intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIẾNG TIM BẤT THƯỜNG

Chia sẻ: NguyenLan Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

170
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếng thứ nhất bất thường Tiếng thứ nhất chúng ta nghe thấy là do đóng các van nhĩ thất: 2 lá và 3 lá, đồng thời mở van tổ chim; nghe rõ ở mỏm tim, âm sắc trầm, dài. Tiếng thứ nhất có thể thay đổi về âm sắc và cường độ như: đanh, mạnh, mờ và tách đôi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIẾNG TIM BẤT THƯỜNG

  1. TIẾNG TIM BẤT THƯỜNG Tiếng thứ nhất bất thường Tiếng thứ nhất chúng ta nghe thấy là do đóng các van nhĩ thất: 2 lá và 3 lá, đồng thời mở van tổ chim; nghe rõ ở mỏm tim, âm sắc trầm, dài. Tiếng thứ nhất có thể thay đổi về âm sắc và cường độ như: đanh, mạnh, mờ và tách đôi. Tiếng thứ nhất đanh là dấu hiệu thường gặp nhất trong hẹp van 2 lá, nghe rõ ở mỏm tim. Trong các trường hợp làm thất trái co nhanh, van nhĩ thất đóng lại mạnh như gắng sức, cường giáp sốt hoặc tăng lưu lượng tuần hoàn, thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, tiếng thứ nhất có thể mạnh lên. Ngược lại, tiếng thứ nhất có thể nghe mờ đi hoặc mất trong các trường hợp: tràn dịch màng ngoài tim, thấp tim gây phù nề các lá van nhĩ thất, hở van nhĩ thất.
  2. Trong trường hợp phân ly nhĩ thất làm cho nhĩ và thất co không đồng bộ nên cường độ tiếng thứ nhất rất khác nhau. Thời gian dẫn truyền nhĩ thất cũng ảnh hưởng đến cường độ tiếng thứ nhất và tiếng thứ hai. Khi khoảng P-R từ 0,12 – 0,16 gây thì tiếng thứ nhất nghe mạnh, rõ hơn tiếng thứ hai. Khi P-R từ 0,18-0,20 giây, cường độ tiếng thứ nhất yếu đi và tiếng thứ hai nghe mạnh hơn. Tiếng thứ hai bất thường Tiếng thứ hai chúng ta nghe thấy là do đóng các van tổ chim, thành phần phổi nghe rõ ở một vùng khu trú: liên sườn 2-3 trái; thành phần chủ nghe rõ ở vùng trước tim và liên sườn 2 phải. Điều quan trọng khi nghe tiếng thứ hai là chúng ta phải phát hiện được: T2 mạnh, tách đôi, mờ. Tiếng thứ hai mạnh lên chủ yếu do tăng áp đại tuần hoàn. Trong tăng huyết áp, T2 mạnh nghe rõ ở liên sườn 2 phải và thường ở liên sườn 3 trái. Trong tăng áp tiểu tuần hoàn do hẹp hai lá, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, tâm phế mạn, T2 mạnh nghe rõ ổ van động mạch phổi.
