TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
lượt xem 18
download
Mục tiêu: đánh giá tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung (PAP) bất thường và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ có lập gia đình, trong tuổi sinh sản ở các xã vùng sâu huyện Thủ Thừa, Long An. Phương pháp: một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 625 phụ nữ trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2005 tại huyện Thủ Thừa-tỉnh Long An để xác định tỷ lệ PAP bất thường. Mẫu được chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên, theo tỉ lệ dân số. Kết quả: tỷ lệ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
- TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung (PAP) bất thường và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ có lập gia đình, trong tuổi sinh sản ở các xã vùng sâu huyện Thủ Thừa, Long An. Phương pháp: một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 625 phụ nữ trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2005 tại huyện Thủ Thừa -tỉnh Long An để xác định tỷ lệ PAP bất thường. Mẫu được chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên, theo tỉ lệ dân số. Kết quả: tỷ lệ PAP bất thường là 1,44% trong đó 0,8% ASCUS, 0,48% LSIL, 0,16% HSIL. Các yếu tố liên quan với tỉ lệ PAP bất thường: tuổi >35, tuổi quan hệ tình dục lần đầu, số bạn tình của vợ, số bạn tình của chồng, tình trạng phụ khoa hiện tại. Kết luận: Tỷ lệ PAP bất thường của phụ nữ vùng sâu huyện Thủ Thừa là 1,44%. ABSTRACT
- Objectives: to determine the prevalence of PAP smear abnormality and associated factors of marriage women, in reproductive age at remote communities of Thu Thua district- Long An province. Method: a cross-section study was conducted on 625 women from September to December, 2005 in Thu Thua district- Long An province to determine the prevalence of PAP abnormality and associated factors. Results: the prevalence of PAP smear abnormality is 1.44% including 0.8% ASCUS, 0.48% LSIL, 0.16% HSIL. Associated factors are: age >35 years, age of first of sexual intercourse, number of wife-partners, number of husband- partners, results of exam,s gynecology. Conclusion: the prevalence of PAP smear abnormality of marriage women in remote communities of Thu Thua district- Long An province is 1,44%.
- ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư cổ tử cung xâm lấn là ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ, chiếm 12% ung thư ở nữ giới… Theo Hiệp Hội Quốc Tế chống ung thư thì ung thư cổ tử cung chiếm hàng đầu ở các nước đang phát triển. Ngày nay tỷ lệ ung thư cổ tử cung ngày càng giảm trong khi lọan sản cổ tử cung ngày càng tăng, đó là nhờ vào sự phát triển của chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phết mỏng tế bào cổ tử cung. Tại Mỹ nhờ chương trình này mà ung thư cổ tử cung xâm lấn đã giảm rõ rệt từ 35,5/100.000 dân xuống còn 15,7/100.000 dân. Theo Dickinson thì t ỷ lệ mới mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung giảm 46-48%, còn Christopherson cũng đưa ra kết quả của chương trình sàng lọc ở Kenturkey (Mỹ) là tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung ở tuổi 35-39 giảm đến 70%. Phết mỏng tế bào cổ tử cung được Thế Giới thừa nhận là phương pháp đầu tay trong việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Ưu điểm của phương pháp này là tương đối đơn giản, rẻ tiền nhưng không phải ai cũng có điều kiện tiếp cận đặc biệt là các phụ nữ vùng nông thôn, thu nhập thấp, điều kiện tiếp xúc các dịch vụ y tế còn hạn chế… Đề tài này được thực hiện nhằm giúp những phụ nữ này được tiếp cận, nhận thức được tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư cổ tử cung, có thể trở thành mô hình cho các huyện vùng sâu khác. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Trong thời gian từ tháng 9 - tháng 12/2005 một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 625 phụ nữ ở các xã vùng sâu huyện Thủ Thừa- tỉnh Long An. Tiêu chuẩn chọn mẫu Phụ nữ có chồng hoặc đã có quan hệ tình dục sống tại các xã vùng sâu huyện Thủ Thừa và đồng ý tham gia nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ Đang hành kinh hoặc ra huyết âm đạo nhiều, đang viêm âm đạo cấp, có quan hệ tình dục, đặt thuốc hay thụt rửa âm đạo trong 24 giờ trước khi khám, tiền căn mỗ cắt tử cung hoàn toàn hay phết tế bào cổ tử cung không đạt yêu cầu. Phương pháp chọn mẫu Ngẫu nhiên theo tỷ lệ dân số. Phương pháp tiến hành Khám phụ khoa, làm phết mỏng tế bào cổ tử cung bằng que Ayre. Kỹ thuật tiến hành Mỗi phụ nữ được lấy 2 phiến đồ. Cổ ngoài: đặt đầu ngắn của que Ayre tựa lên lổ ngoài cổ tử cung xoay 3600, có thể xoay hơn 1 vòng. Phết mặt que cùng bên với chiều xoay lên lam theo đường thẳng 1 chiều, theo chiều dọc của lam. Cổ trong làm tương tự nhưng với đầu dài của que Ayre. Sau đó cố định ngay vào dung dịch cồn 950.
