intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc hay từ thảo dược mang tên rắn

Chia sẻ: Ad Sadad | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

112
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Thuốc hay từ thảo dược mang tên rắn Con rắn không chỉ là biểu tượng văn hóa, là loại thực phẩm ngon bổ mà còn là vị thuốc quý giúp tăng cường sinh lực, phòng trị hiệu quả nhiều bệnh. Trong Đông y, các loại thảo dược mang tên rắn (xà), cũng là những vị thuốc có ích cho con người. Lưỡi rắn còn gọi là cây xương cá, vương thái tô. Cây lưỡi rắn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, được dùng trong các trường hợp sau: Bị rắn độc cắn: khi bị rắn cắn, cần garô lau...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc hay từ thảo dược mang tên rắn

  1. Thuốc hay từ thảo dược mang tên rắn Con rắn không chỉ là biểu tượng văn hóa, là loại thực phẩm ngon bổ mà còn là vị thuốc quý giúp tăng cường sinh lực, phòng trị hiệu quả nhiều bệnh. Trong Đông y, các loại thảo dược mang tên rắn (xà), cũng là những vị thuốc có ích cho con người. Lưỡi rắn còn gọi là cây xương cá, vương thái tô. Cây lưỡi rắn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, được dùng trong các trường hợp sau: Bị rắn độc cắn: khi bị rắn cắn, cần garô lau sạch vết cắn, nặn hút máu nơi bị rắn cắn rồi lấy khoảng 100g lá tươi cây lưỡi rắn, rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống, bã dịt vào vết rắn cắn. Trị sốt cao, mê sảng, sốt cách nhật hoặc đau nhức xương khớp, đau răng: dùng 15 - 30g, sắc uống (trước khi dùng cần sao vàng). Nếu sốt rét có thể phối hợp với mã tiên thảo; rễ, lá cây thường sơn, đồng lượng 5-9g, sắc uống ngày một thang, trước bữa ăn 1-2 giờ hoặc trước khi lên cơn sốt. Uống liền nhiều thang. Ngoài ra còn dùng lưỡi rắn để nấu nước rửa vết thương, mụn nhọt. Xống rắn họ trinh nữ. Dùng vỏ thân, vỏ rễ khô. Xống rắn vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh can nhiệt giáng tâm hỏa, lương huyết, giải độc. Dùng trị ho, đờm nhiệt
  2. hoặc viêm phế quản với liều 8-12g, sắc uống. Có thể dùng lá tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương để cầm máu hoặc dùng nấu nước để tắm, gội đầu. Xác rắn: vỏ cây đỗ trọng có vị ngọt, cay, tính ấm, tác dụng bổ can, thận, mạnh gân xương. Được dùng trị can thận hư, lưng gối đau mỏi, đau nhức xương, khớp, gân cốt yếu, đi lại khó khăn, vô lực, chóng mặt, liệt dương, di tinh, tảo tiết, thường phối hợp với các vị thuốc bổ dương khác, như cẩu tích, tục đoạn, cốt toái bổ hoặc các vị trừ phong thấp như tang ký sinh, độc hoạt, uy linh tiên, đồng lượng 8-12g, sắc uống ngày một thang, trước bữa ăn khoảng 1 giờ. Uống 2 - 3 liệu trình, mỗi liệu trình 5-7 ngày. Hoặc ngâm rượu, kết hợp với trần bì, huyết giác, hà thủ ô đỏ, thiên niên kiện.
  3. Cây lưỡi rắn. Bạch hoa xà thiệt thảo họ cà phê (Rubiaceae). Trước khi dùng cần sao qua, được dùng trong các trường hợp: Trị viêm thận cấp, nước tiểu có albumin: bạch hoa xà thiệt thảo 15g, bạch mao căn 30g, chi tử 9g, tô diệp 6g, sắc uống ngày 1 thang. Trị sỏi mật: bạch hoa xà thiệt thảo, kim tiền thảo, nhân trần, mỗi thứ 30g, xa tiền tử 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
  4. Trị sốt cao, co giật ở trẻ em: bạch hoa xà tươi 30g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần 1 thìa canh, ngày 2-3 lần. Trong sử dụng, cần tránh nhầm lẫn giữa cây bạch hoa xà thiệt thảo với cây lưỡi rắn. Bạch hoa xà: là rễ và lá của cây bạch hoa xà. Do có độc tính mạnh nên chủ yếu được dùng ngoài để chữa đinh nhọt, tràng nhạc, phong hủi, lở ngứa bằng cách lấy lá tươi hay rễ non giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2