  3. Trong một số bệnh lý làm thất phải và thất trái co không đồng bộ, các van tổ chim đóng không cùng một lúc tạo nên tiếng T2 tách đôi. Bình thường chúng ta nghe 2 thành phần này chỉ thấy 1 tiếng duy nhất, nhưng chúng ta bắt đầu nghe thấy tách đôi khi chúng cách nhau 0,02 giây và nghe rõ khi 0,08 giây. Ở người bình thường, khi hít sâu ta có thể nghe T2 tách đôi sinh lý ở ổ nghe van động mạch phổi. Tiếng thứ hai tách đôi cố định, không thay đổi theo hô hấp nghe rõ ở ổ van động mạch phổi là dấu hiệu nghe quan trọng trong chẩn đoán thông liên nhĩ. Trong blốc nhánh phải, do thất phải khử cực chậm hơn thất trái, làm van động mạch phổi đóng muộn, 2 thành phần của tiếng thứ hai tách đôi càng xa nhau khi bệnh nhân hít sâu vào. Đây là đặc điểm quan trọng để chẩn đoán. Trong blốc nhánh trái, thất trái khử cực chậm nên van động mạch chủ đóng muộn; khác với trong blốc nhánh phải tiếng thứ hai tách đôi ở đây nghe rõ khi bệnh nhân thở ra. Ở thì thở vào nghe tiếng tách đôi sít lại và đôi khi thành 1 tiếng duy nhất. Tiếng thứ hai có thể mờ đơn độc, hoặc cùng tiếng thứ nhất, gặp trong tràn dịch màng ngoài tim, hẹp các van tổ chim, thấp tim gây phù nề van tim. Các tiếng bất thường khác
  4. Tiếng thứ ba Tiếng thứ ba sinh lý có thể gap ở trẻ em và người trẻ dưới 30 tuổi, cách tiếng thứ hai chừng 0,12-0,18 giây; nghe trầm ngắn. Trong suy tâm thất cấp, hoặc lưu lượng máu qua van nhĩ thất nhiều tạo nên tiếng thứ ba bệnh lý, và được gọi là tiếng ngựa phi. Tiếng ngựa phi nghe rõ ở mỏm hoặc trong mỏm, dọc xương ức trái, âm sắc trầm, ngăn cách tiếng thứ hai từ 0,12-0,18 giây. Trong trường hợp ngựa phi kèm tiếng nhĩ thu, ta nghe được một nhịp bốn, bao gồm: T1, T2, T3 và tiếng nhĩ thu. Tiếng tống máu hay còn gọi là clíc tống máu. Xuất hiện ngay đầu thì tâm thu; có thể do mở các van tổ chim và sự căng giãn nhanh của các gốc động mạch tạo ra. Trong các trường hợp hẹp van động mạch phổi, tăng áp động mạch phổi tiên phát hay thứ phát, giãn động mạch phổi, chúng ta nghe thấy tiếng clíc tống máu động mạch phổi rõ ở liên sườn 2-3 trái, thay đổi theo hô hấp: mạnh lên ở thì thở ra, yếu hoặc mất đi khi hít vào. Trong clíc tống máu động mạch chủ do hẹp van động mạch chủ bẩm sinh: nghe rõ ở mỏm và liên sườn 2 phải, không thay đổi theo hô hấp.
  5. Tiếng clíc tâm thu Là tiếng nghe âm sắc đanh, xuất hiện ở thì tâm thu, song muộn hơn tiếng clíc tống máu, thường ở giữa thì tâm thu. Chúng ta có thể nghe chỉ có 1 tiếng duy nhất hoặc 2-3 tiếng đứng sát nhau, nghe rõ ở khoảng giữa mỏm tim và phần dưới xương ức. Nguyên nhân tiếng này đến nay chưa rõ. Tiếng clíc mở van 2 lá: Là tiếng đến sau tiếng thứ hai từ 0,06-0,10 giây, âm sắc đanh, gọn, nghe rõ ở liên 4 trái sát bờ ức, gặp trong hẹp van 2 lá. Tiếng cọ màng ngoài tim: Khi màng ngoài tim bị viêm, lá thành và lá tạng cọ sát vào nhau tạo nên 1 tiếng thô, ráp, ngắn ở giữa 2 tiếng tim, thường nghe thấy ở vùng trước tim và không thay đổi theo hô hấp. CHƯƠNG II CC TIẾNG THỔI Ở TIM Bình thường khi nghe tim, ta chỉ nghe thấy 2 tiếng: T1 và T2. Trong các trường hợp bất thường của tim chúng ta có thể nghe thấy các tiếng thổi sau đây:
  6. - Tiếng thổi tâm thu. - Tiếng thổi tâm trương. - Thổi kép. - Thổi liên tục. Thổi tâm thu Là tiếng thổi nghe thấy trong thời kỳ tâm thu, tương ứng với lúc mạch quay nảy. Tiếng thổi có thể ngắn, hoặc dài; nghe thấy ở đầu, giữa, cuối hoặc toàn bộ kỳ tâm thu. Am sắc của thổi tâm thu cũng thay đổi: nếu cường độ nhẹ thì nghe như tiếng phụt hơi nước, nếu cường độ mạnh thì nghe thô, ráp. Tiếng thổi tâm thu được chia làm 2 loại: - Tiếng thổi phụt ngược, - Tiếng thổi tống máu. Tùy theo thời điểm xuất hiện của tiếng thổi trong thổi tâm thu, ta có: - Tiếng thoi đầu tâm thu. - Tiếng thoi giữa tâm thu. - Tiếng thoi cuối tâm thu.