- Các dữ kiện thu thập được mã hóa và phân tích bằng phần mềm SPSS 11.5 KẾT QUẢ Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 9 đến tháng 12/2005 với 625 trường hợp chúng tôi có kết quả như sau: 9 trường hợp PAP bất thường chiếm tỷ lệ 1,44% trong đó 5 ca ASCUS chiếm 0,8%, 3 ca LSIL chiếm 0,48% và 1 ca HSIL chiếm 0,16%. Không có trường hợp nào bị loại khỏi nghiên cứu. Bảng 1. Các đặc điểm của dân số nghiên cứu Tần Tỷ lệ Đặc điểm số < 35 283 45.2 Tuổi ≥ 35 342 54.8 Làm ruộng 553 88.5 Nghề Nghề khác 82 11.5 Trình độMù chữ, cấp 1 425 68 học vấn Cấp 2, 3 200 32 Thiếu ăn 119 19 Tình Không thiếu ăn 506 81 trạng
- kinh tế Sống cùng chồng 603 96.4 Tình trạng giaKhông sống 22 3.6 đình cùng chồng Nhận xét: tuổi trung bình của nghiên cứu là 35,2. Phụ nữ sống chủ yếu bằng nghề nông chiếm 88,5%. Trình độ học vấn thấp với tỷ lệ mù chữ, cấp 1 khá cao chếm 68%, không có trường hợp nào học trên cấp 3. Gần 1/5 dân số sống trong cảnh thiếu ăn. Đa số phụ nữ đang sống cùng chồng chiếm 96,4%. Bảng 2. Tiền căn sản phụ khoa Tiền căn SPK Tần số Tỷ lệ Số lần mang≤ 2 378 60,5 thai >2 247 39,5 ≤2 405 64,8 Số lần sanh >2 220 35,2 lần≤ 18 154 24,6 QHTD đầu ≥ 19 471 75,4
- Tiền căn SPK Tần số Tỷ lệ Số bạn tình1 611 97,8 vợ ≥2 14 2,2 Số bạn tình1 595 95,2 chồng ≥2 30 4,8 Nhận xét: mang thai từ 2 lần trở lên còn khá cao 39,5% và 35,2% sanh con thứ 3 ttrở lên. Từ 18 tuổi có quan hệ tình dục chiếm 24,6%. Số phụ nữ có hơn 1 bạn tình chiếm 2,2% và 4,8% các ông chồng có hơn 1 bạn tình Bảng 3. Tiền căn khám phụ khoa và kết quả khám phụ khoa Tần số Tỷ lệ Tiền căn 6 tháng KPK Bình thường 375 60 Kết quảViêm âm đạo 177 28.3 KPK Tổn thương 73 11.7 CTC
- Nhận xét: 70,3% phụ nữ khám phụ khoa định kỳ, có duy nhất 1 tr ường hợp chưa từng khám phụ khoa. Tỷ lệ viêm âm đạo trong cộng đồng là 28,3%. Bảng 4. Mối liên quan giữa PAP bất thường với các đặc điểm của mẫu nghiên cứu PAP PAP P Đặc điểm (-) (+) < 35 283 0 Tuổi 0,009 ≥ 35 333 9 Làm ruộng 545 8 Nghề 0,948 Nghề khác 71 1 chữ, Trình Mù 417 8 độ họccấp 1 0,176 199 1 vấn Cấp 2, 3 Thiếu ăn Tình 116 3 Không thiếu 0,485 trạng 500 6 kinh tế ăn
- PAP PAP P Đặc điểm (-) (+) Sống cùng Tình 594 9 chồng trạng 0,847 Gia Không sống 22 0 đình cùng chồng Số lần ≤2 375 3 0,245 mang >2 241 6 thai Số lần≤ 2 402 3 0,138 sanh >2 214 6 QHTD ≤ 18 148 6 0,009 lần đầu ≥ 19 468 3 Số bạn1 604 7 0,015 tình vợ ≥ 2 12 2 1 590 5 Số bạn 0,000 ≥ 2- 26 4 tình
- PAP PAP P Đặc điểm (-) (+) chồng 6 tháng - 1 năm 432 7 Tiền > 2 năm, khó 183 2 0,88 căn chịu KPK 1 0 Chưa bao giờ Bình thường 374 1 Kết quảViêm âm 171 6 0,000 đạo KPK 71 2 Tổn thương CTC Nhận xét: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kết quả PAP bất thường với các yếu tố: tuổi ≥ 35, tuổi quan hệ tình dục lần đầu, số bạn tình vợ, số bạn tình chồng và tình trạng phụ khoa hiện tại. Và không có sự khác biệt có
- ý nghĩa thống kê với nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế, hôn nhân, số lần mang thai, số lần sanh và tiền căn khám phụ khoa BÀN LUẬN Tỷ lệ PAP bất thường là 1,44% tương đương Vũ Bá Quyết 1,38%, Nguyễn Chấn Hùng 1,21%, Bùi Thị Hồng Nhu 1,86%. Các nghiên cứu ngoài nước như của Usha B. Saraiya là 1,4% và Planned Prenthood Clinics National Wide là 2,3%. Tuổi có PAP bất thường là ≥ 35 tương đương Nguyễn Chấn Hùng, Trương Công Phiệt, các tác giả nước ngoài như Carson và Meisel thì PAP bất thường ở tuổi < 35. Điều này có thể do khác nhau về địa lý, thời điểm nghiên cứu…. Nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế, gia đình không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê với kết quả PAP bất thường. Tuổi quan hệ tình dục lần đầu, số bạn tình vợ, chồng đều làm tăng nguy cơ PAP bất thường. Theo nghiên cứu của ACOG tại Mỹ năm 2003 cho thấy hơn 94% phụ nữ bắt đầu làm PAP ở tuổi 18 hoặc khi bắt đầu quan hệ t ình dục và 74,2% tiếp tục được tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ sau đó. Trong khi đó ở những nước đang phát triển tỷ lệ này chỉ khoảng 5%. 1/3 phụ nữ chỉ đi khám khi khó chịu cho thấy kiến thức về y tế, nhu cầu về kiểm tra sức khỏe của phụ nữ nước ta chưa cao. Mặt khác những phụ nữ này
- chưa hiểu được tầm quan trọng của việc khám phụ khoa định kỳ nên họ chưa quan tâm đúng mức thậm chí họ còn rất e ngại ngay cả khi có vấn đề khó chịu. Kết quả khám phụ khoa liên quan có ý nghĩa thống kê với số lần PAP bất thường cho thấy bất thường tế bào cổ tử cung có thể xảy ra ở mọi cổ tử cung trơn láng hay bị tổn thương, có hoặc không tình trạng viêm âm đạo. Do đó chỉ mỗi việc khám phụ khoa đơn thuần sẽ bỏ sót những trường hợp bất thường tế bào cổ tử cung tiềm ẩn. Điều này nhấn mạnh vai trò phết tế bào cổ tử cung định kỳ khi khám phụ khoa. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 625 trường hợp chúng ta thấy: -Tỷ lệ PAP bất thường là 1,44% trong đó ASCUS 0,8%, LSIL 0,48%, HSIL 0,16% -Các yếu tố có liên quan với PAP bất thường là: + Tuổi > 35 + Tuổi quan hệ tình dục lần đầu + Số bạn tình vợ, chồng + Tình trạng phụ khoa hiện tại
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khảo sát kiến thức - thái độ - hành vi về việc tầm soát ung thư cổ tử cung của nữ nội trợ từ 18-65 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh từ 25/2/2008 đến 11/5/2008
7 p | 108 | 10
-
Kiến thức ung thư cổ tử cung và thái độ tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ tại thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 11 | 5
-
Tầm soát ung thư cổ tử cung - kiến thức cập nhật
4 p | 53 | 5
-
Tầm soát ung thư cổ tử cung trong cộng đồng dân cư huyện Chợ Mới tỉnh An Giang
7 p | 69 | 3
-
Giá trị tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phối hợp phương pháp Cyprep Pap test và xét nghiệm HPV realtime PCR ở phụ nữ khám phụ khoa tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu năm 2021-2022
8 p | 14 | 3
-
Đánh giá kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung tại khoa Sản Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2019
7 p | 4 | 2
-
Khảo sát thực trạng kiến thức thực hành về tầm soát ung thư cổ tử cung người bệnh đến khám bệnh Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
5 p | 10 | 2
-
Vai trò nhuộm kép P16/KI-67 trong sàng lọc ung thư cổ tử cung
6 p | 14 | 2
-
Hiệu quả tầm soát ung thư cổ tử cung tại cộng đồng sử dụng phương pháp VIA và PAP ở phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi tại Bắc Ninh và Cần Thơ, 2013
6 p | 77 | 2
-
Giá trị tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm PAP, HPV, phối hợp PAP và HPV (Co-testing) tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương
4 p | 58 | 2
-
Tỷ lệ có tầm soát ung thư cổ tử cung và các yếu tố liên quan ở nữ công nhân tại hai công ty của quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 49 | 2
-
Tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ các xã vùng sâu huyện Thủ Thừa tỉnh - Long An
6 p | 63 | 2
-
Hiệu quả sàng lọc ung thư cổ tử cung của máy soi cổ tử cung Dr.Cervicam C20 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
5 p | 3 | 2
-
Tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ tại huyện hòa thành, tỉnh Tây Ninh
7 p | 47 | 1
-
Kết quả bước đầu dự án tăng cường nhận thức của phụ nữ về tầm soát ung thư cổ tử cung, kết hợp hỗ trợ sàng lọc, phòng ngừa và điều trị ca bệnh tại tỉnh Thái Bình và Cần Thơ, Việt Nam
6 p | 3 | 1
-
Xây dựng mô hình can thiệp dự phòng và tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tỉnh Điện Biên
7 p | 4 | 1
-
Giá trị của xét nghiệm HPV đầu tay trong tầm soát ung thư cổ tử cung
6 p | 1 | 1
-
Tổn thương tiền ung thư, ung thư cổ tử cung và yếu tố nguy cơ
7 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn