YOMEDIA
ADSENSE
Thông điệp kết dính: Phần 2
24
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Tạo ra thông điệp kết dính" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Đáng tin, gợi cảm xúc, sức mạnh của chi tiết, những máy mô phỏng bay, bài kiểm tra Sinatra và Safexpress, tín thư kiểm nghiệm được,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thông điệp kết dính: Phần 2
- CHƯƠNG 4 ĐÁNG TIN CẬY rong suốt cuộc đời m inh, cứ mười người thì có m ột người T bị viêm loét. Viêm tá tràng, hình thức viêm loét thông dụng nhất, gần n h ư không bao giờ gây tử vong, nhưng chúng làm người b ện h vô cùng đau đớn. Trong m ột thời gian dài, nguyên n h ân gây lở loét vẫn là m ột ẩn số. Từ xưa vẫn có quan niệm cho rằng lở loét gây ra là do lượng a-xít thừa tích tụ trong dạ dày, ăn vào th à n h dạ dày. Người ta nghĩ rằng lượng a- xít dư thừa này là do stress, thức ăn cay, hoặc uống nhiều rượu. Phương pháp điều trị viêm tá tràng truyền thống thường tâp trung vào việc giảm thiểu các triệu chứng gây đau đớn, bởi lẽ không hề có m ột phương pháp “chửa làn h ” lở loét rõ ràng nào. Vào đầu những năm 1980, hai nhà nghiên cứu y học ở Perth, Australia, đã công bố m ột p h át kiến đáng kinh ngạc: Viêm loét là do vi khuẩn gây ra. Các nhà nhiên cứu này, Barry M arshall và Robin W arren, đã xác định chân tướng thủ phạm là m ột loại vi khuẩn dạng xoắn vô cùng bé nhỏ. (Sau này được đặt tên là Helicobacter pylori, hay H. pylori.) Phát kiến này có ý nghĩa vô củng quan trọng: Nếu viêm nhiễm là do vi khuẩn gây ra, nghĩa là ta có th ể chửa khỏi chúng. Trên thực tế, ta có thể khỏi bệnh
- chỉ trong vài ngày bằng m ột phương pháp đơn giản là dùng kháng sinh. Tuy nhiên, thế giới y học không hề tỏ ra hoan hỉ. Chẳng có tiệc m ừng nào cho M arshall và W arren cả, dù họ đã gần như đơn thương độc mã tìm cách cải thiện triển vọng sức khỏe cho hàng trăm triệu người. Nguyên nhân rất đơn giản: Không ai tin họ cả. Có m ột vài vấn đề với câu chuyện vi khuẩn này. v ấn đề đầu tiên là nó trái với những gì mà người ta thường nghĩ. A-xít trong dạ dày là m ột th ứ nguy hiểm tiềm tàng - rõ ràng là nó có thể ăn xuyên qua m ột m iếng bít tết dày cộp, và (tuy ít rõ ràng hơn) nó đủ m ạnh để p h ân hủy m óng tay. Thật lố bịch khi nghĩ rằng vi khuẩn có th ể tồn tại trong m ột môi trường n hư thế. Chẳng khác nào vấp chân phải lều tuyết của người Eskimo khi đang đi trên sa m ạc Sahara. Vấn đề thứ hai là nguồn thông tin. Vào thời điểm phát kiến xảy ra, Robin W arren chỉ là m ột nhà nghiên cứu b ện h học (pathologist) tại ruột bệnh viện ở Perth; Barry M arshall là một bác sỹ nội khoa thực tập mới ba mươi tuổi, thậm chí còn chưa thành bác sỹ. Cộng đồng y học m ong chờ những p h át kiến quan trọng từ các tiến sỹ ở các viện nghiên cứu hay các giáo sư ở những trung tâm y học cấp thế giới. Bác sỹ nội khoa thậm chí còn chỉ chửa không đến 10% b ệnh tật của cái thế giới này. Vấn đề cuối cùng là địa điểm . Một nhà nghiên cứu ở Perth chẳng khác nào nhà vật lý ở M ississippi. Khoa học là khoa học, nhưng, do thói rởm đời vốn là b ản chất của con người, chúng ta có xu hướng cho rằng nó chỉ có thể đến từ những nơi này mà không phải là những nơi khác. M arshall và W arren thậm chí còn không được m ột chuyên san y học nào chấp nhận báo cáo nghiên cứu của họ. Khi M arshall 178
- trìn h bày những gì m ình tìm ra tại m ột hội thảo chuyên môn, các nhà khoa học ôm bụng cười cả buổi. Một trong số những nhà nghiên cứu khi nghe ông trình bày đã bình luận rằng ông “thậm chí không có cách cư xử cùa m ột nhà khoa học.” Đê’ công bằng với những người nghi ngờ nghiên cứu này, rõ ràng họ có m ột luận cứ hợp lý: bằng chứng của M arshall và W arren dựa trên tương quan, chứ không phải nhân quả. Hầu hết các bệnh nhân m ắc chứng viêm đều có H. Pylori. Đáng tiếc là cũng có những người có H. pylori nhưng lại không bị viêm nhiễm . Và, để cho thấy quan hệ nhân quả, hai nhà nghiên cứu này không thê tiêm vi khuẩn vào người lành để xem họ có mọc ung n họt hay không. Khoảng năm 1984, M arshall dần m ất hết kiên nhẫn. Một buổi sáng ông bỏ bửa điểm tâm và đề nghị các cộng sự gặp m ình trong phòng thí nghiệm . Trong khi họ kinh hãi đứng nhìn, ông uống cạn m ột cốc chứa khoảng