intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thay đổi chức năng đông máu sau phẫu thuật cắt gan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phẫu thuật cắt gan có thể gây bất thường đông máu sau mổ với kéo dài INR, aPTT và giảm tiểu cầu. Do đó, tác giả thực hiện nghiên cứu khảo sát sự thay đổi chức năng đông máu sau phẫu thuật cắt gan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thay đổi chức năng đông máu sau phẫu thuật cắt gan

  1. Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 28(2):127-133 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.16 Thay đổi chức năng đông máu sau phẫu thuật cắt gan Nguyễn Thị Ngọc Đào1,2,*, Hà Quốc Hùng1, Nguyễn Thị Thuỳ Dương2, Doanh Đức Long1 1 Bộ môn Gây mê Hồi sức, Khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Khoa Gây mê-Hồi sức, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Phẫu thuật cắt gan có thể gây bất thường đông máu sau mổ với kéo dài INR, aPTT và giảm tiểu cầu. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu khảo sát sự thay đổi chức năng đông máu sau phẫu thuật cắt gan. Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi INR, aPTT, số lượng tiểu cầu sau cắt gan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt dọc trên người bệnh ung thư tế bào gan trải qua phẫu thuật cắt gan. Tiêu chí nghiên cứu gồm: giá trị INR, aPTT và số lượng tiểu cầu sau mổ; Tỉ lệ người bệnh có INR ≥ 1,4, aPTT > 38 giây và tiểu cầu < 80 G/L; Tỉ lệ người bệnh có rối loạn đông máu. Kết quả: Có 124 người bệnh trong nghiên cứu. INR đạt đỉnh vào hậu phẫu ngày 2 và giảm dần, với 33,1% có INR kéo dài. aPTT ít thay đổi, với 3,2% có aPTT kéo dài. Số lượng tiểu cầu giảm thấp nhất vào hậu phẫu ngày 2 (trung vị: 134 G/L), sau đó dần hồi phục, với 8,9% có giảm tiểu cầu. Tỉ lệ người bệnh có bất thường đông máu là 35,5%. Kết luận: Bất thường đông máu sau cắt gan xảy ra phổ biến. Tình trạng này thường tạm thời với INR kéo dài và giảm số lượng tiểu cầu, đạt đỉnh ở hậu phẫu ngày 2. Từ khóa: INR; số lượng tiểu cầu; cắt gan Abstract COAGULATION CHANGES FOLLOWING HEPATECTOMY Nguyen Thi Ngoc Dao, Ha Quoc Hung, Nguyen Thi Thuy Duong, Doanh Duc Long Background: Hepatectomy can lead to coagulopathy postoperatively, characterized by prolonged INR and aPTT, along with thrombocytopenia. Therefore, we conducted a study to investigate changes in coagulation function following hepatectomy. Objectives: To assess the postoperative changes in INR, aPTT values, and platelet counts in patients undergoing hepatectomy. Ngày nhận bài: 30-12-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 08-03-2025 / Ngày đăng bài: 11-03-2025 *Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Ngọc Đào. Bộ môn Gây mê hồi sức, Khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: dao.ntn@ump.edu.vn © 2025 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. https://www.tapchiyhoctphcm.vn 127
