YOMEDIA
TẠI SAO MONA LISA LẠI MỈM CƯỜI
Chia sẻ: Nguyen Nhi
| Ngày:
| Loại File: PDF
| Số trang:6
98
lượt xem
7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Có hai sự kiện vốn gắn liền với bức tranh bí ẩn nhất trong lịch sử “Joconde” của Leonardo da Vinci (1452-1519), đã xảy ra trong thế giới nghệ thuật. Tại Ottawa, trong bản phúc trình về những nghiên cứu mới nhất nhân dịp kiệt tác này tròn 500 tuổi, một nhóm nhà khoa học Pháp và Canada mong muốn kết thúc những tìm tòi về sự bí ẩn của nó. Còn ở Paris vừa mới xuất bản cuốn “Thực chất sâu xa của Joconde: mật mã Leonardo da Vinci đã được khám phá”....
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: TẠI SAO MONA LISA LẠI MỈM CƯỜI
- TẠI SAO MONA LISA LẠI
MỈM CƯỜI
Có hai sự kiện vốn gắn liền với bức
tranh bí ẩn nhất trong lịch sử -
“Joconde” của Leonardo da Vinci
(1452-1519), đã xảy ra trong thế giới
nghệ thuật. Tại Ottawa, trong bản
phúc trình về những nghiên cứu mới
nhất nhân dịp kiệt tác này tròn 500
tuổi, một nhóm nhà khoa học Pháp và
Canada mong muốn kết thúc những
tìm tòi về sự bí ẩn của nó. Còn ở Paris
vừa mới xuất bản cuốn “Thực chất sâu
xa của Joconde: mật mã Leonardo da
Vinci đã được khám phá”.
chú ý lớp voan mỏng trên đầu
Để khám phá sự bí ẩn của họa phẩm
Mona Lisa
huyền thoại này, người ta đã tiến hành
những cuộc thử nghiệm không đơn giản chút nào, nhưng lẽ cố nhiên,
không gây nên một sự tổn thất nhỏ nào cho bức tranh của người họa sĩ
ý vĩ đại. Nhờ những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật, các nhà
khoa học đã có thể nghiên cứu tất cả những thành tố của bức tranh này:
- tấm ván từ cây dương mà họa phẩm đuợc vẽ lên, màu vẽ và lớp sơn lót,
chất quang dầu và những chất liệu khác đuợc các họa sĩ sử dụng vào
thời kỳ xa xưa đó. Trong vốn từ vựng của các giám định viên về nghệ
thuật đã xuất hiện những thuật ngữ hoàn toàn mới lạ đối với họ - phân
tích huỳnh quang và phân tích quang phổ, phương pháp phản xạ siêu
âm bằng tia hồng ngoại, phân tích quang phổ điện tử. Bức tranh đuợc
soi bằng tia X quang, đuợc khảo sát qua sự bức xạ tia tử ngoại, đuợc
quét ba chiều bằng laze kỹ thuật số và đuợc xử lý bằng những phương
pháp hiện đại nhất. Cách quét ba chiều như vậy cho ta độ chính xác tới
micron, tức là dưới một phần mười đuờng kính của sợi tóc thông
thường của con người.
Một phần lớn những phân tích và những nghiên cứu đuợc thực hiện tại
trung tâm nghiên cứu - phục chế của các viện bảo tàng Pháp nằm trong
viện bảo tàng Louvre. Gần 40 giám định viên, nhà vật lý và nhà hóa
học, nhà nghiên cứu nghệ thuật học đã tiến hành công việc khảo sát
hiện vật quan trọng nhất của viện bảo tàng Louvre ở Paris một cách hết
sức kỹ lưỡng và nghiêm túc - thái độ này chỉ có thể có ở những người
toàn tâm toàn sức phụng sự nghệ thuật.
Kết quả của gần bốn năm miệt mài làm việc đuợc các nhà khoa học
tổng kết trong một công trình quan trọng có cái tên gần giống với tên
cuốn tiểu thuyết nổi tiếng từng gây chuyện ầm ĩ Mật mã Da Vinci của
Dan Brown. Các tác giả cố ý làm điều đó để nói lên ý tưởng và mục
đích của mình. Đó là cuốn “Thực chất sâu xa của Joconde: Mật mã
Leonardo da Vinci đã đuợc khám phá”. Cuốn sách có rất nhiều minh
- họa, đăng những bức ảnh cho thấy rõ bí quyết trong cách vẽ của nhà
họa sĩ ý, công bố nhiều phiên bản đuợc tái hiện bằng phương pháp bức
xạ X quang, miêu tả và phân tích tất cả những “tai họa” mà họa phẩm
của Leonardo da Vinci phải hứng chịu trong suốt cuộc đời trường tồn
của nó.
Các nhà khoa học với sự hăng hái đặc biệt đã cố gắng khám phá ra kỹ
thuật vẽ tranh độc nhất vô nhị của Da Vinci mà trong các công trình
nghiên cứu nghệ thuật học đuợc biểu thị bằng thuật ngữ “sfumato” có
nghĩa là một cái gì đó mỏng manh, mờ ảo, huyền bí. Đó chính là cái mà
từ đó xuất hiện nụ cười nổi tiếng nhất trên thế giới và là cái mà không
một họa sĩ đương thời nào với Da Vinci nắm đuợc. Đó phải chăng là
cách dùng màu đặc biệt để tạo ra bầu không khí bí ẩn, kỳ lạ, ấn tượng
về một làn sương mờ ảo lung linh toát ra từ bức tranh?
Các giám định viên không phát hiện thấy dấu viết của ngón tay nào trên
tranh, mặc dầu một số chuyên gia cho rằng bậc danh họa ý đôi khi dùng
ngón tay để vẽ và họ đã chứng minh đuợc điều này. Hơn nữa, một thiết
bị có công suất lớn thậm chí cũng không thể phát hiện ra dấu vết của
bút cọ, bởi vì lớp màu trên gỗ đuợc phết rất mỏng và đều đặn. Tuy thế,
các nhà nghiên cứu cho đến nay vẫn không thể thâm nhập vào đuợc bí
mật của “sfumato”, do đó hãy còn quá sớm để kết thúc việc khảo sát
“Joconde”.
Thế còn nụ cười bí ẩn nhất của Mona Lisa đã khiến các nhà nghiên cứu
trước hết muốn khám phá ra bí quyết của nó, một nụ cười gây xúc động
- và lôi cuốn biết bao nhiêu người xem và làm nhiều thế hệ những người
yêu chuộng hội họa phải băn khoăn suy nghĩ? Công lao ở đây là thuộc
về các chuyên gia - khám phá này đã đuợc thực hiện.
Điều bí ẩn của Da Vinci là ở chỗ ông đã ghi lại nụ cười của một người
đàn bà hạnh phúc mà vừa mới đây đã tạo ra cuộc sống cho một con
người mới. Hơn thế nữa, các giám định viên thậm chí còn làm rõ rằng
Mona Lisa mà hình tượng đuợc nhà họa sĩ vĩ đại người ý đưa vào cõi
bất tử, đuợc miêu tả ngay sau khi nàng ban tặng cho chồng mình là
thương gia Franchesco det Jocondo đứa con thứ hai. Hoặc mang nó ở
phía dưới trái tim. Sự kiện này cũng cho phép xác định một cách chính
xác thời điểm hoàn thành thiên kiệt tác - khoảng năm 1503.
Phát hiện của các nhà nghiên cứu nhờ sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại
nhất của Canada trong việc quét hình ba chiều đã khẳng định điều đó.
Nó cho phép ta nhìn thấy đuợc những cái mà hàng thế kỷ bị che lấp
khỏi con mắt thế gian. Bằng những thiết bị thông minh, các nhà khoa
học đã phát hiện ra một tấm voan mỏng tang và trong suốt trên thân
hình người dàn bà diễm lệ. ở ý, vào thế kỷ XVI, những phụ nữ có mang
hoặc những người vừa mới sinh con có thể mang những tấm voan như
thế. Chi tiết này của bức tranh trên nền tối sẫm trước đây khiến người
ta không nhận ra đuợc, nhưng thực ra chính chi tiết ấy đã chứa đựng
một trong những điều bí ẩn của “Joconde”. Các giám định viên cũng
xác định đuợc rằng trong thời gian vẽ bức tranh, họa sĩ thoạt kỳ thủy
miêu tả một phụ nữ quí phái ở Florence đầu đội chiếc mũ trùm, nhưng
sau đó đã “thay y phục” cho nàng và nàng xuất hiện trước chúng ta một
- cách tự nhiên hơn với mái tóc buông xõa thoải mái. Tuy nhiên đằng sau
tất cả những cái đó là một mẹo vặt của họa sĩ. Theo các sử gia, để đầu
trần và xõa tóc ở thời đại Da Vinci chỉ có thể là những cô gái và những
người đàn bà lẳng lơ chứ không phải các quý bà, quý cô thuộc gia đình
nề nếp, hơn nữa lại là phu nhân của một thương gia buôn tơ lụa đáng
kính. Thực ra mái tóc của Mona Li sa đuợc kẹp lại ở sau gáy và đuợc
phủ lên bởi một chiếc mũ mỏng dính, nhưng họa sĩ đã xử lý khéo đến
nỗi chỉ có những giám định viên sành sỏi mới có thể phát hiện ra điều
đó sau 500 năm...
Theo các nhà nghiên cứu, bức tranh quả thực có một sức cuốn hút kỳ
lạ. Nó lặng lẽ làm ta mê hoặc như bị thôi miên, nhưng trong đó không
hề có một điều bí ẩn siêu nhiên nào, như Dan Brown, tác giả cuốn sách
gây chấn động dư luận Mật mã Da Vinci và bộ phim cùng tên vốn đuợc
đón nhận một cách khá lạnh nhạt tại Liên hoan phim quốc tế gần đây
nhất ở Cannes, quả quyết. “Mật mã” thực sự của Leonardo Da Vinci
nằm ở những bí quyết về tài nghệ của ông mà lớp con cháu đã cố gắng
hóa giải không chỉ một thế kỷ bằng cách vận dụng kinh nghiệm, những
công nghệ cao và những thành tựu khoa học mới nhất. Mật mã đó của
nhà danh họa đã được hóa giải một cách miễn cưỡng, tuy vậy nó vẫn
chịu sức ép của những tri thức mới.
Tại hội đồng khoa học ở Ottawa, nơi người ta thảo luận kết quả của
những khảo sát về thiên kiệt tác của Leonardo, các chuyên gia của Hội
đồng nghiên cứu quốc gia đã đánh giá cao tình trạng họa phẩm thiên tài
này đuợc bảo quản nguyên vẹn. Họ lưu ý rằng tấm ván mà bức tranh
- đuợc vẽ lên, rất nhạy cảm vơi độ chênh của nhiệt độ, với những biến
đổi của khí hậu. Tuy nhiên nếu như chế độ về nhiệt độ hiện nay sẽ đuợc
duy trì ở Louvre là nơi lưu giữ “Joconde” thì không có mối nguy hiểm
nào đe dọa nó cả - các chuyên gia đã đi tới kết luận như vậy.
Gây sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu là một vết xước dài 12cm
nằm ở phần trên của bức tranh, có lẽ đuợc hình thành khi nó đuợc tháo
ra khỏi chiếc khung ban đầu và đuợc phục chế vào giữa thế kỷ XVIII
hoặc đầu thế kỷ XIX. Tình trạng của chất liệu ở cái phần đó “đã đuợc
ổn định và không xấu đi theo thời gian”- Các chuyên gia Canada đã hài
lòng xác nhận.
Những vết rạn li ti trên bức tranh cũng không đe dọa họa phẩm bất tử
này. Việc khảo sát kỹ lưỡng cho thấy rằng lớp sơn dầu đã gắn chặt vào
gỗ đến nỗi không thể bong ra đuợc, và như các chuyên gia nhận định,
thiên kiệt tác đuợc sáng tác cách đây 500 năm sẽ còn bảo quản đuợc lâu
dài nữa. Còn hiện nay, những người yêu thích các thứ chuyện bí mật,
thần bí và những người mến mộ sáng tác của nhà danh họa đang đứng
xếp hàng rồng rắn để mong mua đuợc cuốn “Thực chất sâu xa của
Joconde: Mật mã Da Vinci đã đuợc khám phá” vừa mới xuất hiện trên
các quầy sách ở Paris.
Lê Sơn (Theo Ekho Planety)
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
Đang xử lý...