m ột tỷ khuẩn H. pyìori. “Nó có vị như thể nước ở đầm lầy,” ông nói. Trong vòng vài ngày, M arshall có các dấu hiệu đau đớn, buồn nôn và nôn m ửa - các triệu chứng kinh điển của bệnh viêm dạ dày, trạng thái trước khi xuất hiện lở loét. Dùng đèn nội soi, các đồng sự p h át hiện thấy th àn h dạ dày, vốn hồng hào khỏe m ạnh, giờ đây bắt đầu đỏ ửng và sưng tấy. Như m ột nhà ảo thuật, Marshall sau đó đã tự chửa khỏi bệnh cho m ình bằng m ột liều kháng sinh và b itm u t (bism uth) (thành phần chủ đạo trong Pepto-Bismol). Thậm chí ngay cả sau sự kiện kịch tính này, cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. Các nhà khoa học khác phản đối nó. M arshall đã chửa lành bệnh cho m ình trước khi lở loét bùng phát, họ tranh luận, vì thế có th ể ông chỉ mới có các triệu chứng viêm loét chứ 179
- không phải bị viêm loét th ậ t sự. Nhưng những gì M arshall làm đã tạo nên m ột làn sóng m ới những người ủng hộ lý thuyết vi khuẩn này, và các nghiên cứu sau đó cho ra ngày càng nhiều kết quả có lợi. Năm 1994, m ười năm sau, các Viện Y tế Quốc gia cuối cùng đã xác nhận ý tưởng kháng sinh là phương pháp tố t nhất trị viêm nhiễm . Nghiên cứu của M arshall và W arren đã có đóng góp lớn cho m ột đề tài quan trọ n g trong y học hiện đại: rằng vi khuẩn và vi-rút gây ra nhiều b ện h hơn chúng ta tưởng. Giờ đây người ta đã biết được rằng ung th ư cổ tử cung gây ra do vi-rút papillom a truyền nhiễm ở người, hay HPV. Một số chứng bệnh tim đã được tìm ra nguyên n h ân là vi-rút cytom egalo, m ột loại vi-rút thông dụng có trong hai p h ần ba dân số thế giới. Vào m ùa th u năm 2005, M arshall và W arren n hận giải Nobel y học vì đóng góp của họ. Hai người đàn ông này đã có được m ột hiểu biết xuất sắc, xứng đáng đoạt giải Nobel, và đã làm thay đổi thế giới. Vậy tại sao M arshall phải tự đầu độc m ình để khiến m ọi người tin ông? Tìm Kiếm Lòng Tin Chúng ta hãy đặt câu hỏi này bằng những th u ật ngữ rộng nhất có thể: Điều gì khiến m ọi người tin vào các ý tưởng? Hãy bắt đầu với những câu trả lời rõ ràng. Chúng ta tin bởi vì bố mẹ hay bạn bè chúng ta tin. Chúng ta tin bởi vì chúng ta đã có những trải nghiệm đưa chúng ta đến những niềm tin đó. Chúng ta tin vì niềm tin tôn giáo. Chúng ta tin vì chúng ta tin tưởng chính quyền. Đây là những thế lực có sức m ạnh - gia đình, trải nghiêm cá nhân, đức tin. Và m ay m ắn là chúng ta không cách gì điều khiển 180
- cách những thế lực này gây ảnh hưởng lên người khác. Chúng ta không th ể gửi th ư báo của chúng ta thông qua mẹ của người khác để gia tăng lòng tin được. Chúng ta không th ể xây dựng m ột bài trìn h bày PowerPoint có khả năng vô hiệu hóa các đức tin cốt yếu của người khác được. Nếu chúng ta đang phải cố thuyết phục m ột khán giả đa nghi tin vào m ột thông điệp mới mẻ nào đó, thực tế là chúng ta đang phải đấu m ột trậ n vất vả với m ột gã dày dạn kiến thức và quan hệ xã hội. Mọi th ứ sẽ có vẻ như ta chẳng thể làm gì hơn để tác động vào những điều họ tin tưởng. Nhưng nếu chúng ta nghi ngờ khả năng chúng ta có th ể tác động đến đức tin của người khác, đơn giản hãy nhìn vào những ý tưởng kết dính m ột cách tự nhiên, bởi vì m ột số ý tưởng trong số đó đã thuyết phục được chúng ta tin vào những th ứ tưởng chừng như vô lý. Khoảng năm 1999, m ột thông điệp qua thư điện tử lan truyền khắp m ạng Internet, chuyển từ người này đến người khác, quả quyết rằng các chuyến hàng chở chuối từ Costa Rica bị nhiễm khuẩn gây viêm cân m ạc hoại tử. Người ta cảnh báo không nên m ua chuối tro n g ba tu ần tiếp đó, và phải đi kiểm tra y tế ngay lập tức! nếu bị p h át bang sau khi ăn chuối. Bức thư điện tử này củng cảnh báo, “Nhiễm trù n g da do viêm cân mạc hoại tử gây ra đau đớn khủng khiếp và ăn m òn từ ba đến bốn xăng-ti-m ét thịt m ỗi giờ. Tàn tật rấ t dễ xảy ra, tử vong là điều hoàn toàn có th ể.” Nó nói rằng Ban Q uản lý Thuốc và Thực p hẩm (FDA) m iễn cưỡng không m uốn công bố m ột lời cảnh báo rộng rãi và lo sợ sẽ gây ra tình trạ n g hoảng loạn trên cả nước. (Ai củng thấy rõ được là việc m ất đi hàng xăng-ti-m ét thịt cũng đã đủ gây hoảng loạn rồi, thậm chí không cần đến p hản ứng của FDA.) Thông điệp gây kinh ngạc này được cho là xuất phát từ Viện Nghiên cứu Manheim. 181
- Tin đồn kỷ quặc này lan truyền m ột phần vì nó có sự có mặt của m ột đơn vị có th ẩm quyền. Nó được lưu hành bởi Viện Nghiên cứu Manheim! Và Ban Quản lý Thuốc và Thực phẩm cũng biết rõ vấn đề này! Viện Nghiên cứu M anheim và FDA được viện dẫn để thúc đẩy mức độ đáng tin cậy của câu chuyện. Thẩm quyền của chúng khiến chúng ta đắn đo về thông tin vô lý kia: Viêm cân m ạc hoại tử lấy đi ba xăng-ti-m ét th ịt mỗi giờ? Nếu đúng thế, sao họ không đưa tin này lên chương trình thời sự buổi tối? Rõ ràng là có ai đó đã n h ận ra rằng mức độ đáng tin của tin đồn này có th ể được cải thiện. Các phiên b ản sau này thêm vào m ột số ý như, “Thông điệp này đã được kiểm chứng bởi Trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch.” Nếu tin đồn lan truyền đủ lâu, chắc chắn cuối cùng nó sẽ trở th àn h “đã được thông qua bởi Dalai Lama” và “được xác nhận rõ ràng bở Hội đồng Bảo an.” hư những quả chuối nhiễm bẩn này cho thấy, các cơ quan N thẩm quyền là m ột n g uồn uy tín đáng tin cậy cho các ý tưởng của chúng ta. Khi chúng ta nghĩ về nhữ ng người có thẩm quyền có khả nãng tăng th êm uy tín, chúng ta có xu hướng nghĩ đến hai loại người. Thứ n h ất là các chuyên gia - những người treo đầy tường những tài liệu chứng tín đóng khung: Oliver Sachs tro n g th ần kinh học, Alan G reenspan trong kinh tế học, hay Stephen Hawking tro n g vật lý học. Những người nổi tiếng và các hình tượng khác mà chúng ta m uốn hướng đến tạo nên tầng lớp “thẩm quyền” thứ hai. Tại sao chúng ta lại quan tâm đ ến việc Michael Jordan thích đồ ăn M cDonald’s? Chắc chắn anh ấy không phải m ột chuyên gia dinh dưỡng được chứng nhận. Chúng ta quan tâm bởi vì chúng ta 182
- m u ố n được giống như Mike, và nếu Mike thích M cDonald's, chúng ta cũng thế. Nếu O prah thích m ột cuốn sách, điều này khiến chúng ta càng hứng thú với cuốn sách đó hơn. Chúng ta tin vào lời khuyên của những thần tượng vì chúng ta m uốn giống họ. Nếu b ạn đã có được sự chứng nhận của Stephen Hawking hay Michael Jo rd an - những chuyên gia hàng đầu và các m inh tinh sáng chói - hãy bỏ qua p h ần này. về phần chúng tôi, liệu chúng tôi có th ể trông cậy vào ai đây? Liệu chúng tôi có th ể tìm được những nguồn uy tín bên ngoài không có liên quan gì đến chuyên gia hay các m inh tinh hay không? Câu trả lời, th ật đáng ngạc nhiên, là có. Chúng ta có th ể lấy uy tín từ những người phản-thẩm -quyền. Một trong số đó là m ột phụ nữ tên là Pam Laffin. Pam Laffin, Phân Thẩm Quyền Pam Laffin là ngôi sao của loạt quảng cáo chống hút thuốc lá phát trên truyền hìn h vào giữa những năm 1990. Laffin không phải người nổi tiếng hay m ột chuyên gia sức khỏe gì cả. Cô ấy là người nghiện thuốc. Vào thời điểm đó, Laffin là m ột bà mẹ hai-mươi-chín tuổi với hai con. Cô b ắt đầu h ú t thuốc lúc mười tuổi và b ắt đầu phát triển chứng khí th ũ n g vào năm hai-mươi-bốn tuổi. Ca cấy phổi cho cô không diễn ra th à n h công. Greg Connolly, giám đốc ph ụ trách vấn đề quản lý thuốc lá tại Phòng Y tế Cộng đồng bang M assachusetts (MDPH), chịu trách nhiệm thực hiện m ột chiến dịch dịch vụ công cộng chống hút thuốc. Ông biết đến Pam Laffin và nhờ cô chia sẻ câu chuyên của m ình cho công chúng. Cô đồng ý. 183
- Connolly nói, “Điều chúng tôi học được từ nhữ ng chiến dịch trước đây rằng kể chuyện về người th ật việc th ật là phương pháp th uyết phục n h ấ t.” MDPH quay m ột loạt các đ oạn quảng cáo dài ba-mươi-giây, p h át kèm những chương trìn h đang hot như A lly McBeaỉ và D aw son’s Creek. Hình ảnh trong các đoạn quảng cáo này rất tàn bạo. Chúng chiếu cảnh Laffin đang phải gắng gượng tran h đấu giành lấy sự sống khi cô từ từ bị ngạt thở vì hai lá phổi không th ể hoạt động. Khán giả truyền hình theo dõi quá trìn h soi phế q u ản kéo dài của cô - m ột ống có gắn cam era ở đầu được đưa qua m iệng và vào phổi. Các đoạn chiếu này cũng cho thấy các vết sẹo k hủng khiếp do phẫu th u ậ t trê n lưng cô. Trong m ột đoạn phim khác, đưa vào các tắm ảnh chụp Laffin khi còn là m ột đứa trẻ và khi cô lớn, cô kể lại việc chứng khí th ũ n g đã khiến cô trở th àn h “m ặt ị” và “bướu cổ” n hư thế nào. Cô nói, “Tôi b ắt đ ầu h ú t thuốc để trông có vẻ già dặn hơn và tôi th ậ t tiếc p h ải nói rằng tôi đã th