  7. - Tiếng thoi toàn tâm thu. Tiếng thổi toàn tâm thu có thể mạnh ở đầu thời kỳ tâm thu sau đó nhẹ dần đi, hoặc ngược lại. Trong hở van 2 lá, ta nghe thấy tiếng thổi tâm thu phụt ngược rõ nhất ở mỏm tim, lan ra nách và thường kèm theo tiếng T3. Trong hở van 3 lá, ta cũng nghe thấy tiếng thổi tâm thu phụt ngược nhưng nghe rõ nhất ở trong mỏm, sát bờ trái mũi ức, mạnh lên khi hít vào. Trong trường hợp hẹp các van tổ chim, ta nghe thấy tiếng thổi tâm thu tống máu, thô ráp, mạnh dần lên ở giữa thời kỳ tâm thu; trên tâm thanh đồ nó có hình quả trám. Tiếng thổi tâm thu còn nghe thấy trong một số bệnh tim bẩm sinh: thông liên thất, thông liên nhĩ, tứ chứng Fallot v.v… Ví dụ, trong thông liên thất ta nghe thấy tiếng thổi tâm thu rõ nhất ở liên sườn 3-4 sát bờ ức trái, lan theo hình nan hoa. Trong thông liên nhĩ ta cũng nghe thấy tiếng thổi tâm thu rõ nhất ở liên sườn 3 sát bờ ức trái và bao giờ cũng kèm theo tiếng T2 tách đôi cố định. Tiếng thổi tâm trương
  8. Thổi tâm trương là tiếng thổi nghe thấy trong thời kỳ tâm trương tương ứng lúc mạch quay chìm, nghe nhẹ, êm dịu, xa xăm như tiếng thổi. Gặp trong hở van động mạch chủ, tiếng thổi tâm trương nghe rõ ở liên sườn 3 trái, lan xuống mũi ức. Nếu 1 cánh van động mạch chủ lộn xuống phía thất trái gây hở lỗ van, thì tiếng thổi tâm trương nghe như tiếng âm nhạc, được tả như tiếng chim gù, hay còn gọi “tiếng píu tâm trương”. Rung tâm trương Là một dạng đặc biệt của tiếng thổi tâm trương, thường gặp trong hẹp 2 lá, nghe rõ ở mỏm tim. Trong một số trường hợp tim bẩm sinh: thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch v.v… chúng ta nghe thấy tiếng rung tâm trương lưu lượng ở mỏm tim. Trong hở van động mạch chủ nặng, thường nghe tiếng rung Flint lan từ liên sườn 3 trái xuống mỏm tim. Trong hẹp van 2 lá ta nghe thấy tiếng thổi cuối tâm trương còn được gọi là tiếng thổi tiền tâm thu, nghe rõ ở mỏm tim. Tiếng thổi kép
  9. Tiếng thổi kép là 2 tiếng thổi tâm thu và tâm trương được nghe rõ ở cùng 1 vị trí gặp trong các trường hợp hội chứng Laubri-Pezzi, hẹo ở van động mạch chủ, hẹp ở van động mạch phổi. Tiếng thổi liên tục. Tiếng thổi liên tục là 1 tiếng thổi kéo dài suốt cả thời kỳ tâm thu và tâm trương, có thể mạnh lên ở thời kỳ tâm thu hoặc tâm trương, gặp trong các bệnh còn ống động mạch, dò chủ phế, vỡ túi phình xoang Valsalva, thông động – tĩnh mạch. CHƯƠNG III RỐI LOẠN NHỊP TIM Ở người lớn bình thường, chúng ta nghe thấy nhịp tim đều, tần số từ 60 chu kỳ/ phút đến 100 chu kỳ/phút, trung bình 75 chu kỳ/phút, do nút xoang làm chủ nhịp. Gọi là rối loạn nhịp tim (RLNT) khi nhịp tim dưới 60 chu kì/phút hoặc trên 100 chu kỳ/phút hoặc nghe không đều. Việc phân loại nhịp tim trên lâm sàng khá phức tạp ta dựa vào tần số (nhanh, chậm); đều hoặc không đều; ổ phát xung động ngoại lai nằm ở thất hay nhĩ. Loạn nhịp đều
