh hưởng
- a) Sóng Năng lượng của sóng rất lớn (độ cao sóng lớn, hướng sóng ưu thế vuông góc với bờ, có độ dốc tương đối lớn và đáy biển ven bờ sâu) lên bờ có cấu tạo vật chất dễ phá hủy và vận chuyển; sự thiếu hụt vật chất của đới ven bờ làm tăng cường xâm thực của sóng (mất mát vật chất do dòng di chuyển ngang của sóng đưa ra sườn bờ ngầm vào bão lũ, các hoạt động của con người ven bờ và trên sông ngòi, đầm phá nguyên nhân trực tiếp làm sạt lỡ bờ biển là áp lực sóng lớn trong bão và gió mùa đông bắc. Sóng có vai trò chính gây sạt lỡ bờ và khuấy đục bùn cát đáy và vận chuyển dọc bờ và ra khỏi khu bờĐường biên xói sạt và xói mòn đáy ở độ sâu 45m. b) Dãy bùn cát Cơ chế vận chuyển bùn cát gây thiếu hụt bồi tích dẫn đến xói sạt bờ biển từ Hải Dương đến Hòa Duân được thể hiện như sau: Dòng bùn cát dọc bờ do sóng vỡ có lưu lượng không lớn, cân bằng âm đi về phía đông nam gây thiếu hụt khoảng 45.245m3/năm. Tổng lượng bùn cát thiếu hụt trung bình năm của
- khu bờ là 290.755m3/năm đã gây sạt lỡ nghiêm trọng tại bờ biển Hải Dương Thuận An. Hiện tượng bồi tụ sạt lở bờ biển ở TTH diễn ra thường xuyên và phức tạp. Gần đây sạt lở xảy ra ở những nơi được cho là ổn định như thôn Tân Lập, xã Quảng Công, huyện Quảng Điền. Theo kết quả phân tích từ nguồn tư liệu viễn thám của viện tài nguyên môi trường biển cho thấy: Các pha bồi xói diễn ra luân phiên. Trong giai đoạn 19831991 xói lở chiếm ưu thế,giai đoạn 19911997, bồi tụ lại chiếm ưu thế. Tiếp đến giai đoạn 19972002 xói lở lại chiếm ưu thế, nhưng đến giai đoạn 20022005 xói lở chiếm ưu thế về chiều dài nhưng cân bằng về diện tích với bồi tụ. Các đoạn bờ trong khu vực bồi xói diễn ra đan xen nhau, đoạn bờ này bị bồi xói thì đoạn bờ kia tiếp rheo sẽ được bồi tụ và ngược lại. Điều này cho thấy nguồn bùn cát được lấy đi ở đoạn bờ này sẽ tích tụ tại đoạn bờ khác, không đi khỏi khu vực. c) Địa chất các loại đá có tính chất địa chất công trình khác nhau (mài mòn xảy ra ở bờ cấu thành bởi đá cứng, còn xói lở ở bờ cấu thành bởi vật chất bở rời). Ở Thừa Thiên Huế bờ biển cấu thành bởi đá cứng có tỷ lệ chiều dài nhỏ (đoạn bờ biển ban zan phía bắc cửa Tùng và đoạn bờ biển granit phía Nam Thừa Thiên Huế). Mặc dầu các điều kiện tự nhiên ở khu vực rất tối ưu cho quá trình xâm thực phá hủy của sóng, nhưng do đặc tính của đá nên nhìn chung tốc độ mài mòn phá hủy của sóng đối với bờ không đáng kể, bờ biển biến đổi chậm. Trái ngược với diện phân bố hẹp của bờ đá cứng thì bờ cấu thành bởi vật liệu cát bở rời (thành tạo vật chất dễ bị xâm thực phá hủy, vận chuyển và bồi lắng) chiếm hầu hết chiều dài đường bờ và cũng là khu vực bờ dễ bị biến đổi nhất IV. Các vùng có nguy cơ cao Những khu vực xâm thực, xói lở nhanh và mạnh bao gồm các đoạn bờ như: Phú Thuận, Phú Diên, Hải Dương, Điền Hòa, Vinh Hải (Thừa Thiên Huế). Tại các đoạn bờ biển này tốc độ xói lở trung bình từ 1520 m/năm, có nhiều nơi đạt trên 100m/ năm. Sự vượt trội về tốc độ xói lở ở các khu vực này
- được quyết định bởi sự hội tụ nhiều điều kiện làm tăng cường xâm thực, phá hủy của tác nhân sóng Sự xâm thực xói lở bờ biển ở đây qua nghiên cứu cho thấy chỉ xảy ra chủ yếu và mạnh nhất vào mùa thu đông, cực đại là vào từ tháng X đến tháng XI. Sự vượt trội về cường độ và tốc độ xói lở bờ biển vào thời kỳ này được quyết định bởi độ lớn của sóng (trung bình độ cao sóng vào mùa này là 0,8 1,3m còn mùa hè, độ cao trung bình sóng chỉ 0,3 0,6m), hướng sóng Đông Bắc chiếm tần suất rất lớn. Ngoài ra, còn có sự tác động tăng cường của nước dâng do bão lũ. V. Giải pháp phòng tránh 1) Giải pháp chống xói lở bờ sông a. Giải pháp công trình. Trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư xây dựng trên 73 công trình phòng, chống sạt lở, với tổng chiều dài hơn 58.089m để bảo vệ bờ sông chủ yếu là kè mái nghiêng có kết cấu đá xây, bê tông lắp ghép, đá đổ hoặc đá lát khan, trồng cỏ b. Giải pháp phi công trình: - Tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành luật đê điều. - Di dời các hộ dân ra khỏi vùng sạt lở, để tạo hành lang an toàn và hành lang thoát lũ. - Quy hoạch khai thác vật liệu khoáng sản và khai thác cát sạn. - Quy hoạch chi tiết hành lang bảo vệ bờ…..