àn h công.” Các đ o ạn ph im này khó xem kinh khủng, và chúng khác hẳn khi đ ặ t cạn h n h ữ n g p h a ph im nhẹ nhàn g ngọt ngào như D aw son’s Creek. “Chúng tôi không ăn năn gì về chuyên đã khiến nh ữ n g người ngh iện th u ố c p h ải sốc m ạn h m à bừ ng tỉnh," Connolly nói. Laffin trở th à n h m ột nữ anh hùng trong phong trào chống thuốc lá. Cô là n h ân vật chính của m ột phóng sự trên MTV. T rung tâm Kiểm soát Bệnh dịch đã đưa câu chuyện của cô vào m ột chiến dịch chống thuốc lá trên mạng và m ột đoạn phim giáo dục dài hai m ươi p h ú t với nhan đề Tôi Không Thở Được. Cô chết vào tháng Mười Một năm 2000 ở tuổi ba-m ươi-m ốt, ba tu ần trước khi đ ến lịch ghép phổi lần thứ hai. 184
- au khi nghe câu chuyện về Laffin có lẽ b ạn cũng không lấy S làm ngạc nhiên việc cô là m ột nhà hùng biện thuyết phục. Mọi người đều tin rằng cô biết được m ình đang nói gì nhờ vào kinh nghiệm thực tế của b ản th ân mình. Cô có m ột câu chuyện đầy sức m ạn h để kể cho m ọi người nghe. Một ví dụ khác về khả năng lấy uy tín từ những người phản- thẩm -quyền đến từ Quỹ từ thiện Doe ở Thành phố New York, m ột tổ chức tiếp nhận những người đàn ông vô gia cư - những John D oe13 trong xã hội của chúng ta - và biến họ th àn h những công dân có ích thông qua hướng dẫn, cai nghiện, và, quan trọng hơn cả, đào tạo nghề. Cách đây vài năm , m ột số đại diện từ m ột tổ chức lớn - những m ạnh thường quân tài chính tiềm năng - có ý định đi th ă m các văn phòng của Quỹ từ thiện Doe. Quỹ Doe đã gửi m ột tài xế tên là Dennis đến đón họ và lái xe đưa họ đến trụ sở văn phòng. Trước khi đến với Quỹ Doe, Dennis là m ột người vô gia cư. Trong suốt chuyến xe kéo dài bốn mươi lăm phút, Dennis chia sẻ câu chuyện của m ình với các nhà từ thiện. Một người trong số họ bình luận, “C húng tôi không phải chỉ ngồi đâu đó rồi lắng nghe m ột b in h đoàn các giám đốc kể lể dịch vụ của họ hiệu quả thế này thế kia; D ennis là vị đại sứ tố t nhất cho Quỹ Doe - anh ấy là m ột bằng chứng sống.” Quỷ Doe cũng sử dụng phương châm này trong nội bộ tổ chức của m ình. Mỗi người vô gia cư tham gia chương trìn h được xếp cặp với m ột cố vấn m à hai năm trước đây cũng ở tro n g hoàn cảnh như anh ta. Chúng ta củng cần phải tự nhắc m ình rằng không phải lúc nào Laffin hay Dennis cũng có th ể trở th àn h những nguồn uy tín hiệu quả. Ba m ươi năm trước, m ột chiến dịch chống thuốc lá 13 John Doe: người bình thường, không danh tính. 185
- theo kiểu Laffin khó có th ể diễn ra. Thay vào đó, Trưởng Quân Y sẽ trìn h bày m ột bài thuyết giảng khô cứng về nhữ ng nguy hại của thuốc lá. Hoặc ta sẽ thấy cảnh Burt Reynolds tán dương những ưu điểm của m ột cuộc sống không có thuốc lá. Khi là m ột th à n h viên của thế giới hiện đại này, liên tục bị nhồi nhét hàng loạt các thông tin, chúng ta dần biết hoài nghi về nguồn gốc của các thông điệp đó. Ai đứng đằng sau những thông điệp này? Liệu m ình có nên tin chúng không? Liệu tin chúng thì được gì? Một quảng cáo khẳng định rằng loại dầu gội đầu mới cùa họ giúp tóc b ạn chắc khỏe hơn ít có độ uy tín b ằng việc nghe người bạn th ân say sưa nói tóc cô ấy trở nên chắc khỏe nhờ loại dầu gội mới như thế nào. Để xem nào. Công ty kia m uốn bán dầu gội cho bạn. Bạn của b ạn thì không, vậy là cô ấy đáng tin hơn rồi. Vấn đề là có th ể chính sự chân th àn h và đáng tin cậy của các n guồn chú n g ta hư ớng tới, chứ không p h ải tìn h trạng của chúng, biến chúng trở th àn h những thế lực th ẩm quyền. Đôi khi phản-thẩm -quyền th ậm chí còn hiệu quả hơn thẩm -quyềnế Sức Mạnh Của chi Tiết Không phải lúc nào chúng ta củng có m ột thế lực thẩm quyền bên ngoài xác m inh cho th ô n g điệp của chúng ta; hầu hết trường hợp các thông điệp của chúng ta phải tự xác m inh cho chính chúng. Chúng p h ải có “uy tín tự th ân .” Tất nhiên uy tín tự th ân thường ph ụ thuộc vào đề tài mà chúng ta thảo luận: Một chứng cứ to án học đáng tin cậy trông hoàn toàn khác m ột bình luận điện ản h đáng tin cậy. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là có m ột số nguyên tắc chung trong việc tạo dựng uy tín tự thân. Đe 186
- nhận thấy các nguyên tắc này hoạt động như thế nào, chúng ta có th ể m ột lần nửa quay lại với các huyền thoại thành thị. Cái Chết của Người Bạn Trai là m ột huyền thoại th àn h thị nổi tiếng bắt đầu bằng cảnh m ột cặp đôi phóng xe đi chơi trên chiếc xe hơi cùa chàng. Xe hết xăng cạnh m ột cái cây to trên m ột đoạn đường vắng vẻ. Cô gái nghi ngờ rằng chàng trai giả vờ để giở trò với mình, nhưng cô n h an h chóng nhận ra rằng họ th ật sự đã mắc kẹt ở đó. Cậu bạn trai quyết định đi bộ đến gia đình gần nhất để nhờ giúp đỡ, và cô gái thì ở lại. Cậu ta đã đi khá lâu - có cảm giác như hàng tiếng đồng hồ đã trôi qua rồi - và cô gái giật m ình bởi m ột tiếng cào xước ghê rợn phát ra từ m ui xe, có thể là tiếng cạ của m ột n h án h cây thấp. Sau vài tiếng chờ đợi trong lo lắng, cô gái bước ra khỏi xe và nhìn thấy - tiếng nhạc ghê rợn nổi lên! - b ạn trai m ình, đã bị giết chết và đang treo trên cây ngay phía trên chiếc xe. Những ngón chân của cậu ta cạ vào mui xe khi cơ th ể cậu đung đưa theo gió. Khi người ta truyền m iệng nhau huyền thoại này, họ luôn thêm vào các chi tiết cụ th ể nào đó. Nó luôn được đặt ở m ột vị trí cụ thể, thay đổi tùy vào nơi bạn nghe kể: ả‘Nó diễn ra ngay trên Đưởng 121”; “xảy ra ngay trên đầu dốc phía bên kia Hồ Travis.” Một chuyên gia về các huyền thoại địa phương, Jan Brunvand, nói rằng những huyền thoại “có được rất nhiều mức độ đáng tin cậy và hiệu ứng nhờ vào những chi tiết được địa phương hóa của chúng.” Kiến thức của người nào đó về các chi tiết thường là m ột bức thư ủy nhiệm hiệu quả cho thấy sự th àn h thạo của anh ta. Hãy nghĩ đến cách m à m ột cô nàng ưa thích m ôn lịch sử có th ể nhanh chóng tạo ra uy tín cho m ình bằng cách kể m ột giai thoại thứ vị tro n g thời kỳ Chiến tran h lạnh. Nhưng những chi tiết cụ 187
- th ể không chỉ đem lại uy túi cho những thế lực th ẩm quyền giới thiệu chúng; chúng còn đem lại uy tín cho chính b ản thân ý tưởng đó. Giai thoại Chiến tra n h lạnh, với nhiều chi tiết thú vị, sẽ vẫn đáng tin cậy dù người kể chuyện là ai đi nữa. Bằng cách khiến cho m ột tuyên bố nào đó trở nên hữu hình và cụ thể, các chi tiết giúp nó m ang m ột vẻ thực tế, và đáng tin hơn. Bồi Thẩm Đoàn và Bàn chải Đánh Rãng Darth Vader Năm 1986, Jo n ath an Shedler và Melvin Manis, hai nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan, đưa ra thí nghiệm mô phỏng một phiên xử án. Các đối tượng th am gia được yêu cầu đóng vai bồi thẩm đoàn và được giao đọc b ản ghi chép của m ột phiên tòa (hư cấu). Bồi th ẩm đoàn được yêu cầu đưa ra đ án h giá sự phù hợp của m ột bà mẹ, bà Johnson, và quyết định xem có nên để bà ta tiếp tục chăm sóc đứa con bảy tuổi của m ình hay không. Bản ghi chép được xây dựng sao cho cân bằng nhất: Có tám luận điểm chống lại bà Joh n so n và tám luận điểm ủng hộ bà Johnson. Tất cả th àn h viên bồi th ẩm đ oàn cùng nghe những luận điểm n h ư nhau. Sự khác biệt duy n h ất là mức độ chi tiết của những luận điểm này. ở m ột nhóm thí nghiệm , tất cả luận điểm ủng hộ bà Jo h n so n đều có m ột chi tiết sống động nào đó, trong khi các luận điểm chống lại bà thì không có thêm chi tiết nào cả; chúng vô cùng m ờ n h ạt khi đem ra so sánh. Nhóm kia thì ngược lại. Lấy m ột ví dụ, m ột luận điểm ủng hộ bà Jo h n so n nói: “Bà Joh n so n luôn q u an tâm đến vệ sinh thân thể của con và dặn con đ án h răng trước giờ đi ngủ.” ở dạng sống động, luận điểm này th êm vào m ột chi tiết: “Cậu bé dùng m ột cái bàn chải Star Wars trông rất giống D arth Vader.” 188
- Một luận điểm chống lại bà Johnson nói: “Đứa trẻ đến trường với m ột cánh tay bị trầy xước nghiêm trọng m à bà Johnson không hề lau rửa hay để tâm đến. Y tá của trường đã phải vệ sinh cho vết xước của b é.” Dạng sống động thêm vào chi tiết trong lúc cô y tá này đang lau rửa vết thương, cô làm đổ thuốc đỏ lên người và làm b ẩn bộ đồng phục. Các nhà nghiên cứu cẩn th ận kiểm nghiệm các luận điểm có và không có các chi tiết sống động nhằm đảm bảo rằng chúng có được ảnh hưởng quan trọ n g n h ư nhau - các chi tiết được xây dựng sao cho chúng không có liên quan gì đến p h án quyết về sự xứng đáng của bà Johnson. Chuyện bà Johnson không để tâm đến cánh tay trầy xước của con m ình là chuyện đáng nói; nhưng chuyện đồng phục của cô y tá bị vấy thuốc đổ chẳng có gì quan trọng cả. Nhưng tuy các chi tiết này lẽ ra không có