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 Methods: A longitudinal observational study was conducted on patients with hepatocellular carcinoma undergoing hepatectomy. The outcomes included: (1) values of INR, aPTT, and platelet counts, (2) the proportion of patients with prolonged INR (≥ 1.4), prolonged aPTT (> 38 seconds), and thrombocytopenia (< 80 G/L), and (3) the incidence of coagulation disorders (at least one of the abnormalities). Results: There were 124 patients included in this study. The INR value peaked on postoperative day 2 and gradually declined, with prolonged INR observed in 33.1% of patients. The aPTT value showed no significant change, with prolonged aPTT occurring in 3.2% of patients. Platelet count reached its lowest value on postoperative day 2 (median: 134 G/L), and gradually recovered, with thrombocytopenia observed in 8.9% of patients. The incidence of coagulation disorders following hepatectomy was 35.5%. Conclusion: Coagulation disorders after hepatectomy are commonly observed. These conditions are typically temporary, characterized by prolonged INR and decreased platelet counts, peaking on postoperative day 2. Keywords: INR; platelets; hepatectomy 1. ĐẶT VẤN ĐỀ (3) tỉ lệ người có bất thường đông máu sau phẫu thuật. Việt Nam là nước đứng hàng thứ 6 trên thế giới về tỉ lệ ung 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP thư gan, với đặc điểm phát triển trên nền xơ gan hoặc viêm NGHIÊN CỨU gan mãn tính. Nguyên nhân là do tình trạng nhiễm viêm gan siêu vi B trong dân số còn phổ biến (15-20 %) [1]. Cắt một 2.1. Đối tượng nghiên cứu phần gan là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả Người bệnh có chỉ định phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư ung thư gan nguyên phát [2,3]. gan tại bệnh viện Đại học Y Duợc Thành phố Hồ Chí Minh Gan là cơ quan chủ yếu tổng hợp các yếu tố đông máu, từ năm 2015 đến năm 2018. đóng vai trò quan trọng trong duy trì sự ổn định của hệ thống 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đông máu. Phẫu thuật cắt gan, đặc biệt trong điều trị ung thư Tất cả người bệnh trải qua phẫu thuật chương trình cắt gan tế bào gan nguyên phát (HCC), có thể gây ra những thay đổi có kiểm soát mạch máu do HCC; chức năng đông máu đáng kể, bao gồm kéo dài giá trị INR, aPTT và giảm số lượng tiểu cầu [4-9]. Các nghiên cứu trước Có tuổi từ 18-65; đây đã chỉ ra rằng những thay đổi này có liên quan đến phạm Phân độ thể chất theo Hội gây mê hồi sức Hoa Kỳ (ASA) vi cắt gan, thời gian phẫu thuật, và mức độ tổn thương nhu II-III; mô gan [10-13]. Xơ gan Child-Pugh A; và Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu mô tả chi tiết thay đổi đông máu sau cắt gan điều trị ung thư gan nguyên phát Đồng ý tham gia nghiên cứu. trên nền bệnh gan mạn tính. Chúng tôi giả thuyết rằng phẫu 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ thuật cắt gan có thể gây nên các bất thường đông máu. Với Người bệnh có rối loạn đông máu trước phẫu thuật. câu hỏi nghiên cứu là ”chức năng đông máu thay đổi như thế nào sau cắt gan?”, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát 2.2. Phương pháp nghiên cứu thay đổi chức năng đông máu sau phẫu thuật. Mục tiêu nghiên 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu cứu gồm: Nghiên cứu mô tả cắt dọc, có phân tích. (1) giá trị INR, aPTT và số lượng tiểu cầu sau phẫu thuật; 2.2.2. Cỡ mẫu (2) tỉ lệ người bệnh có INR kéo dài, aPTT kéo dài và giảm Lấy mẫu hệ thống. tiểu cầu; và 128 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.16
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 2.2.3. Phương pháp thực hiện có bệnh gan nền trước phẫu thuật. Tất cả người bệnh có chỉ định phẫu thuật cắt gan theo giải Hơn ½ người bệnh có phẫu thuật cắt gan lớn và phẫu thuật phẫu do HCC. Trong phẫu thuật, thì cắt nhu mô gan người nội soi. Trung vị lượng máu là 200 mL với 8,1% người bệnh bệnh được được kẹp chọn lọc – ngắt quãng cuống Glissonean cần truyền máu và chế phẩm máu. của phân thùy gan. Tất cả người bệnh trải qua phẫu thuật cắt Bảng 1. Đặc điểm chung người bệnh trước và trong phẫu thuật gan đều được gây mê toàn diện với duy trì mê bằng (n=124) sevoflurane hoặc propofol, catheter ngoài màng cứng đoạn Đặc điểm Giá trị T8-9, được đặt trước dẫn mê đối với người bệnh được phẫu Tuổi † 53,9 ± 7,8 thuật mở. Theo dõi huyết động với catheter động mạch quay Nam giới * 106 (85,5) và tĩnh mạch cảnh trong, duy trì áp lực tĩnh mạch trung tâm BMI † 22,3 ± 2,9 (CVP) 3-5 mmHg thì cắt nhu mô gan nếu huyết động cho Phân độ thể chất theo ASA * phép. Cuối phẫu thuật, người bệnh được hoá giải dãn cơ bằng II 116 (94,4) sugammadex, rút ống nội khí quản và theo dõi tại hồi tỉnh 24 III 8 (6,4) * giờ. Sau phẫu thuật, người bệnh được theo dõi chức năng Có viêm gan siêu vi B 75 (60,4) đông máu gồm INR và tiểu cầu ngày 0, 1, 3, 5 và thời gian Có viêm gan siêu vi C * 27 (21,8) aPTT ngày 0, 1, 5. Xơ gan Child-Pugh A * 124 (100) † Hb (g/dL) 14,2 ± 1,5 2.2.4. Biến số nghiên cứu INR† 1,1 ± 0,1 Biến số nghiên cứu chính: giá trị INR, aPTT, số lượng tiểu aPTT (giây)† 30,7 ± 4,1 cầu ở hậu phẫu ngày 0 (N0), ngày 1 (N1), ngày 2 (N2) và Tiểu cầu (G/L) † 208,6 ± 71,7 ngày 5 (N5). * Phẫu thuật cắt gan lớn 53 (42,7) Biến số nghiên cứu phụ: tỉ lệ người bệnh có INR kéo dài Phẫu thuật nội soi * 59 (47,6) (≥ 1,4), aPTT kéo dài (> 38 giây), giảm tiểu cầu (< 80 G/L) Lượng máu mất, mL ¶ 200 (100 – 300) và có bất thường đông máu sau phẫu thuật (khi có ít nhất một Truyền máu/chế phẩm máu * 10 (8,1) trong ba rối loạn trên). Thời gian gây mê, phút † 256,5 ± 88,5 † Thời gian phẫu thuật, phút 195,3 ± 84,1 2.2.5. Xử lý số liệu * Duy trì mê với propofol 42 (33,9) Thu thập số liệu bằng phần phần mềm Microsoft Excel và * Duy trì mê với sevoflurane 82 (66,1) xử lý bằng phần mềm R 4.3.2. BMI: chỉ số khối cơ thể (Body’s Mass Index); ASA: American Society of Anesthesiologists-Hội Gây mê Hồi sức Hoa Kì Các biến định lượng có phân phối chuẩn được trình bày * số người bệnh (tỉ lệ phần trăm); † trung bình ± độ lệch chuẩn; bằng trung bình ± độ lệch chuẩn, không có phân phối chuẩn ¶ trung vị (khoảng tứ phân vị) được trình bày bằng trung vị và khoảng tứ phân vị. Các biến số định tính được trình bày bằng tần số và tỉ lệ phần trăm. 3.2. Thay đổi giá trị INR, aPTT và số lượng tiểu cầu sau phẫu thuật Bảng 2. Giá trị INR và số lượng tiểu cầu sau phẫu thuật (n=124) 3. KẾT QUẢ Khoảng giá Thời điểm Biến số Giá trị trị‡ Từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2018, tại bệnh viện Đại học Giá trị INR† 1,1 ± 0,1 0.9 – 1,3 Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thu thập Tiền phẫu Số lượng tiểu cầu 202 và phân tích số liệu trên 124 người bệnh với kết quả như sau: 78 – 486 (G/L) ¶ (158 – 242) Giá trị INR† 1,2 ± 0,1 0,9 – 1,5 Hậu phẫu 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu N0 Số lượng tiểu cầu 172 65 – 535 Hầu hết (94,4%) người bệnh có ASA II và 82,2% người bệnh (G/L) ¶ (138 – 224) https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.16 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 129
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 Thời điểm Biến số Giá trị Khoảng giá 4. BÀN LUẬN trị‡ Giá trị INR 1,3 ± 0,2 1,0 – 1,8 Hậu phẫu 4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu N1 Số lượng tiểu cầu 160 (G/L) ¶ (123 – 212) 88 – 446 Nghiên cứu quan sát trên 124 người bệnh với độ tuổi trung bình 53,9 ± 7,8, và có bệnh nền nhẹ (ASA II: 94,4%). Tỉ lệ Giá trị INR† 1,4 ± 0,2 1,1 – 1,9 Hậu phẫu người bệnh có viêm gan siêu vi B và C lần lượt là 60,4% và N2 Số lượng tiểu cầu 134 59 – 571 21,8%, chiếm phần lớn, phản ánh dịch tễ tại Việt Nam [1]. (G/L) ¶ (102 – 175) Toàn bộ người bệnh có xơ gan Child Pugh A và không kèm Giá trị INR† 1,2 ± 0,2 1,0 – 1,7 Hậu phẫu bất thường đông máu trước phẫu thuật (Bảng 1). Phẫu thuật N5 Số lượng tiểu cầu 154 cắt gan lớn chiếm 42,7% và lượng máu mất trung vị trong 49 – 483 (G/L) ¶ (111 – 192) phẫu thuật là 200 mL (Bảng 1). Phẫu thuật cắt gan có nguy † giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn; ¶trung vị (khoảng tứ phân vị); cơ làm thay đổi chức năng đông máu, đặc biệt trên nền bệnh ‡ giá trị nhỏ nhất – lớn nhất gan mạn tính. Vì vậy, chúng tôi theo dõi thay đổi chức năng Giá trị INR kéo dài và đạt đỉnh vào hậu phẫu N2, sau đó về đông máu trên những người bệnh này. bình thường. Số lượng tiểu cầu thấp nhất vào hậu phẫu N2 (Bảng 2). 4.2. Thay đổi giá trị INR, aPTT và số lượng tiểu Bảng 3. Giá trị aPTT (giây) sau phẫu thuật (n=124) cầu sau phẫu thuật Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình của INR đạt Thời điểm Giá trị† Khoảng giá trị‡ đỉnh vào hậu phẫu N2 (1,4 ± 0,2) và giảm dần từ hậu phẫu Tiền phẫu 30,5 (29,1 – 32,8) 21,1 – 40,7 N5 (1,2 ± 0,2) (Bảng 2). Nghiên cứu của Singh S có giá trị INR đạt đỉnh 1,8 vào hậu phẫu N2 và của Jacquenod P đạt Hậu phẫu N0 29,5 (27,4 – 31,5) 25,6 – 61,3 đỉnh 1,3 vào hậu phẫu N1 [8,11]. Sự khác biệt này có thể do Hậu phẫu N1 30,3 (28,4 – 32,5) 20,5 – 44,2 kiểm soát tốt CVP trong nghiên cứu này giúp giảm lượng máu Hậu phẫu N5 30,1 (28,7 – 32,1) 24,2 – 38,7 mất (trung vị 200 mL) so với mức trung bình trên 1000 mL, chiếm tỉ lệ 58% ở nghiên cứu của Singh S và 600 mL ở nghiên †giá trị trung vị (khoảng tứ phân vị); ‡giá trị nhỏ nhất – lớn nhất cứu của Jacquenod P. Qua đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của Thời gian aPTT thay đổi không đáng kể sau phẫu thuật việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu mất máu trong phẫu (Bảng 3). thuật [8,11]. Giá trị aPTT trong nghiên cứu của chúng tôi dao động từ 3.3. Tỉ lệ người bệnh có bất thường đông máu 30,1-30,5 giây, cho thấy không có sự thay đổi đáng kể sau cắt sau phẫu thuật gan (Bảng 3). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với phát hiện Có khoảng 1/3 người bệnh có INR kéo dài. Tỉ lệ người của Nguyễn Tất Nghiêm nhưng khác với của Bedawy AA bệnh có aPTT kéo dài và giảm tiểu cầu thấp (tương ứng: 3,2% aPTT kéo dài nhiều nhất ở hậu phẫu N1 (41,5 ± 0,41 giây) và 8,9%). Tỉ lệ người bệnh có rối loạn đông máu sau phẫu [4,5]. Sự khác biệt này là do nghiên cứu của tác giả Bedawy thuật là 35,5% (Bảng 4). AA chỉ tập trung vào nhóm cắt gan lớn trong khi nhóm này Bảng 4. Tỉ lệ người bệnh có bất thường đông máu sau phẫu thuật chỉ 42,7% trong nghiên cứu của chúng tôi. (n=124) Về số lượng tiểu cầu trung bình, chúng tôi ghi nhận mức Biến số Tần số (phần trăm) giảm sâu nhất vào hậu phẫu N2 (134 ± 102 G/L) và bắt đầu INR ≥1,4 41 (33,1) phục hồi từ hậu phẫu N5 (154 ± 111 G/L) (Bảng 2). Xu hướng aPTT > 38 giây 4 (3,2) giảm tiểu cầu trong hậu phẫu N1 và phục hồi dần là tương Tiểu cầu < 80 G/L 11 (8,9) đồng với các nghiên cứu tham khảo (Singh S, Jacquenod P, Kim YK [8,11,13]), phản ánh quá trình phục hồi sinh lý sau Có rối loạn đông máu 44 (35,5) tổn thương gan. 130 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.16
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 4.3. Tỉ lệ người bệnh có bất thường đông máu Dù tỉ lệ bất thường đông máu sau phẫu thuật trong nghiên sau phẫu thuật cứu chúng tôi thấp hơn đáng kể so với các nghiên cứu tham Chúng tôi chọn tiêu chí đánh giá bất thường đông máu là khảo, tình trạng này còn phổ biến (35,5%). Do đó, nhấn mạnh INR ≥ 1,4, aPTT > 38 giây, số lượng tiểu cầu < 80 G/L vì đây cơ chế của tổn thương gan và rối loạn đông máu phẫu thuật là giới hạn để chúng tôi rút catheter ngoài màng cứng sau cắt gan. Tuy nhiên, các rối loạn này thường mang tính tạm phẫu thuật cắt gan tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố thời và tự phục hồi. Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ người Nghiên cứu này có một số hạn chế bao gồm: thời gian theo bệnh có INR ≥ 1,4 là 33,1% (Bảng 5), tương tự nghiên cứu dõi ngắn và thiếu nhóm đối chứng và nghiên cứu đơn trung tác giả Shontz R và cao hơn của Kuang L, Kim YK [9,10,13]. tâm có thể hạn chế tính khái quát. Dù vậy, nghiên cứu có thể Tỉ lệ người bệnh có aPTT kéo dài (3,2%), giảm tiểu cầu cung cấp những dữ liệu giá trị về thay đổi đông máu sau cắt (8,9%) và tỉ lệ rối loạn đông máu chung trong nghiên cứu của gan, làm cơ sở cho các nghiên cứu lớn và dài hạn trong tương chúng tôi (35,5%) thấp hơn so với các nghiên cứu tham khảo lai. Về tính thực tiễn, nghiên cứu của chúng tôi cung cấp dữ (Bảng 5). Sự khác biệt này có thể do: liệu về tỉ lệ và thời điểm người bệnh có rối loạn đông máu sau (1) Tiêu chí đánh giá trong nghiên cứu chúng tôi là cắt gan, từ đó cung cấp thông tin cho thực hành gây mê hồi INR ≥ 1,4, aPTT > 38 giây, số lượng tiểu cầu < 80 G/L giống sức trong việc theo dõi người bệnh và lưu ý khi gây tê ngoài nghiên cứu Kuang L [9]. Trong khi nghiên cứu của Shontz R màng cứng giảm đau sau phẫu thuật cắt gan. là INR ≥ 1,4, aPTT > 40 giây, số lượng tiểu cầu < 100 G/L [10], nghiên cứu của Kim YK là INR ≥ 1,5; aPTT > 40 giây, 5. KẾT LUẬN số lượng tiểu cầu < 100 G/L [13]; (2) Khác nhau về lượng máu mất và truyền máu chế phẩm Nghiên cứu đã làm rõ sự thay đổi các chỉ số đông máu và tỉ máu, dịch truyền trong mổ. Nghiên cứu chúng tôi có lượng lệ bất thường của các chỉ số này sau phẫu thuật cắt gan. Kết quả máu mất (200 mL) tương đương nghiên cứu Kuang L (200- cho thấy INR kéo dài nhất vào hậu phẫu ngày 2 với tỉ lệ INR 300 ml) thấp hơn nghiên cứu của Shontz R (1200 mL), Kim kéo dài là 33,1%. Thời gian aPTT thay đổi ít với tỉ lệ 3,2% YK (681 mL) [9,10,13]. Ngoài ra, nghiên cứu của Kuang L người bệnh có aPTT kéo dài. Số lượng tiểu cầu sau phẫu thuật thì có truyền dịch cao phân tử còn chúng tôi thì không; và giảm nhiều nhất vào hậu phẫu ngày 2, với tỉ lệ giảm tiểu cầu là (3) Khác nhau về đặc điểm dân số nghiên cứu. Đặc điểm 8,9%. Tình trạng bất thường đông máu sau mổ cắt gan là phổ dân số nghiên cứu của chúng tôi tương tự tác giả Kuang L, biến (35,5%), nhưng có tính chất tạm thời. Kết quả cung cấp nhóm người bệnh cắt gan điều trị ung thư gan nguyên phát dữ liệu tham khảo có ý nghĩa trong thực hành gây mê hồi sức nhưng khác với nghiên cứu của Shontz R, cắt gan do nhiều cho phẫu thuật cắt gan. nguyên nhân trong đó ung thư gan nguyên phát chỉ 16,7%, nghiên cứu của Kim YK thực hiện trên người khoẻ mạnh hiến Lời cảm ơn gan [9,13]. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tập thể khoa Gây mê-Hồi Bảng 5. So sánh với các nghiên cứu tham khảo sức và khoa Ngoại Gan-Mật-Tuỵ Bệnh viện Đại học Y Dược Bất Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho aPTT Giảm INR kéo thường Tác giả tiểu cầu chúng tôi trong quá trình thu thập số liệu. dài (%) (%) đông máu (%) (%) Kuang L 24,2 18,7 12,5 54,8 Nguồn tài trợ [9] Nghiên cứu không nhận tài trợ. Shontz R 32,7 8,2 18,3 47 [10] Kim YK 24,9 25,3 4,6 39,4 Xung đột lợi ích [13] Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết Chúng tôi 33,1 3,2 8,9 35,5 này được báo cáo. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.16 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 131
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 ORCID 2. Cabrera R. Hepatocellular carcinoma: current trends in Nguyễn Thị Ngọc Đào worldwide epidemiology, risk factors, diagnosis, and https://orcid.org/0009-0007-2967-0402 therapeutics. Hepat Med. 2012;4:19–37. Hà Quốc Hùng 3. Lê Văn Thành, Nguyễn Đại Bình. Đánh giá kết quả phẫu https://orcid.org/0000-0002-4830-3954 thuật cắt gan trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan Doanh Đức Long tại bệnh viện K. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2010;14(4):217-22. https://orcid.org/0009-0007-7261-8925 4. Bedawy AA, Fayed NA, Morad W, et al. Rotational Đóng góp của các tác giả Thrombo Elastometry and Standard Coagulation Tests Ý tưởng nghiên cứu: Nguyễn Thị Ngọc Đào for Hepatic Patients undergoing Major Liver Resection. J Anesth Clin Res. 2012;3:9. Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Nguyễn Thị Ngọc Đào 5. Nguyễn Tất Nghiêm, Nguyễn Văn Chừng, Nguyễn Cao Thu thập dữ liệu: Nguyễn Thị Ngọc Đào, Doanh Đức Long, Cương. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và gây mê hồi Nguyễn Thị Thuỳ Dương sức trong phẫu thuật điều trị ung thư gan nguyên phát. Y Giám sát nghiên cứu: Nguyễn Thị Ngọc Đào học Thành phố Hồ Chí Minh. 2011;15(1):305-11. Nhập dữ liệu: Nguyễn Thị Ngọc Đào, Doanh Đức Long 6. Yuan FS, Ng SY, HO KY, Lee SY, Chung AY, Quản lý dữ liệu: Nguyễn Thị Ngọc Đào, Hà Quốc Hùng Poopalalingam R. Abnormal coagulation profile after hepatic resection: the effect of chronic hepatic disease Phân tích dữ liệu: Nguyễn Thị Ngọc Đào, Hà Quốc Hùng and implications for epidural analgesia. J Clin Anesth. Viết bản thảo đầu tiên: Nguyễn Thị Ngọc Đào 2012;24(5):398-403. Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Nguyễn Thị Ngọc Đào, 7. Elterman KG, Xiong Z. Coagulation profile changes and Doanh Đức Long, Nguyễn Thị Thuỳ Dương, Hà Quốc Hùng safety of epidural analgesia after hepatectomy: a retrospective study. J Anesth. 2015;29(3):367-72. Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu 8. Singh S, Vivekananthan P, Sharma A, Sharma S, Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban Bharathy K. Retrospective analysis of post-operative biên tập. coagulopathy after major hepatic resection at a tertiary care centre in Northern India. Indian J Anaesth. Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức 2017;61(7):575. Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong 9. Kuang L, Lin W, Wang D, Chen B. Abnormal nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí coagulation after hepatectomy in patients with normal Minh, số 74/ĐHYD-HĐ ngày 13/3/2015. preoperative coagulation function. BMC Surg. 2024;24(1):136. TÀI LIỆU THAM KHẢO 10. Shontz R, Karuparthy V, Temple R, Brennan TJ. Prevalence and Risk Factors Predisposing to 1. Vũ Văn Vũ, Võ Thanh Xuân Hạnh, Mai Thị Bích Ngọc, Coagulopathy in Patients Receiving Epidural Analgesia Lê Ngọc Lan Thanh. Dịch tễ học lâm sàng và cận lâm for Hepatic Surgery. Reg Anesth Pain Med. sàng ung thư gan nguyên phát: khảo sát 107 trường hợp 2009;34(4):308-11. điều trị tại Bệnh viện ung bướu Tp.HCM 2009-2010. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Jacquenod P, Wallon G, Gazon M, Darnis B, Pradat P, 2010;14(4):319–41. Virlogeux V, et al. Incidence and Risk Factors of 132 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.16
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 Coagulation Profile Derangement After Liver Surgery: Implications for the Use of Epidural Analgesia—A Retrospective Cohort Study. Anesth Analg. 2018;126(4):1142-7. 12. Ramspoth T, Roehl AB, Macko S, Heidenhain C, Junge K, Binnebösel M, et al. Risk factors for coagulopathy after liver resection. J Clin Anesth. 2014;26(8):654-62. 13. Kim YK, Shin WJ, Song JG, Jun IG, Kim HY, Seong SH, et al. Factors Associated With Changes in Coagulation Profiles After Living Donor Hepatectomy. Transplant Proc. 2010;42(7):2430-5. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.16 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 133
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
726=>0