- 2) Giải pháp chống xói lở bờ biển a. Giải pháp công trình Giải pháp thực hiện chương trình phải đồng bộ, có cơ sở khoa học, kết hợp chặt chẽ giữa giải pháp công trình và phi công trình, gắn với quy hoạch sắp xếp lại dân cư ven biển. Nhất là phải chú trọng giải pháp phi công trình như trồng cây chắn sóng, tạo bãi bồi, bão tồn các khu cồn cát tự nhiên, dãy cát ven biển hiện có, quản lý và bão vệ công trình sau đầu tư. + Chỉnh trị luồng lạch cảng Thuận An giai đoạn I: Xây dựng kè chắn cát bờ phía bắc cửa Thuận An dài 642m liên kết với đê ngầm dài 200m và đê chắn sóng dài 415m Xây dựng kè chắn cát bờ nam cửa Thuận An dài 325m + Xử lý sạt lở bờ biể bằng công nghệ Stabiplage giai đoạn I với chiều dài 500 m bằng 6 mỏ hàn mềm công nghệ Stabiplage
- b. Giải pháp phi công trình: Trồng cây chắn cát bay, cát lắp. Di dời sơ tán dân, tái định cư. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng. Theo dõi quan trắc thường xuyên diễn biến xói lở , bồi tụ Xây dựng chương trình nghiên cứu tổng thể tác động lưu vực sông Hương với hệ thống đầm phá trong chiến lượng phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững . VI. Kết luận Thừa Thiên Huế tồn tại 4 loại biến đổi bờ biển theo nguyên nhân và quá trình chủ yếu: biến đổi do xâm thực phá hủy trong đó xâm thực xói lở chiếm ưu thế; biến đổi do bồi tụ; biến đổi do dịch chuyển, xâm thực, bồi tụ vùng cửa sông và biến đổi do mở đóng cửa trên bờ đầm phá. Trong 4 loại đó thì loại biến đổi do xâm thực phá hủy đóng vai trò chủ đạo. Sự biến đổi bờ biển nhanh chóng, phức tạp và chủ yếu theo hướng xâm thực phá hủy đang là nguy cơ đe dọa đến sự phát triển kinh tế bền vững vùng ven biển của hai
- tỉnh này. Từ thực trạng biến đổi bờ biển như vậy, yêu cầu đặt ra là trong quá trình khai thác phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển vừa phải một mặt hướng các hoạt động kinh tế xã hội theo xu thế làm ổn định đường bờ, vừa phải nắm vững chi tiết bản chất từng loại biến đổi bờ biển trên từng đoạn bờ cụ thể để có các dự án phát triển kinh tế xã hội thích hợp. Cần tổng kết lại các đề tài, nghiên cứu đã có, cũng như có những nghiên cứu cụ thể hơn cho toàn dải bờ biển. Trên cơ sở đó đưa ra được các giải pháp để bảo vệ bờ biển, nhất là trong điều kiện hiện nay ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang là vấn đề phức tạp và rất bức xúc Nguồn : Internet
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án dệt nhuộm
84 p | 112 | 18
-
Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án sản xuất xi măng
81 p | 108 | 17
-
Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án nhà máy nhiệt điện
65 p | 113 | 14
-
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước và đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm sông Sài Gòn đoạn chảy qua thành phố Thủ Dầu Một
9 p | 135 | 10
-
Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án sản xuất giấy và bột giấy
135 p | 113 | 10
-
Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án xử lý nước thải đô thị
56 p | 102 | 8
-
Đánh giá hiện trạng chuyển đổi rừng khộp sang trồng cao su
9 p | 77 | 7
-
Tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thủy sản, vấn đề xâm hại mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường
197 p | 88 | 7
-
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm và đề xuất giải pháp xử lý nước ngầm tại đảo Tam Hải, huyện núi Thành, tỉnh Quảng Nam
5 p | 121 | 6
-
Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án sản xuất phân bón hóa học ở Việt Nam
64 p | 67 | 6
-
Nghiên cứu tai biến địa chất trên tuyến đường Hồ Chí Minh từ Quảng Trị đến Quảng Nam bằng phương pháp phân tích ảnh viễn thám, thu thập tài liệu và lộ trình khảo sát
12 p | 112 | 4
-
Đánh giá hiện trạng tai biến địa chất khu vực huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng sử dụng các nguồn dữ liệu mở
5 p | 7 | 2
-
Khảo sát và đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Châu Phú tỉnh An Giang
13 p | 6 | 2
-
Đa dạng loài và hiện trạng một số hệ sinh thái tiêu biểu ở Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam
13 p | 38 | 2
-
Đánh giá hiện trạng môi trường tại Công ty than Khánh Hòa - VVMI
8 p | 43 | 2
-
Hiện trạng các loài chuột chù răng trắng giống crocidura (mammalia: soricidae) ở miền bắc Việt Nam
6 p | 54 | 2
-
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
9 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn