intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 8 học kì 1 năm 2024-2025

Chia sẻ: Phan Duy Cường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 8 học kì 1 năm 2024-2025 gồm có 2 phần chính là Hóa học và Vật lí, trình bày các nội dung chính như sau: Phản ứng hóa học; mol và tỉ khối chất khí; dung dịch và nồng độ; định luật bảo toàn khối lượng; cân bằng phương trình hóa học; tính chất hóa học của acid; Khối lượng riêng; áp suất chất lỏng; lực đẩy archimedes; áp suất khí quyển;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 8 học kì 1 năm 2024-2025

  1. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA TÀI LIỆU HỌC THÊM MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 HỌC KÌ I Năm học: 2024 – 2025 PHẦN I HÓA HỌC 1|Page
  2. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA 2|Page
  3. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA THẦY CƯỜNG PLEIKU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 ĐỊA CHỈ: 74A VÕ TRUNG THÀNH CHƯƠNG I. PHẢN ỨNG HÓA HỌC SĐT: 0989 476 642 CHỦ ĐỀ 1. PHẢN ỨNG HÓA HỌC PHẦN I. LÝ THUYẾT 1. Sự biến đổi chất a) Biến đổi vật lí: các chất chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước. Không tạo thành chất mới. - Sự chuyển đổi giữa các trạng thái của chất:    nong chay    bay hoi Rắn    Lỏng   Khí.    dong dac ngung tu - Ví dụ: Nung nóng 1 thanh sắt để rèn thành dao. Hòa tan đường vào nước. Nước đá nóng chảy thành nước lỏng, nước lỏng bay hơi thành hơi nước. b) Biến đổi hóa học: là sự biến đổi chất có tạo ra chất mới. - Dấu hiệu nhận biết có sinh ra chất mới: + Thay đổi màu hoặc có mùi. + Có khí thoát ra. + Tạo thành kết tủa – chất rắn không tan lắng xuống đáy ống nghiệm. + Tỏa nhiệt, phát sáng, cháy… - Ví dụ: Đốt cháy một tờ giấy. Cho vỏ trứng vào dung dịch hydrochloric acid  HCl  thấy có hiện tượng sủi bọt khí. Sục khí CO2 vào dung dịch calcium hydroxide Ca  OH 2 thì dung dịch bị vẩn đục (xuất hiện kết tủa). c) Bài tập vận dụng Bài 1. Trong các hiện tượng sau, đâu là sự biến đổi vật lí, đâu là biến đổi hóa học? (1) Thanh sắt để lâu trong không khí bị rỉ sét. (2) Hòa tan muối vào nước. (3) Cồn để trong lọ không đậy nắp bị bay hơi hết. (4) Đường bị cháy thành than. (5) Rượu lên men thành giấm. (6) Nước để trong ngăn đá tủ lạnh đông đặc thành nước đá. (7) Cho viên sodium (natri) vào nước thì nó bốc cháy, đồng thời có khí thoát ra. 3|Page
  4. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA (8) Một vật bằng nhôm, khi mua về thì sáng bóng nhưng sau một thời gian sử dụng sẽ bị xỉn màu (màu hơi xám). (9) Đốt giấy thành tro. (10) Sự quang hợp của cây xanh. (11) Dùng gạo để làm ra rượu (12) Đun nước đến khi sôi. (13) Đúc tượng đồng. (14) Thức ăn bị ôi thiu. Biến đổi vật lí:…………………………………………………………………………. Biến đổi hóa học:……………………………………………………………………… Bài 2. Em hãy nêu một vài ví dụ trong đời sống về các quá trình xảy ra sự biến đổi vật lí, biến đổi hóa học. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 2. Phản ứng hóa học a) Khái niệm - Quá trình biến đổi chất này thành chất khác được gọi là phản ứng hóa học. - Chất ban đầu bị biến đổi gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia, chất đầu), chất mới tạo thành gọi là sản phẩm. - Phương trình chữ: Tên các chất phản ứng  Tên các chất sản phẩm.  Ví dụ: Iron  Oxygen  Iron  II , III  oxide t  - Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản phẩm tăng dần. b) Diễn biến của phản ứng hóa học - Trong các phản ứng hóa học xảy ra sự phá vỡ liên kết trong phân tử chất tham gia phản ứng, hình thành các liên kết mới, tạo ra phân tử mới, kết quả là chất này biến đổi thành chất khác. - Phản ứng hóa học xảy ra khi: các chất tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần có chất xúc tác. 4|Page
  5. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Ví dụ: H 2  O2  H 2O t  c) Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra (có chất mới tạo thành) - Thay đổi màu sắc. - Tạo chất khí bay ra. - Tạo chất kết tủa. - Tỏa nhiệt hoặc phát sáng. d) Bài tập vận dụng Bài 1. Hãy xác định chất tham gia phản ứng và chất sản phẩm trong các phản ứng sau. Viết phương trình chữ của các phản ứng đó. (1) Đốt iron (sắt) trong không khí, iron hóa hợp với oxygen trong không khí tạo thành iron (II, III) oxide (sắt từ oxit). Chất tham gia :………………………………………………………………………… Chất sản phẩm :………………………………………………………………………. Phương trình chữ :…………………………………………………………………… (2) Nung đá vôi, ta thu được vôi sống và khí carbon dioxide. Chất tham gia :………………………………………………………………………… Chất sản phẩm :……………………………………………………………………….. Phương trình chữ :……………………………………………………………………. (3) Parafin (sáp nến) cháy trong không khí sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước. Chất tham gia :………………………………………………………………………… Chất sản phẩm :………………………………………………………………………. Phương trình chữ :…………………………………………………………………… (4) Tiến hành điện phân, nước bị phân hủy thành khí hydrogen và khí oxygen Chất tham gia :………………………………………………………………………… Chất sản phẩm :………………………………………………………………………. Phương trình chữ :…………………………………………………………………… (5) Dưới áp suất cao, nhiệt độ và xúc tác thích hợp, amonia được tạo thành khi cho khí nitrogen tiếp xúc với khí hydrogen. Chất tham gia :………………………………………………………………………… Chất sản phẩm :………………………………………………………………………. 5|Page
  6. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Phương trình chữ :…………………………………………………………………… (6) Sục khí carbon dioxide vào nước vôi trong, ta thu được đá vôi và nước. Chất tham gia :……………………………………………………………………….. Chất sản phẩm :……………………………………………………………………… Phương trình chữ :…………………………………………………………………… (7) Nung quặng iron pyrite ta thu được iron (III) oxide và khí sulfur dioxide. Chất tham gia :………………………………………………………………………… Chất sản phẩm :………………………………………………………………………. Phương trình chữ :…………………………………………………………………… (8) Khi lên men rượu từ glucose thu được ancol etylic (ethanol) và khí carbon dioxide. Chất tham gia :………………………………………………………………………… Chất sản phẩm :………………………………………………………………………. Phương trình chữ :…………………………………………………………………… (9) Zinc (kẽm) cháy trong khí oxygen tạo ra zinc oxide. Chất tham gia :………………………………………………………………………… Chất sản phẩm :………………………………………………………………………. Phương trình chữ :…………………………………………………………………… (10) Hydrochloric acid tác dụng với sodium hydroxide tạo thành sodium chloride và nước. Chất tham gia :………………………………………………………………………… Chất sản phẩm :……………………………………………………………………….. Phương trình chữ :……………………………………………………………………. (11) Potassium chlorate bị nhiệt phân hủy thành potassium chloride và khí oxygen. Chất tham gia :………………………………………………………………………… Chất sản phẩm :………………………………………………………………………. Phương trình chữ :……………………………………………………………………. (12) Copper (đồng) hóa hợp với khí oxygen trong điều kiện nhiệt độ cao tạo thành copper (II) oxide. Chất tham gia :………………………………………………………………………… Chất sản phẩm :………………………………………………………………………. Phương trình chữ :……………………………………………………………………. (13) Dưới tác dụng của chất diệp lục trong lá cây và ánh sáng mặt trời, khí carbon dioxide và hơi nước phản ứng với nhau tạo thành đường glucose và khí oxygen. Chất tham gia :………………………………………………………………………… Chất sản phẩm :………………………………………………………………………. Phương trình chữ :……………………………………………………………………. 6|Page
  7. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Bài 2. Đốt cháy khí methane  CH 4  trong không khí thu được khí carbon dioxide và hơi nước theo sơ đồ minh họa a) Trước phản ứng có các chất nào? Những nguyên tử nào liên kết với nhau? b) Sau phản ứng có các chất nào được tạo thành? Những nguyên tử nào liên kết với nhau? c) So sánh số nguyên tử C , H , O trước và sau phản ứng. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… 3. Năng lượng của phản ứng hóa học a) Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt Phản ứng tỏa nhiệt Phản ứng thu nhiệt - Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng - Phản ứng thu nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhận năng lượng dưới dạng nhiệt từ nhiệt ra môi trường. môi trường. - Tổng quát: - Tổng quát: Chất phản ứng  Sản phẩm + Chất phản ứng + Năng lượng    năng lượng Sản phẩm - Ví dụ: đốt xăng, dầu, củi, than,… - Ví dụ: nung đá vôi, phân hủy KClO3 - Chú ý: phản ứng tỏa nhiệt làm tăng nhiệt độ môi trường xung quanh. Phản ứng thu nhiệt làm giảm nhiệt độ môi trường xung quanh. b) Ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt - Cung cấp năng lượng cho sinh hoạt và sản xuất. - Vận hành động cơ, thiết bị công nghiệp. c) Bài tập vận dụng Bài 1. Hãy cho biết phản ứng tỏa nhiệt hay phản ứng thu nhiệt trong mỗi trường hợp sau (1) Ngọn nến đang cháy……………………………………………………………… (2) Hòa tan viên vitamin C vào nước……………………………………………….. (3) Phân hủy đường tạo thành than và nước………………………………………. (4) Cồn cháy trong không khí……………………………………………………….. 7|Page
  8. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA PHẦN II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1. Số chất tham gia phản ứng trong phương trình: Hydrogen + Oxygen  Nước là  A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 2. Phản ứng hóa học là A. Quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất. B. Quá trình biến đổi chất này thành chất khác. C. Sự trao đổi của hai hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới. D. Là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất. Câu 3. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó A. hỗn hợp phản ứng truyền nhiệt cho môi trường. B. chất phản ứng truyền nhiệt cho sản phẩm. C. chất phản ứng thu nhiệt từ môi trường D. các chất sản phẩm thu nhiệt từ môi trường. Câu 4. Sản phẩm của phản ứng: sodium + oxygen → sodium oxide là A. natri (sodium). B. oxygen. C. sodium oxide. D. natri (sodium) và oxygen. Câu 5. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia……….. với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác. A. liên kết B. tiếp xúc C. phản ứng D. hoá hợp. Câu 6. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra? A. Từ màu này chuyển sang màu khác. B. Từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái lỏng. C. Từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi. D. Từ trạng rắn chuyển sang trạng thái hơi. Câu 7. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng trong đó A. hỗn hợp phản ứng nhận nhiệt từ môi trường. B. các chất sản phẩm nhận nhiệt từ các chất phản ứng. C. các chất phản ứng truyền nhiệt cho môi trường. D. các chất sản phẩm truyền nhiệt cho môi trường. Câu 8. Trước và sau một phản ứng hóa học, yếu tố nào sau đây thay đổi? A. khối lượng các nguyên tử. B. số lượng các nguyên tử. C. liên kết giữa các nguyên tử. D. thành phần các nguyên tố. Câu 9. Hiện tượng thiên nhiên nào sau đây xảy ra phản ứng hóa học? A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần. B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa. C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc, gây ô nhiễm môi trường. D. Khi mưa giông thường có sấm sét. 8|Page
  9. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Câu 10. Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt? A. Phản ứng nung đá vôi CaCO3. B. Phản ứng đốt cháy khí gas. C. Phản ứng hòa tan viên C sủi vào nước. D. Phản ứng phân hủy đường. Câu 11. Cho bột zinc (kẽm) vào dung dịch hydrochloric acid thấy có nhiều bọt khí thoát ra, tạo thành dung dịch zinc chloride và khí hydrogen. Dấu hiệu hiệu chứng tỏ phản ứng đã xảy ra? A. Có bọt khí thoát ra. B. Tạo thành dung dịch zinc chloride . C. Có sự tạo thành chất không tan. D. Lượng axit clohiđric giảm dần. Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong phản ứng hoá học, các nguyên tử bị phá vỡ. B. Trong phản ứng hoá học, liên kết trong các phân tử bị phá vỡ. C. Trong phản ứng hoá học, liên kết trong các phân tử không bị phá vỡ. D. Trong phản ứng hoá học các phân tử được bảo toàn. Câu 13. Quá trình nào sau đây xảy ra sự biến đổi hoá học? A. Khi mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy bọt sủi lên. B. Nhỏ vài giọt mực vào cốc nước và khuấy đều thấy mực loang ra cả cốc nước. C. Trứng gà để lâu ngày bị hỏng, có mùi khó chịu. D. Dây tóc bóng trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi có dòng điện chạy qua. Câu 14. Quá trình sản xuất vôi sống (CaO) từ đá vôi (thành phần chính là CaCO 3) gồm hai công đoạn: - Công đoạn 1: nghiền đá vôi thành nhiều viên nhỏ. - Công đoạn 2: các viên đá vôi nhỏ được cho vào lò nung nóng để thu được vôi sống và thoát ra khí CO2 Phát biểu nào sau đây sai? A. Trong quá trình sản xuất vôi chỉ xảy ra sự biến đổi hoá học. B. Quá trình xảy ra ở công đoạn 2 là sự biến đổi hoá học. C. Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra là có khí CO 2 thoát ra. D. Phương trình chữ của phản ứng hóa học xảy ra là Đá vôi  Vôi sống + Khí carbon dioxide  Câu 15. Quá trình nào sau đây là quá trình thu nhiệt? A. Khí CH4 đốt ở trong lò. C. Hoà tan KBr vào nước làm cho nước trở nên lạnh. B. Vận động viên điền kinh đang thi đấu. D. Sulfuric acid đặc khi thêm vào nước làm cho nước nóng lên. 9|Page
  10. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA THẦY CƯỜNG PLEIKU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 ĐỊA CHỈ: 74A VÕ TRUNG THÀNH CHƯƠNG I. PHẢN ỨNG HÓA HỌC SĐT: 0989 476 642 CHỦ ĐỀ 2. MOL VÀ TỈ KHỐI CHẤT KHÍ PHẦN I. LÝ THUYẾT 1. Mol 1 - Nhắc lại về đơn vị khối lượng nguyên tử: 1 amu  mC  1, 6605.1024 g 12 - Khái niệm: Mol là lượng chất có chứa 6, 022.10 23 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. Với N A  6, 022.1023 gọi là số Avogadro. - Ví dụ: 1 mol iron có chứa 6, 022.1023 nguyên tử iron. 1 mol nước có chứa 6, 022.1023 phân tử H 2O Bài tập vận dụng: Tính số nguyên tử hoặc phân tử có trong 1,5 mol sulfuric acid  H 2 SO4  . ………………………………………………………………………………………… 2 mol copper  Cu  . ………………………………………………………………………………………… 0, 25 mol potassium chloride  KCl  . ………………………………………………………………………………………… 0,5 mol zinc  Zn  . ………………………………………………………………………………………… 2. Khối lượng mol - Là khối lượng tính bằng gam của N A nguyên tử hay phân tử một chất. Khối lượng mol có cùng trị số với nguyên tử khối (khối lượng nguyên tử) hay phân tử khối (khối lượng phân tử) của chất đó. - Kí hiệu: M  g / mol  - Ví dụ: Khối lượng mol nguyên tử của hydrogen: M H  1 g / mol  . Khối lượng mol phân tử của hydrogen: M H 2  2.1  2  g / mol  . Khối lượng mol phân tử của nước: M H 2O  2.1  16  18  g / mol  Bài tập vận dụng: Tính khối lượng mol của các chất sau Sulfuric acid  H 2 SO4  . ………………………………………………………………………………………… Copper (II) oxide  CuO  . ………………………………………………………………………………………… 10 | P a g e
  11. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Potassium chloride  KCl  . ………………………………………………………………………………………… Zinc hydroxide  Zn  OH  2  . ………………………………………………………………………………………… 3. Thể tích mol của chất khí - Là thể tích chiếm bởi N A phân tử của chất khí đó. Ở cùng một nhiệt độ và áp suất, 1 mol của bất kì chất khí nào cũng có thể tích bằng nhau. - Ở điều kiện chuẩn (đkc) (nhiệt độ 25C và áp suất 1 bar ) 1 mol chất khí bất kì đều chiếm thể tích 24, 79  - Ví dụ: Ở nhiệt độ 25C và áp suất 1 bar , 1 mol khí CO2 và 1 mol khí SO2 đều có thể tích 24, 79  . 4. Chuyển đổi giữa các đại lượng m  n  M  V  A a) Chuyển đổi giữa khối lượng  m  và khối lượng mol  M  m  n.M  g  m  n  mol    m M  M   g / mol   n - Ví dụ: 1 Tính số mol có trong 32 g Cu mCu 32 nCu    0,5 mol . M Cu 64  2 Tính khối lượng của 1, 5 mol Al mAl  nAl .M Al  1, 5.27  40,5 g  3 Tính khối lượng mol của chất A , biết rằng 0,125 mol chất này có khối lượng 12, 25 g mA 12, 25 MA    98 g / mol . nA 0,125 - Bài tập vận dụng: 1 Tính số mol của 22 g CO2 ; 6 g Mg ; 85,5 g Al2  SO4 3 ; 7,1 g HCl; 8, 775 g NaCl; 5, 6 g CaO ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 11 | P a g e
  12. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA  2 Tính khối lượng của 1,5 mol CaCO3 ; 0,125 mol BaCl2 ; 0,5 mol Fe  OH 3 ; 2,5 mol Zn3  PO4 2 ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… b) Chuyển đổi giữa số mol và thể tích V n  mol   V  n.24, 79    24, 79 - Ví dụ: 1 Tính số mol của 2, 479  CO2 nCO2 2, 479 VCO2    0,1 mol 24, 79 24, 79  2 Tính thể tích của 0, 25mol NH 3 VNH3  nNH3 .24, 79  0, 25.24, 79  6,9125  - Bài tập vận dụng: 1 Tính số mol của các khí: 4,958  Cl2 ; 7, 437  SO2 ; 12,395  O2 ; 37,185  H 2 ; 29,748  N 2 ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………  2 Tính thể tích của các khí sau ở điều kiện chuẩn (đkc): 0,1 mol Cl2 ; 0,15 mol SO2 ; 1,5 mol O2 ; 2 mol H 2 ; 0, 01 mol N 2 ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 12 | P a g e
  13. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA c) Chuyển đổi giữa số mol và lượng chất A A n  mol   23  A  n.N A  n. 6, 022.10 23 NA 6, 022.10 Với A là số hạt nguyên tử hoặc phân tử chất. - Ví dụ: 1 Tính số nguyên tử có trong 0, 2 mol O2 AO2  nO2 .N A  0, 2.6, 022.1023  1, 2044.1023 (nguyên tử)  2 Tính số phân tử có trong 0, 25 mol NaCl ANaCl  nNaCl .N A  0, 25.6, 022.1023  1,5055.1023 (phân tử) - Bài tập vận dụng: Tính số nguyên tử hoặc phân tử chứa trong 1 0, 4 mol H 2O  2  19, 6 g H 2 SO4  3 1, 2 mol Mn  4 6,5 g Zn ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 13 | P a g e