m ột giá trị nào cả, thực tế là chúng lại có ý nghĩa rất lớn. Những thành viên bồi thẩm đoàn được nghe các luận điểm ủng hộ có những chi tiết sống động có xu hướng đánh giá bà Johnson là người mẹ thích hợp hơn hẳn (5,8 trên 10) so với những thành viên bồi thẩm đoàn được nghe các luận điểm không ủng hộ có các chi tiết sống động (4,3 trên 10). Các chi tiết rõ ràng đã có m ột tác động rất lớn. Có lẽ chúng ta có th ể thở phào nhẹ nhõm khi thấy dao động này không ở mức quá chênh lệch. (Nếu sự xứng đáng của người mẹ rơi tõm từ số tám xuống số hai, chắc chúng ta sẽ phải lo lắng về hệ thống công lý hiện hành.) Nhưng rõ ràng là bồi thẩm đoàn đã đưa ra các p h án quyết khác nhau dựa vào những chi tiết sống động không liên quan. Vậy tại sao những chi tiết này lại tạo được m ột sự khác biệt như thế? Chúng làm gia tăng mức độ đáng tin cậy của m ột luận điểm. Nếu tôi có thể hình dung ra 189
- hình ản h b àn chải D arth Vader, tôi sẽ dễ m ường tượng ra cảnh cậu bé đang chăm chỉ đ án h răng tro n g p h ò n g tắm , điều này đổi lại sẽ củng cố quan điểm cho rằng b à Jo h n so n là m ột người mẹ tố tẻ iều chúng ta cần học hỏi từ những huyền thoại thành thị và Đ vụ án bà Johnson là thực tế cho thấy các chi tiết sống động có giá trị vô cùng to lớn trong việc nâng cao uy tín. Nhưng một điều không th ể thiếu là chúng ta cũng cần phải tận dụng những chi tiết cốt lõi và chân thực. Chúng ta phải xác định rõ những chi tiết cũng thuyết phục và m ang tính người như “bàn chải D arth V ader” nhưng có ý nghĩa hơn - nhữ ng chi tiết thể hiện và ủng hộ cho ý tưởng cốt lõi của chúng ta. Năm 2004, hai giáo sư thuộc Trường Thương m ại Stanford đã tổ chức m ột hội thảo với sự tham gia của các tổ chức nghệ thuật ở W ashington, D.c. Một bài tập đã được xây dựng nhằm khiến các nhà lãnh đạo nghệ th u ậ t tập trung vào nhữ ng nguyên tắc lâu dài của tổ chức m ình, những nguyên tắc m à họ không được phép thỏa hiệp trong b ất kỳ trường hợp nào. Một tổ chức tham gia hội thảo này là Câu lạc bộ Khiêu vũ Liz Lerm an (LLDE), “một công ty gồm các nghệ sĩ m úa chuyên dàn dựng, biểu diễn, đào tạo, và thu h ú t m ọi người vào các hoạt động nghệ th u ậ t.” Tại hội thảo, b an quản trị LLDE kiên quyết khẳng định rằng m ột trong những giá trị cốt lối của họ là “sự đa dạng.” “Thôi n ào,” m ột tro n g số các giáo sư chế giễu, nghi ngờ rằng các giám đốc chỉ đang phóng đại lên m à thôi. “Ai cũng bảo giá trị của m ình nằm ở sự đa dạng, nhưng các ngài là m ột công ty khiêu vũ. Vủ đoàn của các ngài chắc toàn những cô cậu hai- m ươi-lăm -tuổi, ai cũng cao ngồng và gầy nhom . Có thể một 190
- trong số họ là người da m àu, như thế có gọi là đa dạng không?” Các khán giả khác, chưa biết gì về LLDE, gật đầu tán đồng với phản ứng hoài nghi này. Peter DiMuro, giám đốc nghệ th u ật của LLDE, đáp trả bằng một ví dụ. “Trên thực tế,” ông nói, “thành viên lâu năm nhất của chúng tôi là m ột người đàn ông bảy-mươi-ba tuổi tên là Thom as Dwyer. Ông đến với LLDE sau khi hoàn thành sự nghiệp của mình ở chính phủ Hoa Kỳ và về hưu năm 1988, và trước đây ông chưa bao giờ khiêu vũ cả. Tính đến thời điểm này ông đả đi cùng LLDE được m ười bảy năm .” Chi tiết này - Thom as Dwyer bảy mươi ba tuổi - đã chấm dứt sự hoài nghi trong căn phòng. Các giáo sư trải qua m ột thời khắc hiếm hoi không nói gì cả. Và không phải không có lý do mà DiMuro có th ể phản ứng nhanh chóng bằng m ột vi dụ sống động như thế. Lý do là sự đa dạng thực sự là m ột giá trị cốt lõi ở LLDE. Nó là m ột phần trong DNA tổ chức của LLDEệ Năm 2002, Liz Lerm an được trao “giải thiên tài” M acArthur vì sự nghiệp xây dựng khiêu vũ hiện đại với sự góp m ặt của các cộng đồng người trên khắp Hoa Kỳ. Trong m ột dự án khiêu vũ có tên là H a lle lu ja h /U .S .A ., Lerman đã đến tất cả các địa phương trên cả nước và hỏi dân ờ đó xem điều gì khiến họ cảm thấy biết ơn. Sau đó bà sáng tác và dàn dựng vở ba-lê dựa trên các lời khen ngợi này. Những buổi diễn cuối có sự góp m ặt của các thành viên từ cộng đồng địa phương: các nữ diễn viên m úa Hmong trẻ tuổi ở M inneapolis, những người nuôi chó cô-li Border ở Virginia, và m ột nhóm phụ nữ chuyên chơi bài sáu-cây đến từ Burlington, V erm ont, những người chỉ bỏ lỡ hai buổi duy nhất trong các trận bài hàng tuần của họ suốt bốn mươi năm . 191
- Giờ thì nói ngắn gọn m ột điều với những người hoài nghi đang trò n xoe m ắt ngoài kia, những người m à với họ m ột m àn biểu diễn m úa hiện đại nghe chẳng hấp dẫn gì hơn việc bị chôn sống: Dù b ạn là người thường bỏ hàng tu ần ngồi xem những người nuôi chó cô-li Border u ố n éo, b ạn cũng phải thừa nhận rằng LLDE rất đa dạng. Nó là đa dạng thực sự, chứ không phải chỉ đa dạng bằng lời nói suông. Ví dụ của Thom as Dwyer - cựu n h ân viên chính phủ bảy- m ươi-ba-tuổi - là m ột biểu tượng sống động, cụ th ể về m ột giá trị tổ chức cốt lõi. Đó là biểu tượng cho cả những người ủng hộ và b ản th ân các vũ công. Không ai m uốn th am gia vào m ột “dự án khiêu vũ” và phải làm m ột gã tru n g niên hói đầu duy nhất đứng trê n sân khấu chỉ to àn nhữ ng con cò trẻ tru n g mảnh khản h kia. Lời khẳng định của LLDE rằng sự đa dạng là một giá trị cốt lõi của họ đã có được lòng tin nhờ vào các chi tiết trong ví dụ của Dwyer, chứ không phải là nhờ vào m ột nguồn uy tín bên ngoài. Bên Ngoài Cuộc chiến Việc sử dụng các chi tiết sống động là m ột cách tạo ra uy tín bên tro n g - để dệt n ên các n g uồn uy tín vào ngay bên trong chính các ý tưởng. Một cách khác là sử dụng số liệu thống kê. Từ khi còn học ở trường, chúng ta đã được dạy cách hỗ trợ cho những luận điểm của m ình bằng chứng cứ thống kê. Nhưng các số liệu thống kê dễ khiến khán giả ngái ngủ. Chúng ta phải làm sao để sử dụng chúng m à vẫn th u h ú t được sự chú ý của khán giả? Geoff Ainscow và nhữ ng nhà lãnh đạo khác của phong trào Bên Ngoài Cuộc Chiến tro n g những năm 1980 đã quyết tâm tìm 192
- ra cách chuyên tâm vào nghịch lý sau: Khi chúng ta thấy m ột đứa trẻ cầm kéo khi chơi đùa, chúng ta cau mày. Nhưng khi chúng ta đọc nhửng bài báo về vũ khí hạt nhân - có sức m ạnh đủ để giết chết hàng triệu đứa trẻ - thì cùng lắm là chúng ta chỉ hơi m ất tinh th ần m ột chút thôi. Bên Ngoài Cuộc Chiến được khởi xướng bởi m ột nhóm các công dân lo lắng về cuộc chạy đua vũ trang giữa Hoa Kỷ và Liên bang Xô Viết (cũ). Vào thời điểm này, kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô và Mỹ cộng lại hoàn toàn đủ phá hủy thế giới này hàng chục lần. Các th àn h viên th am gia Bên Ngoài Cuộc Chiến đến gõ cửa từng nhà dân trong vực, hy vọng sẽ khích động được dân chúng phản đối các hoạt động chạy đua vũ trang. Họ phải vật lộn với vấn đề làm cách nào khiến mọi người tin rằng chạy đua vũ trang đã YTTỢt ra ngoài khả năng kiểm soát. Làm sao có thể nói rõ cho m ọi người khả năng phá hủy khủng khiếp của kho hạt n h ân thế giới? Nó quá mơ hồ, quá vô hình. Và thêm nữa là chỉ kể chuyện, hay chỉ cung cấp các chi tiết thôi, có vẻ là chưa đủ: Muốn tóm lấy chạy đua vũ trang hạt n hân chúng ta phải tóm cho được quy mô của nó. Quy mô dựa trê n những con số. Bên Ngoài Cuộc Chiến sẽ tổ chức “các buổi tiệc tại gia,” trong đó m ột gia đinh nhà chủ sẽ mởi m ột nhóm b ạn bè và hàng xóm láng giềng đến chung vui, củng với m ột đại diện của Bên Ngoài Cuộc Chiến đến để trò chuyện cùng họ. Ainscow kể lại m ột pha diễn trìn h đơn giản m à nhóm đã sử dụng trong các bài trình bày của m ình, ô n g luôn m ang theo m ột cái xô đến những buổi tiệc như thế này. Vào thời điểm thích hợp khi đang trìn h bày, ông sẽ lấy m ột viên đạn bi ra khỏi túi và thả nó vào cái xô rỗng. Viên đạn bi p h át ra m ột tiếng ồn lớn khi nó dội bật lại rồi nằm yên. Lúc đó Ainscow sẽ nói, “Đây là quả bom ném xuống H iroshim a.” 193
- Sau đó ông d àn h ít p h ú t miêu tả sức tàn phá cùa quả bom H iroshim a - hàng cây số công trìn h bị san bằng, hàng vạn người bị giết chết ngay lập tức, và m ột con số lớn hơn nhiều những người bị thương hay những vấn đề sức khỏe kéo dài khác. Sau đó, ông thả mười viên đạn bi vào cái xô. Tiếng kêu lách cách p h át ra còn ồn ào và hỗn loạn hơn. “Đây là hỏa lực của các tên lửa trên m ột chiếc tàu ngầm hạt n hận của Hoa Kỳ hay Liên Xô,” ông nói. Cuối cùng, ông yêu cầu những người có m ặt nhắm mắt lại. Ông nói, “Đây là kho vũ khí hạt nhân hiện nay của thế giới.” Rồi ông rót 5.000 viên đạn bi vào cái xô (mỗi viên tượng trưng cho m ột đầu đạn hạt nhân trên thế giới). Tiếng ồn khiến ai cũng giật mình, thậm