intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc điều trị các bệnh ở mũi

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

100
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuốc điều trị mũi tại chỗ là những chất được chế tạo dưới dạng dung dịch, thuốc bột, nhằm tác động vào hệ thống niêm mạc mũi để điều trị một số bệnh của hệ thống mũi xoang như viêm mũi cấp, viêm xoang cấp, viêm mũi xoang mạn tính, chấn thương vùng mũi xoang... Thuốc nhỏ mũi Thuốc nhỏ mũi bao gồm 4 nhóm chính: thuốc kháng sinh (sunfarin), thuốc kháng viêm không steroid (rhinocort, flixonase), thuốc co mạch (xylomethazolin, nafazolin 0,05-0,1%) và thuốc săn khô niêm mạc mũi (acgyrol 1-3%). ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc điều trị các bệnh ở mũi

  1. Thuốc điều trị các bệnh ở mũi Thuốc điều trị mũi tại chỗ là những chất được chế tạo dưới dạng dung dịch, thuốc bột, nhằm tác động vào hệ thống niêm mạc mũi để điều trị một số bệnh của hệ thống mũi xoang như viêm mũi cấp, viêm xoang cấp, viêm mũi xoang mạn tính, chấn thương vùng mũi xoang... Thuốc nhỏ mũi Thuốc nhỏ mũi bao gồm 4 nhóm chính: thuốc kháng sinh (sunfarin), thuốc thuốc co mạch kháng viêm không steroid (rhinocort, flixonase), (xylomethazolin, nafazolin 0,05-0,1%) và thuốc săn khô niêm mạc mũi (acgyrol 1-3%). Thuốc co mạch:
  2. có tác dụng chống sung huyết của niêm mạc mũi, họng. Thuốc tác dụng nhanh trong vài phút và duy trì trong nhiều giờ sau đó, sử dụng trong các trường hợp viêm mũi xoang cấp tính hoặc mạn tính, trong viêm tai giữa cấp biến chứng của viêm mũi họng làm lưu thông dịch tiết hoặc làm thông thoáng mũi trước khi khám bệnh mũi xoang. Không sử dụng thuốc co mạch trong các trường hợp phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên, phản ứng giao cảm quá mức, mất ngủ, chóng mặt. Đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi khi sử dụng thuốc co mạch có thể gây co thắt mạch não và tử vong tức thì. Nhóm thuốc kháng viêm không steroid có tính kháng viêm tại chỗ rất cao, được bất hoạt nhanh ở gan khi hấp thu, không bị chuyển hóa tại mũi. Thuốc được chỉ định điều trị trong viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, ngăn ngừa tái phát sau phẫu thuật. Thận trọng dùng với những bệnh nhân nhiễm nấm hay virut ở mũi họng như Herpes. Không dùng lâu dài cho trẻ em. Thuốc không có tác dụng tức thời, mà thường có tác dụng sau 2-3 ngày điều trị. Các tác dụng phụ thường xảy ra như đau nhói, hắt hơi, xuất huyết nhẹ, mày đay, loét niêm mạc và thủng vách ngăn, gây cảm giác nóng rát ở mũi họng, kích ứng tại chỗ, buồn nôn, nhức đầu, khô niêm mạc mũi, mạch đập nhanh, không đều, tăng huyết áp và rối loạn nhận thức. Vì vậy cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị tăng huyết áp, bệnh nhân dưới 30 tháng tuổi
  3. (do nhạy cảm với các thuốc giống giao cảm). Không dùng chung với các thuốc nhóm IMAO do có nguy cơ làm tăng huyết áp. Thận trọng với các bệnh lý do virut vì có hydrocortison trong thành phần thuốc. Thuốc có thể gây phản ứng mẫn cảm biểu hiện bằng dị ứng da. Quá mẫn với neomycin, bệnh mạch vành, cường giao cảm, không dùng khí dung cho người suy thận. Thuốc trong nhóm săn khô niêm mạc mũi thường dùng là acgyrol 1-3%. Đây là một muối bạc, dễ bị phân hủy bởi ánh sáng mặt trời, vì vậy thuốc được bảo vệ bởi lớp vỏ lọ thuốc có tác dụng chống ánh sáng như bọc giấy than... Tuy nhiên, khi mở thuốc sử dụng chỉ nên dùng dưới 10 ngày, nếu cần thiết phải sử dụng lâu dài hơn phải có ý kiến của thầy thuốc tai mũi họng và thay lọ thuốc mới. Cách nhỏ thuốc mũi Tùy tình trạng, tuổi của bệnh nhân mà bác sĩ tai mũi họng sẽ đưa ra từng loại thuốc thích hợp hoặc phối hợp các nhóm thuốc với nhau khi cần thiết. Để có được tác dụng tối đa của thuốc, cách nhỏ thuốc mũi cũng đóng một vai trò quan trọng. Trong khi nhỏ thuốc, bệnh nhân phải nằm ngửa, đầu buông thõng ra ngoài cạnh giường và thấp hơn giường, mặt hơi ngả về phía bên phải hay bên trái tùy theo lỗ mũi được nhỏ thuốc (ngả về bên phải nếu nhỏ thuốc
  4. vào lỗ mũi phải và ngả về bên trái nếu nhỏ thuốc vào lỗ mũi trái). Nếu nhỏ thuốc mũi trong tư thế đứng, thuốc sẽ chạy dọc theo sàn mũi xuống họng, như vậy làm cho thuốc ít hoặc không có tác dụng. Đối với trẻ nhỏ, trước khi nhỏ thuốc phải đánh giá xem mũi có nhiều chất xuất tiết không? Nếu có nhiều chất nhầy hoặc mủ phải làm sạch trước khi nhỏ thuốc tránh tình trạng thuốc đọng trên bề mặt lớp dịch mà không tác động trực tiếp vào niêm mạc mũi hoặc do lỗ mũi trẻ quá nhỏ thuốc sẽ tràn hết ra ngoài. Thuốc nhỏ mũi thường được pha chế là dung dịch đẳng trương để không làm tổn thương lớp thảm nhầy trên bề mặt tế bào lông chuyển. Đa số các loại thuốc nhỏ mũi thường chỉ điều trị dưới 10 ngày, nếu không khỏi phải đánh giá lại phương pháp điều trị. Xông hơi nước Xông hơi nước nóng là phương pháp cho bệnh nhân thở hơi nước nóng lẫn với hơi thuốc. Phương pháp này chỉ áp dụng cho những loại thuốc bốc hơi được như bạc hà; cồn thuốc eucaplptus... Biện pháp điều trị này có kết quả rất tốt trong viêm đường hô hấp trên, đặc biệt là viêm xoang viêm mũi cấp. Trước khi xông nên nhỏ thuốc mũi loại co mạch. Cách xông làm như sau:
  5. Đổ nước nóng vào một chiếc cốc nhỏ, pha thêm chút nước nguội sao cho nước trong cốc nóng khoảng 60oC vào đầy cốc xông đồng thời cho 5 giọt cồn thuốc bạc hà 1%, đậy nắp rồi đưa cả mũi và mồm vào miệng bình mà hít lấy hơi. Nên thở bằng mũi, xông ngày 3-6 lần. Phun hơi thuốc: Thuốc dưới hình thức hạt nhỏ sẽ vào sâu trong hốc mũi và thấm đều vào niêm mạc mũi, có tác dụng rửa mũi trong những bệnh viêm mũi mạn tính có nhiều mủ và vảy. Khí dung: Là phương pháp đưa thuốc kháng sinh, kháng viêm... dạng dung dịch vào mũi xoang và bộ phận đường hô hấp qua hệ thống máy tạo hạt. Tuy nhiên chỉ định dùng khí dung cũng như phối hợp các nhóm thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ xác định tình trạng bệnh sẽ quyết định chỉ định cho khí dung bằng các loại thuốc nào, khí dung qua đường mũi hay qua họng, khí dung trong thời gian bao lâu... Không nên tự ý điều trị bằng khí dung. Thảo dược chữa viêm mũi xoang
  6. Viêm mũi xoang là một bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam, gặp ở 15-20% dân số. Bệnh mũi xoang bị ảnh hưởng rất nhiều bởi khí hậu, môi trường, độ ẩm, điều kiện sống và sinh hoạt... kết hợp với yếu tố nhạy cảm của từng cá thể vì vậy bệnh rất hay xuất hiện và bị đi bị lại. Điều trị viêm mũi xoang thường kéo dài 3-6 tháng, thậm chí có trường hợp theo dõi và uống thuốc trong nhiều năm liên tục cùng với những thuốc tây y đắt tiền, mỗi đợt điều trị tiêu tốn hàng triệu đồng và rất nhiều bệnh nhân dù muốn cũng không theo được đủ một liệu trình điều trị do hoàn cảnh kinh tế hạn hẹp. Chính vì những lý do đó việc tăng cường điều trị bệnh viêm mũi xoang bằng những loại thảo dược lấy từ thiên nhiên rất có ý nghĩa với đa số người dân Việt Nam. Từ lâu trong nhân dân đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của một loại cây có cái tên hơi khó nghe - cây hoa cứt lợn. Hoa cứt lợn còn có nhiều tên gọi khác như hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cây cỏ hôi. Tên khoa học là Ageratum conyzoides, thuộc họ cúc (compositae). Cây hoa cứt lợn là một loại cây nhỏ, thân có nhiều lông mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, nhiều nhất ở các vùng nông thôn. Lá mọc đối, hình trứng hay ba cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới của lá nhạt màu hơn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Quả bé màu đen, có 5 sống dọc. Hoa cứt lợn sống và phát triển rất dễ ở
  7. mọi loại đất, nên có những nơi mọc khắp cánh đồng. Người ta hái toàn cây cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô nhưng thường dùng tươi hơn. Trong toàn cây có khoảng 0,16% tinh dầu đặc, màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen và một số thành phần hóa học khác. Dùng cây cứt lợn trên xúc vật thí nghiệm thấy có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính. Cách sử dụng: Chọn lấy cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút thì rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng - tránh xì mũi mạnh vì lúc đó mủ từ trong mũi xoang có thể qua đường nối thông giữa mũi và tai - gọi là vòi nhĩ gây viêm tai giữa cấp. Hiện nay đã có một số thuốc chiết suất sẵn từ cây cứt lợn có bán trên thị trường dưới dạng dung dịch nhỏ mũi rất thuận tiện cho người sử dụng tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có được chẩn đoán chính xác trước khi điều trị - loại trừ trước các khối u mũi xoang và hướng dẫn cho bạn cách theo dõi bệnh khi tự dùng thuốc ở nhà.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1