intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiêm tPA dịch kính điều trị phù hoàng điểm do tắc nhánh tĩnh mạch trung tâm võng mạc

Chia sẻ: ViHinata2711 ViHinata2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

40
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá hiệu quả tiêm tPA (tissue plasminogen activator – yếu tố hoạt hóa plasminogen tổ chức) vào dịch kính trong điều trị tắc nhánh tĩnh mạch trung tâm võng mạc (TMTTVM).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiêm tPA dịch kính điều trị phù hoàng điểm do tắc nhánh tĩnh mạch trung tâm võng mạc

TIÊM TPA DỊCH KÍNH ĐIỀU TRỊ PHÙ HOÀNG ĐIỂM<br /> DO TẮC NHÁNH TĨNH MẠCH TRUNG TÂM VÕNG MẠC<br /> Tomoaki Murakami, Hitoshi Takagi, Mihori Kita<br /> American Journal of Ophthalmology, August, vol 142, 2006<br /> Người dịch: PHẠM THU MINH<br /> Bệnh viện Mắt Trung ương<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá hiệu quả tiêm tPA (tissue plasminogen activator – yếu<br /> tố hoạt hoá plasminogen tổ chức) vào dịch kính trong điều trị tắc nhánh tĩnh mạch trung<br /> tâm võng mạc (TMTTVM).<br /> Thiết kế nghiên cứu: can thiệp hồi cứu.<br /> Phương pháp nghiên cứu: 17 mắt có phù hoàng điểm (HĐ) do tắc nhánh TMTTVM<br /> được điều trị bằng tiêm 40 đv tPA dịch kính, đánh giá kết quả thị lực và đo chiều dày fovea<br /> bằng OCT.<br /> Kết quả: Thời gian TB trước điều trị là 3,6±3,8 tuần. Thị lực cải thiện từ 0,603±0,327<br /> tăng lên 0,388±0,248 ở thời điểm 1 tháng và 6 tháng sau điều trị mức thị lực cải thiện<br /> 0,359±0,319. Chiều dày VM vùng fovea giảm đáng kể, trước điều trị là 738m±156m, sau<br /> 1 tháng điều trị còn 454m±213m và sau 6 tháng là 253m±164m.<br /> Kết luận: tiêm tPA dịch kính có hiệu quả trong điều trị phù HĐ và cải thiện thị lực<br /> trong bệnh lý tắc nhánh TMTTVM.<br /> <br /> Phù HĐ là biến chứng chủ yếu gây<br /> giảm thị lực trong bệnh lý tắc nhánh<br /> TMTTVM. Những nghiên cứu bệnh học<br /> cho thấy tắc nhánh TMTTVM có cơ chế<br /> bệnh sinh là sự xuất hiện cục máu đông<br /> trong lòng tĩnh mạch võng mạc (VM).<br /> Nghiên cứu này được thực hiện tại bệnh<br /> viện của trường ĐH Kyoto nhằm mục<br /> đích đánh giá hiệu quả của tiêm tPA<br /> dịch kính (DK) điều trị phù HĐ do tắc<br /> nhánh TMTTVM.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG<br /> PHÁP<br /> 1.<br /> Đối tượng:<br /> Gồm 17 bệnh nhân (10 nam, 7 nữ) có<br /> độ tuổi TB là 67,2 ± 10,2 với thời gian<br /> theo dõi trên 6 tháng. Thời gian phát hiện<br /> bệnh trước nghiên cứu này TB là 3,6 ±3,8<br /> tuần. trong đó có 12 bệnh nhân có tiền sử<br /> cao huyết áp. Các bệnh nhân được chẩn<br /> đoán phù HĐ do tắc nhánh TMTTVM đều<br /> <br /> 115<br /> <br /> có triệu chứng giảm thị lực. Tiêu chuẩn<br /> loại trừ: xuất huyết dịch kính, xuất huyết<br /> VM tại vùng fovea, hoặc đã điều trị laser<br /> dạng lưới, cắt DK trước đó, hoặc có các<br /> bệnh lý VM khác.<br /> <br /> tích có sử dụng test Wicolxon, MannWhitney U và Kruskal-Wallis với p < 0,5<br /> có ý nghĩa thống kê.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, có<br /> 10 mắt vùng không ngấm thuốc do tắc<br /> nhánh TMTTVM lớn hơn 5 lần đường kính<br /> đĩa thị, sau 6 tháng điều trị chỉ còn 1 mắt có<br /> vùng ngấm thuốc tiến triển thành vùng<br /> không ngấm thuốc. Thị lực TB cải thiện<br /> đáng kể từ mức 0,603 ± 0,327 lên mức 0,388<br /> ± 0,248 ở thời điểm 1 tháng với p < 0,01, thị<br /> lực sau 6 tháng điều trị tPA là 0,359 ± 0,319<br /> với p < 0,05 (theo tỷ lệ log MAX).<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Phương pháp:<br /> Các BN được gây tê tại chỗ và<br /> chọc tiền phòng làm giảm áp lực nội nhãn,<br /> sau đó tiêm vào buồng DK 40 đv tPA qua<br /> đường pars plana cách rìa giác mạc 3,5<br /> mm. BN nằm bất động trên giường , tư thế<br /> nằm ngửa trong 4 giờ sau khi tiêm. Các<br /> BN còn được đo chiều dày vùng fovea, đo<br /> thời gian tuần hoàn VM thông qua chụp<br /> mạch huỳnh quang. Các số liệu được phân<br /> <br /> Thị lực (logMAX)<br /> Độ dày fovea(àm)<br /> <br /> Trước ĐT<br /> 0,603±0,327<br /> 738±156<br /> <br /> 1 tháng<br /> 0,388±0,248<br /> 454 ± 213<br /> <br /> Tại thời điểm 6 tháng sau tiêm tPA<br /> chiều dày fovea giảm đáng kể chỉ còn 253<br /> ± 164m.<br /> Một số thường hợp tắc nhánh TMTTVM<br /> đã được điều trị trước nghiên cứu này<br /> nhưng chỉ có laser dạng lưới vùng HĐ là<br /> có hiệu quả rõ ràng. (Nhóm nghiên cứu<br /> đang tiến hành một thử nghiệm lâm sàng<br /> ngẫu nhiên có đối chứng để so sánh hiệu<br /> quả của hai phương pháp laser dạng lưới<br /> HĐ và tiêm tPA dịch kính).<br /> Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả làm<br /> tan cục máu đông của tPA, nhóm nghiên<br /> cứu đã đo thời gian tuần hoàn VM của<br /> <br /> 6 tháng<br /> 0,359±0,319<br /> 253 ± 164<br /> <br /> 5/17 BN. Kết quả thu được: thời gian tuần<br /> hoàn VM sau điều trị giảm ở 2 mắt , tăng<br /> ở 3 mắt. Sự khác biệt trước và sau điều trị<br /> tPA là không đáng kể nên chưa thể kết<br /> luận về tác dụng làm tan cục máu đông của<br /> tPA và cần có những nghiên cứu tiếp theo.<br /> Một cơ chế khác nữa là sau khi tiêm tPA<br /> vào dịch kính làm bong dịch kính sau và<br /> phát triển tuần hoàn phụ, có tác dụng cải<br /> thiện thị lực.<br /> Biến chứng: nghiên cứu này chỉ ghi<br /> nhận hai biến chứng xuất hiện ở cùng 1<br /> mắt đó là sự biến đổi sắc tố vùng HĐ và lỗ<br /> võng mạc do bong dịch kính sau sau tiêm<br /> <br /> 116<br /> <br /> tPA. Trường hợp này đã được điều trị kịp<br /> thời bằng laser và khí nở nội nhãn. Nhóm<br /> nghiên cứu cũng chú ý tới khả năng gây<br /> độc võng mạc của tPA, khi làm xét nghiệm<br /> điện võng mạc ở 8/17 mắt, kết quả cho<br /> thấy sóng A và B không giảm sau điều trị.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Tiêm tPA dịch kính có thể giúp cải<br /> thiện thị lực và giảm phù hoàng điểm trong<br /> bệnh lý tắc nhánh TMTTVM.<br /> <br /> 117<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2