  14. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA 5. Tỉ khối chất khí a) Tỉ khối của khí A đối với khí B - Cho biết khí A nặng hơn hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần.  M A  d A .M B MA   B - Công thức: d A   MA B MB M B  d   A B Trong đó: M A là khối lượng mol của khí A . M B là khối lượng mol của khí B . + Nếu d A  1 : Khí A nặng hơn khí B . B + Nếu d A  1 : Khí A nhẹ hơn khí B . B + Nếu d A  1 : Khí A nặng bằng khí B . B - Ví dụ: Tính tỉ khối của hai khí SO2 và CO2 M SO2 64 d SO2    1, 45  Khí SO2 nặng hơn khí CO2 1, 45 lần. CO2 M CO2 44 M CO2 44 Ngược lại, d CO2    0, 6875  Khí CO2 nhẹ hơn khí SO2 SO2 M SO2 64 0, 6875 lần. - Bài tập áp dụng: 1 Tính tỉ khối của hai khí Cl2 và NH3 .  2  Tính tỉ khối của hai khí N 2 và O3 . ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 14 | P a g e
  15. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA b) Tỉ khối của khí A đối với không khí - Cho biết khí A nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần. Ta có thể lấy khối lượng mol trung bình của không khí là M kk  0, 2.32  0,8.28  29 g / mol MA - Công thức: d A   M A  29. d A kk 29 kk Trong đó : M A là khối lượng mol của khí A . + Nếu d A  1 : Khí A nặng hơn không khí kk + Nếu d A  1: Khí A nhẹ hơn không khí kk + Nếu d A  1 : Khí A nặng bằng không khí. kk - Ví dụ: Tính tỉ khối của khí O2 so với không khí M O2 32 dO2    1,1  Khí O2 nặng hơn không khí 1,1 lần. kk 29 29 - Bài tập áp dụng: Tính tỉ khối của các khí: NO2 ; Cl2 ; H 2 S ; HCl so với không khí ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 15 | P a g e
  16. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN Bài 1. Tính a) Số mol của 2,479 lít khí hydrogen. b) Thể tích của 11g khí CO2 . c) Thể tích của 1,8066.1023 phân tử khí oxygen. Bài 2. Hãy cho biết 74,37 lít khí oxygen a) có bao nhiêu mol oxygen? b) có bao nhiêu phân tử oxygen? c) có khối lượng bao nhiêu? Bài 3. Tính khối lượng Mg chứa số nguyên tử Mg bằng số phân tử CH 4 có trong 3, 7185 khí CH 4 (đkc). Bài 4. Tính tỉ khối của a) khí nitrogen và khí hydrogen. b) khí chlorine và khí carbon dioxide. c) khí C2 H 2 và khí CH 4 . d) Khí N 2O5 và khí SO3 . Bài 5. Tìm khối lượng mol của khí, biết: a) khí A nặng hơn khí hydrogen 32 lần. b) khí B nặng hơn không khí 2, 7586 lần. c) khí C nhẹ hơn khí N 2O5 0, 278 lần. Bài 6. Tìm khối lượng mol của khí, biết a) khí A có tỉ khối đổi với không khí là 0, 069 . b) Khí B có tỉ khối đối với oxygen là 0,875 . Bài 7. Một khí X có tỉ khối đối với khí C2 H 2 là 2, 731 . Xác định tên và công thức hóa học của khí X . 16 | P a g e
  17. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA THẦY CƯỜNG PLEIKU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 ĐỊA CHỈ: 74A VÕ TRUNG THÀNH CHƯƠNG I. PHẢN ỨNG HÓA HỌC SĐT: 0989 476 642 CHỦ ĐỀ 3. DUNG DỊCH VÀ NỒNG ĐỘ PHẦN I. LÝ THUYẾT 1. Dung dịch, chất tan và dung môi - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi. + Dung môi thường gặp là nước, chất tan có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí. + Khi dung môi và chất tan đều là chất lỏng thì dung môi là chất có thể tích lớn hơn. Có trường hợp chất vừa là dung môi vừa là chất tan. Ví dụ: + Hòa tan đường vào nước, ta thu được dung dịch nước đường. + Hòa tan rượu vào nước thì cả hai chất vừa là chất tan, vừa là dung môi (vì rượu tan vô hạn trong nước). + Dầu ăn không tan trong nước nhưng lại tan trong xăng. 2. Độ tan - Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ, áp suất xác định. + Độ tan của các chất rắn như đường, muối ăn,… đều tăng khi nhiệt độ tăng. mct - Công thức: S  .100 mnuoc - Ví dụ: Hòa tan 14,36 g NaCl vào 40 g H 2O ở nhiệt độ 20C thì thu được dung dịch bão hòa. Tính độ tan của NaCl ở nhiệt độ đó. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… - Bài tập áp dụng: 1 Ở 20C , khi hòa tan 40 g KNO3 vào 95 g H 2O thì thu được dung dịch bão hòa. Tính độ tan của KNO3 ở 20C . ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 17 | P a g e
  18. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA  2 Tính độ tan của K 2CO3 trong nước ở 20C . Biết rằng ở nhiệt độ này, hòa tan hết 45 g K 2CO3 vào 150 g H 2O thì thu được dung dịch bão hòa. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 3 Ở 20C , hòa tan m  g  KNO3 vào 95 g H 2O thì thu được dung dịch bão hòa. Biết độ tan của KNO3 ở 20C là 42,105  g / 100 g nuoc  ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………  4 Hòa tan 15 g NaCl vào 50 g H 2O . Biết độ tan của NaCl trong nước ở 25C là 36  g / 100 g nuoc  . Hỏi phải hòa tan thêm bao nhiêu gam NaCl vào dung dịch ban đầu để thu được dung dịch bão hòa? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 3. Nồng độ phần trăm - Nồng độ phần trăm  C %  của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100  g  dung dịch.  C %.md d m  mct   - Công thức: C %  ct .100%   100% md d m  mct .100%  dd  C% Trong đó:  mct  g  : Khối lượng chất tan.  md d  g  : Khối lượng dung dịch. md d  mct  mdung moi - Ví dụ: 1 Tính nồng độ phần trăm của 150 g dung dịch NaOH có chứa 15 g NaOH . ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 18 | P a g e
  19. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA  2 Hòa tan 40 g đường vào nước, thu được dung dịch nước đường có nồng độ 20% . Hãy tính a) Khối lượng dung dịch. b) Khối lượng nước cần dùng cho pha chế dung dịch trên. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………  3  Tính khối lượng chất tan NaOH có trong 150 g dung dịch NaOH 10% ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… - Bài tập áp dụng: 1 Tính khối lượng chất tan H 2 SO4 có trong 20 g dung dịch H 2 SO4 98% ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………  2 Hòa tan 20  g  KCl vào 60  g  nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 3 Hòa tan 25  g  NaCl vào nước thu được dung dịch có C %  10% . Tính khối lượng dung dịch. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 19 | P a g e
  20. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA 4. Nồng độ mol - Nồng độ mol  C M  của dung dịch là số mol chất tan có trong 1 dung dịch.  n  CM .V n  - Công thức: CM    n . Đơn vị của CM là M hoặc mol / L . V V  CM Trong đó:  n  mol  : Số mol chất tan trong dung dịch.  V  L  : Thể tích dung dịch. - Ví dụ: Hòa tan hoàn toàn 1, 35 g CuCl2 vào nước, thu được 50 mL dung dịch. Tính nồng độ mol của dung dịch. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… - Bài tập áp dụng: 1 Trong 400 mL dung dịch NaOH có hòa tan 20 g NaOH . Tính nồng độ mol của dung dịch. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………  2 Tính khối lượng chất tan H 2 SO4 có trong 140 mL dung dịch H 2 SO4 1, 2M . ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 20 | P a g e
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2