  10. Loạn nhịp chậm đều: Nhịp đều và tần số dưới 60 chu kì/ phút gặp trong chậm xoang, blốc nhĩ thất cấp II kiểu 2:1, hoặc 3:1 và blốc nhĩ thất cấp III. Loạn nhịp nhanh đều: có thể là nhịp nhanh xoang, tần số từ trên 100 chu kì/ phút đến 200 chu kì/ phút; nhịp nhanh thất; trên 140 chu kì/ phút đến 200 chu kì/ phút. Trong trường hợp nhịp nhanh thất, tần số tim không hề thay đổi với nghiệm pháp ấn nhãn cầu, xoa xoang cảnh. Đây cũng là điểm khác nhau với nhịp nhanh trên thất. Chúng ta cũng nghe sự thay đổi tần số tim khi làm nghiệm pháp ấn nhãn cầu hoặc xoa xoang cảnh trong nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh nhĩ, cuồng nhĩ. Trong nhịp nhanh xoang, tần số tim chậm lại nhưng dần dần trở lại nhanh như trước. Nhịp nhanh nhĩ có thể trở về nhịp xoang ngay khi làm các nghiệm pháp này. Trong cuồng nhĩ có blốc 2:1, khi làm các nghiệm pháp này có thể chuyển sang dạng blốc 3:1, 4:1 v.v…; tần số tim chậm lại và đột ngột nhanh lên khi ngừng nghiệm pháp. Loạn nhịp không đều có chu kì hoặc từng lúc. Ở trẻ em và thanh niên, nhịp xoang có thể thay đổi theo chu kì hô hấp, nhanh lên khi hít vào và chậm đi khi thở ra, còn tiếng tim hoàn toàn bình thường.
  11. Trong nhóm này, ngoại tâm thu là loại thường gặp nhất trên lâm sàng do có ổ kích thích ngoại lai nằm ở cơ nhĩ hoặc thất phát ra. Trên cơ sở nhịp đều, ta nghe có 1 nhát bóp đến sớm, mạnh và sau đó là 1 khoảng nghỉ bù. Nhát bóp ngoại tâm thu có thể rải rác hoặc đi liền nhau, hoặc xen kẽ thành nhịp đôi, nhịp 3 v.v … Chẩn đoán chắc chắn loại ngoại tâm thu dựa chủ yếu vào điện tâm đồ. Nhưng trên lâm sàng, bằng phương pháp nghe ta có thể thấy 1 số điểm khác nhau: Tiếng thứ nhất của ngoại tâm thu thất thường bị tách đôi, nghe rõ nhất ở vùng giữa tim hoặc bờ trái xương ức. Cường độ tiếng tim T1 thay đổi tuỳ thời điểm khởi đầu của ngoại tâm thu trong thời gian tâm trương; nó có thể mạnh hơn, bằng hoặc nhỏ hơn nhiều so với tiếng T1 bình thường. Tiếng T2 tách đôi thường khó nghe hơn và khu trú ở liên sườn 2 trái. Tiếng T2 có thể mờ hoặc không nghe thấy nếu ngoại tâm thu đến quá sớm. Trong các nhát bóp ngoại tâm thu nhĩ tiếng tim không bị tách đôi bất thường. Loạn nhịp hoàn toàn Ta thường gặp loạn nhịp hoàn toàn nhất trong trong hẹp van 2 lá, ngoài ra có thể gặp trong cường giáp trạng, suy vành, viêm màng ngoài tim co thắt. Trên điện tâm đồ là tình trạng rung nhĩ. CHƯƠNG IV: HẸP VAN 2 L
  12. Bình thường van 2 lá mở hết lúc tâm trương và diện tích lỗ van từ 4-6 cm2 Trong hẹp van 2 lá, 2 mép van dính vào nhau dầy lên và có thể bị vôi hoá. Khi đó lỗ van 2 lá bị hẹp lại, gây cản trở cho luồng máu từ nhĩ trái xuống thất trái; và các dây chằng van có thể dày lên và dính vào nhau. Những tổn thương của van và dây chằng dẫn tới 1 loạt thay đổi về huyết động và lâm sàng có thể phát hiện được khi nghe tim. Trong hẹp van 2 lá tiếng T1 nghe đanh và mạnh hơn lên. Tiếng clắc mở 2 lá: Tiếng clắc mở khá phổ biến trong hẹp van 2 lá. Clắc mở nghe rõ nhất ở liên sườn 4 sát bờ trái xương ức; nhưng cũng có thể nghe thấy ở toàn bộ vùng trước tim. Clắc mở xảy ra sau tiếng thứ hai khoảng 0,06-0,10 giây. Tiếng rung tâm trương: Tiếng rung tâm trương nghe rõ nhất ở mỏm tim; trong tư thế nằm nghiêng trái và sau T2 một khoảng thời gian ngắn, thường từ 0,12 – 0,16 giây Rung tâm trương có âm độ trầm, âm sắc thô, không đều, giống tiếng vê dùi trống và nghe mạnh nhất ở giữa tâm trương. Chú ý: Ta áp chặt ống nghe vào thành ngực bệnh nhân thì tiếng rung tâm trương và nói chung các tiếng có âm độ thấp, tức là tần số thấp, có thể bị mất đi.
  13. Hiện tượng này có thể xảy ra đối với tiếng thứ ba. Tiếng thổi tâm thu có âm độ cao nên không bị thay đổi khi ta áp chặt ống nghe vào thành ngực bệnh nhân nhưng tiếng T3 bị mất đi. Thổi tiền tâm thu Thổi tiền tâm thu được giải thích là do khi hẹp van hai lá, áp lực trong buồng nhĩ trái tăng cao, nên khi nhĩ trái bóp trong giai đoạn tiền tâm thu, máu được dồn từ nhĩ trái xuống thất trái với áp lực mạnh gây ra một tiếng thổi có âm độ cao và âm sắc đều gọi là thổi tiền tâm thu. Nếu nhịp tim nhanh thì không thể phân biệt được rung tâm trương và thổi tiền tâm thu vì khi đó cả 2 tiếng hợp thành 1 tiếng rung tâm trương duy nhất. Loạn nhịp hoàn toàn trong van hẹp van 2 lá. Loạn nhịp hoàn toàn trong van hẹp van 2 lá thường do rung nhĩ. Khi đó không còn hiện tượng nhĩ bóp tiền tâm thu, nên không còn thổi tiền tâm thu. Một đặc điểm nữa là: tiếng rung tâm trương thay đổi về cường độ, tuỳ theo thời gian tâm trương dài hoặc ngắn, nên có lúc ta nghe rõ rung tâm trương, có lúc không. CHƯƠNG V: TỔN THƯƠNG VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ Các tiếng thổi âm thu phát sinh từ van động mạch chủ th ường có cường độ mạnh nhất ở khoảng liên sườn 2 phải. Còn điểm nghe rõ nhất của tiếng thổi tâm trương
  14. có nguồn gốc động mạch chủ thường nghe rõ nhất ở khoảng liên sườn 3 trái. Sự khác biệt này là do hướng đi khác nhau của dòng máu đã sinh ra tiếng thổi. Các tiếng thổi tâm thu thường liên quan đến sự tống máu, các tiếng thổi tâm trương liên quan đến sự trào ngược máu. Thổi tâm thu do hẹp hoặc dị tật van động mạch chủ có cường độ mạnh nhất ở đầu hoặc giữa thời kỳ tâm thu, su đó giảm dần và kết thúc trước tiếng T2. Trog trường hợp tổn thương va càng nhẹ thì đỉnh cao của tiếng thổi càng sớm. Khi lỗ va mạch chủ hẹp thì đỉnh cao của tiếng thổi ở giữa thời kỳ tâm thu trên tâm thanh đồ tiếng thổi này có hình thoi. Và khi sờ động mcạh khi cảm thấy rung miêu tâm thu. Trân thanh đồ có hình mào gà. Các tiếng thổi trong hẹp van động mạch chủ và dị tật van động mạch chủ có tính chất sau đây. 1. Mạch lên lúc đầu sau nhẹ đi hoặc là hình thoi. 2. Kết thúc trước tiếng T2. 3. Thô hoặc ráp tùy theo cường độ của chúng. Trong trường hợp hẹp khí van động mạch chủ trong thấp tim, tiếng T2 có thể yếu hoặc mất hẳn ở khoan liên sườn 2 phải
  15. Nếu van hẹp ít hơn tiếng T2 có thể bình thường hoặc mạnh. Trong hẹp van động mạch chủ (HVĐMC) bẩm sinh cường độ trong tiếng T2 nói chung bình thường và thường nghe thấy tiếng tống máu động mạch chủ. Tiếng tống máu này đôi khi gặp cả trong HVĐMC mắc phải nghe rõ nhất ở mỏm, nơi mà tiếng thổi tâm thu không mạnh lém. Trong HVĐMC khít, ta có thể nghe thấy tiếng nhĩ ở mỏm tim. Tiếng thổi tâm thu cáo nguồn gốc động mạch chủ lan cả ra mỏm tim đôi khi gây khó khăn cho chẩn đoán. Nếu cùng một lúc nghe thấy tiếng thổi có nguồn gốc van động mạch chủ nhưng nghe thấy ở cả 2 ổ van? Hay là đây là 2 tiếng thổi có nguốc gốc khác nhau: 1- Do hẹp van động mạch chủ, 1- Do hở van 2 lá? Nếu cả 2 tiếng thổi có tính chất giống nhau và tiếng thổi ở mõm có tính chất giống nhau và tiếng thổi ở mõm kết thúc trước tiếng T2 thì đó chỉ là một tiếng thổi ở ổ van động mạch chủ lan xuống mỏm. Ngược lại, nếu 2 tiếng thổi này có tính chất khác nhau và tiếng thổi ở mỏm kết thúc tr ước tiếng T2 thì đó chỉ là 1 tiếng thổi ở ổ van động mạch lan xuống mỏm. Ngược lại, nếu 2 tiếng thổi này có tính chất khác nhau và tiếng thổi ở mõm chiếm cả tâm thu thì t có thể khẳng định là: 2 tiếng thổi với 2 tổn thương khác nhau. Tiếng thổi thứ nhất bắt nguồn ở ổ van động mạch chủ, tiếng thổi thứ 2 bắt nguồn ở mỏm tim.
  16. Khi có loạn nhịp tim, cường độ của thổi tâm thu trong hẹp van động ạch chủ và thổi tâm thu do hở 2 lá có những đặc điểm khác nhau. Khi có ngoại tâm thu thì thổi tâm thu trong hẹp van động mạch chủ mạnh lên rõ rệt trong giai đoạn tâm thu sau phát bóp ngoại tâm thu so với tiếng thổi trong các nhat bóp bình thường: do có khoảng nghỉ bù dài, thất trái được đổ dày hơn và tăng sức bóp thất trái, tăng độ trên áp thất trái và động mạch chủ. Ta chú ý nghe tiếng thổi mạnh lên sau nghỉ bù. Cũng trong trường hợp ngoại tâm thu như vậy thì cường độ tiếng thổi tâm thu do hở van 2 lá không thay đổi. Thực vậy, sự chênh áp giữa nhỉ trái và thất trái đã lớn tới mức sự thay đổi do tăng mức độ dày thất trái không thể nhận biết được khi nghe. Các tiếng thổi tâm thu được chia làm hai loại: + Thứ nhất: thổi tống máu giữa tâm thu hay thổi tống máu qua các van động mạch chủ, động mạch phổi. + Thứ hai: Thổi phụt ngược tâm thu, do dòng máu phụt ngược trở lại qua các lỗ van nhĩ thất; hoặc từ thất trái qua thất phải trong bệnh thông liên nhất. Tiếng thổi hình thoi của hẹp van động mạch là tiếng thổi tống máu, mạnh nhất giữa thời kì tâm thu và kết thúc trước tiếng T2.
  17. Tiếng thổi tâm trương: tiếng thổi tâm trương do hở van động mạch chủ thường nghe rõ nhất ở khoảng liên sườn 3 trái. Song đôi khi nghe rõ nhất ở khoản liên sườn 2 bên phải. Lúc đó ta cần chú ý một tr ường hợp hiếm gặp: phình động mạch chủ, phình tách động mạch chủ, hội chứng Marfan. Tiếng thổi tâm trương do hở van động mạch chủ có cường độ mạnh nhất ngay sau tiếng T2, nhẹ dần đi và chiếm toàn bộ thì tâm trương. Nó có âm sắc cao và giữ các tính chất đó ngay cả khi tiếng ồn thổi mạnh. Trong trường hợp hở van động mạch chủ đơn thuần, tiếng T2 thường mạnh lên, có thể nghe thấy ở mỏm tim tiếng tống Máu. Song nó không phải tiếng clíc, mà giống tiếng T1, làm ta dễ tưởng lầm là T1 tách đôi. Ngay cả khi không có hẹp van động mạch chủ thì hở van động mạch chủ nặng có thể kèm cả tiếng thổi tâm thu nghe thô ở khoảng liên sườn 2 phải. Tiếng thổi này là do tăng đáng kể lưu lượng máu qua lỗ van động mạch chủ, song cũng có thể do thay đổi cấu trúc van. Trong trường hợp hở van động mạch chủ rõ, ở mỏm tim ta có thể nghe thấy tiếng rung giữa trung tâm trương và thổi tiền tâm thu như trong hẹp van 2 lá, đó là tiếng rung Flint.
  18. Nếu 1 cách van động mạch chủ bị lật xuống phía thất trái và gây hở lỗ van động mạch chủ, thì tiếng thổi tâm trương có thể nghe như tiếng âm nhạc, được tả như tiếng chim gù hay còn gọi là tiếng piu tâm trương. Hở van động mạch chủ và hẹp van động mạch chủ có thể phối hợp với nhau rất đa dạng. Ta có thể gặp 1 trường hợp hẹp khít van động mạch chủ, hở van động mạch chủ nhẹ và mất tiếng T2. Ở liên sườn 2 phải ta chỉ nghe thấy tiếng thổi do hẹp van động mạch chủ. Ở liên sườn 3 trái, tiếp theo tiếng thổi do hẹp van động mạch chủ là tiếng thổi nhẹ hoặc vừa do hở van động mạch chủ. Đôi khi ta gặp hở van động mạch chủ vừa phối hợp với hẹp van động mạch chủ vừa, có T2 lạc mất; tiếng thổi tâm thu nghe r õ nhất ở khoảng liên sườn 2 phải. Ở liên sườn 3 trái, ta nghe thấy tiếng thổi tâm thu, thổi đầu tâm trương, cả 2 tiếng có cườn độ vừa. Đó là tiếng thổi đôi của van động mạch chủ. Cuối cùng, có thể gặp hẹp van động mạch chủ rất nhẹ, kết hợp với hở van động mạch chủ rõ. Trong trường hợp này có thể nghe thấy tiếng T2 ở liên sườn 2 phải, nghe thếy tiếng thổi tâm thu nhẹ và tiếng thổi tâm trương khá mạnh, ở liên sườn 3 trái ta nghe thấy chủ yếu là tiếng thổi tâm trương rất mạnh do hở van động mạch chủ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2