chí nó còn gây hoảng sợ. “Tiếng gào thét cùa những viên đạn bi cứ vang lên m ãi,” Ainscow nói. “Sau đó luôn là một sự im lặng chết chóc.” Đây là m ột phương pháp tài tình nhằm truyền tải m ột số liệu thống kê. Chúng ta hãy làm rõ vấn đề m ột chút. Trước hết, Bên Ngoài Cuộc Chiến có m ột niềm tin cốt yếu: “Dân chúng cần phải tỉnh ngộ và làm m ột điều gì đó về chạy đua vũ trang.” Thứ hai, các th à n h viên của nh ó m quyết định đâu là điểm gây bất ngờ của thông điệp: Ai cũng biết kho vũ khí hạt nhân của thế giới đã p h á t triển m ạnh từ Thế chiến th ứ II, nhưng không ai nhận ra quy m ô của sự p h át triể n này. Thứ ba, họ có m ột số liệu thống kê để khiến niềm tin của m ình trở nên đáng tin cậy hơn - đó là việc thế giới này có tới 5.000 đầu đạn hạt nhân trong khi chỉ m ột đầu đ ạn duy n h ất thôi cũng đã đủ san bằng cả một th àn h phố rồi. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ con số 5.000 không có ý nghĩa gì m ấy đối với m ọi người. Điều cần làm là phải khiến con số to đùng này trở nên có ý nghĩa. 194
- Thủ th u ật cuối củng chính là m àn trình diễn - cái xô và những viên đạn bi, chính nó đã tăng thêm m ột khía cạnh cảm quan cho m ột khái niệm vốn đơn thuần trừu tượng. Hơn thế nữa, m àn trình diễn được chuẩn bị rất kỹ càng - đạn bi là m ột loại vũ khí, và âm thanh đạn bi gây ra khi chạm vào xô trở thành m ột lời cảnh tỉnh và đe dọa thích hợp nhất. Hãy để ý đến m ột thứ đi ngược lại trực giác của chúng ta: Con số thống kê không hề kết dính m ột chút nào. Không cách gì kết dính được. Chẳng ai trong số những người chứng kiến m àn diễn trình có thể nhớ được, m ột tuần sau đó, là có 5.000 đầu đạn hạt nhân trên thế giới. Cái th ật sự kết dính chính là ý thức thể chất thình lình hiện ra trong họ về m ột nguy cơ khủng khiếp đang rình rập - sự leo thang kinh hoàng từ lượng vũ khí nguyên tử hạn chế của Thế chiến thứ II đến kho vũ khí đạn dược toàn thế giới hiện nay. Chuyện có 4.135 hay 9.437 đầu đạn hạt nhân không phải là điều đáng bận tâm . Mục đích chính là cho m ọi người thấy rõ được đây là m ột vấn đề đã ra ngoài tầm kiểm soát. Đây là điều quan trọng n h ất cần phải nhớ để sử dụng các số liệu thống kê m ột cách hiệu quả. Các thống kê tự thân chúng thường ít khi m ang nhiều ý nghĩa. Các thống kê sẽ, và nên, luôn được dùng để m inh họa cho m ột mối quan hệ. Cái mọi người cần nhớ là mối quan hệ đó chứ không phải con số. Nguyên Tắc Phạm-Vi-Con-Người Một cách khác để làm sống dậy các số liệu thống kê là đưa chúng vào những bối cành m ang nhiều tính người hơn, m ang nhiều tính thường n h ật hơn. Để lấy m ột ví du cụ thể, hây đối chiếu hai lời khẳng định sau đây: 195
- 1.Các nhà khoa học gần đây đã tính toán được m ột lực cản vật lý quan trọ n g đến m ột độ chính xác phi thường. Để hiểu được độ chính xác này là nh ư thế nào, hãy tưởng tượng ta ném m ột viên đá từ m ặt trời về trái đất và chạm được m ục tiêu bán kính chỉ 1/3 m ột d ặ m 14 quanh hồng tâm. 2 .Các nhà khoa học gần đây đã tính toán được m ột lực cản vật lý quan trọ n g đến m ột độ chính xác phi thường. Để hiểu được độ chính xác này là n hư thế nào, hãy tưởng tượng ta ném m ột viên đá từ New York đến Los Angeles và chạm được m ục tiêu b án kính chỉ 2 /3 m ột inch15 quanh hồng tâm. Lời khẳng định nào nghe có vẻ chính xác hơn? Có th ể b ạn cũng đã đoán được là mức độ chính xác ở cả hai câu trên là hoàn to àn như nhau, nhưng khi các nhóm khác nhau đánh giá hai câu khẳng định này, 58% đ ánh giá rằng số liệu tủ m ặt trời đến trái đất là “vô cùng ấn tượng.” Con số này lên đến 83% đối với số liệu từ New York đến Los Angeles. Chúng ta không có m ột trải nghiệm m ang tín h người nào, không có một trực giác nào m ách bảo, về khoảng cách từ m ật trời đến trái đất. K hoảng cách từ New York đến Los Angeles hữu hình hơn nhiều. (Dù vậy, th ật lòng m à nói, nó nghe vẫn chưa được hữu hình cho lắm. Vấn đề nằm ở chỗ nếu b ạn cố khiến khoảng cách này hữu hìn h hơn - như m ột sân bóng chẳng hạn - thì độ chính xác sẽ trở nên mơ hồ hơn. “Ném m ột viên đá từ đầu sân đến cuối sân m à chỉ sai đích có 3,4 m i-crô-m ét” không thể giúp gì cho bạn cả.) 14 khoảng 536m 15 khoảng l,7cm 196
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn